1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu thuyết lịch sử của nguyễn trường thanh

132 822 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MẠNH DŨNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƯỜNG THANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN-2010 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MẠNH DŨNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƯỜNG THANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: TRẦN THỊ VIỆT TRUNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN-2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………… 03 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………04 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.…………………………………… 11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………11 6. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………… 12 7. Cấu trúc luận văn……………………………………………………… 12 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƢỜNG THANH. 1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử………………………………………….13 1.2. Văn học Lạng Sơn và cây bút tiểu thuyết lịch sử - Nguyễn Trƣờng Thanh ……………………………………………………………………….16 1.2.1. Khái quát về văn học Lạng Sơn…………………………………… 16 1.2.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Trường Thanh………………………… 22 1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - một thành tựu nổi bật trong đời sống văn học Lạng Sơn.…………………………………… 25 CHƢƠNG II: NGUỒN CẢM HỨNG MÃNH LIỆT TỪ MẢNH ĐẤT LẠNG SƠN XINH ĐẸP, GIÀU KỲ TÍCH LỊCH SỬ. 2.1. Lạng Sơn - mảnh đất vùng cao biên giới xinh đẹp, thơ mộng và hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa dân tộc……………………………. …………….30 2.2. Lạng Sơn - mảnh đất biên giới giầu kỳ tích lịch sử - nguồn cảm hứng mãnh liệt của nhà tiểu thuyết Nguyễn Trƣờng Thanh………………… 36 2.2.1. Cảm hứng từ những sự kiện lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc gắn liền với Lạng Sơn. …………………………………………………… 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 2.2.2. Cảm hứng từ những nhân vật lịch sử, những người anh hùng có thực của xứ Lạng………………………………………………………… 51 CHƢƠNG III: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƢỜNG THANH 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử……………………………… 74 3.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật…………………………………………77 3.1.2. Miêu tả thế giới nội tâm nhân vật ………………………………… 82 3.1.3. Miêu tả các hành động nhân vật ………………………………… 88 3.2. Đặc điểm kết cấu về cốt truyện……………………………………….94 3.2.1. Dạng kết cấu theo thời gian tuyến tính…………………………… 96 3.2.2. Dạng kết cấu theo thời gian tâm lí………………………………….100 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật…………………………………………………104 3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật………………………………………………….106 3.3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện…………………………………………110 PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………… 114 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 118 DANH MỤC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƢỜNG THANH… 121 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ…………….122 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH……………… ………………………………….123 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở phía Đông bắc của Tổ quốc Việt Nam, có đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc dài 253km, có các cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn luôn luôn đứng vững ở nơi tuyến đầu Tổ quốc, đã cùng với nhân dân cả nước lập được nhiều chiến công hiển hách trong các cuộc chống giặc ngoại xâm. Các địa danh như: Ải Chi Lăng, chiến khu Bắc Sơn, Đường số 4 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như những cái tên bất diệt. Trên con đường đấu tranh cách mạng để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, biết bao người con ưu tú của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã lập công xuất sắc, anh dũng hy sinh, tiêu biểu là các đồng chí: Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri , và biết bao chiến sỹ đã trở thành những anh hùng, dũng sỹ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc. Những con người, những địa danh đó đã khắc sâu vào trong tâm khảm của mỗi chúng ta, để lại trong ta bao niềm kính trọng, tự hào, với một tình cảm biết ơn sâu sắc. Sống trên mảnh đất với bao kỳ tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh giữ nước của các dân tộc thiểu số vùng biên ải, các cây bút tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn hơn ai hết - thấy rõ trách nhiệm của mình