Các tiểu trường từ vựng ngữ nghĩa về chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh...71 3.1.1.. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ gópphần tìm h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN MẠNH HÙNG
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRỊNH THỊ MAI
NGHỆ AN - 2012
Trang 2MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Đóng góp của luận văn 9
6 Cấu trúc của luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
1.1 Từ và nghĩa của từ 11
1.1.1 Từ 11
1.1.2 Nghĩa của từ 15
1.2 Đặc điểm hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa 22
1.2.1 Hệ thống trong ngôn ngữ 22
1.2.2 Hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa 24
1.3 Trường từ vựng - ngữ nghĩa 25
1.3.1 Khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa 25
1.3.2 Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa 26
1.4 Tác giả Nguyễn Xuân Khánh và các tiểu thuyết lịch sử 30
1.4.1 Vài nét về Nguyễn Xuân Khánh 30
1.4.2 Về các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh 32
1.5 Tiểu kết chương 1 35
Chương 2 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 37
Trang 32.1 Các tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa về Tôn giáo trong tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh 37
Trang 42.1.2 Trường từ vựng ngữ nghĩa về đạo Mẫu 44
2.1.3 Trường từ vựng ngữ nghĩa về đạo Thiên Chúa 49
2.2 Vai trò của trường từ vựng ngữ nghĩa về tôn giáo trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh 52
2.2.1 Dẫn nhập 52
2.2.2 Vai trò của trường từ vựng về tôn giáo trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm 53
2.2.3 Vai trò của trường từ vựng về tôn giáo trong việc thể hiện thái độ của tác giả 66
2.3 Tiểu kết chương 2 69
Chương 3 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 71
3.1 Các tiểu trường từ vựng ngữ nghĩa về chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh 71
3.1.1 Trường từ vựng về đối tượng tham gia chiến tranh 72
3.1.2 Trường từ vựng về các phương tiện chiến tranh 76
3.1.3 Trường từ vựng về tính chất, hậu quả của chiến tranh 81
3.2 Vai trò của trường từ vựng về chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh 86
3.2.1 Trường từ vựng về chiến tranh trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh với vai trò khắc họa hiện thực cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp 86
3.2.2 Trường từ vựng về chiến tranh với vai trò thể hiện thái độ của tác giả 91
3.3 Tiểu kết chương 3 96
KẾT LUẬN 97
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Tác phẩm văn học là một hệ thống ký hiệu có tổ chức riêng Trong
đó các đơn vị từ, ngữ, câu đều là những phương tiện quan trọng mang giá trịthẩm mỹ Từ ngữ chính là nguyên liệu cơ sở giữ vai trò cơ bản trong việc xâyđắp nên hình tượng nghệ thuật, yếu tố quyết định sự tồn tại của tác phẩm vănhọc Mỗi nhà văn có một cách dùng từ riêng Mỗi tác phẩm có một hệ thốnglớp từ ngữ mang đặc trưng riêng Từ ngữ là một trong những thành tố tạo nêndấu ấn của tác phẩm và cũng là một trong những thành tố góp phần làm nênphong cách của tác giả
1.2 Nền văn học Việt Nam đương đại đang xuất hiện khá nhiều nhàvăn với nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, thu hút sự chú ý của dưluận Trong số đó phải kể đến một nhà văn đặc biệt, nhà văn Nguyễn XuânKhánh Nguyễn Xuân Khánh được coi như một hiện tượng bởi vì đến tuổixưa nay hiếm ông mới đột phá, mới làm bạn đọc sửng sốt bởi ba bộ tiểuthuyết lịch sử lần lượt xuất hiện, và đều đạt các giải thưởng cao nhất của hội
nhà văn Việt Nam Hồ Quý Lý, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa đã làm
nên tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh Với ba cuốn tiểu thuyết lịch sử có giá trịnày, Nguyễn Xuân Khánh đã có những đóng góp không nhỏ cho nền vănhọc nước nhà Mỗi tác phẩm là một dáng vẽ được viết theo những phongcách khác nhau nhưng đều in đậm phong cách Nguyễn Xuân Khánh Mộttrong những đặc trưng ngôn ngữ tạo nên dấu ấn riêng của nhà văn qua cáctiểu thuyết lịch sử là các trường từ vựng ngữ nghĩa Trong đó trường từ vựng
về tôn giáo và trường từ vựng về chiến tranh là hai trường từ vựng bao trùmxuyên suốt, tiêu biểu nhất
Trang 6Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ gópphần tìm hiểu phong cách của một nhà văn nổi tiếng mà còn góp một phần tưliệu để giảng dạy văn học trong nhà trường, nhất là giảng dạy các tác phẩm tiểuthuyết lịch sử.
Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Trường từ vựng - ngữ nghĩa
về tôn giáo và chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh”
để nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Lý thuyết về trường từ vựng ngữ nghĩa đã được nghiên cứu từ lâu
Ở Việt Nam đã có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về vấn đề này Có thể
kể đến một số tác giả tiểu biểu như Giáo sư Đỗ Hữu Châu với các công trình
như Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt; Các bình diện của từ và từ tiếng Việt;
Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng; Trường từ vựng ngữ nghĩa và hiện tượng nhiều nghĩa; Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa… Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp với cuốn Từ vựng tiếng Việt Giáo
sư Nguyễn Đức Tồn với luận án Phó Tiến sĩ Trường từ vựng bộ phận cơ thể
người Giáo sư Lê Quang Thiêm với Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858
- 1945 Nguyễn Văn Tu với Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại Hoàng Văn
Hành với các công trình Về tính hệ thống của vốn từ tiếng Việt; Về nghĩa của
các từ biểu thị sự nói năng trong tiếng Việt.
Vận dụng lý thuyết Trường từ vựng ngữ nghĩa để nghiên cứu cáctrường từ vựng cụ thể đã có rất nhiều công trình nghiên cứu là các luận án,luận văn, các bài báo Các công trình có thể kể đến như:
Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Đức Tồn “Trường từ vựng bộ phận cơ
thể người” (1988) đã đi sâu nghiên cứu một trường từ vựng, cụ thể là trường từ
vựng bộ phận cơ thể người, qua các tiểu trường từ vựng bộ phận cơ thể người,tác giả đã phân tích, lý giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa rất lý thú
Trang 7Năm 1996, Nguyễn Thúy Khanh với luận án Phó tiến sĩ cũng nghiên
cứu một trường từ vựng tiêu biểu đó là “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa
tên gọi động vật” Từ các tên gọi động vật, tác giả cũng đã lý giải mối quan hệ
ngôn ngữ và văn học và có nhiều nhận xét mới mẻ về tên gọi động vật
Nguyễn Ngọc Trâm là tác giả đã có một số công trình nghiên cứu các
trường từ vựng ngữ nghĩa cụ thể, chẳng hạn như “Tìm hiểu nhóm từ biểu thị
phản ứng tâm lý tình cảm” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1975).
Chu Bích Thu cũng đi vào một số nhóm từ cụ thể như “một vài suy nghĩ
về nghĩa những từ thuộc nhóm “tròn - méo” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1975).
Tác giả Hoàng Trọng Canh là người có nhiều công trình nghiên cứu về
trường từ vựng ngữ nghĩa như “Văn hóa người Nghệ Tĩnh qua vốn từ vựng
nghề cá” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, 1996), “từ chỉ nghề nghiệp trong phương ngữ Nghệ Tĩnh” (Đề tài cấp Bộ, 2005).v.v…
Giáo sư Đỗ Thị Kim Liên cũng có nhiều công trình nghiên cứu về
trường từ vựng như: “Trường ngữ nghĩa về cây lúa và các sản phẩm từ lúa
phản ánh đặc trưng văn hóa lúa nước trong tục ngữ Việt” (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, 2006), “Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt” (Ngôn ngữ đời sống, số 6, 2007).v.v…
Những năm gần đây có rất nhiều công trình là bài báo, luận văn thạc sĩnghiên cứu về các trường từ vựng cụ thể trong tác phẩm văn học như Trịnh
Thị Mai với “Tiếp cận bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận qua các trường
từ vựng ngữ nghĩa” (Kỷ yếu Ngữ học trẻ, 2008) Trần Thị Mai với “Trường
từ vựng chỉ không gian trong tập thơ lửa thiêng của Huy Cận ” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1 + 2, 2010) Đỗ Thị Hòa với “Một số đặc điểm tâm lý văn hóa Việt qua nhóm từ ngữ thuộc trường nghĩa loài thú trong ca dao” (Kỷ yếu Ngữ học trẻ, 2008) Phan Thị Thúy Hằng với “Trường từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao của người Việt” (Luận văn thạc sĩ trường
Trang 8Đại học Vinh 2007); Lê Thị Thanh Nga với “Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc
trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi” (Luận văn thạc sĩ trường Đại học Vinh 2008); Hai tác giả Hoàng Anh và
Nguyễn Thị Yến với “Trường nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng
đá” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7 - 2009).v.v…
2.2 Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn tương đối “lạ” bởi vì khi bước vàotuổi xưa nay hiếm thì ông mới thực sự nổi tiếng, các tác phẩm của ông liêntục ra đời và liên tục nhận được các giải thưởng lớn, thu hút sự chú ý của bạnđọc Nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh có rất nhiều bài viết như: Tại cuộc
hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly đăng trên báo Văn nghệ, số 41 (7-10-2000),
rất nhiều nhà văn đã đọc tham luận như nhà văn Hoàng Quốc Hải với bài
Những điều khả ái trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh; nhà văn Trần Thị Thường đọc tham luận Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly; nhà văn Châu Diên với Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và tư chất nhà văn trong Nguyễn Xuân Khánh; nhà văn Hoàng Tiến đọc tham luận Thân phận kẻ sĩ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly.v.v.
