Trải qua gần một năm tìm tòi, nghiên cứu dưới sự chỉ dẫn của cô Trương Kim Phượng và sự cố gắng của bản thân đến nay đề tài Lãng mạn và hiện thực trong tác phẩm “ Nỗi đau của chàng Vect
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
NÉANG SÓC PHÂU
CẢM HỨNG HIỆN THỰC VÀ LÃNG MẠN
TRONG TÁC PHẨM NỖI ĐAU CỦA CHÀNG VECTE
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn
Cần Thơ, 4 - 2011
Trang 2L ời Cảm Ơn
Trải qua bốn năm rèn luyện và học tập trên giảng đường Đại học, có thể nói
Luận văn tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu có giá trị lớn đầu tiên đối với
mọi sinh viên sắp ra trường Với công trình nghiên cứu này chúng tôi có dịp sử
dụng toàn bộ kiến thức đã học xuyên suốt trong bốn năm Đại học
Trải qua gần một năm tìm tòi, nghiên cứu dưới sự chỉ dẫn của cô Trương
Kim Phượng và sự cố gắng của bản thân đến nay đề tài Lãng mạn và hiện thực
trong tác phẩm “ Nỗi đau của chàng Vecte” của Johan Vonfgăng Gơt đã tương
đối hoàn thành
Tôi thực sự vui mừng và xin gởi lời cảm ơn đến cô hướng dẫn Trương Kim
Phượng đã tạo mọi điều kiện, động viên và hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài
Cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn Ngữ Văn – Trường Đại học Cần Thơ đã
trang bị cho tôi vốn kiến thức làm nền tảng trong việc phân tích, đánh giá một vấn
đề thuộc lĩnh vực văn học
Cảm ơn ba mẹ đã hết lòng ủng hộ, động viên và tạo điều kiện để tôi có thời
gian hoàn thành đề tài luận văn
Cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc đi sâu khai thác nghiên cứu từng khía
cạnh của đề tài với mong muốn thấy hết được những biểu hiện của chủ nghĩa hiện
thực và chủ nghĩa lãng mạn trong tác phẩm Nỗi đau của chàng Vecte, nhưng ắt
hẳn tôi không tránh khỏi những thiếu sót
Chính vì vây, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè
để luận văn này được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 05 tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện
Neáng Sóc Phâu
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 41.Lý do chọn đề tài
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường từ cấp Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông, việc tiếp xúc, tìm hiểu, khai thác mảng văn học nước ngoài vốn vẫn
được chú trọng Mặc dù việc tiếp cận mới ở giai đoạn khái quát, chung chung,
nhưng văn học nước ngoài đã từng bước góp phần hoàn chỉnh khung chương trình
đào tạo môn Ngữ Văn của nền Giáo dục Việt Nam Song song với việc đọc và học
các tác phẩm văn học Việt Nam, học sinh còn được nghiên cứu một số trích đoạn tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới Đặc biệt là văn học phương Tây, nó chiếm một tỉ lệ khá cao trong mảng văn học nước ngoài Riêng đối với chúng tôi, những sinh viên nghiên cứu chuyên sâu hơn vào môn Ngữ Văn, văn học phương Tây là một môn học khá có sức hấp dẫn Tuổi trẻ vốn gắn với tư duy tìm tòi, học hỏi, khám phá và văn học phương Tây đáp ứng được điều đó Một nền văn hóa, một khối lượng kiến thức về cuộc sống xã hội, con người gắn với thời đại chính trị, tôn giáo của một quốc gia hoàn toàn xa chúng ta đã là tiền đề thu hút sự tìm tòi, nghiên cứu của chúng tôi cũng như những ai theo nghiệp văn chương Nó giúp ích cho chúng tôi được biết và hiểu về những tác gia, tác phẩm cùng với những trào lưu văn học lớn trên thế giới
Thế kỷ XVIII, ở Châu Âu xuất hiện nhiều trào lưu văn học, phương pháp sáng tác gắn với biết bao đại văn hào Đây chính là những thành tựu hết sức có giá trị mà tất cả nhân loại phải nhìn nhận và được thừa hưởng C.Mác, một nhà chính trị gia lỗi lạc đã từng tôn vinh: “ Gơt là người Đức vĩ đại nhất, và là nhà thơ vĩ đại nhất”, bởi Gơt để lại cho hậu thế và nền văn học Đức nói riêng, một nền văn chương bất hủ cùng với ảnh hưởng sâu xa của nó Từ tác phẩm đầu tay “ Nỗi đau của chàng Vecte”, Gơt đã nâng tầm văn học Đức lên ngang tầm văn học thế giới
Sự ra đời của tác phẩm tạo ra một sức ảnh hưởng rộng khắp, không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà cả thế giới hầu như dang tay đón nhận nó như một báu vật Chính tác phẩm “ Nỗi đau của chàng Vecte” làm tỏa sáng và tạo nên tên tuổi của Gơt
Trang 5Mùa hè năm 1774, “ Nỗi đau của chàng Vecte” được in và bày bán Như một trận dịch lớn, tác phẩm nhanh chóng trở thành “ cơn sốt Vecte” Nó được giới trẻ đón nhận và trân trọng như chính tình cảm của họ Mặc dù “ Nỗi đau của chàng Vecte” bị giới cầm quyền, nhà thờ, chức trách lên án, nhìn nhận như một ấn phẩm nguy hại, “một món ăn mê hoặc của quỷ Satăng”, nhưng “ Nỗi đau của chàng Vecte” vẫn được in ấn, phát hành và trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Đức và Châu Âu Viên cha cố khét tiếng J.M.Goexe đã kêu gọi công luận và chính giới quyền hành kiên quyết chống lại cuốn sách không mấy gì dày này Ông cho,
“Nỗi đau của chàng Vecte” không những bênh vực cho sự tự sát, kêu gọi phá vỡ hôn nhân, hơn cả, tác phẩm còn can tội “ xúi giục giết đức vua” Tuy quyển tiểu thuyết bị cấm phát hành ngay sau đó, thế nhưng người đọc vẫn săn lung tìm đọc và thưởng thức đầy sự mê say Người Đức thường nói, cái gì đến từ trái tim sẽ đến
được trái tim, “ Nỗi đau của chàng Vecte” chính là vậy
Như có một sức mạnh vô hình, sự ra đời của quyển tiểu thuyết đầu tay của Gơt là một hiện tượng kỳ lạ hiếm thấy trong lịch sử văn chương Đức và châu Âu Dưới chiêu bài tác phẩm đi ngược lại tiêu chuẩn đạo đức đương thời, thành phố Leipzig ngay lập tức ra lệnh cấm bán và cứ phát hiện ai cầm cuốn sách trong tay
sẽ bị phạt tiền nặng Berlin và Copenhagen, sau đó, cũng hạ lệnh cấm Tại Milan, cuốn sách bị tịch thu và thiêu hủy Tuy vậy, “ Nỗi đau của chàng Vecte” vẫn tiếp tục được in liên tục tại Đức và kể từ lần xuất bản đầu tiên, tới nay tác phẩm đã trải qua 16 lần tái bản chưa tính các bản in trộm, in lậu Cuốn sách cũng được dịch ra trên 20 thứ tiếng khác như Anh, Pháp, Ý và riêng bản tiếng Pháp đã có nhiều bản dịch của nhiều dịch giả khác nhau Song song với sự vang dội mạnh mẽ về việc
được tái bản liên tục, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, tác phẩm còn thấm
biết bao bút mực đổ xuống của các nhà phê bình văn học, của những người yêu thích văn chương hơn hai thế kỷ nay Hơn hết, tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte” như một chấn động lớn đến phong trào lãng mạn Pháp, Italia và Anh Nó góp phần toàn vẹn hơn cho chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực từ chính
Trang 6bản thân nó Quả thật, đây còn là một độc đáo và đặc sắc khi ở nó có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực Độc giả không khỏi rung cảm,
đắm chìm cùng say với tác phẩm, lại càng thấm thía hơn về thực trạng xã hội nước Đức lúc bấy giờ Độc giả bỗng bơ vơ, cô độc với tâm trạng bất mãn của giai cấp tư
sản yếu kém đương tìm lên đòi giải phóng cho khát vọng tự do, cho sự bất bình với xã hội phong kiến Nó như một tiếng thét của con tim giới trẻ nước Đức lúc bấy giờ vang mãi, vang mãi cùng nỗi đau của chàng Vecte
Mặc dù tác phẩm tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte” đã được các anh, chị sinh viên khóa trước chọn khá nhiều làm luận văn tốt nghiệp, nhưng khai thác
đề tài “ Hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Vecte” vẫn còn
là một đề tài mới mẻ Vì vậy, đây là một vấn đề hết sức hấp dẫn đáng quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đọc từng trang viết, thấm từng câu chữ, chính sự say mê đã đưa tôi đến với
tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte” Việc chọn đề tài: “ Hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Vecte” cũng chính là động lực giúp tôi nghiên cứu, khám phá sâu hơn về một cơn sốt của hơn hai thế kỷ qua Đồng thời, người viết còn muốn tìm hiểu thêm về văn học Đức cũng như mối quan hệ giữa văn học Ánh sáng Đức và chủ nghĩa lãng mãn, chủ nghĩa hiện thực
Mặc dù văn học Đức có những nhà văn lỗi lạc với những tầm vóc cao về tác phẩm vang dội trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có không nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tác gia cũng như những tác phẩm nổi tiếng ấy
Ở nước ta, đối với văn học Đức nhìn chung chỉ nghiên cứu theo phương thức lịch
sử văn học Nghĩa là, các công trình nghiên cứu ấy thường chia giai đoạn văn học
Đức ra thành từng thời kì, trong đó có những tác giả tiêu biểu và những tác phẩm
tiêu biểu
Riêng đối với Johann Wolfgang von Gơt, ở nước ta có khá ít bài nghiên cứu về ông, nhất là đối với tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte”, và một số tác
Trang 7phẩm tiêu biểu tạo nên danh tiếng cho Gơt Tuy nhiên, xét về mối quan hệ với đề tài luận văn thì có những công trình nghiên cứu sau:
Quyển tiểu thuyết “ Nối đau của chàng Vecte” do Quang Chiến dịch và giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, năm 1999, bản tiếng Việt tái bản lần 2 Trong lời giới thiệu của dịch giả Quang Chiến đã đề cập đến một số vấn đề: “ Nỗi đau của chàng Vecte là cuốn tiểu thuyết lãng mạn thuộc thời kỳ sáng tác đầu của đại văn hào Gơt, rất được thanh niên thế giới ưa thích” Ngoài ra, trong đó còn nhận định
“ Vecte trước sau là một cuốn tiểu thuyết tâm lí – xã hội mang ít nhiều tính chất triết lí đặt ra vấn đề xã hội cấp bách thông qua một mối tình không lối thoát, cuối cùng đã trở thành một bi tình” Về sức ảnh hưởng của tác phẩm, Quang Chiến có nhận xét, đây là tác phẩm “ đã làm vinh dự cho Gơt, cho nền văn học Đức, cho cả nền văn học thời kì Ánh sáng của các nước châu Âu nói chung”
Cuốn “ Văn học phương Tây thế kỉ XVIII” của Phùng Văn Tửu, Đỗ Ngoạn, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, năm 1985 Trong đó các tác giả có giới thiệu về văn học Đức và tác giả Gơt Phần nói về Gơt, sách giới thiệu tiểu sử, thể loại sáng tác như: thơ, tiểu thuyết, kịch Các tác giả nhận định Gơt: “ là người sáng lập ra nền tiểu thuyết hiện đại Đức” [16;498] và tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte” có “ nhiều vấn đề có ý nghĩa thời đại Trung tâm là vấn đề số phận con người trong xã hội phong kiến” [16;500], “ đây là cuốn tiểu thuyết của chủ nghĩa duy cảm; đồng thời cũng chứa đựng nhiều đoạn chống lại chủ nghĩa duy cảm, chống lại chủ nghĩa chủ quan”.[16;502]
Quyển “ Văn học phương Tây” tập 2 của các tác giả: Nguyễn Đức Nam, Phùng Văn Tửu, Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, NXB Giáo Dục, năm 1986 cũng giống như quyển “ Văn học Phương Tây” của nhiều tác giả, NXB Giáo Dục, năm
1997 Ở hai quyển sách này, trong phần văn học thế kỉ XVIII cũng điểm qua tình hình văn học của các nước Anh, Pháp, Đức Trong văn học Đức có đề cập đến Gơt với tiểu sử, khối mâu thuẫn lớn và một số đặc điểm về thơ, kịch, tiểu thuyết Đối với tiểu thuyết có nói qua tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte”, đã tóm tắt quá trình hình thành, lí do, cốt truyện và phân tích một số vấn điểm nổi bật trong tác
Trang 8phẩm Trong đó nhận định: “ Thật khó tách bạch đâu là phê phán xã hội, đâu là tình yêu Hai khía cạnh đó quyện chặt lấy nhau, hòa nhập vào nhau tạo thành một nét độc đáo của tư tưởng tác phẩm và biểu hiện ra cả mặt kết cấu ở các bình diện” [12;104]
Trong tài liệu “ Những nhân vật nổi tiếng thế giới” do Văn Hòa biên dịch theo tài liệu nước ngoài, NXB Văn hóa, năm 1997 có đề cập đến tác giả Gơt Quyển sách nhìn nhận Gơt là một người đa tài và tác phẩm “ Nỗi đau của chàng Vecte” cũng được giới thiệu là tác phẩm tiểu thuyết đầu tay, đã tạo nên danh tiếng cho đại văn hào Gơt
Trong cuốn “ Đại cương văn học Đức” do Lương Văn Hồng biên soạn, NXB Văn học, năm 2002 đã khái quát văn học Đức từ khởi thủy đến năm 2002 Ở phần văn học Đức thể kỉ XVIII đề cập đến Gơt và tác phẩm tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte”, trong đó nhận xét: “ Đây là cuốn tiểu thuyết tâm lí xã hội lồng vào bi kịch tình yêu của Vecte là tâm trạng khát vọng giả phóng tình cảm, khát vọng về quyền tự do, quyền bình đẳng giữa các đẳng cấp trong xã hội thời bấy giờ” [10;100], “ Nỗi đau của chàng Vecte bắt nguồn sâu xa từ chính hiện thực của giai cấp tư sản Đức” [10;100] Tác giả Lương Văn Hồng còn cho rằng tác phẩm
“phản ánh tâm trạng của lớp thanh niên đương thời: Mâu thuẫn giữa lí tưởng và hiện thực” [10;101]
Quyển “ 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới” do Đặng Phục Sinh, Trương Tú Bình, Dương Lệ Mai đồng chủ biên, NXB Hội Nhà văn Hà Nội, năm
2002 Trong quyển sách này có giới thiệu sơ lược tiểu sử của Gơt, tóm tắt một số vấn đề xoay quanh tác phẩm “ Nỗi đau của chàng Vecte” Quan trọng hơn, các tác giả cuốn sách đã đưa tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte” vào danh sách “ 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới” Ngoài ra, quyển “100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới” còn thừa nhận rằng: tác phẩm tiêu biểu của Gơt là vở kịch thơ
“Faust” nhưng cái đem lại danh tiếng trên văn đàn thế giới cho Gơt lại là tiểu thuyết “Nỗi đau của chàng Vecte”
Trang 9Trong cuốn “ 10 đại văn hào thế giới” do Hầu Duy Thụy chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin, năm 2003 đã giới thiệu thời đại và thân thế của Gơt, tác phẩm
“ Nỗi đau của chàng Vecte”, và những sáng tác của Gơt trong thời kì làm việc ở Vaima Trong đó nhận định: “ Sự phiền muộn của Vecte đã phản ánh nỗi đau khổ
về mặt tinh thần trong thời đại đó của đông đảo giới bình dân, nhất là của những phần tử trí thức thuộc giới bình dân” [14;150]
Trong quyển “ Từ điển Văn học” do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, NXB Thế giới năm 2004 cũng điểm qua, tóm tắt tác phẩm có phân tích một số chi tiết về nội dung và nghệ thuật: “ Nỗi đau của chàng Vecte là một tác phẩm đậm chất trữ tình biểu hiện tâm trạng của một thanh niên trí thức muốn thực hiện lí tưởng tự do, nhưng đã vấp phải sự ngăn trở của chế độ phong kiến” [8;554]
Một số công trình khác dạng kể chuyện danh nhân như: “ Gơt – Thiên tài
và số phận” của Marcel Brion, NXB Công An Nhân Dân, năm 2002, và cuốn “ J.W.Gơt” do Trần Đương dịch, NXB Văn học, năm 1998
Ngoài những công trình trên còn có một số công trình khác liên quan đến tác giả Johann Wolfgang von Gơt và tác phẩm tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte” Đó là những bài luận văn tốt nghiệp của các anh, chị sinh viên khóa trước thuộc khoa Sư Phạm, bộ môn Ngữ Văn
Nhìn chung, các công trình trên chỉ nghiên cứu tác phẩm “ Nỗi đau của chàng Vecte” ở mức độ tổng quát chứ chưa đi sâu khai thác chi tiết, cụ thể và triệt
để tất cả các vấn đề trong tác phẩm Tuy nhiên, đó vẫn là những tư liệu hết sức
quý báu góp phần đắc lực để hỗ trợ người viết hoàn thành đề tài luận văn: “ Hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Vecte”
3 Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài về một vấn đề thuộc về quan niệm của một tác giả lớn, một trào lưu văn học lớn của nhân loại thể hiện trong một tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học Đó là dịp để chúng tôi đi sâu tìm hiểu một nền văn học lớn của nhân loại Đây cũng là điều kiện giúp chúng tôi có thể
Trang 10hiểu biết sâu rộng hơn về Văn học phương Tây, cụ thể là nền Văn học Đức thế kỷ XVIII
Trong mỗi đề tài bao giờ cũng có phần trung tâm, nghĩa là phần nội dung chính mà chúng ta cần tập trung làm rõ Đối với đề tài “ Hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Vecte”, mục đích yêu cầu cần làm rõ là những vấn đề sau:
Ở phần nội dung về cơ sở lý luận, người viết làm rõ những đặc trưng của
chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực Trong chủ nghĩa lãng mạn, vấn đề khai thác là các tiền đề lịch sử - xã hội, nguyên tắc sáng tác, nhân vật lãng mạn, sự khác biệt giữa chủ nghĩa lãng mạn với cảm hứng lãng mạn, hình thái lãng mạn và tính chất lãng mạn Trong chủ nghĩa hiện thực, cơ sở lý luận cần sáng tỏa là các vấn đề về tiền đề lịch sử - xã hội, các nguyên tắc sáng tác và nhân vật hiện thực
Từ lý luận về chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực, người viết sẽ tập trung hướng đến mối quan hệ giữa văn học Ánh sáng Đức với chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực Nội dung chính của cơ sở lý luận còn đề cập đến thời đại sống, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Johann Wolfgang von Gơt
Trong phần nội dung chính, bên cạnh những lý luận liên quan đến đề tài thì phần trọng tâm của đề tài chính là biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte” Phần biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn trong tác phẩm, người viết đi sâu khai thác việc đề cao mộng tưởng hơn thực tại, đề cao tình cảm và đề cao sự tự do chủ yếu thông qua nhân vật Vecte Qua những nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn, người viết làm rõ các nguyên tắc tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực mà Gơt đã xây dựng trong chính quyển tiểu thuyết đầu tay của ông: nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc điển hình hóa và nguyên tắc khách quan Người viết còn đi sâu vào phân tích nhân vật, làm nổi bật yếu tố lãng mạn, yếu tố hiện thực cũng như phong cách lãng mạn và phong cách hiện thực trong tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte” Từ đó, người viết làm bật lên sự kết hợp giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm của Gơt
Trang 11Khái quát lại, người viết đi sâu vào phân tích nội dung, nghệ thuật để làm nổi bật vấn đề trung tâm của đề tài, thấy được cái hay của tác giả khi kết hợp giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong cùng một tác phẩm Đồng thời
đây cũng là dịp để người viết đánh giá, nghiên cứu tác phẩm ở một chiều sâu hơn
Và từ đó lý giải được phần nào nguyên do đã đưa tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte” của đại văn hào Gơt trở thành tác phẩm nổi tiếng thế giới