đối với việc khắc họa lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử của địa phương mình với lòng tự hào và ý thức giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ nhân dân các dân tộc Lạng Sơn. Theo khảo sát của chúng tôi, Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn hiện nay có 40 Hội viên viết văn xuôi trong đó có 3 cây bút là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nhìn một cách khái quát, các nhà văn Lạng Sơn rất hay viết về đề tài lịch sử trong đó có một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết về đề tài lịch sử đó là nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Nhà văn Nguyễn Trường Thanh được đánh giá là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử giầu sức sáng tạo, với nghệ thuật kể chuyện có duyên và độc đáo. Nội dung chính trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường là viết về những nhân vật anh hùng cùng các sự kiện lịch sử gắn liền với mảnh đất xứ Lạng đầy bản sắc và giầu truyền thống dựng nước và giữ nước. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh có nhiều tác phẩm được đánh giá cao, được nhận giải thưởng, được dựng thành phim, được nhiều người biết tới và là nhà tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu nhất, có nhiều đóng góp đối với văn học Lạng Sơn ở thể loại tiểu thuyết lịch sử. Do đó, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh là một sự lựa chọn xứng đáng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bởi nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh có nghĩa là - đã đi vào nghiên cứu mặt thành công nhất, phần “đặc sản” trong đời sống văn học của một tỉnh biên giới vùng núi cao - nơi từng tấc đất đều thấm đẫm những sự kiện lịch sử quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam nói chung, của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Hiện nay việc giảng dạy văn học địa phương trong các nhà trường phổ thông đang được triển khai một cách tích cực. Do đó việc nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thời kỳ hiện đại là một việc làm có giá trị thực tiễn cao. Nếu đề tài thành công - đây sẽ là một tài liệu phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Lạng Sơn đối với các trường phổ thông của tỉnh. Đồng thời đây cũng là một việc làm có ý nghĩa như một sự tri ân đối với quê hương yêu dấu Lạng Sơn của bản thân tôi - một người con của xứ Lạng. 2. Lịch sử vấn đề Theo khảo sát của chúng tôi thì cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt về tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn nói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 chung, về nhà văn Nguyễn Trường Thanh nói riêng. Mặc dù vậy, rải rác trên báo, tạp chí, mỗi khi xuất hiện một tiểu thuyết lịch sử mới của Lạng Sơn thì giới nghiên cứu phê bình lại có những ý kiến đề cập đến tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn. Đối với Nguyễn Trường Thanh - nhà văn Lạng Sơn tiêu biểu sáng tác ở thể loại tiểu thuyết lịch sử thì những sáng tác của ông khi ra đời thường được bạn đọc và giới phê bình chú ý, nồng nhiệt đón chào và ghi nhận những cố gắng, những thành tựu cũng như những đóng góp mới của ông ở thể loại văn học đặc biệt này. Ví dụ như: Khi tiểu thuyết lịch sử Kỳ tích Chi Lăng ra đời (1981), nhà nghiên cứu văn học Hương Thanh nhận xét: Cuốn sách ra đời lập tức gây được tiếng vang bởi giá trị thời sự và văn học của nó. Bởi đây là những tháng ngày căng thẳng sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (tháng 2 năm 1979) mà Lạng Sơn là một trong những điểm nóng nhất. Cuốn sách viết về những kỳ tích trên một con đường huyền thoại, từng là nỗi kinh hoàng của những đạo quân xâm lược khổng lồ phương Bắc. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh xây dựng từ các truyền thuyết dân gian và mang rõ sự sáng tạo, tưởng tượng, độc đáo của người viết. Theo đánh của nhà nghiên cứu văn học Hương Thanh thì tác phẩm ra đời đã có giá trị khích lệ vô cùng lớn lao vào thời điểm cuộc chiến tranh biên giới diễn ra. Những câu chuyện lịch sử không ghi trong chính sử nhưng lưu truyền trong dân gian, đã được Nguyễn Trường Thanh văn học hóa, kể lại bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm và sáng tạo. Những truyền thuyết lịch sử được dựng lại dưới ngòi bút giầu sức sáng tạo của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã hấp dẫn người đọc. Rất nhiều tri thức mới mẻ và lý thú về những điều tưởng chừng chúng ta đã am hiểu, lần đầu tiên được nhà văn Nguyễn Trường Thanh viết ra. Mỗi tấc đất ở mảnh đất Chi