Tác giả Nguyễn Diệu Cầm trong bài Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn
trở lại nêu lên điểm nổi bật về thủ pháp nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Quý Ly
“Không phải ngẫu nhiên, Hồ Quý Ly lôi cuốn trước hết ở cấu trúc vòng tròn,
mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh gọi là thủ vĩ ngâm, với chương I mở đầu bằng “Hội thề Đồng Cổ và chương XIII kết thúc bằng Hội thề Đốn Sơn” Để
có được kết cấu tiểu thuyết khiến người đọc bị lôi cuốn không dứt ra được ấy, Nguyễn Xuân Khánh đã phải ba lần viết đi viết lại trong nhưng năm 1978,
1985, 1995, chưa kể chính ông đã bị thu hút bởi nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly ngay từ những năm 1970 Cấu trúc vòng tròn trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã dẫn dụ độc giả theo dòng sự kiện lịch sử, lại theo dòng thời gian tiểu thuyết của một lối viết hiện đại Lối viết này vừa tuân thủ thời gian “chương hồi”
Trang 9của tiểu thuyết phương Đông, vốn tôn trọng sự kiện và con người lịch sử, nhưng lại khéo kết hợp với một cách xử lý phương Tây, khi tác giả không miêu tả trực diện nhân vật chính Hồ Quý Ly từ đầu đến cuối, mà miêu tả Hồ Quý Ly qua nhiều điểm nhìn”.
Linh Thoại trong bài Tiểu thuyết Hồ Quý Ly: Đưa người Việt đến gần
hơn với sử Việt đăng trên Báo Tuổi trẻ (3/10/2000) đánh giá cao thành công
của Nguyễn Xuân Khánh trong tái hiện một thời đại lịch sử đã qua mà khônglàm bạn đọc thấy xa lạ, đồng thời thấy gần gũi hơn với sử Việt Trong bài viếtnày, Linh Thoại còn khẳng định thành công của Nguyễn Xuân Khánh khi xây
dựng một số nhân vật lịch sử: “Tác giả khắc họa thành công nhiều chân dung
lịch sử như Trần Nghệ Tông, Trần Khát Chân, Phạm Sư Ôn, Nguyễn Anh Cẩn, Hồ Hán Thương, đặc biệt là Hồ Nguyên Trừng, con trai của Hồ Quý Ly Mỗi người mỗi cái nhìn thời cuộc, mỗi tính cách, mỗi tâm hồn và qua họ ta khám phá được xã hội về con người của một thời đại” Bài viết còn chỉ ra
“Những câu chuyện lịch sử được kể bằng một giọng văn rất nhẹ đã dễ dàng
đi vào lòng người đọc Vấn đề “trung quân”, “ái quốc” trước những biến dịch của cuộc đời qua sự miêu tả tinh tế đời sống nội tâm các nhân vật đã dẫn người đọc trở về với lịch sử dân tộc bằng cả một niềm trân trọng”, và
“Bên cạnh những câu chuyện lịch sử của chính trường Đại Việt, tiểu thuyết là
một áng văn nhẹ nhàng của tình yêu thương: tình yêu đất nước, tình vua tôi, tình cha con, vợ chồng, tình yêu nam nữ Đồng thời tác phẩm còn là bức tranh đẹp về Thăng Long ngàn năm văn hiến”.
Ngoài ra còn có một số bài viết khác về tiểu thuyết Hồ Quý Ly như
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly - thưởng thức và cảm nhận của Hoàng Cát (Tạp chí Sách, số 11/2000); Hồ Quý Lý tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
của Lại Nguyên Ân (Báo Thể thao & Văn hóa, số 58, 21/7/2000); Mắt bão
giữa trần ai của Đỗ Ngọc Yên (Báo Sức khỏe đời sống, số 74, ra ngày
Trang 1013/9/2000); Mấy suy nghĩ khi đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Kiều Cẩm Tú (Báo Người làm chè); Văn xuôi năm 2001 - những tín hiệu vui của Nguyễn Hòa (Văn nghệ, số 3, 19/1/2002); Ấn tượng văn chương năm 2001 của Đinh Quang Tốn (Văn nghệ, số 5+6+7+8, 2002).v.v.
Về tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn cũng có hàng loạt bài viết trên cả báo viết và báo mạng như: Trần Thị An với bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân
gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2007; Sức quyến rũ của Mẫu Thượng Ngàn của tác giả Vũ Hà; Mẫu Thượng Ngàn - Nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh trong cuộc trao
đổi giữa Việt Báo với nhà nghiên cứu - phê bình văn học Phạm Xuân
Nguyên; Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết mới của tác giả
Quỳnh Châu… Trong đó, đáng chú ý có một số bài nghiên cứu đề cập đếntrực tiếp đến thủ pháp nghệ thuật và nội dung của tác phẩm:
Tác giả Trần Thị An trong bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian
trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học,
số 6/2007 đã đặt không gian của cuốn tiểu thuyết trong bối cảnh văn hoá dân
gian Việt Nam và nghiên cứu tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn trong mối liên
hệ với thực tế các phong tục tập quán truyền thống xưa của dân tộc Việt.Qua đó, bước đầu nhìn nhận quan điểm của nhà văn về tín ngưỡng của ngườiViệt
Trong Sức quyến rũ của Mẫu Thượng Ngàn, Vũ Hà đã nhận xét một cách khái quát về tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn: “Là cuốn tiểu thuyết về
văn hóa phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20” và
“Mẫu Thượng Ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối
thế kỉ 19”.
Trang 11Đối với Đội gạo lên chùa là một tác phẩm vừa mới trình làng khi ông
ở tuổi 80 cũng đã được đón nhận một cách nồng nhiệt nhất của độc giả
Như bài viết Chuyện chưa kể về nhà văn “Đội gạo lên chùa” của Cúc
Phương trên truyền hình số VTC đã cho thấy sức lao động của nhà vănNguyễn Xuân Khánh để cho ra đời đứa con tinh thần của mình Hay bài
viết lão mai Nguyễn Xuân Khánh vẫn rừng rực nở hoa của Hồng Minh đã
đề cao vai trò của Phật giáo trong tác phẩm Đội gạo lên chùa; Nguyễn
Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc; Mai Anh Tuấn “Tác giả chủ trương
Phật giáo là “lối sống tốt đẹp lành mạnh nhất” bởi [ ] trên thế gian “rất
cần đến cái tâm cao thượng Có được cái vô ngã, cái từ bi hỉ xả của đức Phật thì mới mong thế gian được an lành”; “nếu hai chữ ấy [từ bi] mà bị mất đi hoàn toàn chắc chắn con người sẽ bị rơi lại vào thời mông muội Từ
đó, Vô Úy, Vô Chấp, Vô Trần, Khoan Hòa, Khoan Độ không chỉ là Phật danh mà cần xây dựng như Phật tính trong thời hiện đại/tại này Nguyễn Xuân Khánh muốn đánh đổi hành trạng mỗi nhân vật thành biểu tượng của quá trình nhận thức Phật pháp trong mỗi con người”; Nhà nghiên cứu
Phạm Xuân Thạch viết về Đội gạo lên chùa “Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh giống như một “kẻ cạnh tranh” của sử học, nó buộc chúng ta phải nhìn hiện thực lịch sử với một con mắt phức tạp hơn Nó buộc ta phải suy
tư về những nền móng của sự tồn tại bền bỉ của làng xã ở đồng bằng Bắc
bộ, những cơ chế tự điều tiết về mặt tinh thần và về cả những gì đã bị những vận động của lịch sử tàn phá ”.
