c) Quản lý giáo dục đại học
2.3.1. Tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp
Theo Stephen Machin & Sandra McNally (2007), tình hình việc làm của SVTN phản ánh quan hệ cung cầu nhân lực trình độ ĐH trên thị trường lao động và sự phù hợp cũng như tính hiện quả của hệ thống GDĐH. Ở nước ta, tỷ lệ nhân lực trình độ ĐH vẫn còn thấp, mặc dù vậy, tỷ lệ SVTN ĐH tìm được việc làm có xu hướng ngày càng giảm và tỷ lệ lao động thất nghiệp có trình độ ĐH lại có xu hướng tăng và cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước.
Theo số liệu điều tra lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp chung ở nước ta có xu hướng giảm, năm 2009 là 2,9%, năm 2011 là 2,2%, năm 2012 là 1,96%. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong lao động có trình độ từ ĐH-CĐ trở lên năm 2009 là 1,4%, đã tăng lên trong năm 2011 là 6% đối với trình độ cao đẳng và 3,2% đối với trình độ ĐH trở lên (Nguyễn Bá Ngọc, 2013).
Về cơ cấu lao động thất nghiệp, Ngân hàng thế giới đã đưa ra con số tỷ lệ thất nghiệp ĐH (Tertiary Unemployment Rate – là tỷ lệ giữa số SVTN ĐH-CĐ không tìm được việc làm với số người thất nghiệp trong năm) của Việt Nam năm 2007 là 1,4%. Con số này được đánh giá là tương đối thấp so với các nước trong khu vực như
72
Philippines, Indonesia, Mông Cổ, Trung Quốc, nhưng do số lượng SVTN hàng năm tham gia thị trường lao động ngày càng lớn nên Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo tỷ lệ này sẽ tăng nhanh trong một vài năm tới và cơ cấu thất nghiệp ở Việt Nam sẽ có thể có những thay đổi (WB, 2012).
Số liệu điều tra lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê những năm gần đây đã chứng minh điều đó. Trong cơ cấu lao động thất nghiệp chia theo trình độ đào tạo, số thất nghiệp có trình độ ĐH trở lên năm 2011 là 7,6%, và năm 2012 là 10,1% (Tổng cục Thống kê, 2012, 2013a).
Hình 2.10: Tỷ lệ thất nghiệp đại học ở Việt Nam và một số nước trong khu vực (nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên các số liệu của Ngân hàng Thế giới (2012)
và Tổng cục Thống kê (2012, 2013a)
Theo khảo sát của Dự án Giáo dục đại học 1, tỷ lệ sinh viên có việc làm năm 2001 tính chung cho tất cả các ngành nghề là 91%. Tuy nhiên, đến năm 2012, Dự án Giáo dục đại học 2 cũng tiến hành khảo sát tương tự, nhưng kết quả cho thấy tỷ lệ này đã giảm xuống còn 75%. Nếu tính theo ngành nghề đào tạo thì tỷ lệ SVTN khối ngành kinh tế có việc làm là 85%, đối với các khối ngành khác là 60-70%. Các ngành nghề có tỷ lệ sinh viên chưa có việc làm cao nhất là Môi trường và bảo vệ môi trường (44,4%), Khoa học sự sống (38,4%), Toán và Thống kê (39,7%). Khu vực có tỷ lệ sinh viên chưa tìm được việc làm cao nhất là Tây Nguyên (37,3%) và Bắc Trung Bộ (30,6%). (Dự án Giáo dục đại học 2, 2012).
Các địa phương, các trường ĐH hoặc một số tổ chức khác cũng tiến hành thống kê hoặc khảo sát về tình hình việc làm của SVTN. Số liệu thống kê của thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy trong giai đoạn 2007-2011, bình quân mỗi năm thành phố bố trí được việc làm cho khoảng 260.000 người, trong đó có khoảng 45.000 – 48.000 SVTN, chiếm tỷ lệ gần 80% SVTN hàng năm tại các trường ĐH-CĐ trên địa bàn thành phố (Trần Anh Tuấn, 2013). Kết quả khảo sát của bản thân các trường thường cho tỷ lệ SVTN có việc làm cao hơn, dao động từ 85%-95% (Hiếu Nguyễn, 2013). Trong khi đó, khảo sát của Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam lại cho thấy tỷ lệ sinh viên ra trường “có việc làm trong lĩnh vực chuyên môn của mình” chỉ là 50%. Số còn lại là “không có việc làm theo đúng lĩnh vực chuyên môn của mình” hoặc thất nghiệp (Dự án Giáo dục đại học 2, 2012).
Các số liệu về tình hình việc làm của SVTN còn cho thấy một số vấn đề sau: - Ở một số ngành, lĩnh vực, nguồn cung đã vượt quá khả năng cầu, tạo ra sự dư
thừa khá lớn về nhân lực trình độ ĐH trên thị trường lao động. Chẳng hạn, năm 2011, tại TP.Hồ Chí Minh, nhu cầu tuyển dụng với ngành kế toán-kiểm toán chỉ bằng 10% tổng số SVTN ngành này tại các trường ĐH-CĐ trên địa bàn thành phố. Trong khi đó, một số ngành có liên quan trực tiếp đến sản xuất như cơ khí,
1.4% 2.0% 6.7% 6.9% 6.7% 6.9% 9.4% 11.8% 2.3% 7.6% 10.1%
Vietnam Cambodia Mongolia China Indonesia Philippines Thailand 2007 2011 2012
73
vận tải, kho bãi, công nghệ ô tô-xe máy, dệt may lại thiếu nguồn tuyển (Trần Anh Tuấn, 2013).
- Mặc dù có nhu cầu, nhưng nhiều nhà tuyển dụng vẫn không tìm được các ứng viên phù hợp do chất lượng đào tạo thấp, SVTN thiếu các kiến thức, kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Theo khảo sát của Dự án Giáo dục đại học 2 (2012), có mối tương quan chặt chẽ giữa kết quả học tập với khả năng tìm kiếm việc làm của SVTN. Tỷ lệ tìm được việc làm đối với SVTN loại xuất sắc là 89,6%, loại giỏi là 82,5%, loại khá là 73,8% và loại trung bình khá là 66,7%.
- Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình việc làm của SVTN chính là ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế. Việc giải thể, phá sản, thu hẹp quy mô của nhiều DN đã làm giảm cơ hội tìm việc của SVTN. Tình trạng này không phải chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn như, theo một kết quả điều tra của Bộ Giáo dục và Lao động Nhật Bản, đến tháng 10/2010, chỉ có khoảng 57,6% sinh viên được khảo sát có được việc làm ngay sau khi ra trường. Đây là tỷ lệ thấp nhất ở Nhật Bản kể từ năm 1996. Ở Trung Quốc, tỷ lệ SVTN tìm được việc làm trong năm 2011 là 78%, đến năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 42%.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, trong bối cảnh cung đã vượt cầu ở một số ngành, lĩnh vực, vấn đề chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH lại càng nổi lên như một vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Tốc độ SVTN tham gia vào thị trường lao động ngày càng lớn nhưng tỷ lệ thất nghiệp ĐH tăng cao đã gióng lên hồi chuông báo động về chất lượng đào tạo. Trong khi đó, các DN vẫn phản ánh về tình trạng thiếu hụt các lao động trình độ cao, có các kỹ năng phù hợp với yêu cầu của DN.
Điều này đã chứng tỏ chất lượng đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế. Các cơ sở đào tạo cần có những đổi mới căn bản và toàn diện để có thể cung cấp NNL có trình độ và chất lượng cao, phục vụ cho yêu cầu đổi mới của đất nước.