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
“Nỗi đau của chàng Vecte” lấy quá trình yêu đương của chính bản thân Gơt
và bi kịch tự sát của Giêrusalem, bạn ông, làm tài liệu thực tế Nó chứa đựng và truyền tải một nội dung đồ sộ và phong phú về những vấn đề cấp thiết của thời đại
Với đề tài luận văn: “ Hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Vecte” của Gơt, phạm vi của đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự song song tồn tại của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực Tìm hiểu những lý tưởng thẩm mỹ về con người lãng mạn, cuộc sống lãng mạn và tính bi kịch của nhân vật lãng mạn, cụ thể qua nhân vật Vecte Bên cạnh đó, người viết đi sâu tìm hiểu mối quan hệ xã hội với một tình thế mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp cụ thể trong cái nhìn sự vật bao giờ cũng phát sinh, phát triển và chuyển hóa
Ngoài ra để phục vụ cho đề tài, người viết còn tìm hiểu thời đại, tiểu sử, sự nghiệp văn chương của Gơt Những đặc điểm cũng như hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực Qua đó, người viết sẽ tìm ra được mối quan hệ đặc biệt giữa chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực với văn học Ánh sáng Đức
Do vậy, những tư liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo và việc nghiên cứu, khảo sát tác phẩm tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte” chỉ trong phạm vi đề tài quy định
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong mọi hoạt động, dù là hoạt động nhỏ, để đạt hiệu quả cao, người ta cần phải có một phương pháp để thực hiện Phương pháp là một trong những yếu
tố góp phần làm nên hiệu quả công việc Đối với đề tài luận văn: “ Hiện thực và
Trang 12lãng mạn trong tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Vecte” cũng cần phải có một phương pháp nghiên cứu khoa học Vì vậy việc áp dụng có hiệu quả những phương pháp nghiên cứu chính là một đòi hỏi bức thiết
Trước tiên, để thực hiện đề tài này, người viết phải có một quá trình đọc và tìm hiểu kĩ về tác phẩm để nắm bắt được hết tất cả các chi tiết và nội dung Kết hợp với những lượng kiến thức đã học, người viết sẽ tạm thời vạch ra những biểu hiện, dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm có liên quan đến trọng tâm nội dung đề tài làm tư liệu cá nhân Sau đó người viết nghiên cứu các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến tác phẩm để tạo được cái nhìn toàn diện về
đề tài thực hiện
Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu tài liệu người viết ghi chép cẩn thận tài liệu có liên quan đến đề tài Dựa trên những tài liệu thu thập qua chắt lọc và chọn lựa, người viết viết nên đề cương từ khái quát đến chi tiết Để hoàn thành đề tài luận văn này, sự hướng dẫn, sữa chữa của giáo viên hướng dẫn là một giúp đỡ rất lớn
Đây là một đề tài tổng hợp gồm các phương pháp: phân tích, chứng minh,
giải thích Vì vậy đối với đề tài này đòi hỏi phải có sự kết hợp các thao tác, phương pháp: phân tích kết hợp với bình luận, bình giảng và chúng minh để làm
rõ những vấn đề được đặt ra trong đề tài
Trang 13PHẦN NỘI DUNG
Trang 14Sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn dựa trên những tiền đề về lịch sử - xã hội
và ý thức như sau:
* Cơ sở xã hội
Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ tư sản là một bước ngoặt vĩ đại, không những đối với Pháp mà còn
đối với cả châu Âu Sự sụp đổ của chế độ phong kiến và sự thiết lập những quan
hệ xã hội mới đã tác động sâu xa đến tư tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp xã hội Cách mạng tư sản Pháp đã đưa đến một tác động hai mặt: Một mặt nó gây ra sự bất mãn đối với tầng lớp phong kiến quý tộc, những ông hoàng bà chúa nay bỗng chốc bị hất khỏi lầu son gác tía của mình làm cho họ chán ngán, hoài vọng muốn quay về cái cũ Một mặt nó làm vỡ mộng đối với quảng đại quần chúng nhân dân
về cái mới, nó không đáp ứng được sự chờ đợi của họ đặt vào cách mạng trước
đây Trong bối cảnh lịch sử - xã hội này, chủ nghĩa lãng mạn ra đời Sau cách
mạng Pháp, thế lực phản động lập tức ngóc đầu dậy, tiếp theo, tầng lớp dân chủ cấp tiến mới vươn lên Vì thế chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực ra đời sớm hơn chủ nghĩa lãng mạn tích cực
Trang 15Trong thư gửi cho Ănghen ngày 25/03/1868, Mác viết: “ Sự phản ứng đầu tiên đối với Cách mạng tư sản Pháp và đối với các nhà tư tưởng có liên quan đến cuộc Cách mạng tư sản Pháp là một điều rất tự nhiên, tất cả đều mang màu sắc thời trung cổ, tất cả đều mang màu sắc lãng mạn” Sự phản ứng đầu tiên này chính là sự phản kháng của những người đại biểu có ý thức hệ quý tộc cảm thấy bất mãn với trật tự xã hội mới, lo sợ trước phong trào quần chúng, hoang mang dao động vì tương lai mờ mịt và luyến tiếc cái thời oanh liệt nay không còn nữa Một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản, tiểu nông thì bị phá sản khi cách mạng nổ ra nên mang tâm trạng bi đát và muốn khôi phục lại chế độ phường hội và chế độ gia trưởng phản ứng của họ sản sinh ra chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực
Cách mạng tư sản Pháp ngoài việc giải phóng giai cấp tư sản là chủ yếu còn giải phóng các tầng lớp nhân dân khỏi chế độ phong kiến, nhưng liền sau đó lại tròng vào cổ họ một xiềng xích tư sản Những lí tưởng đẹp đẽ như “ Tự do – Bình đẳng – Bác ái” đầy hứa hẹn trong bản tuyên ngôn nhân quyền đến đay bị tan vỡ Cái họ chống không phải là lí tưởng cách mạng mà là thành quả thực tế của cách mạng Vì “ Những cơ cấu mới tưởng hợp lí hơn so với trước, thì lại không hoàn toàn hợp lí… Phương châm bác ái được thực hiện bằng những sự lừa bịp, đố kị trong cạnh tranh… Thay cho thanh kiếm, đồng tiền đã trở thành
đòn bẩy quan trọng nhất của xã hội”, “Bình đẳng rốt cuộc là bình đẳng tư sản
trước pháp luật” (Ănghen) Napôlêông đệ nhất đã giương cao ngọn cờ bình đẳng
để đi thiết lập sự bất bình đẳng ở châu Âu (Mác), trật tự tư sản do đó trở thành
một “ bức biếm họa và làm cho người ta thấy thất vọng chua cay”
* Cơ sở ý thức
Chủ nghĩa lãng mạn nói chung chịu sự tác động của chủ nghĩa xã hội không tưởng, một học thuyết lấy lí tưởng đối lập với thực tại, tuy nhiên nội dung và tính chất của lý tưởng ấy lại hoàn toàn khác nhau Nhưng từ đây vẫn có hai nguồn tác động căn bản khác nhau, đó là hai khuynh hướng trong chủ nghĩa xã hội không tưởng Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực chịu sự tác động của Xitmônđi vì ông “ không dự đoán tương lai mà lại phục hồi quá khứ… không nhìn ra phía
Trang 16trước mà về phía sau, mơ ước đình chỉ mọi sự chuyển biến” [11;511] Còn chủ nghĩa lãng mạn tích cưc lại chịu tác động của Ôoen và Phuriê vì các ông “ nhìn vào chiều hướng của sự phát triển thực tại và thực tế là họ đã đi trước sự phát triển ấy” (Lênin) [11;511]
Cũng cần lưu ý thêm mối quan hệ giữa triết học duy tâm cổ điển Đức với chủ nghiac lãng mạn, ngay cả với chủ nghĩa lãng mạn Pháp vì chủ nghĩa duy tâm
cổ điển Đức và cách mạng tư sản Pháp đều cùng biểu hiện xu thế của thời đại với những mức độ khác nhau và trong những lĩnh vực khác nhau Chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức, tự bản thân nó cũng là một trào lưu lãng mạn trong triết học
Đặc biệt, chủ nghĩa duy tâm chủ quan cũng đã nâng tâm linh con người lên địa
vị làm chủ sáng tạo thế giới, nhấn mạnh thiên tài, linh cảm, tính năng động chủ quan Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel lại khẳng định con người là tuyệt đối vô hạn, là đỉnh cao của sự phát triển của tinh thần thế giới Trên cơ sở
đó, về mặt mĩ học, Căngtơ và Sinlơ đã đi sâu nghiên cứu các phạm trù cao
thượng, tự do, thiên tài…Gơt lại nhấn mạnh đặc trưng của cá tính… Những quan
điểm triết học và mĩ học đề cao con người này đã phản ánh sự phát triển mạnh
mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong xã hội tư sản cận đại Mặt tích cực của nó là nâng cao sự tôn nghiêm, khẳng định ý thức tự chủ của con người Tuy vậy, triết học và mĩ học Đức lại đè cao con người tách khỏi thực tế xã hội và lịch sử Từ trong mối tương quan chằng chịt, phức tạp đó, các nhà văn lãng mạn tích cực và tiêu cực sẽ khai thác theo những khía cạnh nào thích hợp với quan điểm của mình Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối
Nhìn chung, chủ nghĩa lãng mạn ra đời trên cơ sở bất bình đối với trật tự xã hội tư sản được thiết lập sau cách mạng tư sản Pháp năm 1789 hay nói như Mác: chủ nghĩa lãng mạn là “ sự phản ứng đầu tiên chống lại cách mạng Pháp và phong trào Ánh sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó”
1.1.2 Nội dung chủ đề
Chủ nghĩa lãng mạn trước hết là sự trở về với tự nhiên và tình cảm Thế giới nội tâm, tình cảm của con người với nhiều trạng thái khác nhau chính là đối
