VŨ THỊ HƯƠNG GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƯƠNG THỨC LẶP TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA ANH ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên - 2012... Trong các nhà văn từng được biết đến, chún
Trang 1VŨ THỊ HƯƠNG
GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƯƠNG THỨC LẶP
TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA
ANH ĐỨC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên - 2012
Trang 2VŨ THỊ HƯƠNG
GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƯƠNG THỨC LẶP
TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA
ANH ĐỨC Chuyªn ngµnh: Ng«n ng÷ häc M· sè : 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH
Thái Nguyên - 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Phạm Văn Tình, thầy đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp
Luận văn là kết quả của một quá trình học tập Vì vậy tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn đến những người Thầy, người Cô đã giảng dạy các chuyên đề Cao học cho lớp Ngôn ngữ khóa 2010-2012
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người thân đã luôn ủng hộ
và động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hương
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Bố cục của luận văn 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1 Khái quát về ngữ pháp văn bản 7
1.1.1 Văn bản 7
1.1.2 Diễn ngôn 7
1.2 Liên kết văn bản 7
1.2.1 Liên kết 7
1.2.2 Phương tiện liên kết và phương thức liên kết 8
1.2.3 Liên kết cấu trúc 9
1.2.4 Liên kết ngữ nghĩa 9
1.3 Phép lặp trong hệ thống các phép liên kết văn bản 10
1.3.1 Khái quát về một số phép liên kết văn bản 10
1.3.2 Phép lặp 19
1.4 Anh Đức và tiểu thuyết "Hòn Đất" 26
1.4.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Anh Đức 26
1.4.2 Vài nét về tiểu thuyết "Hòn Đất" 30
1.5 Tiểu kết 32
Trang 6CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ TÍNH LIÊN KẾT QUA PHƯƠNG THỨC LẶP
TRONG HÒN ĐẤT CỦA ANH ĐỨC 34
2.1 Mở đầu 34
2.2 Liên kết cấu trúc qua phương thức lặp 34
2.2.1 Lặp từ vựng 34
2.2.2 Lặp cú pháp 48
2.2.3 Lặp kép 51
2.3 Liên kết ngữ nghĩa qua phương thức lặp 52
2.3.1 Về phạm vi liên kết 52
2.3.2 Quan hệ liên kết 57
2.4 Tiểu kết 61
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƯƠNG THỨC LẶP TRONG HÒN ĐẤT CỦA ANH ĐỨC 63
3.1 Mở đầu 63
3.2 Giá trị của liên kết cấu trúc qua phương thức lặp 63
3.2.1 Tạo nên tính cân đối và tính nhịp điệu cho câu 63
3.2.2 Tạo nên tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản 68
3.2.3 Tạo nên tính lập luận cho văn bản 72
3.3 Giá trị của liên kết ngữ nghĩa qua phương thức lặp 74
3.3.1 Tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về mặt nội dung 74
3.3.2 Tạo nên giá trị về mặt nhận thức và thẩm mỹ 79
3.4 Cách thức sử dụng và phong cách tác giả 87
3.4.1 Cách thức sử dụng 87
3.4.2 Phong cách tác giả 90
3.5 Tiểu kết 92
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 99
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng thống kê phát ngôn có chứa lặp từ vựng 34
Bảng 2.2 Bảng thống kê lặp từ ngữ trong hai phát ngôn 35
Bảng 2.3 Bảng thống kê lặp từ ngữ trong nhiều phát ngôn 43
Bảng 2.4 Bảng thống kê các phát ngôn có chứa lặp cú pháp 48
Bảng 2.5 Bảng thống kê phạm vi liên kết 53
Bảng 2.6 Bảng thống kê quan hệ liên kết 58
Bảng 3.1 Bảng thống kê về nghĩa trong hệ thống các phép liên kết 89
Bảng 3.2 Bảng thống kê cách thức sử dụng 90
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Giao tiếp ngôn ngữ không phải bằng một câu hoặc những câu rời rạc mà bằng những câu có liên quan với nhau Từ những năm 50 của thế kỉ trước, giới Ngôn ngữ học vẫn coi câu là đơn vị cao nhất, hoàn chỉnh nhất, không có đơn vị nào
có cấp bậc cao hơn câu kể cả các nhóm câu kết hợp lại với nhau Nhà ngôn ngữ học
người Pháp là E Benveniste đã khẳng định: "Nhóm các câu không tạo nên một đơn
vị bậc cao hơn so với câu Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ, tức cấp độ câu
là không có" [38, tr 8] Và cứ theo quan niệm như trên, một thời gian dài các nhà
nghiên cứu ngữ pháp chỉ dừng lại ở giới hạn câu Thế nhưng, khi đi vào sử dụng, quan niệm cho rằng câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của lý luận, thực tiễn và gây ra nhiều tranh cãi Vì vậy một bộ môn mới đã ra đời, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đó là: Ngôn ngữ học văn bản
