Chủ nghĩa lãng mạn

Một phần của tài liệu Cảm hứng hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm nỗi đau của chàng vecte (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG II: CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TÁC CỦA CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

2.1 Chủ nghĩa lãng mạn

2.1.1.1 Đề cao mng tưởng hơn thc ti

Chủ nghĩa lãng mạn vốn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời nên văn học thể hiện rất rõ mong muốn thoát li thực tế, tìm đến một thế giới khác, giúp con người tạm quên đi một cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn cái tôi bị tổn thương của họ. Vì lẽ đó, thế giới được tập trung thể hiện ở đây là thế giới của mộng tưởng hơn là hiện thực. Trong Tựa kịch “ Cromwen”, Huygo viết: “ Tâm hồn của co người hiện nay đặt nhiều hi vọng ở lí tưởng hơn là thực tại”. Giorgiơ Xăng cũng khẳng định: “ Nghệ thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực, mà là sự tìm tòi chân lí, lí tưởng”. Tùy thuộc vào phản ứng của hai loại người khác nhau, văn học đã tạo nên hai thế giới khác nhau, với hai loại nhân vật trung tâm khác nhau.

Đối với những người lãng mạn tích cực, họ không hòa hoãn với thực tại, mong muốn thiết lập nên một xã hội công bằng, tự do, đảm bảo hạnh phúc cho con người, họ thường vẽ nên một xã hội lí tưởng của tương lai, một xã hội cần có hơn là vốn có mặc dù còn mơ hồ, không tưởng. Đánh giá về các nhà văn lãng mạn tích cực, Lỗ Tấn nói: “ Nhìn chung họ có xu hướng như nhau: bất mãn với thời thế và không bằng lòng với tiếng kêu hòa hoãn. Cho nên họ đã cất lên những tiếng làm cho người nghe phải đứng dậy giành lấy đất trời và chống lại bọn phàm tục”.

Dành ưu tiên cho mộng tưởng, sự nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc các điều kiện khách quan của sinh hoạt xã hội bị đẩy xuống hàng thứ yếu và bị thay thế bằng những ước vọng mang tính cải lương. Những quá trình xã hội thường được giải thích dưới ánh sáng của những nguyên lí trừu tượng về luân lí và đạo

đức, về thiện và ác, về công lí và cường quyền… Tuy nhiên, trong các tác phẩm lãng mạn tích cực, đặc biệt là giai đoạn sau này, hiện thực cuộc sống hàng ngày càng được phản ánh rõ hơn, trật tự tư sản cùng những mâu thuẫn khó điều hòa của nó và nỗi thống khổ của người bình dân ngày càng được thể hiện sinh động, cụ thể hơn.

2.1.1.2 Đề cao tình cm

Chống lại sự bóp nghẹt tình cảm của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn trả lại cho con người một đời sống tình cảm phong phú hơn. Tính chất trữ tình trước bị coi khinh bao nhiêu, giờ lại được trân trọng bấy nhiêu. Tình cảm, có khi được xem như ngọn nguồn của thi hứng, của nghệ thuật: “ Hãy vỗ vào trái tim ta và thơ từ đó tuôn trào” ( Muýtxê). Chủ nghĩa lãng mạn được mệnh danh là chủ nghĩa trữ tình hay chủ nghĩa duy cảm là vì vậy.

Tin vào sức mạnh cảm hóa con người và khả năng hàn gắn xã hội của tình cảm, các nhà văn lãng mạn tích cực ra sức xây dựng những con người có tấm lòng nhân hậu, vị tha, làm hình mẫu lí tưởng cho văn học và xã hội. Ngược lại, không tìm thấy niềm vui giữa một xã hội mà trật tự của nó bị đảo lộn nghiêm trọng, không ít nhà văn lãng mạn tiêu cực xem việc tìm quên vào tình cảm như một cứu cánh. Do vậy, đề tài tình yêu được khai thác ở mọi phương diện, tính chất và mức độ.

Thiên nhiên vốn là nơi nuôi dưỡng cho những rung động tinh tế nhất trong đời sống tình cảm của con người, là nơi ẩn dật, nguồn an ủi, chống lại mọi cái phũ phàng, nhỏ nhen ở đời và là nơi gởi gắm tình yêu quê hương đát nước nên được chú ý miêu tả với tất cả chất tươi thắm của nó.