Trang 17tượng mới của sáng tạo văn học Chủ nghĩa lãng mạn là cuộc chiến thắng của chủ nghĩa tự nhiên và bộc lộ cái tôi Con người đòi hỏi được giải phóng khỏi những áp bức bất công Chủ nghĩa lãng mạn rất coi trọng vai trò của thiên nhiên, kêu gọi sự trở về với thiên nhiên Chủ nghĩa lãng mạn coi thiên nhiên là cõi ẩn dật, là nguồn an ủi để chống lại cái phũ phàng , bất công của xã hội tư bản Chủ nghĩa lãng mạn tích cực cũng xem thiên nhiên là nơi ấp ủ tốt nhất những cảm xúc trữ tình mãnh liệt của người nghệ sĩ Thiên nhiên trở nên vô cùng rực rỡ, giàu thanh sắc trong các tác phẩm của họ
Trong các tác phẩm lãng mạn, đó là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên Cụ thể là trong tiểu thuyết “Nỗi đau của chàng Vecte”, ta như chiêm ngưỡng được muôn vàn cảnh sắc và đường nét tuyệt đẹp Có lẽ sẽ không tìm ra
đâu một khung cảnh đầy lãng mạn và thi vị hơn của làng Vanhaimơ qua từng
bức thư Vecte miêu tả gửi cho bạn chàng, Vinhêm Đó là một bức tranh lớn nhỏ
về cảnh sắc thiên nhiên mà Goethe đã say mê ca ngợi và miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo và ngôn ngữ tinh vi, chính xác và gợi hình Tác giả cũng thể hiện tài tình
sự hòa hợp giữa thiên nhiên với đời sống con người, với nội tâm của nhân vật Thiên nhiên trở thành phong nền để tô đậm thêm tính cách nhân vật, cho tình huống truyện trở nên hấp dẫn và phát triển Bởi vậy, thiên nhiên không chỉ là sự góp mặt đơn điệu, gây sự nhàm chán, ngược lại nó chính là một hiệu ứng của vô
số lăng kính đủ thanh sắc, góp nhặt vào trong chủ nghĩa lãng mạn đầy đủ hơn thế giới nội tâm của những cái tôi cá nhân Do đó, sự trở về với thiên nhiên như phần nào khẳng định cái tôi, giúp cái tôi được thể hiện rõ ràng hơn
Chủ nghĩa lãng mạn rất coi trọng, đề cao chất trữ tình trong sáng tác Cái tôi trong chủ nghĩa lãng mạn tràn đầy những tình cảm mãnh liệt, vui buồn, yêu ghét, thù hận… Các nhà văn lãng mạn thích phơi bày những tình cảm, thích mổ
xẻ tâm trạng, say mê trước hết là đối với bản thân mình, cho nên tác phẩm của
họ ít nhiều có tính tự thuật cao
1.1.3 Nhân vật lãng mạn
Trang 18Chủ nghĩa lãng mạn ra đời, trong long ns tồn tại hai khuynh hướng tích cực
và tiêu cực đối lập nhau Nét đối lập trong hai khuynh hướng lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực đặc biệt thể hiện trong việc lý giải nhân vật trung tâm “Đơn độc
và u buồn đó là hai nét chung của nhân vật ở cả hai khuynh hướng”
Ở chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực, các nhà lãng mạn muốn “tô vẻ hiện thực
thực hòng làm cho con người thả hiệp với hiện thực, chạy trốn vào cõi sâu xa vô ích của thế giới nội tâm bản thân, chạy trốn cõi mê muội của số kiếp con người với những tư tưởng về tình yêu và cái chết” (Gorki) Con người lý tưởng của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực thoát ly thực tế chạy về quá khứ - “ một thiên đường đã mất” làm nơi trú ẩn cho nỗi đau khổ của mình hoặc đi vào ảo mộng hoặc chui rúc vào cái tôi nhỏ bé Chẳng hạn Rơnê của “ Satôbriăng”… Nếu là nhân vật anh hung thì đó thường là người anh hung tranh đấu cho một xã hội lỗi thời, cho lý tưởng phong kiến phân quyền như Xanh Macx của “ Vinhi” [7;19]
Còn các nhà lãng mạn tích cực gắn với những ước vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp hơn Hầu hết họ thể hiện trong tác phẩm của mình những giấc
mơ về hành động thực tế của cá nhân, về chỗ cá nhân có thể xâm nhập vào thế giới quan và làm thay đổi được nó “Chủ nghĩa lãng mạn tích cực lại nhằm tăng cường
ý chí cuộc sống cho con người thức tỉnh lòng phản kháng đối với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức trong thực tại” (Gorki)
Con người lý tưởng của chủ nghĩa lãng mạn tích cực do đó thường là nhân vật phi thường, con người nổi loạn chống lại xã hội, tố cáo chủ nghĩa tư bản đã chàn đạp lên quyền sống và phẩm chất của con người, nêu cái lý tưởng tiến bộ nhưng không tưởng như nhân vật Giăng Van Giăng trong tiểu thuyết “ Những người khốn khổ” của Victo Huygô
Kết thúc của số phận các nhân vật anh hung lãng mạn thường là bi thương Nếu họ gắn bó với lý tưởng cao quý của mình thì họ thường bị tiêu diệt trong các cuộc chiến đấu không ngang sức với thực tế xã hội Còn nếu họ từ bỏ lý tưởng để quay về với môi trường tư sản thì họ cũng chết về phương diện tâm hồn Sở dĩ như vậy, nguyên nhân chính là ở chỗ chủ nghĩa lãng mạn không gắn với lực lượng
Trang 19thực sự sẽ thay đổi được thế giới Sự nổi loạn lãng mạn tất yếu sẽ không có lối thoát
Về tính cách, tính cách trong chủ nghĩa lãng mạn tích cực thường rất nhẹ về
ý nghĩa phổ biến, khái quát mà thiên về cá tính, vẻ riêng độc đáo đặc biệt phi thường, ngoại lệ, chẳng hạn như Quadimôđô trong “Nhà thờ Đức Bà Pari” của Victo Huygô Cũng có khi đó là những tính cách cao kỳ ngạo mạn đối lập với hoàn cảnh tầm thường vô vị như Traiđơ Harôn trong “Du kí Traiđơ Harôn” của Bairơn từ bỏ đất nước Anh ra đi không chút luyến tiếc và với vẻ khinh miệt đối với xã hội đương thời
Số lượng tính cách mà chủ nghĩa lãng mạn tích cực khắc họa không thật phong phú vì đó là những “phân thân” của tác giả chú không phải bắt nguồn từ thực tế muôn màu muôn vẻ Puskin đã nhận xét sâu sắc như sau: “Bairơn sau chỉ sáng tác một tính cách… Nó là những nét của bản thân Bairơn đem san sẻ cho nhân vật mình Đem lòng tự tôn cho nhân vật này, chi lòng căm thù cho nhân vật
nọ và nỗi u sầu cho nhân vật kia” [11;516]
Nói chung, chủ nghĩa lãng mạn không xây dựng hoàn cảnh điển hình cho nên sự hình thành và phát triển tính cách không logic Tư tưởng tình cảm, tâm trạng và niềm say mê thường được “lấy tư tưởng một dạng trừu tượng và tác động trong một hoàn cảnh bịa đặt, giả tạo, có thể nói là hoàn toàn ảo tưởng” (Plêkhanôp) Cho nên nghiêm ngặt mà nói chủ nghĩa lãng mạn không thể xây dựng được điển hình thực sự Tuy nhiên theo nghĩa rộng thì những nhân vật trong chủ nghĩa lãng mạn tích cực với cái vỏ phi thường của hình tượng vẫn chứa đựng bên trong những nét điển hình của con người đương thời Các nhân vật trong khi muốn cắt đứt mọi liên hệ với hiện thực vẫn không thôi là con đẻ của hiện thực Nó mang những tâm trạng, những ảo tưởng phi thực tế nhưng lại nảy sinh trong những
điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Như tâm trạng, khát vọng của Giăng Van Giăng,
mặc dù là phi thực tế nhưng không phải chỉ của riêng ông ta mà là tâm trạng khát vọng ước mơ của cả một lớp người
Trang 20Ngược lại, chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực về xây dưng tính cách, tuy bề ngoài cũng giống như chủ nghĩa lãng mạn tích cực, những chỗ khác nhau căn bản là những tính cách đó không có một ý nghĩa điển hình nào cả Nói như G.Đanôp, đó
là “những nhân vật tồn tại trong cuộc sống không tồn tại” nghĩa là hoàn toàn giả tạo
Tóm lại, các nhân vật trong chủ nghĩa lãng mạn thường nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình cảm, cô đơn, u sầu, xa cách và nổi loạn không thỏa hiệp được với thực tế cuộc đời và thường có kết thức bi kịch cho dù họ là nhân vật lãng mạn tích cực
1.2 Chủ nghĩa hiện thực
1.2.1 Tiền đề lịch sử - xã hội
Khái niệm chủ nghĩa hiện thực được hiểu theo nhiều cách khác nhau và sử dụng trong nhiều trường hơp khác nhau Có khi, nó được hiểu là một kiểu sáng tác – kiểu sáng tác tái hiện nhưng cũng có khi được hiểu là một trào lưu văn học – đối tượng của bộ môn lịch sử văn học Bên cạnh đó, khái niệm này còn được hiểu là một phương pháp sáng tác, tức là những nguyên tắc phản ánh có tính chất tư tưởng, nghệ thuật của trào lưu văn học Hiểu theo nghĩa này, chủ nghĩa hiện thực cũng có nhiều dạng Đó là chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực trong thời phong kiến mạt kì ở phương
Đông… nhưng chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX ở Tây Âu là đạt đến đỉnh cao nhất
Sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực dựa trên những tiền đề về lịch sử - xã hội
và ý thức như sau:
* Cơ sở xã hội
Chủ nghĩa hiện thực xuất hiện và phát triển trong điều kiện chế độ tư bản chiếm địa vị thống trị, phong trào công nhân bắt đầu lơn mạnh Quan hệ xã hội đi tới hình thái đơn giản hóa nhất, đồng thời đạt mức độ sâu sắc nhất, gay gắt nhất Mâu thuẫn chủ yếu nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp
tư sản Đặc điểm tình hình xã hội châu Âu thời kì này được Mác và Ănghen xác
định: “Từ khi có công nghiệp lớn, ít nhất là từ hòa ước châu Âu năm 1815, ở Anh
Trang 21việc tranh giành quyền thống trị giữa hai giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản – đã trở thành trọng tâm của toàn bộ cuộc đấu tranh chính trị ở nươc này… Ở Pháp, kh dòng vua Buốcbông trở về nước, sự việc giống như thế cũng phản ánh vào ý thức mọi người… Và từ năm 1830 trở đi ở hai nước ấy, giai câp công nhân, tức là giai cấp vô sản, đều được coi là chiến sĩ thứ ba đấu tranh giành quyền thống trị Quan hệ đã đơn giản hóa đến mức chỉ có người cố ý nhắm mắt lại mới không thấy rằng cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp lớn ấy và sự xung đột
