Nhân vật quan tư pháp – cha Lôtthê

Một phần của tài liệu Cảm hứng hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm nỗi đau của chàng vecte (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG III: SỰ KẾT HỢP GIỮA CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT “NỖI ĐAU CỦA CHÀNG VECTE”

3.1 Sự kết hợp giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Vecte”

3.2.1 Tuyến nhân vật hiện thực

3.2.1.2 Nhân vật quan tư pháp – cha Lôtthê

Quan tư pháp, đây là nhân vật xuất hiện khá sớm trong tác phẩm. Ông là người bạn đầu tiên của Vecte từ khi chàng đặt chân lên thị trấn mới này. Tuy nhiên số lượng xuất hiện trong tác phẩm của ông không được nhiều lần lắm, nhưng ông vẫn hiện lên với tuyến nhân vật chủ nghĩa hiện thực rất rõ.

Quan tư pháp là cha của chín người con, với chức vụ của ông, nó khá đầy đủ để nuôi no ấm cho các con. Và đối với ông, được sống với đàn con thân yêu đó chính là niềm vui bất tận lớn lao nhất.

“Người ta bảo rằng nếu được nhìn thấy ông sống giữa đàn con, ông có chín đứa hết thảy, thì đó mới là niềm vui lớn cho tâm hồn”. [1a;33]

Đây là lẽ đương nhiên đối với tình cha con, đặc biệt hơn là khi đàn con của ông hết sức ngoan, xinh tươi với sự chăm sóc tận tụy của Lôtthê, con gái đầu lòng của ông. Vì công việc ông phải rời khỏi thị trấn của vùng Vanhaimơ, rời xa đàn con thân yêu, quan trọng hơn là bởi nỗi đau quá lớn với sự qua đời của người vợ yêu quý của ông. Ngôi nhà ghi khắc bao kỉ niệm ngọt ngào và hạnh phúc êm ấm với gia đình cùng người vợ và đàn con trở thành khổ hình của ông. Nỗi đau mà đối

với một người đàn ông hết lòng yêu thương gia đình thì quả rất khó khi phải đối mặt với bất hạnh mất vợ và sự đơn côi của các con.

“Ông ở trong một ngôi nhà sàn, cách đây chừng dặm rưỡi, sau khi vợ ông qua đời ông đã được phép dọn tói đó, vì ở lại thị trấn và sống trong ngôi nhà cũ là khổ hình đối với ông…”.[1a;33]

Ngay ở lần gặp đầu tiên, ấn tượng của Vecte đối với ông là: một ông già phúc hậu, người thẳng thắn và trung tín, là viên pháp quan của ông hoàng cai trị xứ này. Độ tuổi đã cao, nhưng ở ông vẫn toát lên sự phúc hậu, hiền từ, chứng tỏ ông là người sống rất tình cảm. Trong cơn hấp hối của người vợ quá cố, ông không hề che giấu sự đau đớn ấy.

“Người đã bỏ ra ngoài để che giấu nỗi khổ đau cùng cực trước các con.

Người đàn ông ấy đã hoàn toàn tan nát cõi lòng!”. [1a;116]

Nặng tình với vợ con, gia đình đến vậy, còn với những vị khách của mình, viên pháp quan cũng hết sức chân tình và nồng nhiệt. Ông khẩn khoản mời Vecte đến nhà ông chơi, hết lần này đến lần khác.

“ Ông đã mời tôi đến chơi, và thế nào tôi cũng đến trong một ngày gần đây”.[1a;33]

“ …ông đã khẩn khoản mời tôi sớm đến thăm ông tại nơi ở ẩn của ông, hay nói đúng hơn là tại vương quốc nhỏ của ông.” [1a;46].

Ông sống chan đầy tình người, ông đối với mọi người chân thật, tình cảm ấy của ông có lẽ được thể hiện tiêu biểu nhất ở đứa con đầu lòng “kho báu”

Lôtthê.

Quan hệ đầy tình người với mọi người đến thế, nhưng trong công việc ông là người rất tuân thủ theo luật pháp, quy định của xã hội.

“ Ông cũng bảo chàng rằng cứ làm theo cách đó thì luật pháp sẽ vô hiệu, an ninh quốc gia sẽ bị hủy hoại, ông còn nói thêm là trong những vụ việc như vậy ông không thể làm được gì mà lại không phải tự gánh lấy một trách nhiệm lớn lao, và mọi việc phải được tiến hành đúng trình tự mà luật pháp quy định.” [1a;187- 188].

Đây là một quyết định rất đúng với khuôn khổ của cái khuôn luật pháp. Với thân phận của một viên quan tư pháp, việc điều tra, xử tội một người phạm tội ắt là phải tuân thủ pháp luật. Hơn nữa, phạm nhân mà Vecte van xin giùm ở đây lại phạm tội giết người.

Một anh gia nhân, vì tình yêu cuồng si với nữ chủ nhân của mình, việc cô ấy kết hôn với một người nông dân làm thuê khác đã khiến anh vô cùng phẫn nỗ.

Anh không thể chấp nhận được, và cuối cùng, anh đã giết tình địch của mình với một lý do rất đỗi chua xót: “Chẳng ai lấy được nàng, nàng chẳng lấy được ai!”

[1a;186]. Sống và chết vì người mình yêu quý, lòng Vecte trào dâng cái nỗi niềm cảm thông khó chế ngự và ước muốn mãnh liệt cứu vớt con người ấy. Vecte cảm thấy người trai kia thật vô cùng bất hạnh, và dù anh ta là kẻ phạm tội, chàng vẫn thấy anh ta vô tội, chàng nhập thân vào cảnh ngộ anh ta rất sâu xa, đến nỗi tin chắc rằng có thể thuyết phục những người khác cũng sẽ nghĩ như chàng. Vecte đã cố đưa ra nhiều lý lẽ, nhiều lời biện minh để có thể giảm bớt tội cho chàng trai.

Nhưng tất cả đều vô ích, bởi:

“ nhưng… như người ta dễ dàng đoán trước được: viên pháp quan chẳng hề bị lay chuyển. Thậm chí ông cũng không để cho người bạn đáng thương của chúng ta nói hết ý mình, ông bác lại quyết liệt và trách chàng sao lại đi bênh vực cho một kẻ sát nhân!” [1a;187].

Một kẻ sát nhân, đây là một trọng tội không thể cứu vớt được tội lỗi của chàng trai. Viên pháp quan nói với Vecte như vậy là hoàn toàn không sai, bởi với chức trách, thân phận và với một tội phạm như thế, chỉ có pháp luật mới là cánh cửa đón chào. Cho nên dù cho Vecte có van nài ông đến như thế nào thì mọi chuyện không thể thay đổi được.

“ Vecte vẫn chưa chịu ông, nhưng lúc đó chàng chỉ khẩn nài ông làm ngơ cho, nếu như có người giúp phạm nhân chạy trốn! Yêu cầu đó của chàng cũng bị viên pháp quan gạt phắt.” [1a;188].

Vecte trở nên đuối lý khi có sự tham gia vào câu chuyện của Anbec, và việc viên pháp quan nhắc đi nhắc lại: “ Không, không ai cứu nổi hắn ta đâu!” [1a;188],

là một minh chứng hùng hồn cho sự thắng thế của lí trí, của pháp luật và những quy định của luật lệ xã hội.

Một phần của tài liệu Cảm hứng hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm nỗi đau của chàng vecte (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)