Nguyên tắc khách quan

Một phần của tài liệu Cảm hứng hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm nỗi đau của chàng vecte (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG II: CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC CỦA CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

2.2 Chủ nghĩa hiện thực

2.2.1 Nguyên tắc sáng tác

2.2.1.3 Nguyên tắc khách quan

Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghiac lãng mạn tuy khác nhau về bản chất nhưng mang cùng một đặc điểm là nặng về chủ quan. Nhà văn có toàn quyền với đứa con tinh thần của mình, không chỉ về mặt kĩ thuật mà còn về nội dung tư tưởng. Đối với chủ nghĩa hiện thực, tính khách quan của sự thể hiện nghệ thuật lại được đề cao. Các nhà văn luôn bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với sự thật và nhận thức rõ trách nhiệm phản ánh trung thực sự thật đó vào trong tác phẩm. Bandăc từng nói:

“Chính bản thân xã hội Pháp mới chính là sử gia mà tôi chỉ là người thư kí trung thành của thời đại”. Lép Tônxtôi thì nhấn mạnh: “người nghệ sĩ là nghệ sĩ vì đối tượng như thế nào thì anh ta thấy như vậy chứ không phải anh ta muốn như vậy nên anh ta thấy như vậy”. Ông cũng cho biết rằng: “Trong cuốn tiểu thuyết của tôi, nhân vật mà tôi yêu bằng tất cả sức mạnh tâm hồn, nhân vật mà tôi cố gắng tái hiện bằng tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã, đang và sẽ luôn luôn đẹp, đó là sự

thật” (Các nhà văn Nga bàn về nghệ thuật”. Thế giới quan của các nhà văn hiện thực trong quá khứ thường đầy mâu thuẫn, trong đó còn tồn tại không ít tư tưởng ấu trĩ, tiêu cực. Ý thức trung thành với cuộc sống đã giúp họ khắc phục được những hạn chế trong thế giới quan, tái hiện được những bức tranh xã hội sinh động và phản ánh được những quy luật khách quan của cuộc sống. Bandăc từng tuyên bố sang tác dưới ánh sang của Thiên chúa giáo và chế độ bảo hoàng nhưng “Tấn tró đời” vẫn là pho lịch sử sinh động về xã hội pháp, L.Tônxtôi còn nặng tư tưởng bảo thủ nhưng “Chiến tranh và hòa bình” vẫn được xem là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”. Vì vậy, Ănghen đã xem tính khách quan là “một trong những thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực”. Nhìn thấy ý nghĩa của tính khách quan, Tuốcghênhép đã cho rằng: “Tái hiện chân lí, tái hiện thực tế cuộc sống một cách chính xác và mạnh mẽ là hạnh phúc cao cả nhất đối với nhà văn ngay cả khi chân lí đó không trùng hợp với những thiện cảm riêng của nhà văn”.

Tính khách quan được thể hiện tập trung trong việc xây dựng tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. Thông qua hoàn cảnh điển hình, cuộc sống tự phơi bày trong tác phẩm. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể và nguyên tắc điển hình không cho phép nhà văn xây dựng những hoàn cảnh chỉ do trí tưởng tượng sang tạo nên hoặc chỉ có ý nghĩa cá biệt. Hoàn cảnh đó phải mang tầm vóc rộng lớn của cuộc sống, phải mang hơi thở của thời đại. Nó phải được mô tả một cách đầy đủ và tự nhiên, phản ánh đúngtình trạng quan hệ giữa các giai cấp, đúng xu hướng vận động của xã hội. Cuộc sống tự vạch con đường đi riêng của mình giống như những dòng song tự tìm đường ra biển. Xu hướng đó phải “toát ra từ tình thế và hành động, chứ không cần phải nói toạc ra, và nhà văn không cần bắt buộc phải cung cấp cho độc giả cái giải pháp lịch sử của các cuộc xung đột mà mình miêu tả” (Mác – Ănghen, “Về văn học nghệ thuật”). Do vậy, việc xây dựng những hoàn cảnh cũng thể hiện tính khách quan cao độ.

Đối với việc xây dựng tính cách, tính khách quan cũng là một yếu cầu quan trọng. Nhân vật là yếu tố trung tâm, mang tư tưởng của tác phẩm. Nhà văn thường mượn nhân vật để nói thay cho mình. Trong chủ nghĩa hiện thực, nhà văn không

được “biến nhân vật thành người phát ngôn cho tinh thần thời đại” (Ănghen). Mọi tình cảm đối với nhân vật phải được kìm nén lại chứ không để trùm lấp nhân vật.