vì lợi ích của họ là động lực của toàn bộ lịch sử cận đại” (Nguyên lý triết học Mascxit – Mác và Ănghen)
Ở Pháp, sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1830 lật đổ
vương triều Buốcbông, một nền quân chủ tư sản được thành lập Thực chất chính quyền nằm trong tay đại tư sản, trước hết là bọn tư sản tài chính Trong khi đó, với
sự phát triển của máy móc, hầm mỏ, đường sắt, giai cấp công nhân ngày càng
đông đảo và tập trung Từ năm 1831 đến năm 1834, ở Pari và Lion, công nhân và
nhân dân lao động nhiều lần nổi dậy đòi tăng lương giảm giờ làm, cải thiện đời sống Những cuộc đấu tranh này dẫn tới cách mạng năm 1848, “trận giao chiến lớn
đầu tiên giữa giai cấp đối lập trong xã hội đương thời” (Mác – Đấu tranh gai cấp ở
Pháp)
Nước Anh, nơi diễn ra sớm nhất bước ngoặt về công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển tư bản chủ nghĩa, cũng là “đất nước điển hình của giai cấp vô sản” (Mác – Tình cảnh giai cấp công nhân Anh) Phong trào Hiến chương bắt đầu vào những năm 30, đạt tới cao trào vào những năm 40, đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tính căng thẳng của mâu thuẫn xã hội
Tại Đức, do điều kiện kinh tế chính trị, cách mạng tư sản hoàn thành chậm, nhưng sang những năm 40, công nhân bị bóc lột bởi một giai cấp tư sản sinh sau
đẻ muộn muố tích lũy tư bản và phát triển công nghiệp nhanh chóng để cạnh tranh
với các nước tư bản khác ở châu Âu, đã đứng lên đấu tranh Đặc biệt, cuộc nổi dậy của những người thợ dệt vùng Xiêdi năm 1844 được Mác đánh giá là “chưa một cuộc nổi dậy nào ở Pháp và ở Anh có được tính lý luận và tính có ý thức như vậy”
Trang 22Thực tiễn phát triển xã hội và đấu tranh giai cấp là cơ sở chủ yếu cho sự ra
đời và nảy nở ủa chủ nghĩa hiện thực Nghệ sĩ không phản kháng cái ác cái bí ẩn,
trừu tượng nữa, họ lên án một xã hội mà sự xấu xa đã bị phơi bày
* Cơ sở ý thức
Thế kỉ XIX là thế kỉ của sự nở rộ những thành tựu khoa học cả tự nhiên và
xã hội Về xã hội học, học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanhximông, Phuriê và Ôoen ra đời vào những năm đầu thế kỉ tuy đã đưa ra đề án cải tạo xã hội mang tính cải lương nhưng họ chỉ ra được mâu thuẫn giai cấp trong xã hộ và phê phán quan hệ tư bản chủ nghĩa Tuy kê đơn sai nhưng họ đã bắt mạch đúng căn bệnh của xã hội, điều này cũng giúp ích cho mọi người trong việc nhận thức xã hội
Về sử học, trong khi các sử gia phong kiến ra sức khẳng định chế độ tư bản chủ nghĩa chỉ tồn tại tạm thời, chế độ phong kiến mới tồn tại vĩnh hằng, bất biến, cách mạng năm 1789 chỉ là ngẫu nhiên và sẽ bị đảo ngược thì các sử gia tư sản lại chứng minh rằng thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến quý tộc
là một tất yếu lịch sử Mặc dù đứng trên lập trường của giai cấp tư sản, nhưng luận
điểm của họ là tiến bộ, đúng đắn và vô hình trung đã vạch ra được quy luật đấu
tranh giai cấp như một phương diện quan trọng trong động lực phát triển lịch sử
Ănghen năm 1894 đã viết rằng nếu như Mác phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử
thì Chiêri, Minhi, Ghiđô, các sử gia tư sản Pháp, “cho đến năm 1850 chứng tỏ họ
đang cố gắng tiến tới quan niệm ấy”
Về triết học, trong nhiều hệ thống triết học thế kỉ XIX, chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân chủng của Phơbách, chủ nghĩa thực chứng của Căng-Xpensơ đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực Hêghen mặc dù đứng trên quan điểm duy tâm vẫn ủng hộ trong nhận thức của nhà văn cách hiểu cuộc sống con người như một quá trình biện chứng khách quan của quá trình phát triển lịch sử của chính thực tại Khái niệm tự do và triết học lịch sử của ông tràn đầy niềm tin lạc quan vào tương lai tiến bộ của loài người, tràn đầy lí tưởng về sự tất thắng của trí tuệ và nhân đạo Triết học Phơbách
Trang 23đã đổi mới về mặt lí luận việc loại trừ khỏi chủ nghĩa hiện thực mọi loại thần bí,
khẳng định tính độc lập và sưc sáng tạo của con người Triết học nhân chủng học của ông đã soi rọi vào chủ nghĩa duy tâm một niềm tin xác tín rằng ngoài thiên nhiên và con người thì không còn thứ gì tồn tại, rằng phẩm chất cao quý của trí tưởng tượng chúng ta sáng tạo ra chỉ là sự phản ánh bằng tưởng tượng thực chất của con người khẳng định ý nghĩa của đạo đức trong quan hệ giữa mọi người, quyền của mọi người được hạnh phúc, lòng tin vào vấn đề của con người là một bản chất lí trí và nhân hậu
Về mĩ học, nguyên lí mĩ học được phần đông các nhà văn hiện thực tôn thờ
là hiện thực cuộc sống chính là nguồn gốc của mọi loại nghệ thuật có giá trị, tính hiện thực là cơ sở của mọi tưởng tượng có hiệu quả, cái đẹp trong nghệ thuật là cuộc sống được phản ánh một cách trung thực, nhiệm vụ trung tâm của vă học là tái tạo chân lí cuộc sống một cách nghệ thuật, con người là đối tượng trung tâm của văn học
Về khoa học tự nhiên, từ năm 30-50 của thế kỉ XIX, nhân loại đã chứng kiến ba phát minh quan trọng của thế giới, gồm định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết về Tế bào và thuyết Tiến hóa Đây là những phát minh vĩ
đại đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm siêu hình, phá
tan quan niệm về sự bất động, bất biến trong tự nhên, chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Đây là tiền đề quý báu giúp cho các nhà văn có một trình độ tr thức nhất định về thế giới để nhận thức và phản ánh thế giới một cách toàn diện, tránh được
những căn bệnh ảo tưởng, phiến diện
Cũng cần phải nhìn nhận sự kế thừa của văn học hiện thực phê phán đối với các trào lưu, phương pháp trước đó Các nhà văn hiện thực tiếp thu được truyền thống hiện thực từ Sêchxpia và Môlie, hai nhà văn hiện thực nhất của thế kỉ XVI
và XVII, tiếp thu được tinh thần dân chủ và tiến bộ các nhà văn Ánh sáng (về khả năng nhận thức của ls trí cũng như sự tác động của hoàn cảnh lên tính cách, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, mục đích của nghệ thuật ) cũng như rút kinh
Trang 24nghiệm từ các ảo tưởng của họ (đề cao “con người tự nhiên”, phi lịch sử, về vai trò quyết định của học vấn và giáo dục trong việc cải tạo xã hội) Đặc biệt, chủ nghiac hiện thực tiếp thu được giá trị hiện thực của các tác phẩm lãng mạn tích cực, rút kinh nghiệm từ những hạn chế của phương pháp này
1.2.2 Nội dung chủ đề
Ở dòng văn học lãng mạn tiêu cực ta thường bắt gặp những kiểu nhân vật
trốn đời, trốn tránh nghĩa vụ của một công dân đối với cộng đồng vào trong tháp ngà nghệ thuật Họ không còn biết gì đến xã hội bên ngoài Con người trở nên bi quan với cuộc sống Họ tìm đến thiên nhiên, nuôi dưỡng tâm hồn mình, và tự rủ ngủ mình bằng rượu và thơ Cũng có một số kiểu nhân vật chống phá lại cái xã hội vốn nhiễu nhương, nổi loạn chống lại thời đại Tuy nhiên, chung quy lại, kết thúc
số phận của những nhân vật đó thường lại bi tráng Họ đấu tranh đơn độc trước một xã hội đồng tiền với đầy rẫy những bọn tham lam vô lại bất tài Một xã hội nhiễu nhương không có chỗ cho những con người tài hoa Họ chiến đấu với hình thức cải lương không triệt để Họ đã anh dũng đứng lên chống lại những định kiến hẹp hòi của xã hội, song những gì họ làm đều không thể thay đổi được cái mô hình
xã hội đã nát mục vốn có của nó Và so sánh với nhân vật lãng mạn, kiểu nhân vật của chủ nghĩa hiện thực là đối lập hẳn Họ không đấu tranh đơn lẻ kiểu anh hùng
cổ xưa nữa, đó không còn là hình thức đấu tranh tự phát nữa, mà đấu tranh của họ
là đấu tranh tự giác Với sự bất công trong xã hội và mong muốn thay đổi thiết lập một trật tự xã hội công bình, họ đứng lên tranh đấu là sức mạnh của một tập hợp
đông đảo của mọi tầng lớp
Dưới chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, từ một người làm chủ ( ruộng đất, gia đình, bản thân,…) họ đã bị tước đoạt hết tất cả và đã trở thành một kẻ trắng tay, một người nô lệ Họ bị đẩy xuống đến tận đáy bùn đen của xã hội Ngòi bút của các tác giả hiện thực hướng đến tất cả những cảnh đời bất hạnh, để đồng cảm, chở che và bênh vực họ Đi sâu vào miêu tả cuộc sống nghèo khổ đến tận cùng của nhân dân, các nhà văn hiện thực muốn bắn những phát đại bác vào thành trì chế độ dân chủ dỏm đời Tầng lớp thống trị đã cướp đoạt của những con người nghèo khổ
Trang 25cả về vật chất lẫn tinh thần Yếu tố phê phán cơ chế xã hội tư bản và các tiêu cực của nó đã làm cho mối quan hệ giữa người và người trở thành mối quan hệ trục lợi
và giả dối, tố cáo sự nô lệ và sự tha hóa của con người trước danh vọng vật chất tiền tài, biến con người trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn dưới sự chỉ huy của đồng tiền
1.2.3 Nhân vật hiện thực
Trào lưu hiện thực phê phán thiếu hình ảnh của các anh hùng truyền thống
và cổ điển trong các vai trò trung tâm của tác phẩm, mà thay vào đó là các nhân vật phản diện, là đối tượng của sự phê phán được xây dựng một cách công phu và