Văn bản hoàn toàn không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu có nghĩa
mà giữa chúng phải có sợi dây liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn, rõ ràng, mạch lạc Vì vậy, đối với mỗi một văn bản các phương tiện liên kết là nhân tố quan trọng, đồng thời là yêu cầu bắt buộc Trong một văn bản, không phải đơn thuần sử dụng một phương tiện liên kết là có thể nói đã góp phần tạo lập văn bản Theo Trần Ngọc Thêm [1985, 1999, 2001], có nhiều phép liên kết được
coi là tham gia với tư cách là phương tiện nối kết văn bản: phép lặp, phép nối, phép
thế, phép đối, phép tỉnh lược, phép liên tưởng, phép tuyến tính, Và tùy vào nội
dung của văn bản mà người viết sẽ chọn lựa những phương tiện liên kết sao cho phù hợp Đọc qua khá nhiều tác phẩm, chúng tôi nhận thấy hiện tượng lặp xuất hiện gần như trong tất cả các văn bản Nó được xem là một phương tiện liên kết quan trọng
và là sự lựa chọn thường nhật của người viết, người tạo lập văn bản Hiện tượng lặp
có mặt rất nhiều trong các văn bản, để phản ánh sự kiện, nội dung, diễn biến chủ đề của văn bản Trong các nhà văn từng được biết đến, chúng tôi nhận thấy Anh Đức là một nhà văn có phong cách riêng về bút pháp và ngôn ngữ, và hiện tượng lặp cũng được nhà văn sử dụng một cách khá nhuần nhuyễn trong các tác phẩm của mình
Trang 91.2 Anh Đức là một nhà văn tài năng, được sống giữa những người dân Nam Bộ đáng mến, đáng yêu nhất trong những năm tháng sôi sục của cuộc kháng chiến chống Mỹ Anh Đức không chỉ có ý thức sâu sắc về cuộc cách mạng của dân tộc mà
còn là nhà văn "Nhận ra sức mạnh của văn học với tình yêu không nén nổi, nó đã
cất lên tiếng nói ứng nghiệm lạ thường" Các sáng tác của Anh Đức chủ yếu tập
trung ở các thể loại như: truyện, bút ký, tiểu thuyết Dưới ngòi bút của Anh Đức là những nhân vật dạt dào tình cảm cách mạng Họ mang khí thế dân tộc và mang màu sắc riêng của Nam Bộ
"Hòn Đất" là tiểu thuyết tiêu biểu viết về đề tài chiến tranh Trong tác phẩm, nhà văn đã dựng được nhiều nhân vật sống động Ngay khi ra đời, tiểu thuyết "Hòn
Đất" đã gây được tiếng vang lớn trong đời sống văn học, được dịch ra nhiều thứ
tiếng và được đông đảo quần chúng đón nhận
Để có được những thành công như vậy, không thể không kể đến những đóng góp về mặt ngôn ngữ, đặc biệt là việc sử dụng phương thức lặp làm phương tiện liên kết văn bản hết sức sáng tạo và độc đáo
1.3 Đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết "Hòn Đất" của
Anh Đức Song phần lớn những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nội dung và thể loại, còn địa hạt ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề liên kết trong văn bản lại chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức
Vì vậy, việc tìm hiểu về giá trị liên kết qua phương thức lặp trong "Hòn Đất"
của Anh Đức vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn Kết quả khảo sát,
thống kê phương thức lặp trong tiểu thuyết "Hòn Đất" sẽ cho chúng ta cái nhìn cụ
thể về hệ thống các phương thức liên kết trong văn bản Đồng thời góp phần quan trọng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn Anh Đức Bên cạnh đó sẽ thấy được tài năng của một người con thuộc vùng đất Nam Bộ giàu tinh thần cách mạng Bởi những lẽ trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn cao học
của mình là: “Giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức”
Trang 102 Lịch sử vấn đề
2.1 Trên thế giới, ngữ pháp học văn bản được hình thành từ khoảng những năm 40-50 của thế kỉ XX với các tên tuổi nổi tiếng như: K Boot, Z S Haris, N S Pospelov Còn ở Việt Nam, đến những năm 70 ngôn ngữ học văn bản mới được tiếp nhận và triển khai nghiên cứu khá rộng rãi
Cho đến nay, ở Việt Nam đã có hàng loạt công trình nghiên cứu về các phương tiện liên kết, trong đó hiện tượng lặp chiếm một phần không nhỏ, tiêu biểu là: Trần
Ngọc Thêm với "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" (NXB Giáo dục 1985, 1999, 2001), "Một cách hiểu về tính liên kết của văn bản" (Ngôn ngữ (2), tr 42-52), Đinh Trọng Lạc với cuốn "99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt"( NXB Giáo dục, 1996), "Phong cách học tiếng Việt" (NXB Giáo dục, 1999), Nguyễn Minh Thuyết với cuốn "Tiếng Việt thực hành" (NXB ĐHQG Hà Nội, 1999), Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu với cuốn "Tiếng Việt 10" (NXB Giáo dục, 2000), Diệp Quang Ban với cuốn "Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" (NXB Giáo dục, 1998)
Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy những công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả
đã chú trọng đến việc hình thành khái niệm, phân loại và tìm ra giá trị của các phép liên kết nói chung và phép lặp nói riêng Đây là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng để luận văn có thể tham khảo trước khi đi vào nghiên cứu về phương thức lặp trong
tiểu thuyết "Hòn Đất" của Anh Đức
2.2 Anh Đức là đại diện tiêu biểu của dòng văn học cách mạng Bút pháp của ông vừa mang tính hiện thực, vừa đậm chất lãng mạn Ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông đều phản ánh lời ăn tiếng nói và phong cách của người Nam Bộ Lối viết văn của ông không gò bó mà phóng khoáng, tuy vậy những từ ngữ mà ông dùng luôn có sự tìm tòi, chọn lọc Tất cả những đặc điểm trên đã tạo nên một phong cách ngôn ngữ riêng trong các tác phẩm của Anh Đức Nghiên cứu về Anh Đức cũng như
tiểu thuyết "Hòn Đất" từ trước đến nay phải kể đến một số công trình tiêu biểu như: Nguyễn Trung Thu, "Tính cách dân tộc trong sáng tác của Anh Đức" (Tạp chí Văn học, số 4, 1969), Phan Cự Đệ, "Về phong cách lãng mạn của Anh Đức" (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1974), "Hình tượng người
phụ nữ Việt Nam trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức" (Tuyển tập Phan Cự Đệ,
Trang 11tập 4, NXB Văn học, Hà Nội, 2000), Chu Nga, "Phong cách trữ tình trong sáng tác
của Anh Đức", (Tạp chí Văn học, số 2, 1975), Hoài Anh, "Anh Đức với con người
và cảnh sắc thiên nhiên trong tác phẩm" (Tạp chí Văn học, số 2, 2001), Trần Văn
Giàu, "Hòn Đất, một bước tiến mới của văn học cách mạng Miền Nam" (10 năm Văn học chống Mỹ, sđd), Hà Minh Đức, "Hòn Đất của Anh Đức" (Trích Tác phẩm văn học, sđd), Thành Duy, "Cách thể hiện nhân vật trong Hòn đất" (Tạp chí Văn
học, số 1, 1968)
Bên cạnh đó, nghiên cứu về phép lặp trong các tác phẩm văn học nghệ thuật còn
là đề tài được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Có thể điểm qua một số công trình
tiêu biểu như sau: "Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh (Luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoa, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2009) Ở luận văn này, tác giả đã làm sáng tỏ được lý thuyết và giá trị của hiện tượng lặp
thông qua việc tìm hiểu phép lặp trong các câu thơ "Tính chất thông điệp, thông tin
và độ dư trong sáng tác văn học" của tác giả Hoàng Trinh, đây là chuyên đề nghiên
cứu về lượng tin và cái mới trong sáng tác Ở bài viết này, tác giả đã giải thích về các hiện tượng lặp từ, lặp ý trong một bài thơ, đoạn văn bằng những lí lẽ thuyết
phục Phùng Thị Phương Hạnh với "Phép lặp trong truyện ngắn của Nguyên Hồng
trước năm 1945" (Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, 2005) Ở khóa luận này tác giả đã đi vào thống kê, phân loại cách sử dụng phép lặp nhằm làm nổi bật giá trị của phép lặp trong câu văn, qua đó thấy được phong cách ngôn ngữ đặc sắc của nhà văn Nguyên Hồng
Điểm qua những công trình trên, chúng tôi nhận thấy đã có những bài viết,
chuyên luận nghiên cứu về tiểu thuyết "Hòn Đất" của Anh Đức, nhưng chưa có
công trình nào nghiên cứu về phương thức lặp trong tác phẩm này một cách hệ thống theo hướng liên kết văn bản
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết
"Hòn Đất" của Anh Đức ở một số khía cạnh chính, sẽ thấy được đặc điểm và vai trò
Trang 12của phương thức lặp dưới góc nhìn của Ngôn ngữ học văn bản Đồng thời, thấy được những đặc sắc về mặt ngôn ngữ của tác phẩm
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn xác định một số nhiệm vụ chính phải
thực hiện sau đây:
- Nghiên cứu, trình bày một số lý thuyết về Ngôn ngữ học văn bản được chọn làm căn cứ lí luận cho luận văn
- Thống kê, phân loại các phương thức lặp được sử dụng trong tiểu thuyết
"Hòn Đất" của Anh Đức theo các tiêu chí định trước
- Miêu tả những đặc điểm cơ bản của phương thức lặp (về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa), vai trò của phương thức lặp với việc thể hiện nội dung tác phẩm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các phát ngôn có chứa phương thức lặp trong tiểu thuyết "Hòn Đất"
