Tiền đề lịch sử - xã hội

Một phần của tài liệu Cảm hứng hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm nỗi đau của chàng vecte (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.2 Chủ nghĩa hiện thực

1.2.1 Tiền đề lịch sử - xã hội

Khái niệm chủ nghĩa hiện thực được hiểu theo nhiều cách khác nhau và sử dụng trong nhiều trường hơp khác nhau. Có khi, nó được hiểu là một kiểu sáng tác – kiểu sáng tác tái hiện nhưng cũng có khi được hiểu là một trào lưu văn học – đối tượng của bộ môn lịch sử văn học. Bên cạnh đó, khái niệm này còn được hiểu là một phương pháp sáng tác, tức là những nguyên tắc phản ánh có tính chất tư tưởng, nghệ thuật của trào lưu văn học. Hiểu theo nghĩa này, chủ nghĩa hiện thực cũng có nhiều dạng. Đó là chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực trong thời phong kiến mạt kì ở phương Đông… nhưng chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX ở Tây Âu là đạt đến đỉnh cao nhất

Sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực dựa trên những tiền đề về lịch sử - xã hội và ý thức như sau:

* Cơ s xã hi

Chủ nghĩa hiện thực xuất hiện và phát triển trong điều kiện chế độ tư bản chiếm địa vị thống trị, phong trào công nhân bắt đầu lơn mạnh. Quan hệ xã hội đi tới hình thái đơn giản hóa nhất, đồng thời đạt mức độ sâu sắc nhất, gay gắt nhất.

Mâu thuẫn chủ yếu nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Đặc điểm tình hình xã hội châu Âu thời kì này được Mác và Ănghen xác định: “Từ khi có công nghiệp lớn, ít nhất là từ hòa ước châu Âu năm 1815, ở Anh

việc tranh giành quyền thống trị giữa hai giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản – đã trở thành trọng tâm của toàn bộ cuộc đấu tranh chính trị ở nươc này… Ở Pháp, kh dòng vua Buốcbông trở về nước, sự việc giống như thế cũng phản ánh vào ý thức mọi người… Và từ năm 1830 trở đi ở hai nước ấy, giai câp công nhân, tức là giai cấp vô sản, đều được coi là chiến sĩ thứ ba đấu tranh giành quyền thống trị. Quan hệ đã đơn giản hóa đến mức chỉ có người cố ý nhắm mắt lại mới không thấy rằng cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp lớn ấy và sự xung đột vì lợi ích của họ là động lực của toàn bộ lịch sử cận đại” (Nguyên lý triết học Mascxit – Mác và Ănghen).

Ở Pháp, sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1830 lật đổ vương triều Buốcbông, một nền quân chủ tư sản được thành lập. Thực chất chính quyền nằm trong tay đại tư sản, trước hết là bọn tư sản tài chính. Trong khi đó, với sự phát triển của máy móc, hầm mỏ, đường sắt, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo và tập trung. Từ năm 1831 đến năm 1834, ở Pari và Lion, công nhân và nhân dân lao động nhiều lần nổi dậy đòi tăng lương giảm giờ làm, cải thiện đời sống. Những cuộc đấu tranh này dẫn tới cách mạng năm 1848, “trận giao chiến lớn đầu tiên giữa giai cấp đối lập trong xã hội đương thời” (Mác – Đấu tranh gai cấp ở Pháp).

Nước Anh, nơi diễn ra sớm nhất bước ngoặt về công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển tư bản chủ nghĩa, cũng là “đất nước điển hình của giai cấp vô sản” (Mác – Tình cảnh giai cấp công nhân Anh). Phong trào Hiến chương bắt đầu vào những năm 30, đạt tới cao trào vào những năm 40, đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tính căng thẳng của mâu thuẫn xã hội.

Tại Đức, do điều kiện kinh tế chính trị, cách mạng tư sản hoàn thành chậm, nhưng sang những năm 40, công nhân bị bóc lột bởi một giai cấp tư sản sinh sau đẻ muộn muố tích lũy tư bản và phát triển công nghiệp nhanh chóng để cạnh tranh với các nước tư bản khác ở châu Âu, đã đứng lên đấu tranh. Đặc biệt, cuộc nổi dậy của những người thợ dệt vùng Xiêdi năm 1844 được Mác đánh giá là “chưa một cuộc nổi dậy nào ở Pháp và ở Anh có được tính lý luận và tính có ý thức như vậy”.

Thực tiễn phát triển xã hội và đấu tranh giai cấp là cơ sở chủ yếu cho sự ra đời và nảy nở ủa chủ nghĩa hiện thực. Nghệ sĩ không phản kháng cái ác cái bí ẩn, trừu tượng nữa, họ lên án một xã hội mà sự xấu xa đã bị phơi bày.