Trong chủ nghĩa hiện thực phê phán, cá nhân tự nó là đối tượng trực tiếp của miêu tả, cái khái quát, cái điển hình toát ra từ con người cụ thể Cá tính cao độ của nhân vật sẽ làm cho nó trở nên sinh động Tác phẩm của Gơt hiện lên nhiều loại nhân vật, từ bọn quý tộc, viên sứ thần, những bà mẹ đau khổ, những đứa trẻ bất hạnh… Mỗi người một vẻ, không ai giống ai Họ xuất hiện với những cá tính sinh động từ lý lịch, dáng vẻ, tác phong, tâm tư, hành động, ngôn ngữ, làm cho người đọc có cảm giác như bắt gặp họ, những con người thật ngoài đời
Chủ nghĩa hiện thực đã xây lên những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình Đó là bóng dáng, là hình ảnh của những con người thật ngoài đời
được phản ánh vào trong các trang viết Nó phản ánh được bản chất hoặc một vài
khía cạnh của bản chất trong những tình huống xã hội với một quan niệm giai cấp nhất định
Khi đã xây dựng được hoàn cảnh điển hình thì tính cách chính là con đẻ của hoàn cảnh được giải thích bởi hoàn cảnh Hoàn cảnh cuộc sống không đứng yên
mà luôn biến đổi Và điều đó làm cho tính cách của nhân vật cũng luôn luôn phát
Trang 26triển và biến đổi tùy theo hoàn cảnh Tính cách nhân vật phụ thuộc vào hoàn cảnh
điển hình, không chịu sự chi phối của chủ quan, của người nghệ sĩ
Trang 27Johann Wolfgang von Gơt ( 1749 – 1832 )
Trang 281.3 Thời đại và tác giả
1.3.1 Hoàn cảnh nước Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
Trong khi cách mạng tư sản nổ ra rất sớm ở Anh và ở Pháp thì ở Đức tình hình kinh tế xã hội đang ở tình trạng lạc hậu và phát triển chậm chạp nhiều hơn Cuối thế kỉ XVIII, Đức vẫn là một nước phong kiến cát cứ gồm 360 công quốc nhỏ bé, có công quốc chỉ rộng ¼ dặm vuông, có thị trấn 1000 dân cũng có chính phủ riêng Tình trạng trì trệ lạc hậu đó kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
và thống nhất đất nước
Giai cấp tư sản Đức thời kì này yếu ớt và bạc nhược, không có tinh thần phản kháng và tính chiến đấu như giai cấp tư sản Anh và Pháp Ănghen viết: “Đấy chỉ là một đống thối tha đang tan rã một cách đáng tởm Không một ai cảm thấy
được thoải mái cả(…); một tình trạng bất bình chung đã xảy ra khắp trong nước…
Mọi cái đều đã mục nát, lung lay sắp sụp đổ, và ngay cả đến một hy vọng về sự thay đổi có lợi cũng không có nữa, thậm chí trong nước cũng không đủ sức quét sạch những thây ma độc hại của chế độ đã bị diệt vong” [3;35] Tình trạng ấy
Ănghen gọi là “sự cùng khổ Đức”
Nhưng lịch sử lại diễn ra như một nghịch lí: lạc hậu về kinh tế - xã hội nhưng lại là thời kì phồn thịnh nhất của văn hóa Ánh sáng Đức với những tên tuổi hết sức lỗi lạc như: Căng, Hêghen (triết học), Betthôven (âm nhạc), Gớt, Sile (văn học)… Thế kỷ XVIII là thế kỉ “Vĩ đại của văn học Đức” (Ănghen)
1.3.2 Tiểu sử của J.V.Gơt
Gơt là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Đức từ những năm 70 của thế kỉ XVIII và cho đến nay tên tuổi của Gơt vẫn là niềm tự hào của nhân loại tiến bộ nói chung và của nhân dân Đức nói riêng Ít có nhà văn nào như Gơt sống một cuộc
đời trải dài trên 80 năm, vắt vai hai thế kỉ có nhiều sự kiện lớn lao trong lịch sử
nhưng tiểu sử lại khá đơn giản không có mấy khúc quanh co hoặc những bước thăng trầm
J.V.Gơt sinh ngày 28/08/1749 tại thành phố Phranphuốc trên sông Main (nay thuộc cộng hòa Liên bang Đức) Ông xuất thân trong một gia đình tư sản khá
Trang 29giả Cha ông là J.Gatxpa Gơt, một nhà luật học đỗ tiến sĩ luật khoa, rồi trở thành nghị viên Mẹ ông là con một quan chức quyền thế Tuy nhiên, đây là một gia đình mới trở nên khá giả Ông nội của Gơt là thợ may sau mở quán trọ, và cụ là con của một người thợ đóng móng ngựa
Tháng 10/1765 Gơt được gia đình gởi đi học luật tại trường đại học Laixich Từ Phranphuốc cổ lỗ đến thành phố Laixich hiện đại thời đó là đáng lẽ là một niềm vui đối với ông, nhưng ngay cả ở Laixich, Gơt chẳng thích thú gì với cuộc sống sinh viên bị nhồi nhét mớ kiến thức lỗi thời và phương pháp giảng dạy lạc hậu Ông không thiết tha gì với môn luật và nghề luật gia mà Gơt dành phần lớn thời gian để đi thăm các viện bảo tang nghệ thuật và đọc sách văn chương Tại
đây, Gơt được nghe đến danh tiếng của Letxinh (1729 – 1781), được tiếp xúc với
tác phẩm và xem diễn kịch của nhà văn Ánh sáng tiền bối ấy
Tháng 7/1768 Gơt bị ốm nặng Đầu tháng 9, ông phải thôi học quay về dưỡng bệnh ở quê nhà Gần hai năm sau, sức khỏe ông hồi phục
18/04/1770, Gơt đến Xtranxbuôc tiếp tục học tập, ông tốt nghiệp luật khoa năm 1771, sau đó được bổ nhiệm làm bồi thẩm ở Vetxlơ rồi làm luật sư tại thành phố quê hương Những năm sống ở thành phố Xtranxbuôc ghi một cái mốc quan trọng trong cuộc đời Gơt Lúc đó, Xtranxbuôc là trung tâm của phong trào Bão táp
và Xung kích và là nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt của khuynh hướng dân tộc chống lại ảnh hưởng của Pháp trong lịch sử văn học nghệ thuật Nhà văn Ánh sáng Hecđơ (1744 – 1803) thời gian này cũng đang ở Xtranxbuôc Gơt rất may mắn
được gặp bậc đàn anh Hecđơ, một nhà lí luận của phong trào văn học Ánh sáng
Hai người nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau và sự kiện đó ảnh hưởng sâu sắc đối với chàng thanh niên sắp bước vào đời
Gơt tham gia vào phong trào Bão táp và Xung kích và chẳng bao lâu sau trở thành một trong những người dẫn đầu phong trào Ông viết hàng loạt tác phẩm chứa chan nhiệt tình sôi nổi và tinh thần phản kháng Cũng tại Xtranxbuôc, Gơt bắt đầu tiếp nhận tác phẩm của Spinôda (1632 – 1677), nhà triết học phiếm thần luận Hà Lan Chủ nghĩa phiếm thần đậm màu sắc duy vật của Spinôda đã để lại
Trang 30cho Gơt nhiều ấn tượng đặc biệt Sau này, chính Gơt trong tác phẩm “Thơ ca và chân lí” đã nói rõ Spinôda là nhà tư tưởng có ảnh hưởng quyết định đối với ông và
đối với kho tàng trí tuệ của ông Ông tiếp xúc, phát triển học thuyết của Spinôda
trong lĩnh vực sáng tác
Mùa hè năm 1772 ở Vetxla, Gơt đã gặp và yêu say đắm một cô gái kém ông bốn tuổi Đó là Saclote Buphơ, vợ chưa cưới của bạn ông, Kesnơ Khi biết rằng mối tình ấy không thể đem lại niềm hạnh phúc, Gơt vô cùng tuyệt vọng Cuối cùng nhà văn quyết định rời bỏ Vetxla ra đi nhưng hình ảnh về Saclote Buphơ và
kỉ niệm về những ngày tháng ở thị trấn nhỏ không phai mờ trong tâm trí nhà thơ Giữa lúc ấy, ông lại nhận được tin một người bạn từ thời đi học ở Laixich tên là Giêrudalem vừa mới tự sát ở Vetxla Vốn xuất thân từ đẳng cấp thứ ba, trong khi làm viên thư kí nhỏ cho một đoàn ngoại giao, Giêrudalem đã bị tầng lớp thượng lưu quý tộc ở Vetxla khinh miệt Bên cạnh đó, chàng còn theo đuổi một mối tình tuyệt vọng với một phụ nữ đã có chồng Không tìm được lối thoát, Giêrudalem đã mượn súng Kesnơ tự sát Tất cả những sự kiện đó chính là chất liệu để Gơt viết nên tiểu thuyết “Nỗi đau của chàng Vecte”, một tác phẩm tạo nên tên tuổi cho Gơt trên văn đàn thế giới
Thời gian Gơt làm luật sư ở Phranphuôc chỉ kéo dài mấy năm, tham gia cãi hơn khoảng 30 vụ án và phần lớn thời gian, Gơt dành cho việc sáng tác văn chương Bỗng tháng 11/1775 Gơt nhận lời mời của công tước Auguxt đến triều
đình Vaima và quyết định ở lại đây Năm ấy Gơt 26 tuổi, Vaima là một công quốc
nhỏ bé chưa tới 20 vạn dân với thủ phủ Vaima chưa tới 6000 dưới quyền cai trị của vị công tước còn rất trẻ tuổi, 18 tuổi Gơt được cử làm cố vấn và ủy viên hội
đồng chính trị rồi dần dần làm Giám đốc ngành khai mỏ, Giám đốc ngành xây
dựng cầu đường, Bộ trưởng chiến tranh và sau đó lại làm Bộ trưởng tài chính phụ trách ngành thu thuế Từ tháng giêng năm 1782 Gơt lên đến chức Tể tướng Chính trong thời gian này, do thực tiễn công việc đòi hỏi Gơt đã đi sâu vào nghiên cứu các ngành khoa học như: địa chất, khoáng vật, thực vật, giải phẫu… Gơt trở thành một nhà bác học
Trang 31Đầu tháng 9/1786 Gơt bí mật từ bỏ triều đình Vaima ra đi, ông sang Italia,
đi khắp nơi: Verônơ, Vixăngtơ, Padu, Vơnidơ… để nghiên cứu văn học cổ đại,
học vẽ và du ngoạn những di tích thời cổ, thực hiện ước mơ 16 năm về trước khi ông đang là một thanh niên sôi nổi Nhưng tháng 6/1788 Gơt quay về Vaima với công tước Auguxt và sống ở đấy suốt 40 năm sau, đến ngày 22/03/1832 thì ông mất
1.3.3 Sự nghiệp văn chương
Gơt có sự nghiệp văn chương sáng tác phong phú, là tinh hoa rực rỡ tiêu biểu của nền văn học tư sản Đức Gơt sống từ thời kì triết học Ánh sáng qua thời
kì Bão táp và Xung kích cho tới giai đoạn văn học lãng mạn chủ nghĩa ở thời kì,
và ở thời kì nào ông cũng có ý thức phản ánh trung thực hiện thực xã hội Tác phẩm của Gơt đã nâng văn học Đức lên trình độ cổ điển nổi tiếng thế giới
Sự nghiệp sáng tác của Gơt bắt đầu bằng tập thơ Annet (1767) gồm nhiều bài thơ viết theo phong cách Rô-cô-cô
Năm 1768, sáng tác vở kịch “Tính nết kẻ si tình”
Năm 1769, viết vở hài kịch “Những kẻ tòng phạm”