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp Đạihọc nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh như: Tác giả
Hoàng Thị Thúy Hòa (2007) trong Luận văn thạc sĩ Đặc điểm tiểu thuyết
lịch sử Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định hiện tượng Nguyễn Xuân
Khánh trong dòng văn học đương đại Tác giả khảo sát, phân tích và luận
Trang 12giải hướng khai thác các vấn đề lịch sử và hư cấu lịch sử trong sáng tạo
tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn, sau đó tìm hiểu, xác định những đặc sắc trong nghệ thuật thể
hiện của Nguyễn Xuân Khánh Tác giả Lê Thị Thúy Hậu (2009), với Luận
văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn đã chỉ ra sự đa dạng và phong phú trong việc xây dựng thế
giới nhân vật với một số lượng đồ sộ, nhiều kiểu loại Đặc điểm đổi mớicủa Nguyễn Xuân Khánh trong tái hiện không gian và thời gian là kết hợp,lồng ghép nhiều chiều, nhiều kiểu không gian thời gian vào nhau và giọng
điệu, kết cấu, nghệ thuật trần thuật trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn
cũng là những điểm nổi bật và đặc sắc Tác giả Đào Thị Lý (2010) với
Luận văn thạc sĩ Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh qua
hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn đã khẳng định cách nhìn
mới về quá khứ dân tộc, trong đó nhân vật là những người đã được nhà văndành cho những tình cảm hết sức đặc biệt Theo tác giả, Nguyễn XuânKhánh đề cao vai trò của người phụ nữ vì chính những đức tính, phẩm chất,sức sống cũng như tình yêu của họ đã lý giải ngọn nguồn sức sống của tâmhồn, văn hóa Việt Nam
Điểm lại các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy đến nay đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh nhưngchưa có công trình nào nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ, đặc biệt chưa có côngtrình nào nghiên cứu về trường từ vựng trong ba tác phẩm của ông Vì vậy,
chúng tôi chọn Trường từ vựng ngữ nghĩa về tôn giáo và chiến tranh trong
tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh để làm đề tài nghiên cứu.
3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 13Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Trường từ vựng về tôn giáo và
trường vựng về chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
Vì đặc trưng của từng tác phẩm và cũng do giới hạn của một luận văn nênchúng tôi chỉ khảo sát hai trường từ vựng này trong hai cuốn tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh là “Mẫu Thượng Ngàn” và “Đội gạo lên chùa” Đây là
hai tác phẩm lớn được xuyên suốt, bao trùm bởi hai trường từ vựng lớn nhất
là trường về tôn giáo và trường về chiến tranh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê phân loại các tiểu trường từ vựng của hai trường từ vựnglớn là trường từ vựng về Tôn giáo và trường từ vựng về Chiến tranh trong haitác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh
- Phân tích miêu tả các trường từ vựng về Tôn giáo và Chiến tranh
- Phân tích vai trò của hai trường Tôn giáo và Chiến tranh trong tácphẩm của Nguyễn Xuân Khánh
- Rút ra nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ Nguyễn Xuân Khánhqua hai trường từ vựng về Tôn giáo và Chiến tranh
4 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê phân loại: Thống kê các từ thuộc hai chủ đềTôn giáo và Chiến tranh sau đó phân loại các tiểu trường
- Phương pháp phân tích miêu tả: Phân tích miêu tả từng trường cụ thể
- Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh hai trường với nhau về số từ,
số lần xuất hiện về vai trò
5 Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa
về tôn giáo và chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
Trang 14Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm nhận định cái tên
Nguyễn Xuân Khánh là “một hiện tượng văn học” Công trình cũng là những
tư liệu bổ ích phục vụ cho việc dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường,nhất là giảng dạy các tác phẩm là tiểu thuyết lịch sử
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Trường từ vựng - ngữ nghĩa về tôn giáo trong tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
Chương 3: Trường từ vựng - ngữ nghĩa về chiến tranh trong tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
Trang 15NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Từ và nghĩa của từ
1.1.1 Từ
1.1.1.1 Định nghĩa từ
Vấn đề từ rất phức tạp do vậy có rất nhiều định nghĩa về từ
V Brondal: “Từ bao giờ và ở đâu cũng phải là một yếu tố của
thông báo”.
K Buhler: “Các từ là những kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được
cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường”.
W Schmidt: “Từ không phải là tổng số có tính số học của vật chất âm
thanh và ý nghĩa mà là một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính vật chất âm thanh và ý nghĩa”.
E Sapir: “Từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn toàn độc lập và
bản thân có thể làm thành một câu tối giản”.
F.F Fortunatov: “Từ là bất cứ âm nào của lời nói, trong ngôn ngữ từ
có một ý nghĩa khác với ý nghĩa của những âm cũng là từ khác”.
Những định nghĩa ở trên, mỗi định nghĩa đều đề cập đến một mặt của
từ và có những hạn chế nhất định Định nghĩa của V Brondal thiên về chứcnăng giao tiếp của từ, của K Buhler thiên về ngữ âm, định nghĩa của
W Schmidt và F.F Fortunatov mang tính chung chung không cụ thể, khôngbao quát còn định nghĩa của E Sapir thiên về ngữ nghĩa Mỗi định nghĩa đều
có những điểm khác nhau, do vậy đòi hỏi phải có một định nghĩa mang tínhkhái quát Một số nhà ngôn ngữ đã định nghĩa theo hướng này
O.P Xunik cho rằng nên có những định nghĩa bộ phận: từ ngữ âm, từ
từ vựng, từ ngữ pháp
Trang 16S.E Jakhpntov cho rằng có ít nhất năm quan niệm khác nhau về cái gọi
là từ: từ chính tả, từ từ điển học, từ ngữ âm, từ biến tố, từ hoàn chỉnh
Còn đối với vấn đề từ tiếng Việt cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau.Đến nay đã có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt của các tác giả như Lê Văn
Lý, Phan Khôi, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Kim Thản,Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu… Các định nghĩa về từ tiếng Việt có thể chia làmhai hướng quan niệm Quan niệm coi tiếng là từ như hai tác giả Nguyễn TàiCẩn, Nguyễn Thiện Giáp Quan niệm thừa nhận từ với ba đặc điểm: hoànchỉnh về âm và nghĩa, có tính độc lập, chức năng ngữ pháp Các tác giả tiêubiểu cho quan niệm này là Nguyễn Kim Thản, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, ĐỗThị Kim Liên,v.v…
Nguyễn Kim Thản cho: từ là đơn vị của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các
đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về âm và nghĩa, có chức năng ngữ pháp.
Đỗ Hữu Châu cho: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố
định bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu [6; 336].