Lăng lịch sử này đã ghi dấu bao kỳ tích của dân tộc, gắn liền với những di tích và địa danh nổi tiếng: núi Phượng Hoàng, Mã Yên sơn, Đấu đong quân, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Núi Quỷ, Quỷ môn quan, thành cổ Chi Lăng…và biết bao huyền thoại xung quanh những địa danh ấy. Hình tượng những người anh hùng thuộc mọi tầng lớp nhân dân, thuộc các dân tộc anh em khác nhau, những mối tình tuyệt đẹp, tình yêu Tổ quốc, lòng hiếu nghĩa, chí anh hùng. Trong lời nói đầu về phẩm Hoa trong bão, nhà nghiên cứu Ngô Văn Phú nhận xét : “Những nhân vật mà tác giả đề cập trong này như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh, Lương Văn Tri…tôi đã được đọc đó đây ở các tập hồi ký cách mạng in cách đây vài thập kỷ, ở trong này, đã được dựng lại ở một thời điểm khá bức xúc…Bối cảnh là trong trận càn, úp lấy mẻ lưới to những chiến sỹ cách mạng, những yếu nhân của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong thời kỳ ấy”. Như vậy, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Ngô Văn Phú thì tác giả Nguyễn Trường Thanh bằng việc xâu chuỗi tư liệu cần thiết, tác phẩm Hoa trong bão đã thành công trong việc dựng lại một trong những hoạt động cách mạng quan trọng đã thành sự kiện lịch sử. Người đọc hình dung được một bối cảnh trong một vùng đất lịch sử nổi tiếng một thời. Trong bài “ Tƣớng không phong hàm - giải mã huyền thoại” của tác giả Lý Nguyên Anh tháng 5 năm 1998 viết về tác phẩm Tƣớng không phong hàm đã khẳng định: “Đây là một cuốn tiểu thuyết sớm nhất viết về cuộc đời nhà cách mạng tiền bối xuất sắc Lương Văn Tri - vị chỉ huy cao nhất của chiến khu Bắc Sơn và của Cứu quốc quân I. Cuộc đời đầy huyền thoại của vị tướng không phong hàm này còn được lưu truyền mãi trong lịch sử phát triển của quân đội nhân dân Việt Nam… Là chân dung chiến sỹ cách mạng, cuốn tiểu thuyết vừa tuân thủ những sự kiện lịch sử, những địa danh lịch sử, những tên tuổi lịch sử nhưng cũng vừa đem lại một mỹ cảm trong lành của văn chương” [1] Nhà văn Nguyễn Trường Thanh được đánh giá là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử giầu sức sáng tạo, với nghệ thuật kể chuyện có duyên, độc đáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 và chân thành. Trong lời nói đầu về tác phẩm Ngôi nhà của cha, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã khẳng định: “Tác phẩm được xây dựng từ một nhân vật có thật trong lịch sử - kiến trúc sư danh tiếng Nguyễn Văn Ninh. Tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh - một trí thức cách mạng đã có nhiều công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử và là tác giả của ngôi “ Nhà sàn Bác Hồ” - di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam. Bằng văn phong dung dị, đằm thắm, cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật hiện lên qua từng trang sách sống động, mang dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Tác phẩm mang giá trị lịch sử và văn học đặc sắc” Tác giả Đỗ Lâm Hà nhận xét về tiều thuyết Hƣơng Ngàn: “Tiểu thuyết Hương Ngàn được thiết lập theo lối tác giả đóng vai trò ghi chép lời kể của bà Nguyễn Thị Được (Chị Sáu Bến Tre) về thân thế và qúa trình hoạt động cách mạng của chồng mình là ông Hoàng Đình Giong - nhân vật chính của tiểu thuyết. Thực chất đây là bản tiểu sử về quá trình hoạt động cách mạng của một nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử của đất nước bằng bút pháp tiểu thuyết”. Đúng vậy, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong vô cùng sôi nổi, phong phú và oanh liệt, luôn là những ẩn số đã và sẽ còn tiếp tục được khám phá và giải mã. Đời ông thành câu chuyện lạ có thật trong cuộc chiến đấu vệ quốc của chúng ta. Ông đã đi vào kinh Phật của đồng bào Khơme Nam Bộ như đi vào sự bất tử trong cõi hằng. Trên báo Tiền phong Onnile thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009 của tác giả Nguyễn Duy Chiến với nhan đề “Ngƣời giải mã những huyền thoại” khi giới thiệu về tác phẩm Kỳ tích Chi Lăng: “Có lẽ, bạn đọc cả nước biết đến Trường Thanh bắt đầu từ cuốn sách này. Những ngọn núi, con sông, con suối được ghi danh, xếp hạng di tích, gắn chặt với chiến công oanh liệt trong các trận chiến chống quân xâm lược phương Bắc (Tống - Nguyên - Mông) [...]