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Có thể nghiên cứu “Hòn Đất” ở nhiều góc độ khác nhau, song trong phạm vi
luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về tính liên kết thông qua phương thức lặp
được thể hiện trong tác phẩm“Hòn Đất”
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học
Phương pháp này được dùng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện và phân loại các hiện tượng lặp mà Anh Đức đã sử dụng trong tiểu thuyết của mình
- Phương pháp phân tích liên kết văn bản
Phương pháp này được dùng để phân tích các kết quả khảo sát đã thống kê được Từ đó đưa ra những nhận xét về tính liên kết của các phát ngôn có chứa phương thức lặp
Trang 13- Phương pháp phân tích diễn ngôn
Phương pháp này là phương pháp chính, cơ bản, được chúng tôi vận dụng để
phân tích, mô tả làm sáng tỏ giá trị về mặt ngữ nghĩa của hiện tượng lặp trong tiểu
- Về mặt thực tiễn
Trước hết, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc
hơn về giá trị liên kết cấu trúc và ngữ nghĩa của tiểu thuyết “Hòn Đất” Bên cạnh
đó đề tài cũng có những đóng góp nhất định trong việc giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường, nhất là ở bậc phổ thông
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Khảo sát về tính liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết
Hòn Đất của Anh Đức
Chương 3: Giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất
của Anh Đức
Trang 14“Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó là một thể
thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức” [5.19]
- Quan niệm thứ hai:
“Văn bản là một hệ thống gồm một chuỗi câu được sắp xếp theo hình tuyến tính
và có tổ chức chặt chẽ, trong đó mỗi câu là một đơn vị liên kết văn bản Mỗi đơn vị của văn bản tổ hợp gắn bó với nhau tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh, nhằm thực hiện một ý đồ giao tiếp chung” [Lê A, Đình Cao, Làm văn, NXB Giáo Dục, 1989]
1.1.2 Diễn ngôn
Diễn ngôn (còn được gọi là diễn từ, ngôn bản, ngôn phẩm ) thường được hiểu
là một chuỗi phát ngôn được thực hiện trong giao tiếp bằng lời
Nói như vậy không hàm ý diễn ngôn chỉ dùng cho các phát ngôn mang tính hội thoại, mà còn chỉ cả các trường hợp đơn thoại, như các bài diễn văn, phát biểu, thuyết trình Tuy nhiên, do đặc thù thể hiện mà mọi diễn ngôn loại này nói chung thường được coi là đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hội thoại
Có thể thấy, ranh giới để nhận biết và phân biệt giữa văn bản và diễn ngôn là rất mơ hồ Nhưng trong quá trình nghiên cứu, việc phân biệt hai khái niệm này là rất cần thiết
1.2 Liên kết văn bản
1.2.1 Liên kết
Liên kết (cohesion) là thứ quan hệ và liên hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu hoặc nằm trong hai vế của một câu ghép theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau Nói chi tiết hơn, liên kết là thứ quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ
mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia,
và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau Hiện tượng này cũng
Trang 15gặp trong những khúc đoạn lời nói lớn hơn câu, tuy nhiên về cơ bản vẫn là hiện tượng liên kết giữa những câu có quan hệ nghĩa với nhau thông qua các phương tiện liên kết, chỉ có điều là những câu này không nằm trong cùng một đoạn lời nói Liên kết được đặt trên cơ sở nghĩa, do quan hệ ý nghĩa, và quan hệ đó phải được diễn đạt bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ Những hiện tượng nối kết không được đánh dấu bằng hệ thống các phương tiện hình thức được xếp vào mạch lạc (coherence)
sau Mối quan hệ giải thích nghĩa này giúp cho câu sau liên hệ được với câu trước
Có thể thấy, liên kết được hiểu là mạng lưới quan hệ của các từ, các câu trong đoạn văn Tính liên kết là điều kiện cơ bản để một chuỗi câu trở thành văn bản
1.2.2 Phương tiện liên kết và phương thức liên kết
Phương tiện liên kết là các yếu tố hình thức cụ thể của ngôn ngữ tham gia vào việc tạo sự nối kết hai câu với nhau
Như vậy phương tiện liên kết là những yếu tố ngôn ngữ cụ thể được dùng trong việc nối kết câu với câu Liên kết trong văn bản là hiện tượng chung cho nhiều ngôn ngữ, nhưng các phương tiện ngôn ngữ cụ thể dùng vào liên kết có thể khác nhau
Trang 16trong những ngôn ngữ khác nhau Sự liên kết có thể diễn ra giữa câu với câu hoặc giữa phần văn bản này với phần văn bản khác trong cùng một văn bản