Luận văn của chúng tôi lấy định nghĩa từ theo hướng quan niệm thứ hailàm cơ sở để khảo sát trường từ vựng
1.1.1.2 Phân loại từ
Vốn từ của một ngôn ngữ được phân thành các lớp khác nhau dựa vào các
cơ sở phân loại khác nhau như về cấu tạo, về nguồn ngốc, về phạm vi sử dụng
a Các lớp từ xét về mặt cấu tạo
Xét về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được phân loại thành từ đơn, từ láy, từghép Sự phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện ra cơ chếngữ nghĩa thống nhất trong những từ cùng thuộc một kiểu loại
Trang 17- Từ đơn: là những từ do một hình vị tạo nên Đặc điểm về mặt ngữpháp của chúng là có thể dùng độc lập (độc lập về vị trí và độc lập về ngữpháp) Từ đơn có hai loại là từ đơn nguyên gốc và từ đơn suy phỏng Xét vềmặt ý nghĩa, các từ đơn đại bộ phận đều có ý nghĩa hết sức khái quát “Không
kể các trường hợp đồng âm, tính khái quát của các từ đơn thể hiện ở haiphương diện: thứ nhất, có ý nghĩa loại lớn (génerique), ngoại diên (extension)của mỗi từ bao quát rất nhiều sự vật, hiện tượng thường thì đồng tính, nhưngcũng có khi không đồng tính; thứ hai, ở khả năng tương ứng với một số cấutrúc biểu niệm khác nhau, sự phức hóa sẽ có tác dụng cố định hóa từng cấutrúc biểu niệm đó” [6; 359]
- Từ láy: Phương thức láy là phương thức tác động vào một hình vị rồi
tự thân có nghĩa (hoặc một đơn vị phức hợp có nghĩa) làm xuất hiện một hình
vị láy có hình thức ngữ âm giống hoặc gần giống với nó Hình vị có nghĩa sẽđược gọi là hình vị cơ sở Phương thức láy có thể tạo ra hình thái của từ, biểuthị các ý nghĩa tình thái và quan hệ ngữ pháp hoặc tạo ra từ mới, tức là tạo ranhững từ có cấu trúc nghĩa mới, khác so với cấu trúc của đơn vị cơ sở
Phân loại từ láy dựa vào mức độ láy ta có từ láy hoàn toàn và láy bộphận, dựa vào số lần láy ta có từ láy đôi, láy ba, láy tư
- Từ ghép: Phương thức ghép tác động cùng một lúc vào hai vị trí rồi tựthân có nghĩa, kết hợp chúng với nhau, sản sinh ra một từ mới Sự tác độngnày được tiến hành theo một số quy tắc sau
Sử dụng hình tố vị trí làm phương tiện để tạo lập các đơn vị định danhtheo hai quy tắc: Quy tắc một là những yếu tố có đánh dấu đứng trước, yếu tố
có đánh dấu đứng sau chó má, áo xống, ruộng nương,… những yếu tố đứng
trước có nghĩa chung, bao quát, không hạn chế về mặt phong cách và phạm vi
sử dụng còn những yếu tố đứng sau thường có nghĩa hẹp, hoặc mờ nghĩa Quytắc hai là yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau) từ ghép thuần Việt và
một phần Hán Việt) như bàn ăn, thưởng công, giải lao, chúc thọ, xe máy,
Trang 18phòng ngủ,… Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau như quốc ca, văn
sĩ, văn học, quốc kì,…
Quy tắc đồng nhất và dị biệt về nghĩa còn gọi là quy tắc tuyển chọn cácnguyên tố đồng nhất hoặc dị biệt về mặt ngữ nghĩa Để tạo các đơn vị địnhdanh với nghĩa khái quát thì phải lựa chọn những yếu tố thuộc cùng phạm trù
ngữ nghĩa như thương yêu, đợi chờ, phải trái, sướng khổ, ruộng vườn,… Còn
để tạo ra các đơn vị định danh mang nghĩa chuyên biệt hóa thì lại phải lựachọn những cặp nguyên tố dị biệt trong đó có một yếu tố biểu thị ý nghĩa
phạm trù, còn yếu tố còn lại biểu thị đặc trưng khu biệt được lựa chọn như xe
đạp, xe ủi, xe lam, xe rùa, xe lăn,…
Quy tắc về cách tạo lập nên các đơn vị định danh phái sinh Đó chính làquy tắc ghép Có hai kiểu ghép: ghép đẳng lập và ghép chính phụ Tuy nhiên
để làm rõ quy tắc này thì chúng ta phải nói đến quy tắc tổ hợp và chuyển dingữ nghĩa Đây là quy tắc cơ bản để tạo ra nghĩa phái sinh trong từ ghép
a + b = AB
Ví dụ: áo + quần = áo quần
đồ mặc che phần trên đồ mặc che phần dưới trang phục - đồ mặc
Sự tổ chức này được tiến hành theo nguyên tắc: Bước một là tổ hợpngữ nghĩa, đó là hợp nhất nét đồng nhất lược bỏ nét dị biệt trong cơ cấu nghĩacủa các thành tố Bước hai chuyển di ngữ nghĩa theo hướng biểu trưng hóa,khái quát hóa
Trang 19c Các lớp từ xét về phạm vi sử dụng
- Từ toàn dân: là những từ toàn dân hiểu và sử dụng, nó là vốn từ chungcho tất cả những người nói tiếng Việt thuộc các địa phương khác nhau trên toàn lãnh thổ
- Từ địa phương: là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày ở mộtđịa phương nào đó
Trên đây là những khái quát về từ và từ tiếng Việt Có thể nói lýthuyết về từ rất phong phú đây chỉ là những hiểu biết sơ bộ để phục vụ choluận văn này
1.1.2 Nghĩa của từ
1.1.2.1 Quan điểm về nghĩa của từ
Nghĩa của từ là một khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học Giốngnhư từ, nghĩa của từ cũng được giải thích theo nhiều cách khác nhau
P.A Budagov lại viết: …có thể gọi nghĩa của từ là mối liên hệ được
hình thành về mặt lịch sử giữa âm thanh của từ và sự phản ánh của sự vật hoặc hiện tượng, sự phản ánh đó nảy sinh trong nhận thức của chúng ta và được biểu hiện trong bản thân từ.
A.A Reformatskiy cho rằng: Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật,
hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn ngữ.
B.N Golovin cũng phát biểu tương tự P.A.Budagov: …Sự thống
nhất của sự phản ánh vỏ vật chất của từ và sự vật tương ứng chúng tôi sẽ gọi là nghĩa.
Theo Ju.D.Aprecjan thì “nội dung ngữ nghĩa của từ không phải là cái
gì tự thân Nó hoàn toàn bị quy định bởi những mối quan hệ được hình thành trong hệ thống những sự đối lập của từ này với các từ khác cùng thuộc trường ấy”.
Trang 20Trên đây là một số định nghĩa về nghĩa của từ Nhìn vào những địnhnghĩa đó ta thấy hiện lên những vấn đề chính sau: định nghĩa của A.A Reformatskiy nhấn mạnh vai trò của sự vật, hiện tượng trong việc quyếtđịnh nghĩa của từ, bởi ngôn ngữ không phải là “một bảng tên gọi, nghĩa làmột cái bảng có bao nhiêu từ ngữ thì tương ứng với bấy nhiêu sự vật” (F.deSaussure) Định nghĩa của Ju.D.Aprecjan lại gạt đi sự vật ra khỏi lĩnh vực ýnghĩa của từ.
Từ hiện thực của các định nghĩa về từ, Ogden và Richard đã đi tới mốiquan hệ giữa ba nhân tố: sự vật, khái niệm về sự vật và từ trong sự hình thànhnên ý nghĩa Tiếp nhận quan điểm đó, Stern đã vẽ ra tam giác nghĩa nổi tiếng,cho đến nay nó vẫn được nhắc lại khi thảo luận về ý nghĩa của từ, dưới đây làtam giác nghĩa đó đã được Ju.X.Xtepanov dẫn lại:
Hình 1.1 Hình 1.2
Từ tam giác nghĩa này, có nhiều tác giả cho rằng ý nghĩa của từ đượctạo thành từ ba nhân tố giống quan niệm của Ogden, Richard và Stern Tuynhiên, sau đó nhiều thiếu sót của tam giác nghĩa này đã bị chỉ ra Cụ thể là banhân tố nghĩa tác giả đưa vào chưa thực sự cụ thể và đúng trong mọi trường
Trang 21hợp Như ở nhân tố từ ngữ âm, chỉ đưa mỗi nemyx, trong khi ở một số ngôn
ngữ mỗi từ có thể có rất nhiều hình thức ngữ âm Thiếu sót thứ hai ở chỗ tácgiả chỉ đưa từ - ngữ âm mà không đưa các hình thức khác cũng liên hệ trựctiếp đến nghĩa như từ - ngữ pháp, từ - cấu tạo Cuối cùng, tam giác nghĩa nàykhông thể giải thích được tất cả các kiểu loại từ, nó chỉ có thể giải thích đượcthực từ mà không thể giải thích các tiểu từ, quan hệ từ Mặt khác, có thể nhậnthấy Stern đã trình bày từ như là những sự kiện riêng rẽ Zveginxhev đã chỉ rathiếu sót này và sửa đổi tam giác nghĩa như sau:
Hình 1.3
Nhưng sự thay đổi này cũng không đem lại nhiều kết quả, bởi dù thayđổi hay không thì tam giác nghĩa đó cũng tồn tại một nhược điểm nữa làkhông chỉ ra được quan hệ giữa những thực thể đặt ở mỗi đỉnh với nhau vàquan hệ giữa mỗi thực thể đó với những nhân tố bên ngoài
Khắc phục hầu hết những hạn chế đó, Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đưa rahình tháp nghĩa hình học không gian dưới đây Với những ưu điểm của nó cóthể nói đây là cách hiểu khá hoàn hảo cho thuật ngữ “nghĩa của từ”
Trang 22Hình 1.4
Ở đỉnh cao nhất của hình tháp là từ (trừu tượng) với hai thành phầnhình thức và ý nghĩa Ở mỗi đỉnh của đáy là những nhân tố góp phần làmthành ý nghĩa, lần lượt là sự vật, hiện tượng, những hiểu biết của tư duy (kháiniệm), nhân tố người sử dụng (nhân tố lịch sử - xã hội), các chức năng tínhiệu học, cấu trúc của ngôn ngữ
Ưu điểm của hình tháp nhọn này là một mặt tách được những thực thểđang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau, đồng thời vạch ra được nhữngquan hệ giữa chúng Từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểuvật, từ với khái niệm hình thành nghĩa biểu niệm, từ nhân tố người dùng hìnhthành ý nghĩa phong cách, liên hội, mối quan hệ với chức năng hình thành giátrị chức năng, mối quan hệ với cấu trúc (với từ khác) sẽ tạo thành ý nghĩa cấutrúc, và từ quan hệ giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thànhcác ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp
Như vậy, có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nộidung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác độngcủa nhiều nhân tố Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ vànhững nhân tố nằm trong ngôn ngữ Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện
Trang 23tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng Nhân tố trong ngônngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ.