Cần nhìn nhận nhân vật trong tính đa dạng, nhiều chiều, phức tạp của nó, không được nhìn một phía, lí tưởng hóa hay dung tục hóa. Sự vận động của tính cách được quyết đinh bởi logic nội tại của nó trong mối quan hệ với hoàn cảnh xung quanh. Tác giả có thể có những đoạn trữ tình, nhưng nhất định không để ảnh hưởng đến diễn biến của sự việc, sự thăng trầm của nhân vật. Thực tế, các nhà văn hiện thực đã tuân thủ nguyên tắc khách quan một cách nghiêm túc. Họ đã xây dựng được những nhân vật có nội tâm phong phú, có tính cách vừa mang tính xã hội vừa có vẻ độc đáo riêng, sự vận động và phát triển của tính cách vừa có sự chi phối độc lập bên trong vừa chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài. Họ đã nhận thức và thể hiện được “phép biện chứng tâm hồn” của các nhân vật. Nhà văn không nuông chiều hoặc ác cảm với các nhân vật mà giữ một thái độ khách quan, không thuyết giáo mà để nhân vật tự bộc lộ. Nói chung, nhà văn hiện thực luôn giữ một khoảng cách hợp lí với nhân vật để đảm bảo tính khách quan cho tác phẩm.

Đỉnh cao của nguyên tắc khách quan là hiện tượng nhân vật nổi loạn. Đây là hiện tượng hướng đi về sau của nhân vật mâu thuẫn với dự kiến chủ quan ban đầu của nhà văn tuy nó vẫn phù hợp với sự thay đổi về sau trong nhận thức của nhà văn. Nguyên nhân là vì đối với nhà văn hiện thực, sáng tác là quá trình thâm nhập và nghiền ngẫm thực tế để khách quan hóa cái chủ quan. Đối với những tác phẩm quy mô và tầm cỡ, quá trình đó có khi kéo dài hang chục năm. Trong uqs trình lâu dài đó, rất có thể nhà văn phát hiện them những khía cạnh mới trong chân lí cuộc sống buộc phải điều chỉnh lại dự kiến chủ quan của mình. Ở đây, thế giới quan quyết định sáng tác bởi khi nhận thức của nhà văn đã thay đổi thì nhân vật phải thay đổi theo. Có điều, vì có ý đồ ban đầu của nhà văn thường là do sự thai nghén ấp ủ lâu ngày, cho nên khi buộc phải thay đổi, vẫn sẽ còn lưu lại những ấn tượng da diết đó. Điều này không có ở những nhà văn lãng mạn, mặc dù nhân vật của họ có quá nhiều đột biến. Các nhà văn hiện thực, dù là nhà văn hiện thực, cũng không

thể có được nhận thức đúng đắn ngay từ đầu đối với bất cứ nhân vật và hoàn cảnh bao chung quanh nó. Vấn đề là họ biết thay đổi, uốn nắn lại cho phù hợp với thực tế, cho dù điều đó không khi nào hoàn thành một cách triệt để.

Cần lưu ý thêm rằng, không phải bất cứ nhân vật nào trong chủ nghĩa hiện thực cũng nổi loạn, có những nhân vật nhà văn đã quen thuộc, do đó, đã dự kiến đúng đắn vận mệnh và tính cách khách quan của nó một cách đúng đắn ngay từ đầu. Mặt khác, hiện tượng nào là nhân vật nổi loạn, chỉ có nhà văn nói ra mới biết được, trừ phi chúng ta may mắn được dịp đối chiếu văn bản chính thức của tác phẩm với những văn bản đầu tiên.

Như vậy, nguyên tắc khách quan đã khiến nhà văn không còn giữ vai trò độc tôn đối với tác phẩm nữa. Cái có ý nghĩa quyết định đối với tác phẩm bây giờ là những quy luật khách quan, những logic không thể cưỡng lại của đời sống tự nhiên. Nhân vật giờ đây không phải là sản phẩm thụ động của một sự nhào nặn tùy tiện nữa mà là một đối tượng buộc nhà văn phải nghiên cứu và tôn trọng. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, tác phẩm văn học cũng là sản phẩm của người nghệ sĩ nên không thể không mang dấu ấn chủ quan của họ. Nhà văn lúc này không đánh mất vai trò của mình, tác phẩm hay hay dở tùy thuộc vào tài năng của nhà văn. Hơn nữa, về mặt tư tưởng, tình cảm, nghệ sĩ thường là người có trái tim nồng nhiệt, có tâm hồn nhạy cảm và có tình cảm hồn nhiên, bộc trực. Do vậy, họ không thể dửng dưng, lãnh đạm trước cuộc sống mặc dù văn học là tm gương ln di chuyn trên đường cái quan như Xtăngđan đã nói, mà phải miêu tả, dẫn dắt các hiện tượng của thế giới bên ngoài xuyên qua cái tâm hn sinh động của mình. Như vậy, yếu tố chủ quan vẫn không thể thiếu vắng trong văn học hiện thực, chỉ có điều các nhà văn cần có ý thức luôn khách quan hóa cái chủ quan của mình mới tạo nên được những tác phẩm hiện thực. Những tác phẩm đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực ít nhiều còn mang tính chủ quan do còn chịu ảnh hưởng sâu đậm các tác phẩm lãng mạn. Càng về sau, tính khách quan càng cao hơn, chất hiện thực càng đậm nét hơn.

Một phần của tài liệu Cảm hứng hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm nỗi đau của chàng vecte (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)