Phương thức liên kết là cách thức sử dụng các phương tiện liên kết có cùng một thực chất vào việc liên kết câu với câu
Các phương tiện dùng trong một phương thức liên kết đều có một điểm chung
để tập hợp chúng lại với nhau trong một hệ thống con, nhưng giữa chúng có thể có những nét riêng phân biệt được với nhau để sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể
khác nhau Phương thức liên kết còn được gọi gọn hơn là phép liên kết
1.2.3 Liên kết cấu trúc
Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy
Như vậy, có thể kết luận rằng tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản
Tính liên kết có khả năng rất lớn Nó có thể làm cho một chuỗi câu không liên quan gì với nhau trở thành một bộ phận của văn bản bằng cách thêm một câu thứ n+1 cho nó Khi đó, lập tức cả chuỗi câu hỗn độn kia bỗng nhiên cựa quậy và trở thành một bộ phận hợp pháp của văn bản ( Dẫn theo GS Trần Ngọc Thêm)
Trang 17Nói về sự tương tác giữa cú pháp của câu với cú pháp của văn bản,
V.V.Bogdanov nhấn mạnh: “điều quan trọng là sự tương tác ấy hoàn toàn dựa trên
cơ sở ngữ nghĩa” Tác giả phân biệt tổ chức hình thức của văn bản (gọi là tính liên
kết) với tổ chức ngữ nghĩa của văn bản (gọi là tính mạch lạc) - tổ chức này được thực hiện qua một loạt những sự tương hợp ngữ nghĩa
1.3 Phép lặp trong hệ thống các phép liên kết văn bản
Có rất nhiều phương thức liên kết mà các phát ngôn hay trong câu thường sử
dụng, chúng ta có thể liệt kê ra được các phương thức như: phép lặp, phép nối, phép thế, phép đối, phép tỉnh lược, phép liên tưởng, phép tuyến tính Riêng phép lặp sẽ
được chúng tôi trình bày một cách cụ thể và chi tiết trong riêng một mục nhỏ
1.3.1 Khái quát về một số phép liên kết văn bản
không chỉ về mặt nội dung mà cả về mặt hình thức thì ta có phép nối chặt
Phép nối chặt là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện bằng sự có mặt của từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy) hoặc chỗ kết thúc (liên kết dự báo) của nó, tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc với chủ ngôn
Ví dụ:
"Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách
chết Bởi vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch"
(Nguyễn Công Hoan) Còn nếu sự có mặt của các phương tiện nối chỉ làm cho phát ngôn chứa nó phụ thuộc vào chủ ngôn không chỉ về mặt nội dung mà không động chạm gì về mặt cấu
trúc thì ta có phép nối lỏng
Trang 18Phép nối lỏng là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà "ngôi" còn lại là chủ ngôn
Ví dụ:
"Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở gần đấy
nghe tiếng Thế là, cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra"
(Tô Hoài- Dế Mèn phiêu lưu kí)
Phép thế đồng nghĩa có thể được phân loại cụ thể căn cứ vào đặc điểm của các
phương tiện dùng làm chủ tố và thế tố, có thể phân loại phép thế đồng nghĩa làm 4 kiểu:
thế đồng nghĩa từ điển
thế đồng nghĩa lâm thời
thế đồng nghĩa bằng dạng phủ định
thế đồng nghĩa bằng dạng miêu tả
Căn cứ theo độ phức tạp của các phương tiện, có thể chia phép thế đồng nghĩa
thành hai nhóm: nhóm có cả hai yếu tố liên kết là từ và nhóm có ít nhất một yếu tố
liên kết là cụm từ Còn nếu căn cứ vào tính ổn định của quan hệ đồng nhất do các
phương tiện tạo ra thì phép thế đồng nghĩa cũng có thể chia thành hai nhóm: nhóm thế đồng nghĩa ổn định và nhóm thế đồng nghĩa không ổn định
- Thế đồng nghĩa ổn định:
+ Thế đồng nghĩa từ điển: là kiểu thế đồng nghĩa ổn định mà cả hai yếu tố liên kết là những từ đồng nghĩa (thường được cố định trong các từ điển đồng nghĩa)
Trang 19Ví dụ:
"Phụ nữ lại càng cần phải học Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới"
(Hồ Chí Minh) + Thế đồng nghĩa phủ định: là kiểu thế ổn định mà một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ cấu tạo từ từ trái nghĩa của yếu tố liên kết cộng với từ phủ định
Ví dụ:
"Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp ( ) chị Dậu nghiến hai hàm răng ( )
túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất ( )"
(Ngô Tất Tố) + Thế đồng nghĩa lâm thời: là kiểu thế không ổn định mà chủ tố và thế tố là những từ vốn không phải là từ đồng nghĩa song có quan hệ ngữ nghĩa bao hàm (theo kiểu giống- loài), trong đó có từ ngoại diên hẹp hơn (chỉ giống) bao giờ cũng phải làm chủ tố, còn từ kia (có ngoại diên rộng hơn) bao giờ cũng làm thế tố