1.1.2.2 Các thành phần ý nghĩa của từ
a Ý nghĩa biểu vật
Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị đượcgọi là ý nghĩa biểu vật của từ Hay nói cách khác, ý nghĩa biểu vật của từ làcác ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ Có mộtđiều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quanđược phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ đượcphản ánh trong tự nhiên.Ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạonhững cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc Ta có thểchứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong mộtngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa cácngôn ngữ
- Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sựvật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn ý nghĩa biểu vật trongngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát
- Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là sự chia cắt hiện thựckhách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ
b Ý nghĩa biểu niệm
Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, cácthuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm Hay nói cáchkhác, khái niệm là một phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểubiết trong thực tế Ðấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng Cácthuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa Tập hợp củacác nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành ý nghĩa biểu niệm Như vậy, ýnghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện
Trang 24thực khách quan, mặt khác, lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm màliên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ.
Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế,tuy nhiên ngôn ngữ của mỗi dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tácdụng xác lập ý nghĩa của từ trong hệ thống
Phân loại các nét nghĩa:
- Nét nghĩa phạm trù (phạm trù vị): Là nét nghĩa lớn nhất, không thuộcmột loại nét nghĩa nào lớn hơn
- Nét nghĩa loại (loại vị): Sự phân hóa tiếp theo của phạm trù vị là loại
vị Ðây là nét nghĩa cũng có ở nhiều từ nhưng nhỏ hơn phạm trù vị Hay nóicách khác, loại vị là sự cụ thể hóa của phạm trù vị
- Biệt vị: Tương tự sự phân hóa ở loại vị, biệt vị là sự biệt loại hóa củaloại vị Có 2 loại biệt vị:
+ Biệt vị tận cùng: Kết quả của sự phân hóa một loại vị nào đó ở mứcthấp nhất
+ Biệt vị đặc hữu: Những nét nghĩa thấp nhất chỉ xuất hiện ở 1 từ,không phải là sự phân hóa của loại vị
Vậy, ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung vàriêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định Giữa các nétnghĩa có những quan hệ nhất định Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểuvật của từ Chính vì ý nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, cóquan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm
Phân biệt ý nghĩa biểu niệm và khái niệm: Có thể chỉ ra sự khác nhaugiữa ý nghĩa biểu niệm như sau:
- Khái niệm là sản phẩm của tư duy, do đó chung cho mọi dân tộc còn
ý nghĩa của từ là riêng cho từng ngôn ngữ Chính vì vậy, có những ý nghĩabiểu niệm chỉ có trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ kia Ví dụ,
Trang 25ý nghĩa của các từ ghép đẳng lập phi cá thể (chợ búa, con cái, gà qué, ) hay ýnghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa (xanh lè, đỏ au, ) có trong tiếngViệt mà không có trong tiếng Nga, tiếng Pháp
- Khái niệm có chức năng nhận thức nên tiêu chuẩn đánh giá nó làtính chân lí, chính vì vậy cho nên những dấu hiệu trong khái niệm là nhữngdấu hiệu phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực
tế khách quan, đồng thời mỗi khái niệm chỉ ứng với một và chỉ một loại sựvật, hiện tượng trong thực tế mà thôi Còn ngôn ngữ có chức năng giao tiếp
và tư duy nên tiêu chuẩn đánh giá nó là sự phù hợp hay không phù với hệthống ngôn ngữ của từng dân tộc Nghĩa biểu niệm chỉ tiếp nhận những nétnghĩa nào cần thiết để lập nên cấu trúc nghĩa của từ trong mối quan hệ vớitoàn bộ từ vựng, do đó nó chấp nhận cả hiện tượng nhiều nghĩa, đồng nghĩa
Ví dụ, cắt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với các từchặt, chém, cưa, thái, hái, xẻ, ; đồng thời cắt không những chỉ có thể diễnđạt được những hoạt động có tính chất vật lí mà còn có thể diễn đạt đượcnhững hoạt động xã hội mang tính chất trừu tượng (trong cắt hộ khẩu, cắtquan hệ, )
Song những điều vừa nói chỉ đúng với ý nghĩa biểu niệm của những từthông thường Trường hợp thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, ý nghĩa biểu niệmtrùng với khái niệm
Tóm lại, ý nghĩa biểu niệm và khái niệm vừa giống nhưng cũng vừakhác nhau Cả hai cùng sử dụng những vật liệu tinh thần mà tư duy con ngườiđạt được Song nếu khái niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức thì ýnghĩa biểu niệm lại bị chi phối bởi quy luật của giao tiếp và tư duy Có thể nóikhái niệm quan hệ với ý nghĩa biểu niệm ở chỗ nó cung cấp những (vật liệu)tinh thần để ngôn ngữ xây dựng nên ý nghĩa biểu niệm theo những quy tắccấu trúc của mình Do đó, dù mọi dân tộc đều biết tư duy, nhưng hệ thống từvựng ngữ nghĩa của các dân tộc khác nhau
Trang 26c.Ý nghĩa biểu thái
Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánhgiá như to, nhỏ, mạnh, yếu, nhân tố cảm xúc như: dễ chịu, khó chịu, sợhãi, nhân tố thái độ như: trọng, khinh, yêu, ghét, mà từ gợi ra cho ngườinói và người nghe
1.2 Đặc điểm hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa
1.2.1 Hệ thống trong ngôn ngữ
Trước khi các lý thuyết về trường ra đời thì tư tưởng về mối quan hệngữ nghĩa của các từ trong ngôn ngữ đã được phát biểu Có thể đây là nhữnggợi ý bước đầu để hoàn thiện lý thuyết về trường
M.M Pokrovxki (1896) viết: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồn tại
tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta và độc lập với
ý thức chúng ta thành những nhóm nhất định Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hay trái ngược trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc giống nhau hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau Chúng ta cũng biết rằng những từ này được dùng trong những tổ hợp cú pháp giống nhau” [6; 873].
H Osthoff (1900) cho: “Có những hệ thống nhất định ý nghĩa phụ
thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể được hiểu rõ nhờ vào cấu trúc của từng hệ thống đó” [6; 873].
Nhưng nguyên lý của F.de Saussure mới là bước quyết định hình thành
nên lý thuyết về các trường: “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu
tố ở xung quanh quy định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” (dẫn theo Đỗ
Hữu Châu) [6; 873]
Lý thuyết trường chính thức được đưa ra là nhờ công lao của hai nhàngôn ngữ người Đức J.Trier và L.Weisgerber
Trang 27J Trier cho rằng trong ngôn ngữ mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trịcủa nó là do quan hệ với các từ trong trường quyết định, rằng trường là nhữnghiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan
hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình
L Weisgerber thì cho rằng cần phải phân tích đến các góc nhìn khácnhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hóa một lĩnh vựcnào đó trong cuộc sống Ví dụ, khi nghiên cứu các trường từ chỉ các “tội lỗi”,
“khuyết tật”, L Weigerber nêu ra hai góc nhìn, thứ nhất là mức độ tráchnhiệm của người gây ra và thứ hai là các chuẩn mực bị xâm phạm
Nếu lý thuyết của Trier chỉ dừng ở mức gợi ý vì không phân biệt ýnghĩa với khái niệm, các lớp ý nghĩa, từ với khái niệm và quan niệm quá dứtkhoát về ranh giới giữa các trường khái niệm và các vùng khái niệm của từ…thì L Weisgerber dường như đã căn cứ vào những sự đồng nhất ngữ nghĩa rút
ra từ bên ngoài ngôn ngữ để thành lập trường rồi mới đưa ra các từ trọn vẹn,không phân hóa vào từng trường một
Sau này có Roget, Hallig và Warburg nghiên cứu trường qua cáchliệt kê các danh mục từ Nhưng có thể thấy rằng lý thuyết trường ở buổiđầu này có tham vọng quá lớn khi chia hết các từ vào các trường, vạchđược ranh giới triệt để giữa các trường, không chấp nhận tình trạng một từ
“đi” vào một số trường, trong khi từ và nghĩa chưa được sơ bộ “xử lí” mộtcách thích đáng, đủ để rút ra những căn cứ nhất quán cho việc phân lậpcác trường
Ở Việt Nam, giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và cónhiều công trình về lý thuyết trường Định nghĩa trường của ông được rấtnhiều người chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợpcác đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa
Trên đây là những giới thiệu sơ lược về các định nghĩa trường, dướiđây chúng tôi sẽ đề cập đến những đặc điểm của trường
Trang 28Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nétđồng nhất nào đó về ngữ nghĩa và chúng mang tính hệ thống.