Năm 1771, Gơt tốt nghiệp tiến sĩ luật khoa và trở về Phranphuôc, được bổ nhiệm làm biện hộ sư, nhưng ông vẫn tiếp tục dành phần lớn thời gian cho sự nghiệp sáng tác và sưu tập văn học dân gian Chính trong thời gian này, lần đầu tiên Gơt được đọc Spinôda và sức ảnh hưởng của triết học phiếm thần đã hấp dẫn trang viết của ông
Năm 1773, Gơt sáng tác vở kịch “Gơxơ Phôn Beclisinghen” và lập tức
được ca ngợi là nhà văn của nước Đức
Mùa thu năm 1774, nhà văn cho ra đời quyển tiểu thuyết dạng thư tín “Nỗi
đau của chàng Vecte”, gây chấn động cả châu Âu
Bên cạnh Hecđơ, Gơt cũng trở thành nhà lí luận của phong trào Bão táp và Xung kích Tình yêu đối với Phriđrích Briông, cuộc sống gần thiên nhiên đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ viết nên những vần thơ mới mẻ đầy xúc cảm như:
“Bài ca tháng Năm”, “Gặp mặt và chia tay”, “Bông hồng nội”,…
Trang 32Tháng 11/1775 Gơt nhận lời mời của công tước Các Auguxt đến làm việc tại Vaima nhưng mâu thuẫn giữa Gơt và bọn quý tộc ngày càng cao Đến tháng 9/1786 ông sang Italia, và con đường sáng tác của Gơt chuyển sang một giai đoạn khác Ông viết các vở kịch “Iphigiêni ở Tôrit” (1787), “Etmông” (1788), “Taxô” (1790)
Tháng 7/1794 đánh dấu mối quan hệ giữa Gơt và Sile Hai ông cùng ra một
số tờ báo văn học và nghệ thuật cũng như sáng tác thơ ca Nhờ sự động viên của Sile, Gơt tiếp tục viết vở kịch “Phaoxtơ” đã được bắt đầu từ thời trẻ
Từ năm 1790 cho đến khi mất, Gơt sáng tác cuốn tiểu thuyết: “Những năm học nghề của Vinhêm Maixtơ” (1796), “Phaoxtơ I” (1808), “Phaoxtơ II” (1832) Ngoài ra, Gơt còn viết nhiều công trình nghiên cứu lí luận về các vấn đề mĩ học và sáng tác văn học nghệ thuật như: “Laocôôn” (1798), “Về sự thật và dường như sự thật của tác phẩm nghệ thuật” (1797 – 1798), “Về đối tượng của nghệ thuật tạo hình” (1797), “Nghiên cứu của Điđơrô về hội họa” (1799)
Gơt cũng viết hồi kí: “Thơ ca và chân lí” (1811 – 1830), “Hành trình sang nước Italia” (1816)
Tập thơ lớn cuối cùng của ông là : “Tập thơ Tây – Đông” sáng tác vào những năm 1814 – 1815 gồm 335 bài
1.4 Tóm tắt tiểu thuyết ‘‘Nỗi đau của chàng Vecte’’
Tiểu thuyết ‘‘Nỗi đau của chàng Vecte’’ là quyển tiểu thuyết nổi tiếng đầu tiên của Gơt, xuất bản năm 1774, lần tái bản năm 1782 có sửa chữa lại
Tiểu thuyết viết dưới dạng những bức thư, thể loại quen thuộc của văn học phương Tây thế kỉ XVIII Trong tiểu thuyết này là những bức thư Vecte gửi cho người bạn thân Vinhêm, kể cho bạn nghe cuộc sống của mình
Vecte là một chàng thanh niên Đức, con em thị dân, sinh ra trong bối cảnh
xã hội có nhiều rối ren Sau mối tình dang dở với Lêônorơ và không muốn tháng ngày mòn mỏi trong những công việc chán ngắt phục vụ cho bọn quý tộc; cảm thấy muốn cứu lấy mình là phải xâm nhập vào thiên nhiên, đi vào đời sống của nhân dân lao động, của nông dân xung quanh Sau khi tốt nghiệp đại học, chàng
Trang 33không chịu tìm việc làm mà bỏ đến một nơi khác Trong bức thư đầu gửi người bạn Vinhêm, chàng đã thổ lộ sự chán ngán cuộc sống, và phát hiện ra một thị trấn nhỏ có phong cảnh rất đẹp là Vanhaimơ Tại đây, chàng say đắm trong thiên nhiên, yêu quý trẻ em và quan hệ với tầng lớp dưới Trong một buổi vũ hội, chàng gặp Lôtthê, một cô gái xinh đẹp và thuần khiết con gái lớn của viên quan tư pháp thủ hạ vị hầu tước vùng đó, và trúng tiếng sét ái tình Tuy nhiên, dù Lôtthê cũng yêu Vecte nhưng không thể đến với chàng trọn vẹn vì cô đã hứa hôn với Anbec, một con người có tri thức, trọng lý tính, trung thành với nghĩa vụ và cương vị công tác Ba con người này rơi vào tình cảm tay ba tế nhị và phức tạp, đặc biệt khi Vecte phó mặc bản thân cho sự xúi giục của tình cảm và gắn bó với Lôtthê như hình với bóng Cuối cùng, Vecte đã tìm cách thoát ra, cố gắng rời Lôtthê và tìm hạnh phúc trong công việc ở công sở Trước lúc đó chàng đã có một cuộc tranh luận về vấn đề tự sát với Anbec Dù đó là hành vi mà Cơ Đốc giáo ngăn cấm, và Anbec phản đối, nhưng Vecte ra sức biện minh rằng người tự sát không phải là hèn yếu mà họ giống như người mang căn bệnh bất trị, không tự sát không được
Vecte ra làm thư ký công sứ, bộc lộ năng lực và triển vọng muốn thay đổi thói xấu, sự quan liêu của tầng lớp nha môn, nhưng chàng lại chịu sự áp chế của viên công sứ, một dạng quan liêu điển hình của Đức đương thời Cũng trong thời gian này Vecte yêu cô tiểu thư quý tộc Feng B nhưng lại bị bà cô của cô này gây khó dễ Sau đó, tại nhà một bá tước khá tiến bộ, người rất ái mộ Vectơ, đúng lúc các quý tộc đang tụ hội thì Vectơ lại bị mời ra khỏi nhà một cách bất lịch sự và chàng cảm thấy bị hạ nhục ghê gớm Sự hợm hĩnh, khinh người, kỳ thị của đám quý tộc khiến chàng căm giận đến cùng cực và đã phải thốt lên: “Ôi! Đã bao lần tôi với tay cầm dao, muốn chấm dứt sự ngột ngạt dồn nén trái tim tôi Người ta nói
có một loài ngựa quý, khi bị săn đuổi đến đường cùng thì lồng lên giận dữ, và theo bản năng, nó tự cắn vào động mạch của mình để được dễ thở hơn Tôi cũng thường thấy như vậy, tôi muốn cắt đứt động mạch của tôi để đạt tới tự do đời
đời!” [1a;140]
Trang 34Những bất lợi liên tiếp thúc đẩy chàng từ chức, rời bỏ nhiệm sở Chàng theo một hầu tước thích nghệ thuật đến vùng trang viên sống tạm, nhưng lại phát hiện ra hầu tước này không hiểu gì về nghệ thuật Chàng nảy ra ý định tòng quân thì vị hầu tước này lại ngăn cản, nên cuối cùng đành mượn cớ để đến thành phố
mà Lôtthê cư trú sau khi kết hôn Tại đây, khi mọi lối thoát trong xã hội bị cắt đứt, Vecte chỉ còn lưu luyến với Lôtthê và nhìn thấy ở nàng như một điểm tựa bình yên cho cuộc sống Nhưng bên một người phụ nữ đã có chồng chàng đành phải dấu kín tình yêu tận đáy lòng Chàng vừa không thể sống thoải mái trong xã hội mà chàng hết sức căm ghét, đồng thời chàng cũng không thể nào chiếm được Lôtthê trong vòng ràng buộc của Anbec, thậm chí còn làm cho tình cảm vợ chồng của Lôtthê và Anbec bị sứt mẻ nặng nề
Cũng trong những ngày này đã xảy ra ba sự việc làm giọt nước cuối cùng tràn ly Sự việc thứ nhất là Vecte quen một người thanh niên làm thuê, anh ta đang yêu say đắm nữ chủ nhân của anh ta, vốn là một quả phụ, vì sự phản đối của anh trai quả phụ mà anh thanh niên làm thuê bị đuổi việc Khi biết tin người quả phụ muốn đi bước nữa, cưới một người làm thuê khác, anh ta đã giết người đến sau đó Trước mặt quan tư pháp, cha của Lôtthê, Vecte biện hộ cho người làm thuê phạm tội mưu sát nhưng bất thành Sự việc tiếp theo là khi Vecte gặp một thanh niên bị
điên, nguyên là người văn thư của quan tư pháp và đã thầm yêu Lôtthê nhưng tình
yêu đơn phương không được đền đáp khiến anh rối loạn tâm thần Cảnh ngộ và kết cục bế tắc của hai người thanh niên nói trên khiến Vecte nhìn ra hoàn cảnh của mình Vecte hy vọng mình phát điên để không bị giày vò nội cảm, nhưng tỉnh vẫn hoàn tỉnh Chàng cũng muốn làm như người thanh niên làm thuê nói trên, cùng Anbec đi đến chỗ chết, nhưng lại sợ như vậy sẽ làm thương hại đến Lôtthê Sự việc cuối cùng là lời cầu khẩn của chính Lôtthê, mong muốn Vecte giữ khoảng cách với nàng để nàng và chồng dịu đi căng thẳng Lời thỉnh cầu khiến Vecte ý thức được rằng chỗ lánh nạn cuối cùng của chàng đã không còn nữa
Để giải quyết mâu thuẫn và xung đột nội tâm, Vecte đã vi phạm lời hẹn ước, tìm gặp Lôtthê một lần cuối, ngâm cho nàng nghe một bài ca và trong lúc xúc
Trang 35động đã ôm lấy Lôtthê mà hôn Sau đó, chàng lấy cớ sẽ đi du lịch và cần súng Được mượn khẩu súng của Anbec, chàng đã tự kết liễu đời mình Trên bàn làm
việc của chàng còn để lại vở kịch của Lessing Emilia Galotti, cái mà có thể biện
hộ, bào chữa về mặt đạo đức cho chàng Đó là kết cục của nỗi "nhức nhối thế gian" khởi nguồn từ sự bất dung hòa của tư tưởng và thực tại, là tiếng lòng nức nở chua xót của những thế hệ thanh niên không những ở trong nước Đức mà cả ở những nước khác trên thế giới, đồng thời là vấn đề thời sự của lớp người trẻ tuổi
Trang 36CHƯƠNG II: CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC CỦA CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
2.1 Chủ nghĩa lãng mạn
2.1.1 Nguyên tắc sáng tác
2.1.1.1 Đề cao mộng tưởng hơn thực tại
Chủ nghĩa lãng mạn vốn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời nên văn học thể hiện rất rõ mong muốn thoát li thực tế, tìm đến một thế giới khác, giúp con người tạm quên đi một cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn cái tôi bị tổn thương của họ Vì lẽ đó, thế giới được tập trung thể hiện ở đây là thế giới của mộng tưởng hơn là hiện thực Trong Tựa kịch “ Cromwen”, Huygo viết: “ Tâm hồn của co người hiện nay đặt nhiều hi vọng ở lí tưởng hơn là thực tại” Giorgiơ Xăng cũng khẳng định: “ Nghệ thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực, mà là sự tìm tòi chân lí, lí tưởng” Tùy thuộc vào phản ứng của hai loại người khác nhau, văn học đã tạo nên hai thế giới khác nhau, với hai loại nhân vật trung tâm khác nhau