- Phép thế đại từ khiếm diện dự báo
Trang 20Ví dụ:
"Tri thức là gì? Tri thức là hiểu biết"
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
Ở ví dụ này đại từ "gì" là đại từ nghi vấn có liên kết khiếm diện, dự báo trước sự
xuất hiện của câu sau
- Thế đại từ khiếm diện hồi quy
Khái niệm “phép đối” không đồng nhất với các khái niệm “hiện tượng trái
nghĩa”, “từ trái nghĩa” Phép đối là hiện tượng trái nghĩa được sử dụng vào chức
năng liên kết văn bản Và như vậy từ trái nghĩa chỉ là một trong những phương tiện của phép đối
* Các dạng của phép đối
Căn cứ vào tính ổn định của quan hệ đối lập do các phương tiện trên tạo ra, lại
có thể chia phép đối thành hai nhóm khác nhau: nhóm đối ổn định (quan hệ đối lập được xác định rõ ràng, chính xác) và nhóm đối không ổn định (quan hệ đối lập mờ nhạt khó xác định)
Căn cứ vào đặc điểm các phương tiện cùng làm chủ tố và đối tố, có thể phân
loại phép đối thành bốn kiểu: đối bằng từ trái nghĩa, đối bằng từ không trái nghĩa, đối bằng dạng phủ định và đối bằng dạng miêu tả
- Đối trái nghĩa: là kiểu đối sử dụng từ trái nghĩa, và từ trái nghĩa là những từ cùng một trường nghĩa và có ít nhất một nét nghĩa đối lập nhau, tất cả các nét nghĩa khác đều đồng nhất
Trang 21Ví dụ:
"Tại đây chỉ còn lại bọn lính bị thương nặng Bọn bị thương nhẹ có hy vọng
tiếp tục cầm súng đã được chở đi hồi trưa hôm qua, cùng chuyến trực thăng đổ xuống lấy xác tên Mỹ"
(Anh Đức) Căn cứ vào hình thức của từ, ta có thể chia đối trái nghĩa thành hai kiểu:
+ Đối sử dụng các cặp từ trái nghĩa trực tiếp
Ví dụ:
"Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ Người đọc mở thơ ra, bỗng thấy
tâm tình của chính mình"
(Lưu Quý Kỳ) + Đối sử dụng các cặp từ trái nghĩa gián tiếp
Ví dụ:
"Người đổ ra mặt trận Hậu phương ở đằng sau, hậu phương ở trong lòng "
(Dương Hương Ly) Việc sử dụng kiểu liên kết đối trái nghĩa trong văn bản có tác dụng rất rõ rệt trong việc tích cực hóa vốn từ trái nghĩa của người viết
- Đối phủ định: đối phủ định là kiểu đối mà một trong hai yếu tố liên kết là dạng phủ định của yếu tố liên kết kia
Trang 22Ví dụ:
"Bọn địch luôn bi quan Còn chúng ta không chán nản bao giờ"
(Lưu Quý Kỳ)
- Đối miêu tả: Đối miêu tả là kiểu đối mà ít nhất một trong hai yếu tố liên kết
là một cụm từ miêu tả những dấu hiệu của thuộc tính đối lập, yếu tố liên kết còn lại
Ví dụ:
"Nhưng tên đại úy vẫn chưa cho ngừng lại Hắn ra lệnh bọn lính tiếp tục làm
cái trò ấy đến nỗi chúng chạy mỏi cả chân, và có đứa ê ẩm cả hàm răng, vì phải cắn chốt lựu đạn nhiều quá "
(Anh Đức) Những điều kiện này có thể quy về ba trường hợp:
Đối lâm thời qua suy luận trung gian
Đối lâm thời do áp lực của đối ổn định
Đối lâm thời do áp lực của lặp ngữ pháp
Trang 23việc khôi phục yếu tố tỉnh lược là chủ ngôn Tùy theo chức năng của lược ngôn mà trong phép tỉnh lược liên kết có thể tách ra hai trường hợp:
- Phép tỉnh lược yếu: là phương thức liên kết thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn
những yếu tố có mặt ở chủ ngôn, và sự vắng mặt này phá vỡ sự hoàn chỉnh nội dung của kết ngôn mà không ảnh hưởng gì đến cấu trúc nòng cốt của nó
Ví dụ:
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý của quý Có khi được trình bày trong
tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong giương trong hòm
(Hồ Chí Minh) Phép tỉnh lược yếu được chia thành các loại như sau:
Tỉnh lược bổ ngữ trực tiếp ở câu kết
Tỉnh lược bổ ngữ (trong cả bổ ngữ trực tiếp) ở câu kết
Tỉnh lược động từ đi sau trong chuỗi điện thoại ở câu kết
Tỉnh lược chủ ngữ ở câu kết
Tỉnh lược định ngữ của danh từ
- Phép tỉnh lược mạnh: là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện ở
sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố làm thành phần nòng cốt, dựa vào sự có mặt của chúng trong chủ ngôn
Ví dụ:
"Quyên mò nơi thắt lưng Ngạn lấy cái bi đông Cô lắc nhẹ"
(Anh Đức) Căn cứ vào chức vụ cú pháp của yếu tố bị tỉnh lược có thể phân biệt tỉnh lược mạnh thành các kiểu sau:
Trang 241.3.1.5 Phép liên tưởng
* Khái niệm
Phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số ít nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập
Trang 25Liên tưởng đồng loại có thể gặp ở hầu hết các loại yếu tố liên kết: loài người, loài vật, hiện tượng, khái niệm