Giáo sư Đỗ Hữu Châu viết: “Quan điểm hệ thống về các sự kiện ngôn
ngữ buộc chúng ta phải thừa nhận rằng, một mặt các đơn vị từ vựng (từ, cụm
cố định) là những hệ thống nhỏ nhất - những tế bào của ngôn ngữ - có cấu trúc nội bộ riêng của mình Đó là cấu trúc hình thức, cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc toàn vẹn hình thức - ngữ nghĩa của từng đơn vị một Mặt khác, từ vựng của mỗi ngôn ngữ cũng là một hệ thống - hệ thống lớn Có cấu trúc riêng Vì từ vựng là một hệ thống rất lớn, rất phức tạp và không kín cho nên yếu tố của nó sẽ không phải trực tiếp là từng đơn vị từ vựng nữa mà là từng
hệ thống con, và quan hệ trong hệ thống từ vựng biểu hiện qua quan hệ giữa các hệ thống con đó Mỗi hệ thống con là một trường từ vựng Khái niệm trường cũng là một khái niệm có tính thứ bậc (hierarchique), có nghĩa là một trường có thể chia ra nhiều trường nhỏ hơn Trong một trường, các đơn vị sẽ bộc lộ ràng buộc các quan hệ với nhau và giá trị của chúng” [6; 34].
Khi phân loại từ ngữ thành các trường mặc nhiên chúng ta thừa nhậntính hệ thống của nó Bởi mỗi trường đều tồn tại một số từ (các yếu tố) và cóchung một nét nghĩa (quan hệ giữa các yếu tố)
Ví dụ: Ta khẳng định trường nghĩa “màn, mùng, chăn, khăn, chiếu…”
là một hệ thống, bởi giữa các từ trên có quan hệ với nhau bằng một nét nghĩa
Trang 29chung là “dụng cụ để che phủ” Giá trị của mỗi từ nằm ở chỗ nếu thay chúngbằng một từ khác với nét nghĩa không đồng nhất thì tập hợp trên sẽ khôngđược gọi là trường, ví như thay từ “màn” bằng từ “gà”.
Tính hệ thống của trường có vai trò rất lớn trong việc nghiên cứu từvựng Như ta đã biết từ vựng của một ngôn ngữ là vô tận, luôn biến đổi theothời gian, nếu nghiên cứu từng từ trong hệ thống ngôn ngữ để chỉ ra đặc điểm
về vốn từ vựng thì e rằng không có công trình nào có thể thực hiện được.Nhưng khi phân loại từ vào các trường, nhờ tính hệ thống của nó mà việcnghiên cứu từ vựng trở nên gọn ghẽ hơn, việc khái quát cái chung từ nhữngcái chung nhỏ hơn sẽ dễ dàng hơn khái quát từ những chi tiết vụn Mặt khác,nắm được quan hệ và giá trị của đơn vị trong nội bộ hệ thống sẽ định đượchướng xác lập trường Ngược lại, xây dựng được trường lại có thể phát hiện
ra những giá trị và quan hệ trong từng đơn vị mà sự nghiên cứu cô lập hóachúng không thấy được
1.3 Trường từ vựng - ngữ nghĩa
1.3.1 Khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa
Khái niệm về trường cho đến hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất(trường, trường từ vựng, trường từ vựng ngữ nghĩa)
Có nhiều nhà ngôn ngữ đã đưa ra những lí thuyết về trường Tuy nhiên
tư tưởng của lí thuyết thì có từ thời W.V Humbold
F.de Saussure với luận điểm “Giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng donhững yếu tố xung quanh nó quy định” [10; 202] đã thúc đẩy một cách quyếtđịnh sự hình thành nên lí thuyết về các trường
J Tvier và L Weisgerberg cho trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong mộttrường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết định.Trường là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ với toàn bộ từ vựng Trườngquan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình
Trang 30Đỗ Hữu Châu quan niệm về trường: Thứ nhất ông phân lập từ vựng củamột ngôn ngữ thành các trường từ vựng ngữ nghĩa là để phát hiện ra tính hệthống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa, tức là để tìm ra vàgiải thích các cơ chế đồng loạt chi phối sự sáng tạo nên đơn vị và hoạt độngcủa chúng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp Thứ hai
đã phân biệt ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm thì cơ sở để phân lậptrường là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm củacác từ Cho nên, có thể phân ra hai loại trường từ vựng ngữ nghĩa lớn làtrường biểu vật và trường biểu niệm chứ không phải là trường sự vật vàtrường khái niệm
Tóm lại, một loạt các từ được liên kết lại nhờ sự đồng nhất của mộtnét nghĩa gọi là trường từ vựng Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi làmột trường nghĩa Đó là tập hợp những từ đồng nhất với nhau một nét nào
đó về nghĩa
1.3.2 Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, có bốn loại trường nghĩa dựa vào quan
hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường và giữa các trường với nhau Dạng quan
hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) thì
có trường nghĩa ngang với hai loại là trường nghĩa tuyến tính và trườngnghĩa liên tưởng Dạng quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệhình) thì có trường nghĩa dọc với hai loại là trường nghĩa biểu vật và trườngnghĩa biểu niệm
Sau đây là sự trình bày bốn loại trường từ vựng - ngữ nghĩa lần lượt làtrường biểu vật, trường biểu niệm, trường tuyến tính và trường liên tưởng
1.3.2.1 Trường nghĩa biểu vật
Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩabiểu vật Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các
từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc Các danh
Trang 31từ này phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật
như người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu,… Các danh từ này cũng là
tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, lànhững nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ Như vậy, chúng ta sẽ đưa một
từ về một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với têngọi của danh từ trên
Ví dụ với từ “tóc” ta có trường:
- Bộ phận của tóc: ngọn tóc, chân tóc, sợi tóc, mái tóc, đuôi tóc,…
- Đặc điểm của tóc:
+ Đặc điểm ngoại hình: bồng bềnh, ngắn, dài, xoăn, thẳng, dễ tre, tóc
tơ, vàng, đen, bạc, trắng, nâu, xanh, đỏ,…
+ Tình trạng của tóc: chẻ ngọn, khỏe, mượt, rối, gãy, đứt, khô, sâu,… + Tạo hình của tóc: xoăn, thẳng, cẩm vân, tóc bằng, tóc tém, đuôi
ngựa, tóc búi, tóc tết,…
Cần chú ý những điểm sau về các trường biểu vật:
So sánh các trường lớn với nhau cũng như so sánh các trường nhỏ trongcùng một trường lớn, chúng ta sẽ thấy chúng rất khác nhau về số lượng từ ngữ
và về tổ chức Nếu lại so sánh các trường cùng một tên gọi (tức cùng danh từ)trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa
Nếu tạm gọi một trường nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trường nhỏ)
là một “miền” của trường, thì có thể thấy, các miền trong các trường thuộccác ngôn ngữ rất khác nhau Có những miền trống, tức không có từ ngữ, ởngôn ngữ này nhưng lại không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao ởngôn ngữ này nhưng lại thấp ở ngôn ngữ kia Điều này khẳng định tính ngônngữ và tính dân tộc của các trường biểu vật
Cần chú ý rằng khi phân lập các trường, chúng ta chú ý đến nghĩa biểuvật chứ không chú ý đến từ Nói rõ hơn phân lập trường không phải là phânloại từ Không phải một từ đã có ở trường này thì không thể có ở trường kia
Trang 32được nữa Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật, do đó từ có thể nằm trong nhiềutrường biểu vật khác nhau hay trong nhiều trường nhỏ khác nhau tùy theo sốlượng các ý nghĩa biểu vật của nó.