Văn học dân gian vốn là nơi lưu giữ những tình cảm trong sáng, hồn nhiên, đậm chất trữ tình nên được chú ý sưu tầm và học tập. Đây là thời kỳ các tác phẩm văn học dân gian được sưu tầm, biên soạn một cách công phu ( Truyện cổ Grimm). Người ta cũng tìm thấy nhiều dấu tích của văn học dân gian trong nhiều tác phẩm văn học viết.

Cái tôi đáng ghét của thế kỉ XVII được giải phóng, khôi phục lại địa vị rạng rỡ trên văn đàn tạo nên một nền văn học hữu ngã. Cái tôi ấy được thể hiện với tất cả vui buồn, yêu thương, cưm giận, ước mơ, hi vọng một cách mãnh liệt. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự nở rộ thể thơ trữ tình và sự xuất hiện thường xuyên các yếu tố trữ tình ngoại đề trong tác phẩm tự sự.

Các nhà văn lãng mạn ưa phô bày tình cảm, thích mổ xẻ tâm trạng, say mê trước hết với bản thân mình, nên tác phẩm của họ thường ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp có tính chất tự thuật (“Tự thú” – Rútxô, “Lời thú tội của đứa con thế kỉ”

– A.Muýtxê…). Tất nhiên, cái tôi ấy tuy riêng tây nhưng không phải không có ý nghĩa phổ biến, thậm chí phản ánh được tâm trạng của cả thế hệ thanh niên lúc bấy giờ: “ Khờ khạo thay nếu cho rằng tôi không phải là anh” (Huygo).

Do bất mãn với xã hội bên ngoài, rút sâu vào thế giới nội tâm, cách giải quyết tính cách, hoàn cảnh và số phận nhân ật của các nhà văn cũng dễ tuân theo cái nhìn chủ quan của họ mà không theo hoàn cảnh khách quan. Hoàn cảnh thường mang tính ước lệ, giả tạo. Nhân vật là sự phân thân của tác giả hoặc là người phát ngôn cho nhà văn. Nhận xét về Bairơn, Puskin nói: “ Bairơn, tác giả bi kịch, nhỏ bé biết bao so với Sêchxpia. Bairơn trước sau chỉ sáng tạo nên một tính cách…nó là những nét tính cách của bản thân Bairơn đem san sẻ cho nhân vật của mình, đem lòng tự tôn cho nhân vật này, chí căm thù cho nhân vật nọ, và nỗi u sầu cho nhân vật kia… Bairơn đưa mắt một chiều nhìn thế giới và bản tính loài người, sau đó quay mặt đi và rút vào bản thân mình”. Bút pháp lãng mạn nhiệt tình và chủ quan của Huygô cũng khiến Flaubert khó chịu: “ Chúng ta xuống quá”, “ Những nỗi khốn khổ” khiến tôi chán ngán. Tôi chẳng tìm thấy trong tác phẩm này một cái gì là chân thực hoặc lớn lao. Đấy chỉ là những hình nộm. Những ông phỗng nặn bằng bánh mì ngọt. Thực ra, đó là một đề tài rất đẹp, nhưng đáng lẽ phải cần một sự bình thản rất lớn và một tầm vóc khoa học”.

Tuy nhiên, một số tác phẩm lãng mạn tích cực đã ít nhiều phản ánh được hiện thực của cuộc sống.

2.1.1.3 Đề cao s t do

Vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người thờ kì này muốn hướng đến một cuộc sống tự do, thoát khỏi mọ rang buộc. Thi sĩ được trả lại quyền tự do tối đa cho trí tưởng và óc sáng tạo. Văn học lãng mạn không chấp nhận những quy định nghiêm ngặt và có khi vô lí của chủ nghĩa cổ điển trước đây, như luật Tam duy nht : “Cho thời gian của mọi sự kiện bằng nhau cũng nực cười chẳng nào anh thợ giày kia bắt chân của mọi người phải mang một loại giày… Con dao tam duy nhất đã cất mất đôi cánh, thậm chí của các tác gia cổ điển kiệt xuất như Raxin và Cornây”. Các nhà văn mạnh dạn cởi trói cho ngòi bút của mình với một tinh thần cải tạo triệt để: “ Chúng ta dung chiếc búa lớn đập mạnh vào mọi thứ lí luận, thi học và hệ thống, bóc trần những lớp phấn cũ kĩ trát bên ngoài nghệ thuật. Vô luận là phép tắc hay mẫu mực đều không có, nói đúng hơn, trừ những phép tắc nói chung của tự nhiên và những phép tắc cá biệt cố hữu do đề tài đòi hỏi chi phối toàn bộ nghệ thuật, thì không còn phép tắc nào nữa” (Tựa kịch “ Cromwen”). Tinh thần ấy đã mang lại cho nền văn học một sự tự do trên nhiều lĩnh vực:

Về đề tài, không có sự phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn. Mọi vấn đề đều có tư cách ngang nhau đối với văn học nghệ thuật: “Nghệ thuật kịch là một tấm gương quang học. Tất cả những gì tồn tại trên thế giới, trong lịch sử, trong cuộc sống, trong con người đều cần phải và có thể phản ánh vào đó nhưng dưới chiếc đũa thần của nghệ thuật” (Huygô). Các nhà văn quan niệm cái xấu, cái thô kệch vẫn có khả năng trở thành những hình tượng đẹp trong nghệ thuật: “Táctuýpphơ không phải đẹp, Puốcxônhắc không phải là cao thượng nhưng Táctuýpphơ và Puốcxônhắc đều là những sang tạo tuyệt vời của nghệ thuật”. Họ chú ý tạo nên những hình tượng có sự hài hòa cao độ giữa cái trác tuyệt và cái thô kệch.

Về nhân vật, văn học lãng mạn không thích cái tầm thường. Huygô quan niệm: “Cái bình thường là cái chết trong nghệ thuật”. Do vậy, tác phẩm của họ thường xây dựng những nhân vật phi thường và khổng lồ, thậm chí ngoại lệ, thông qua các biện pháp nghệ thuật phóng đại, tương phản và ước lệ, nhằm tạo nên những hình tượng độc đáo đối lập với hiện thực tầm thường và thấp kém xung quanh.

Không phân biệt văn học dành cho giai cấp nào, văn học lãng mạn đã dành chỗ đứng cho tất cả mọi tầng lớp, giai cấp, loại người trong xã hội. Đặc biệt, văn học lãng mạn tích cực đã ít nhiều thành công khi thể hiện hình ảnh đám đông quần chúng với những kiếp người đau khổ nhưng có phẩm chất tốt đẹp.

Về thể loại, khong còn sự phân biệt thiếu dân chủ khi chia tách ra thể loại cao cả hay thấp hèn. Tuy nhiên, do đặc thù riêng, văn học lãng mạn vẫn thường được thể hiện bằng thơ trữ tình hay tiểu thuyết (tình cảm) hơn cả.

Về ngôn ngữ, văn học lãng mạn ra sức mở rộng phương tiện diễn đạt, phát triển ngôn ngữ đến chỗ rất mực phong phú:

“ Trên những tiểu đoàn của đoàn quân Alêchxăngđranh ngay ngắn Tôi làm cho cơn gió cách mạng thổi rít lên

Tôi đội mũ đỏ lên cuốn từ điển cũ

Tôi gây một cơn bão táp dưới đáy lọ mực”

Câu văn trong tác phẩm lãng mạn rất phóng túng, linh hoạt, giàu nhạc họa.

Nó huy động mọi biện pháp tu từ nhằm thể hiện một cách mãnh liệt nhất cảm xúc và quan niệm của người cầm bút.

Tóm lại, chủ nghĩa lãng mạn là một phản ứng chống lại trật tự xã hội đương thời, đòng thời là một phương pháp chóng lại phương pháp cổ điển đã tồn tại trước đó trong văn học. Trong quá trình xuất hiện và tồn tại, chủ nghĩa lãng mạn phân hóa thành hai khuynh hướng trái ngược nhau. Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực là báo hiệu của sự xuất hiện các dòng văn suy đồi ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XIX. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực càng về sau, càng tiến gần đến văn học hiện thực. Dù theo khuynh hướng nào, chủ nghĩa lãng mạn cũng chính là đỉnh cao của kiểu sáng tác lãng mạn.

Một phần của tài liệu Cảm hứng hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm nỗi đau của chàng vecte (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)