Kiểu liên tưởng đồng loại khá gần kiểu đối lâm thời Nó sẽ chuyển thành đối lâm thời khi bị giới hạn trong hai đối tượng và ít nhất khi có từ nối liên tưởng đi kèm
+ Liên tưởng định lượng: liên tưởng định lượng là kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất, vì khi chúng thuộc cùng một loại ta có thể xem xét tính đếm
Liên tưởng định chức là kiểu liên tưởng phong phú nhất của phép liên tưởng
Nó được dùng cho người, hiện tượng, hoạt động
+ Liên tưởng đặc trưng: liên tưởng đặc trưng là sự liên tưởng giữa một tĩnh vật hoặc một hoạt động với dấu hiệu điển hình đặc trưng cho nó
+ Liên tưởng nhân quả: liên tưởng nhân quả là kiểu liên tưởng giữa những từ ngữ chỉ nguyên nhân (thường là sự vật, hành động, sự việc) và những từ ngữ chỉ kết quả
Trang 26(Dì Hảo- Nam Cao)
Sự liên kết của phép tuyến tính thường bộc lộ rõ nhất khi các phát ngôn liên kết đứng cạnh nhau
1.3.2 Phép lặp
1.3.2.1 Lặp - một hiện tượng liên kết phổ biến
Cũng như một số hiện tượng ngôn ngữ khác trong tiếng Việt, phép lặp là một hiện tượng tương đối phổ biến Hiện nay các vấn đề xung quanh phép lặp đã dần dần được thống nhất
Hiện tượng lặp có thể hình thành từ nhiều phương thức trong văn bản hay trong diễn ngôn Trong các văn bản, người viết đóng vai trò là người đối thoại một chiều (đơn thoại) Các phát ngôn có thể được hình thành theo trình tự diễn giải của người viết Một văn bản bất kì, dù ngắn, dù dài đều tuân thủ theo các trình tự cần có trong các phương thức tổ chức văn bản: mục đích, định hướng nội dung, kết cấu, văn bản chi tiết Những điều kiện về đặc trưng riêng đó cho phép người viết thể hiện nội dung văn bản theo ý đồ cá nhân và theo phong cách thể hiện riêng của mình
Nhưng trong giao tiếp hội thoại, một trong những hoạt động giao tiếp căn bản nhất của con người, nơi xuất hiện tất cả mọi nhân tố, dữ kiện tham gia vào quá trình chi phối hoạt động giao tiếp Trong hội thoại, hành vi trao - đáp giữa hai đối tác
Trang 27(người nói - người nghe) là hành vi quan trọng nhất Thực ra, chính xác hơn có thể nói rằng, diễn ngôn là sản phẩm của các hoạt động tương tác lời nói Ở đó, có các tham tố cho phép thực hiện và đồng thời chi phối cuộc giao tiếp: nhân tố tham thoại (từ hai người trở lên), bối cảnh giao tiếp (thời gian, không gian), nội dung giao tiếp (chủ đề) Trong quá trình thiết lập cuộc giao tiếp, nhiều dữ kiện xuất hiện được
"nhập" vào phát ngôn Những dữ kiện đó cũng sẽ được lặp đi lặp lại ngay trong bản
thân cấu trúc thông báo và các từ ngữ hiện diện Khi diễn ra hiện tượng đáp lời từ
một đối tác thì hiển nhiên là người đó chấp nhận một phát ngôn hiện diện Hiện
tượng lặp là một hiện tượng phổ biến [Dẫn theo PGS TS Phạm Văn Tình]
1.3.2.2 Hiện tượng lặp và phương thức lặp
"Lặp là nhắc lại giống y như cái đã có trước" [16, tr.547]
Hiện tượng lặp thường được sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật nhằm tạo nên những giá trị nhất định về mặt liên kết và mặt tu từ
"Phương thức lặp là phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn" [ 20, tr.87]
Phương thức lặp có cả hai yếu tố liên kết và kết tố ở đây được gọi là lặp tố Tuỳ thuộc vào tính chất của lặp tố mà phương thức lặp có thể chia thành ba dạng thức: lặp từ vựng, lặp ngữ pháp và lặp ngữ âm
1.3.2.3 Các phương thức lặp trong tiếng Việt
a) Lặp từ vựng
* Khái niệm
Lặp từ vựng là một hiện tượng lặp lại một bộ phận từ vựng (danh từ (danh
ngữ), động từ (động ngữ), ) có ở ít nhất hai phát ngôn trở lên trong cùng một bối cảnh phát ngôn
Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phương thức lặp mà ở đó chủ tố và lặp
tố là những yếu tố từ vựng (thực từ, cụm từ)
Lặp từ vựng là một hiện tượng rất phổ biến, thường thấy trong mọi hoàn cảnh giao tiếp Mọi cuộc hội thoại, trao đổi bao giờ cũng dựa trên một chủ đề nào đó
Trang 28* Đặc điểm của lặp từ vựng
Phép lặp từ vựng là dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản Hơn thế nữa, độ phổ biến của lặp từ vựng không chỉ trải dài trên văn bản mà còn thể hiện cả
ở sự có mặt nhiều lần của nó trong một cặp phát ngôn
Hiện tượng lặp từ vựng phổ biến đến mức giữa nó và tính liên kết của văn bản tồn tại một mối quan hệ hai chiều
Trước hết, ở một văn bản kiên kết, tất yếu phải có lặp từ vựng Đây chính là hậu
quả do mâu thuẫn giữa tính hình tuyến của văn bản và tính nhiều chiều của hiện thực gây ra Bởi lẽ các đối tượng của hiện thực luôn nằm trong những mối quan hệ