Do chỗ có các từ đi vào nhiều trường, cho nên các trường biểu vật cóthể “thấm thấu”, “giao thoa” với nhau Hai trường biểu vật giao thoa với nhaukhi một số từ của trường này cũng nằm trong trường kia
1.3.2.2 Trường nghĩa biểu niệm
Một trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểuniệm
Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phânchia thành các trường nhỏ và cũng có những “miền” với mật độ khác nhau
Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vàonhững trường biểu niệm (hay đi vào những trường nhỏ) khác nhau Vì vậy,cũng giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể “giao thoa”,
“thẩm thấu” vào nhau
Dưới đây là ví dụ về trường biểu niệm dẫn theo ví dụ của Đỗ Hữu Châu.Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo)… (thay thế hoặc tăng cường thaotác lao động) (cầm tay):
- Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, phảng, rìu, liềm, hái,
- Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan,…
- Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi đục, dùi cui,…
- Dụng cụ để đánh bắt: lưới, nơm, đó, đăng, câu, vó, bẫy,
- Dụng cụ để mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp,…
- Dụng cụ để kìm giữ: kìm, kẹp, néo, móc,…
- Dụng cụ để chém giết (vũ khí): dao, gươm, kiếm, kích, giáo, đòng,
phủ, việt, qua, nỏ, cung, tên, súng,…
- Dụng cụ để xới đất: cày, cuốc, thuổng, mai, xẻng, bừa, cào,…
- Dụng cụ để lấy, múc: thìa, đũa, muôi, giuộc, gáo,…
Trang 33Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm như đãnói dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ Nó phản ánhcách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau Tuy nhiên, hai loại trường dọc này
có liên hệ với nhau: nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệmlàm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật Nhưng khi cầnphân một trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nétnghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm
Trái lại, khi phân lập các trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúcbiểu niệm, song khi phân nhỏ chúng ra, đến một lúc nào đó phải sử dụng đếnnét nghĩa biểu vật
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường Nhưngcũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị của từng từ một trong trường thíchhợp mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ
1.3.2.3 Trường nghĩa tuyến tính
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốcrồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính(cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ
Ví dụ trường nghĩa tuyến tính của từ ăn là cơm, cháo, bún,… ít, nhiều,
nhanh, chậm…, lười, tham,… Trường nghĩa tuyến tính của từ học là chăm, lười,… giỏi, dốt, kém, tốt, yếu,… toán, văn, sinh, hóa,…
Cùng với các trường nghĩa dọc, các trường nghĩa tuyến tính góp phầnlàm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiệnnhững đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ
1.3.2.4 Trường liên tưởng
Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch Bally là tác giả đầu tiên của khái niệmtrường liên tưởng Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liêntưởng như từ bò của tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra liên tưởng: 1 Bò cái,
bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ,… 2 Sự cày bừa, cái cày, cái ách,… 3 Những ý
Trang 34niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh trong các thànhngữ Pháp v.v…
Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên tưởng là sự hiệnthực hóa, sự cố định từ bằng các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm
Các trường liên tưởng thường không ổn định nên ít có tác dụng pháthiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng Nhưng nó cótác dụng trong sự giải thích sử dùng từ của các tác giả
Trên đây là các kiểu trường theo phân loại của Đỗ Hữu Châu Trongluận văn này chúng tôi chỉ xác lập và nghiên cứu các trường biểu vật, biểuniệm, trường liên tưởng để hiểu rõ vốn từ của tác giả chứ không xác lậptrường tuyến tính
1.4 Tác giả Nguyễn Xuân Khánh và các tiểu thuyết lịch sử
1.4.1 Vài nét về Nguyễn Xuân Khánh
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có bút danh là Đào Nguyễn Ông sinhnăm 1932, tại quê ngoại phố Huế - Hà Nội nhưng quê nội của ông lại ở CổNhuế - Từ Liêm - Hà Nội Sở trường của Nguyễn Xuân Khánh là viết truyệnngắn và tiểu thuyết, trong đó, truyện ngắn của ông không thực sự gây được ấntượng đối với công chúng bạn đọc, nhưng tiểu thuyết thì được đón nhận một
cách nồng nhiệt Về truyện ngắn, có những tác phẩm đáng chú ý như Rừng
sâu (1963), Miền hoang tưởng (1990), Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi
(2002), Mưa quê (2003) Về tiểu thuyết có ba tác phẩm nhưng lại gây tiếng vang lớn trên văn đàn những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là Hồ Quý
Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2005) và Đội gạo lên chùa (2011) Giải thưởng
văn chương mà ông nhận được cũng rất đáng nể Tiểu thuyết Hồ Quý Ly nhận
3 giải: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1998
-2000, Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2001, Giải thưởng Thăng Long
của UBND Thành phố Hà Nội 2002 Mẫu thượng ngàn nhận giải thưởng của
Trang 35Hội Nhà văn Hà Nội 2006 Đội gạo lên chùa được xếp giải cao nhất của Giải
thưởng Hội Nhà văn 2011
Có người cho rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tuổi Nhâm Thân, tuổiThân vất vả nhưng do được mệnh Kiếm Phong Kim nên dẫu thế nào cũng nênnghiệp lớn Ấy là sách Tử vi nói vậy Ông vốn yêu văn chương từ nhỏ Từnăm 12 tuổi đã đọc rất nhiều Lớn lên đi bộ đội, làm người lính cầm súng rồibắt đầu cầm bút Bắt đầu viết từ năm 1957 Tập truyện ngắn đầu tay ra đời bị
“tai nạn nghề nghiệp, hình như vào năm Dần, thuộc Tứ xung, hạn lớn, phải
rời khỏi cơ quan nhà nước, xoay ra làm nghề may cộng thêm việc nuôi lợn đểlàm kế sinh nhai Điều này không chỉ mình ông, nhiều nhà văn thời đó, do
nóng lòng muốn nâng cao “chất lượng Người” một cách cả tin cũng từng gặp
lắm điều bất trắc Riêng Nguyễn Xuân Khánh, có thể do đứng chữ Nhâm nên
gặp may hơn Được biết lúc bấy giờ, do “thương vì hạnh, trọng vì tài”, các chị
trong Ban biên tập Nhà xuất bản Phụ Nữ đã bí mật giúp ông, bằng cách dànhcho ông việc dịch sách văn học nước ngoài, lấy bút danh gì đó để gia đìnhông có thêm thu nhập dù rất ít ỏi vì chế độ nhuận bút của nhà xuất bản trả chongười dịch quá thấp Và như thế, một công đôi việc, vừa để kiếm sống, traudồi vốn văn chương và cũng vô tình họ đã âm thầm thắp lên ngọn lửa sáng tạotưởng đâu sắp lụi tàn trong tâm hồn đắng đót của ông Công việc dịch sách đãcứu gia đình và bản thân ông, níu lại cho ông niềm tin trước cuộc đời, khiếnông bền bỉ hơn mà vượt qua vận bĩ
Quê nội của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là ở làng Cổ Nhuế, nơi có nghềmay (hàng chợ) nổi tiếng, bấy giờ thuộc ngoại ô thành phố Ngày còn trẻNguyễn Xuân Khánh mê âm nhạc, ông là cây văn nghệ đàn hát tưng bừng, từng
là sinh viên Đại học Y khoa Sau thời gian quân ngũ, nhà văn về làm việc tại tạpchí Văn nghệ Quân đội, Báo Thiếu niên Tiền Phong Bởi tai nạn nghề nghiệpkhiến Nguyễn Xuân Khánh phải nghỉ hưu sớm Trong thời gian đó, vốn biếtnghề may, ông đã cùng vợ con may áo bông chần (bằng vinilông màu đen, bên
Trang 36trong là chăn dạ cũ) bán ở chợ Giời Có người kể, ông là tay nuôi lợn giỏi Có
thể những chi tiết trong bản thảo Trư cuồng đã lấy từ một thực tế đó chăng? Lại
có người nói, thi thoảng gặp ông xếp hàng bán máu ở bệnh viện, thi thoảng lạigặp ở chợ Giời, vợ ông đi trước, ông đi sau (áp tải, bảo vệ cho vợ và hàng hóa)
Dân chợ Giời gọi vợ ông là “con phe” Áo bludông của vợ chồng “con phe”
thường bán được giá, nhưng Nguyễn Xuân Khánh không say nghề may mà chỉlấy đó để sống mà nuôi mộng Trong cuộc đời mộng mị ấy, Nguyễn XuânKhánh thích nhất việc dịch sách, mặc dù phải dịch chui, phải lấy tên khác