Đối với những người lãng mạn tích cực, họ không hòa hoãn với thực tại,
mong muốn thiết lập nên một xã hội công bằng, tự do, đảm bảo hạnh phúc cho con người, họ thường vẽ nên một xã hội lí tưởng của tương lai, một xã hội cần
có hơn là vốn có mặc dù còn mơ hồ, không tưởng Đánh giá về các nhà văn lãng mạn tích cực, Lỗ Tấn nói: “ Nhìn chung họ có xu hướng như nhau: bất mãn với thời thế và không bằng lòng với tiếng kêu hòa hoãn Cho nên họ đã cất lên những tiếng làm cho người nghe phải đứng dậy giành lấy đất trời và chống lại bọn phàm tục”
Dành ưu tiên cho mộng tưởng, sự nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc các
điều kiện khách quan của sinh hoạt xã hội bị đẩy xuống hàng thứ yếu và bị thay
thế bằng những ước vọng mang tính cải lương Những quá trình xã hội thường
được giải thích dưới ánh sáng của những nguyên lí trừu tượng về luân lí và đạo
Trang 37đức, về thiện và ác, về công lí và cường quyền… Tuy nhiên, trong các tác phẩm
lãng mạn tích cực, đặc biệt là giai đoạn sau này, hiện thực cuộc sống hàng ngày càng được phản ánh rõ hơn, trật tự tư sản cùng những mâu thuẫn khó điều hòa của nó và nỗi thống khổ của người bình dân ngày càng được thể hiện sinh động,
cụ thể hơn
2.1.1.2 Đề cao tình cảm
Chống lại sự bóp nghẹt tình cảm của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn
trả lại cho con người một đời sống tình cảm phong phú hơn Tính chất trữ tình trước bị coi khinh bao nhiêu, giờ lại được trân trọng bấy nhiêu Tình cảm, có khi
được xem như ngọn nguồn của thi hứng, của nghệ thuật: “ Hãy vỗ vào trái tim ta
và thơ từ đó tuôn trào” ( Muýtxê) Chủ nghĩa lãng mạn được mệnh danh là chủ nghĩa trữ tình hay chủ nghĩa duy cảm là vì vậy
Tin vào sức mạnh cảm hóa con người và khả năng hàn gắn xã hội của tình cảm, các nhà văn lãng mạn tích cực ra sức xây dựng những con người có tấm lòng nhân hậu, vị tha, làm hình mẫu lí tưởng cho văn học và xã hội Ngược lại, không tìm thấy niềm vui giữa một xã hội mà trật tự của nó bị đảo lộn nghiêm trọng, không ít nhà văn lãng mạn tiêu cực xem việc tìm quên vào tình cảm như một cứu cánh Do vậy, đề tài tình yêu được khai thác ở mọi phương diện, tính chất và mức độ
Thiên nhiên vốn là nơi nuôi dưỡng cho những rung động tinh tế nhất trong
đời sống tình cảm của con người, là nơi ẩn dật, nguồn an ủi, chống lại mọi cái
phũ phàng, nhỏ nhen ở đời và là nơi gởi gắm tình yêu quê hương đát nước nên
được chú ý miêu tả với tất cả chất tươi thắm của nó
Văn học dân gian vốn là nơi lưu giữ những tình cảm trong sáng, hồn nhiên,
đậm chất trữ tình nên được chú ý sưu tầm và học tập Đây là thời kỳ các tác
phẩm văn học dân gian được sưu tầm, biên soạn một cách công phu ( Truyện cổ Grimm) Người ta cũng tìm thấy nhiều dấu tích của văn học dân gian trong nhiều tác phẩm văn học viết
Trang 38Cái tôi đáng ghét của thế kỉ XVII được giải phóng, khôi phục lại địa vị rạng
rỡ trên văn đàn tạo nên một nền văn học hữu ngã Cái tôi ấy được thể hiện với tất
cả vui buồn, yêu thương, cưm giận, ước mơ, hi vọng một cách mãnh liệt Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự nở rộ thể thơ trữ tình và sự xuất hiện thường xuyên các yếu tố trữ tình ngoại đề trong tác phẩm tự sự
Các nhà văn lãng mạn ưa phô bày tình cảm, thích mổ xẻ tâm trạng, say mê trước hết với bản thân mình, nên tác phẩm của họ thường ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp có tính chất tự thuật (“Tự thú” – Rútxô, “Lời thú tội của đứa con thế kỉ” – A.Muýtxê…) Tất nhiên, cái tôi ấy tuy riêng tây nhưng không phải không có ý nghĩa phổ biến, thậm chí phản ánh được tâm trạng của cả thế hệ thanh niên lúc bấy giờ: “ Khờ khạo thay nếu cho rằng tôi không phải là anh” (Huygo)
Do bất mãn với xã hội bên ngoài, rút sâu vào thế giới nội tâm, cách giải quyết tính cách, hoàn cảnh và số phận nhân ật của các nhà văn cũng dễ tuân theo cái nhìn chủ quan của họ mà không theo hoàn cảnh khách quan Hoàn cảnh thường mang tính ước lệ, giả tạo Nhân vật là sự phân thân của tác giả hoặc là người phát ngôn cho nhà văn Nhận xét về Bairơn, Puskin nói: “ Bairơn, tác giả
bi kịch, nhỏ bé biết bao so với Sêchxpia Bairơn trước sau chỉ sáng tạo nên một tính cách…nó là những nét tính cách của bản thân Bairơn đem san sẻ cho nhân vật của mình, đem lòng tự tôn cho nhân vật này, chí căm thù cho nhân vật nọ, và nỗi u sầu cho nhân vật kia… Bairơn đưa mắt một chiều nhìn thế giới và bản tính loài người, sau đó quay mặt đi và rút vào bản thân mình” Bút pháp lãng mạn nhiệt tình và chủ quan của Huygô cũng khiến Flaubert khó chịu: “ Chúng ta xuống quá”, “ Những nỗi khốn khổ” khiến tôi chán ngán Tôi chẳng tìm thấy trong tác phẩm này một cái gì là chân thực hoặc lớn lao Đấy chỉ là những hình nộm Những ông phỗng nặn bằng bánh mì ngọt Thực ra, đó là một đề tài rất
đẹp, nhưng đáng lẽ phải cần một sự bình thản rất lớn và một tầm vóc khoa học”
Tuy nhiên, một số tác phẩm lãng mạn tích cực đã ít nhiều phản ánh được hiện thực của cuộc sống
2.1.1.3 Đề cao sự tự do
Trang 39Vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người thờ kì này muốn hướng
đến một cuộc sống tự do, thoát khỏi mọ rang buộc Thi sĩ được trả lại quyền tự do
tối đa cho trí tưởng và óc sáng tạo Văn học lãng mạn không chấp nhận những quy
định nghiêm ngặt và có khi vô lí của chủ nghĩa cổ điển trước đây, như luật Tam
duy nhất : “Cho thời gian của mọi sự kiện bằng nhau cũng nực cười chẳng nào anh
thợ giày kia bắt chân của mọi người phải mang một loại giày… Con dao tam duy nhất đã cất mất đôi cánh, thậm chí của các tác gia cổ điển kiệt xuất như Raxin và Cornây” Các nhà văn mạnh dạn cởi trói cho ngòi bút của mình với một tinh thần cải tạo triệt để: “ Chúng ta dung chiếc búa lớn đập mạnh vào mọi thứ lí luận, thi học và hệ thống, bóc trần những lớp phấn cũ kĩ trát bên ngoài nghệ thuật Vô luận
là phép tắc hay mẫu mực đều không có, nói đúng hơn, trừ những phép tắc nói chung của tự nhiên và những phép tắc cá biệt cố hữu do đề tài đòi hỏi chi phối toàn bộ nghệ thuật, thì không còn phép tắc nào nữa” (Tựa kịch “ Cromwen”) Tinh thần ấy đã mang lại cho nền văn học một sự tự do trên nhiều lĩnh vực:
Về đề tài, không có sự phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn Mọi vấn đề đều
có tư cách ngang nhau đối với văn học nghệ thuật: “Nghệ thuật kịch là một tấm gương quang học Tất cả những gì tồn tại trên thế giới, trong lịch sử, trong cuộc sống, trong con người đều cần phải và có thể phản ánh vào đó nhưng dưới chiếc
đũa thần của nghệ thuật” (Huygô) Các nhà văn quan niệm cái xấu, cái thô kệch
vẫn có khả năng trở thành những hình tượng đẹp trong nghệ thuật: “Táctuýpphơ không phải đẹp, Puốcxônhắc không phải là cao thượng nhưng Táctuýpphơ và Puốcxônhắc đều là những sang tạo tuyệt vời của nghệ thuật” Họ chú ý tạo nên những hình tượng có sự hài hòa cao độ giữa cái trác tuyệt và cái thô kệch
Về nhân vật, văn học lãng mạn không thích cái tầm thường Huygô quan niệm: “Cái bình thường là cái chết trong nghệ thuật” Do vậy, tác phẩm của họ thường xây dựng những nhân vật phi thường và khổng lồ, thậm chí ngoại lệ, thông qua các biện pháp nghệ thuật phóng đại, tương phản và ước lệ, nhằm tạo nên những hình tượng độc đáo đối lập với hiện thực tầm thường và thấp kém xung quanh
Trang 40Không phân biệt văn học dành cho giai cấp nào, văn học lãng mạn đã dành chỗ đứng cho tất cả mọi tầng lớp, giai cấp, loại người trong xã hội Đặc biệt, văn học lãng mạn tích cực đã ít nhiều thành công khi thể hiện hình ảnh đám đông quần chúng với những kiếp người đau khổ nhưng có phẩm chất tốt đẹp
Về thể loại, khong còn sự phân biệt thiếu dân chủ khi chia tách ra thể loại cao cả hay thấp hèn Tuy nhiên, do đặc thù riêng, văn học lãng mạn vẫn thường
được thể hiện bằng thơ trữ tình hay tiểu thuyết (tình cảm) hơn cả
Về ngôn ngữ, văn học lãng mạn ra sức mở rộng phương tiện diễn đạt, phát triển ngôn ngữ đến chỗ rất mực phong phú:
“ Trên những tiểu đoàn của đoàn quân Alêchxăngđranh ngay ngắn Tôi làm cho cơn gió cách mạng thổi rít lên
Tôi đội mũ đỏ lên cuốn từ điển cũ Tôi gây một cơn bão táp dưới đáy lọ mực”
Câu văn trong tác phẩm lãng mạn rất phóng túng, linh hoạt, giàu nhạc họa
Nó huy động mọi biện pháp tu từ nhằm thể hiện một cách mãnh liệt nhất cảm xúc
và quan niệm của người cầm bút
Tóm lại, chủ nghĩa lãng mạn là một phản ứng chống lại trật tự xã hội đương thời, đòng thời là một phương pháp chóng lại phương pháp cổ điển đã tồn tại trước
đó trong văn học Trong quá trình xuất hiện và tồn tại, chủ nghĩa lãng mạn phân
hóa thành hai khuynh hướng trái ngược nhau Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực là báo hiệu của sự xuất hiện các dòng văn suy đồi ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XIX Chủ nghĩa lãng mạn tích cực càng về sau, càng tiến gần đến văn học hiện thực Dù theo khuynh hướng nào, chủ nghĩa lãng mạn cũng chính là đỉnh cao của kiểu sáng tác lãng mạn