... học của tỉnh Lạng Sơn nói riêng, trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại nói chung (ở thể loại tiểu thuyết lịch sử) 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: Toàn bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh và một số cuốn tiểu thuyết lịch sử khác của Lạng Sơn và của địa phương khác (để so sánh, đối chiếu với tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh) ... của Nguyễn Trƣờng Thanh Chƣơng II: Nguồn cảm hứng mãnh liệt từ mảnh đất Lạng Sơn xinh đẹp, giầu kỳ tích lịch sử Chƣơng III: Một số đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trƣờng Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I TIỂU THYẾT LỊCH SỬ VÀ VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƢỜNG THANH 1.1 Khái niệm tiểu thuyết. .. tạo thành tác phẩm; quan niệm thứ hai là: Tiểu thuyết lịch sử không coi trọng sự thật lịch sử, lịch sử chỉ là cái cớ để viết tiểu thuyết mà thôi! Có thể xếp hầu hết các tiểu thuyết lịch sử cổ điển của Trung Quốc vào trường phái thứ nhất, dẫu tỉ lệ sự thật lịch sử và tỉ lệ hư cấu có màu sắc đậm nhạt khác nhau (Ví dụ như: Tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung theo tỉ lệ “bảy thực ba... 1.1 Khái niệm tiểu thuyết lịch sử Bàn về khái niệm tiểu thuyết lịch sử - hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau do có những quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử, về cách viết truyện lịch sử Tuy nhiên người ta vẫn có thể thấy rõ 2 quan niệm chính về tiểu thuyết lịch sử như sau: Quan niệm thứ nhất: Tiểu thuyết lịch sử phải tôn trọng sự kiện lịch sử, từ đó hư cấu tạo thành... đến việc đánh giá tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh Do đó, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu, nhằm góp phần khẳng định những thành tựu đáng khẳng định của nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh, với hy vọng: Sẽ chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đối với văn học Lạng Sơn nói riêng, đối với tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ hiện đại... mạnh vào khía cạnh khác nhau của thể loại, chung quy vẫn đề cập đến yếu tố lịch sử và yếu tố tiểu thuyết - hạt nhân cốt lõi trong tiểu thuyết lịch sử Và như vậy, có thể nói: Tiểu thuyết lịch sử là loại hình tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính Đối tượng của nó là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử Đó có thể là quá khứ xa xôi hay một thời kỳ lịch sử đặc biệt Nó đòi hỏi người... văn Nguyễn Trường Thanh đã có 20 tác phẩm ở các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, kịch bản sân khấu Nhưng thể loại ông thành công nhất thì chính là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử (với 7 tác phẩm) Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh được đánh giá cao, được nhận giải thưởng, được dựng thành phim và đã gây được tiếng vang trong lòng người đọc Tiểu thuyết lịch sử của. .. Bên cạnh đó, chúng tôi tham khảo một số tiểu thuyết lịch sử khác của Lạng Sơn và của các địa phương khác Đã tham khảo một số sách lý thuyết, lí luận làm cơ sở lí luận của đề tài 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh từ năm 1981 (tác phẩm đầu tiên) cho đến nay Bao gồm: 7 cuốn tiểu thuyết lịch sử (Kỳ tích Chi Lăng (NXB thanh niên Tập 11981, tập 2-1982), Hoa... giá trị lịch sử và giá trị văn học của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh thời kỳ hiện đại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn Khẳng định những đóng góp của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh trong sự nghiệp văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn nói riêng và trong đời sống văn học nước nhà (ở thể loại tiểu thuyết lịch sử) nói chung 6 Phƣơng pháp nghiên... quan niệm này tiểu thuyết lịch sử trước tiên là tiểu thuyết viết về quá khứ của một dân tộc, quốc gia nào đó Và điều quan trọng là tiểu thuyết này phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người phê bình muốn xếp nó vào loại nào Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì thể loại lịch sử /tiểu thuyết lịch sử được quan niệm: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa . I: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƢỜNG THANH. 1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử ……………………………………….13 1.2. Văn học Lạng Sơn và cây bút tiểu thuyết lịch sử. NỘI DUNG CHƢƠNG I TIỂU THYẾT LỊCH SỬ VÀ VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƢỜNG THANH 1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử Bàn về khái niệm tiểu thuyết lịch sử - hiện nay trên thế. cứu của luận văn bao gồm: Toàn bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh và một số cuốn tiểu thuyết lịch sử khác của Lạng Sơn và của địa phương khác (để so sánh, đối chiếu với tiểu

Ngày đăng: 04/10/2014, 00:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w