Những tác phẩm dịch của ông bao gồm: Những quả vàng của Nathalie Saraute; Lời nguyền cho kẻ vắng mặt của Tahar Ben Jelloun; Nhân dạng nam của Elizabeth Badinter; Người đàn bà ở đảo Saint Dominique của Bona
Dominique Không chỉ đam mê dịch sách mà những thôi thúc viết trong ông
không bao giờ ngơi nghỉ, nên ông còn là tác giả của những cuốn: George
Sand - Nhà văn của tình yêu, Miền hoang tưởng, Hai đứa trẻ và con chó mèo xóm núi Tuy nhiên phải đến tiểu thuyết Hồ Quý Ly, bạn đọc xa gần mới biết
hơn về Nguyễn Xuân Khánh, và cuốn sách này đã được viết trong những năm
tháng cùng khổ như thế của ông Với tiểu thuyết Hồ Quý Ly, gần như là tâm
sự và bày tỏ cảm thông của Nguyễn Xuân Khánh với những gì mà một nhà
cải cách đất nước đã trải qua Và khi Mẫu Thượng Ngàn đến tay bạn đọc rồi
được xướng tên trong danh sách những tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhàvăn Hà Nội thì tên tuổi ông nổi như cồn Lúc bấy giờ người ta mới nhận rõ tàinăng của một nhà văn ngoài 70 tuổi, viết về lịch sử, văn hóa, tình yêu, tìnhdục tuyệt vời như thế nào Nguyễn Xuân Khánh trở thành một hiện tượngtrong đội ngũ tác giả tiểu thuyết nói riêng, của văn đàn Việt Nam hiện đạinhững năm đầu thế kỷ XXI nói chung
1.4.2 Về các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
Với văn chương Nguyễn Xuân Khánh là người đến muộn nhưng lại làđến muộn có duyên Có người trong suốt cuộc đời cầm bút của mình chỉ
Trang 37mong có được cái duyên như nhà văn lão thành cách mạng này mà khôngđược Cái duyên đầu khi cầm bút sáng tác đó chính là khai thác các đề tài lịch
sử Ba tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Xuân Khánh cũng chính là batrong số những tác phẩm góp phần làm nên diện mạo của văn học Việt Namđương đại Sáng tác không nhiều nhưng Nguyễn Xuân Khánh đã buộc người
ta phải nhớ đến ông như một người viết tiểu thuyết thành công Nhiều nhà văn
vì e ngại sự khắt khe của độc giả và những nhà sử học về vấn đề lịch sử nên
đã tuyên bố mình không viết tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh thìkhác, ông không chỉ thừa nhận mình viết tiểu thuyết lịch sử mà còn phát biểunhững quan niệm của mình về thể loại này
Ông bộc lộ: “Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử có hai loại Một là viết vềnhững nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Và người viết không được phép bịađặt một cách trắng trợn, chỉ có thể hư cấu về tâm lý hoặc thêm những nhânvật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực Còn một loại khác là nhà văn xâydựng không khí xưa nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu Có một vài nhân vậtnhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu Và lịch sử chỉ là cái đinh treo”
Nguyễn Xuân Khánh quan niệm về tiểu thuyết lịch sử: “Tôi quan niệmrằng tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh hoạ lịch sử mà làphản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết chonhững người đang sống đọc vì vậy cần phải đề cập đến những điều mà họquan tâm Người lịch sử không thể dựng lại đúng hiện thực mà chỉ là cáchnhìn về lịch sử và cách nhìn ấy, ngôn ngữ ấy được độc giả chấp nhận là được.Chính vì thế theo tôi loại tiểu thuyết thứ hai có nhiều đất để người viết dụng
võ và người đọc cũng thấy hấp dẫn Trong tiểu thuyết tất cả là giả định để độcgiả rộng quyền hư cấu tưởng tượng, độc giả là người tham dự vào tiểu thuyết,tạo ra những góc nhìn còn ẩn khuất trong lịch sử”
Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên Chùa viết về những thời
kỳ lịch sử xa nhau Cách lựa chọn lịch sử của nhà văn cũng không giống
Trang 38nhau Người đọc thấy ở Hồ Quý Ly là khoảng biến động của cả một triều đại nhà Trần Hồ Quý Ly viết về khủng hoảng sau thế kỷ XIV phản ánh tình trạng
-suy thoái của nhà Trần cũng như tính chất lỗi thời của cấu trúc nhà nướcđương thời “tác giả suy nghĩ về sự hưng vong của từng triều đại, suy ngẫm vềbước thăng trầm của mỗi con người giữa lúc lịch sử sắp sang trang Ông nhìnnhận lại bước lụi tàn tất yếu của dân tộc, mảng sáng và mảng tối trên tượngđài mà người đã tạo dựng”
Qua việc thể hiện hai thời kỳ lịch sử cách xa nhau, qua ba cuốn tiểuthuyết, bạn đọc thấy được tâm sự nhà văn Nguyễn Xuân Khánh muốn nói vớingười đương thời về những hy vọng đầy phiền muộn của nhà cải cách vĩ đại
Hồ Quý Ly - cái mẫu cải cách muôn thuở - cái đau đớn của kẻ tiên phong
Mẫu Thượng Ngàn lại xây dựng trên không khí lịch sử xã hội về Hà Nội cuối
thế kỷ XIX gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xâydựng nhà thờ lớn, cuộc chiến của quân Cờ Đen - một thời khắc biến động của
đất nước biểu hiện trong mọi tầng lớp bình dân thôn dã Còn Đội gạo lên
Chùa viết về ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo trong đời sống cư dân nông
nghiệp Bắc Bộ, qua những biến thiên của lịch sử Việt Nam gần như trải dài
suốt thế kỷ XX, công cuộc xây dựng và “khai hóa” của thực dân Pháp, cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, cải cách ruộng đất, cuộc kháng chiếnchống đế quốc Mỹ, và những ngày đầu thống nhất đất nước
Khi khai thác các đề tài lịch sử Nguyễn Xuân Khánh không phải chỉnhằm để nói chuyện sử mà cái chính ông muốn nói đến là chuyện đời, chuyệnngười trong xã hội Những cuộc đời, những con người trong tác phẩm củaNguyễn Xuân Khánh không phải chỉ là những con người của một thời đã qua
Trang 39kiện có thật thì ở trong Mẫu Thượng Ngàn tác giả chỉ lựa chọn những cột mốc
chính, còn nhân vật và cốt truyện chủ yếu là do tác giả hư cấu Trong khi đó
Đội gạo lên chùa viết về những nhân vật đi cùng lịch sử của làng Sọ là những
con người theo đạo Phật, chỉ quen với ao quê, ruộng vườn, chân lấm tay bùn
Họ sống thuần phác, nếu không có trận càn Hai chị em chú bé An, sau trậncàn, cha mẹ đều chết, đã phải rời bỏ quê hương trốn chạy Họ trôi dạt đến mộtngôi chùa, được sư cụ Vô Úy dang tay cứu giúp Số phận An được gắn với sư
cụ, với chùa Sọ và với làng Sọ - một làng quê nhỏ bé êm đềm - trong gần thế
kỷ, đã phải chịu đựng chiến tranh và những biến động long trời lở đất Ngôichùa quê, cũng như làng quê với những con người hiền hậu đã phải trải quabao gian nan sóng gió
Khi nghiên cứu ba tác phẩm này, người đọc thấy rằng mục đích của nhà
văn ở ba cuốn tiểu thuyết này là khác nhau Hồ Quý Ly là câu chuyện về một
thời đại, về một con người lâm vào cái bi kịch của lịch sử: Bi kịch cái mới
không hợp thời, bi kịch của kẻ tiên phong Mẫu Thượng Ngàn lại là câu
chuyện về mối quan hệ lịch sử - văn hoá Trong bối cảnh Pháp xâm lược ViệtNam, đạo Phật bị suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên Chúa đang lanrộng, người dân quê quay trở về với đạo Mẫu - một tín ngưỡng văn hoá có từ
ngàn xưa Đội gạo lên chùa, trên một phương diện nào đó, là cuốn tiểu thuyết
viết về Phật giáo Việt Nam, về tác động của tư tưởng Phật giáo tới văn hóa lối sống của con người Việt Nam trong trường kỳ lịch sử
-1.5 Tiểu kết chương 1
Từ những trình bày trên, ta có cái nhìn tổng quát về từ, nghĩa của từ vàtrường từ vựng ngữ nghĩa Từ vựng của mỗi ngôn ngữ đều có tính hệ thống,vậy nên khi nghiên cứu từ vựng chúng ta cũng phải nghiên cứu có hệ thống,bằng cách xác lập các trường và giải nghĩa chúng Việc xác lập trường ta dựavào việc xác định những nét nghĩa chung của các từ trong trường
Trang 40Tác phẩm văn học là một hệ thống ký hiệu có tổ chức riêng Từ ngữ làđơn vị đầu tiên, đơn vị có cơ sở xây dựng nên tổ chức đó Mỗi tác phẩm, vớimỗi hình tượng nghệ thuật có những trường từ vựng riêng Tác phẩm của
Nguyễn Xuân Khánh cũng vậy Ba tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn,
Đội gạo lên chùa là ba tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Xuân Khánh
cũng chính là ba trong số những tác phẩm làm nên diện mạo của nền văn họcViệt Nam đương đại Chỉ với ba tác phẩm này cũng đủ khẳng định tài năngcủa một nhà văn ngoài 70 tuổi Nguyễn Xuân Khánh trở thành một hiện tượngtrong đội ngũ tác giả tiểu thuyết nói riêng, của văn đàn Việt Nam hiện đại đầuthế kỷ XXI nói chung