* Cơ s ý thc

Thế kỉ XIX là thế kỉ của sự nở rộ những thành tựu khoa học cả tự nhiên và xã hội. Về xã hội học, học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanhximông, Phuriê và Ôoen ra đời vào những năm đầu thế kỉ tuy đã đưa ra đề án cải tạo xã hội mang tính cải lương nhưng họ chỉ ra được mâu thuẫn giai cấp trong xã hộ và phê phán quan hệ tư bản chủ nghĩa. Tuy kê đơn sai nhưng họ đã bắt mạch đúng căn bệnh của xã hội, điều này cũng giúp ích cho mọi người trong việc nhận thức xã hội.

Về sử học, trong khi các sử gia phong kiến ra sức khẳng định chế độ tư bản chủ nghĩa chỉ tồn tại tạm thời, chế độ phong kiến mới tồn tại vĩnh hằng, bất biến, cách mạng năm 1789 chỉ là ngẫu nhiên và sẽ bị đảo ngược thì các sử gia tư sản lại chứng minh rằng thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến quý tộc là một tất yếu lịch sử. Mặc dù đứng trên lập trường của giai cấp tư sản, nhưng luận điểm của họ là tiến bộ, đúng đắn và vô hình trung đã vạch ra được quy luật đấu tranh giai cấp như một phương diện quan trọng trong động lực phát triển lịch sử.

Ănghen năm 1894 đã viết rằng nếu như Mác phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử thì Chiêri, Minhi, Ghiđô, các sử gia tư sản Pháp, “cho đến năm 1850 chứng tỏ họ đang cố gắng tiến tới quan niệm ấy”.

Về triết học, trong nhiều hệ thống triết học thế kỉ XIX, chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân chủng của Phơbách, chủ nghĩa thực chứng của Căng-Xpensơ đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực. Hêghen mặc dù đứng trên quan điểm duy tâm vẫn ủng hộ trong nhận thức của nhà văn cách hiểu cuộc sống con người như một quá trình biện chứng khách quan của quá trình phát triển lịch sử của chính thực tại. Khái niệm tự do và triết học lịch sử của ông tràn đầy niềm tin lạc quan vào tương lai tiến bộ của loài người, tràn đầy lí tưởng về sự tất thắng của trí tuệ và nhân đạo. Triết học Phơbách

đã đổi mới về mặt lí luận việc loại trừ khỏi chủ nghĩa hiện thực mọi loại thần bí, khẳng định tính độc lập và sưc sáng tạo của con người. Triết học nhân chủng học của ông đã soi rọi vào chủ nghĩa duy tâm một niềm tin xác tín rằng ngoài thiên nhiên và con người thì không còn thứ gì tồn tại, rằng phẩm chất cao quý của trí tưởng tượng chúng ta sáng tạo ra chỉ là sự phản ánh bằng tưởng tượng thực chất của con người khẳng định ý nghĩa của đạo đức trong quan hệ giữa mọi người, quyền của mọi người được hạnh phúc, lòng tin vào vấn đề của con người là một bản chất lí trí và nhân hậu.

Về mĩ học, nguyên lí mĩ học được phần đông các nhà văn hiện thực tôn thờ là hiện thực cuộc sống chính là nguồn gốc của mọi loại nghệ thuật có giá trị, tính hiện thực là cơ sở của mọi tưởng tượng có hiệu quả, cái đẹp trong nghệ thuật là cuộc sống được phản ánh một cách trung thực, nhiệm vụ trung tâm của vă học là tái tạo chân lí cuộc sống một cách nghệ thuật, con người là đối tượng trung tâm của văn học.

Về khoa học tự nhiên, từ năm 30-50 của thế kỉ XIX, nhân loại đã chứng kiến ba phát minh quan trọng của thế giới, gồm định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết về Tế bào và thuyết Tiến hóa. Đây là những phát minh vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm siêu hình, phá tan quan niệm về sự bất động, bất biến trong tự nhên, chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Đây là tiền đề quý báu giúp cho các nhà văn có một trình độ tr thức nhất định về thế giới để nhận thức và phản ánh thế giới một cách toàn diện, tránh được những căn bệnh ảo tưởng, phiến diện.

Cũng cần phải nhìn nhận sự kế thừa của văn học hiện thực phê phán đối với các trào lưu, phương pháp trước đó. Các nhà văn hiện thực tiếp thu được truyền thống hiện thực từ Sêchxpia và Môlie, hai nhà văn hiện thực nhất của thế kỉ XVI và XVII, tiếp thu được tinh thần dân chủ và tiến bộ các nhà văn Ánh sáng (về khả năng nhận thức của ls trí cũng như sự tác động của hoàn cảnh lên tính cách, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, mục đích của nghệ thuật ) cũng như rút kinh

nghiệm từ các ảo tưởng của họ (đề cao “con người tự nhiên”, phi lịch sử, về vai trò quyết định của học vấn và giáo dục trong việc cải tạo xã hội). Đặc biệt, chủ nghiac hiện thực tiếp thu được giá trị hiện thực của các tác phẩm lãng mạn tích cực, rút kinh nghiệm từ những hạn chế của phương pháp này.

Một phần của tài liệu Cảm hứng hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm nỗi đau của chàng vecte (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)