đa dạng khác nhau và được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau Để thể hiện được những mối quan hệ và những góc độ xem xét ấy trong một văn bản hình tuyến, bắt buộc đối tượng phải xuất hiện nhiều lần, tức là bắt buộc tên gọi của đối tượng phải lặp lại
Mặt khác, ở bất kì một chuỗi câu nào, nếu đã có lặp từ vựng thì sự liên kết cũng
xuất hiện Nếu hai câu có chứa những từ đựơc lặp lại thì chắc hẳn là chúng bàn về
cùng một chủ đề Như thế, lặp từ vựng là một dạng thức liên kết dùng để thể hiện
liên kết chủ đề của văn bản
Phép lặp từ vựng có thể được xem xét phân loại dưới nhiều góc độ:
- Xét về mặt cấu trúc, cấu tạo lặp từ vựng được chia thành 4 loại sau:
+ Lặp nối tiếp: là dạng lặp trong đó từ ngữ được lặp lại đứng liền nhau, nối tiếp nhau
Ví dụ:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công"
(Hồ Chí Minh) + Lặp vòng tròn: là dạng lặp trong đó từ ngữ ở cuối câu trước được lặp lại ở chữ đầu câu sau
Trang 29Ví dụ:
"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai"
(Đoàn Thị Điểm) + Lặp đầu: là việc lặp lại một vài yếu tố ở đầu câu trong một số câu tiếp theo
Ví dụ:
"Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những
người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong
những bể máu"
(Hồ Chí Minh) + Lặp cuối: là việc lặp lại một vài yếu tố ở cuối câu trong một số câu tiếp theo
Ví dụ:
"Nhân nghĩa là nhân dân Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân
Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng
phục vụ cho lợi ích của nhân dân
(Hồ Chí Minh)
- Căn cứ vào kích thước của chủ tố và lặp tố, ta có thể phân biệt lặp từ và lặp cụm
từ, trong lặp cụm từ lại phân biệt lặp hoàn toàn và lặp bộ phận
+ Lặp từ:
Ví dụ:
"Nhớ tới chị Thảo là Đoan nhớ tới ngọn gió heo may lồng lộng và khoảng trời
cuối thu tràn trề làn sáng phản quang niềm vui mùa màng"
(Ma Văn Kháng) + Lặp cụm từ:
Lặp hoàn toàn:
“Nếu không có nhân dân thì không đủ lực lượng Nếu không có chính phủ thì
không ai dẫn đường”
(Hồ Chí Minh)
Trang 30Vào đây con cá diếc
Hay vơ vẩn rong chơi Nhung nhăng khoe áo trắng
Và nhẩn nha rỉa mồi"
(Trần Đăng Khoa) + Lặp chuyển từ loại:
Ví dụ:
“Trung ương đã nhất trí về đường lối, chính sách, chỉ tiêu, biện pháp Chúng ta phải biến sự nhất trí ấy thành quyết tâm”
(Hồ Chí Minh)
- Căn cứ vào chức năng làm thành phần phát ngôn của chủ tố và lặp tố, có thể
chia ra lặp cùng chức năng và lặp chuyển chức năng
Về mặt sử dụng, phép lặp từ vựng có khả năng bản tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ Chính vì vậy mà nó đƣợc dùng phổ biến để lặp các thuật ngữ trong văn bản khoa học, hành chính và một phần trong các văn bản chính luận
Trang 31Đối với các từ loại không phải thuật ngữ và đối với các loại văn bản khác thì ngược lại, nói chung cần phải tránh lặp từ vựng vì sự xuất hiện của nó quá nhiều sẽ gây nên cảm giác đơn điệu, nhàm chán - hiện tượng này rất phổ biến trong các bài viết của học sinh Cần cố gắng đạt tới sự đa dạng phong phú của văn bản bằng cách dùng phương thức liên kết khác để thay cho nó Những phương thức này là: các phép thế và các phép tỉnh lược Đó là nguyên tắc chung Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lặp từ vựng vẫn có thể được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật trong các văn bản văn học
Một đặc điểm nữa của phép lặp từ vựng trong văn bản văn học là nó có thể có dạng liên kết bắc cầu trên một khoảng cách rất lớn, có khi từ đầu đến cuối văn bản Trong việc phân tích văn bản nhiều khi chính những mối liên kết lặp từ vựng bắc cầu này là cái chìa khoá để hiểu văn bản
b) Lặp ngữ pháp
* Khái niệm
Phép lặp ngữ pháp là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp lại cả một số hư từ mà chủ ngôn đã sử dụng
Nói cách khác đi, đó là dạng thức lặp mà chủ tố và lặp tố là mô hình cấu trúc của phát ngôn và các hư từ
* Đặc điểm của lặp ngữ pháp
Lặp ngữ pháp bao gồm hai mức độ: lặp cú pháp (cấu trúc phát ngôn) và lặp từ pháp (các hư từ), trong đó lặp cú pháp là cơ bản
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn, có thể phân loại phép
lặp ngữ pháp thành bốn kiểu : lặp đủ, lặp khác, lặp thừa và lặp thiếu
+ Lặp đủ: là toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn với đầy đủ các thành phần của nó được lặp lại hoàn toàn ở kết ngôn
Ví dụ:
"Đã quen nhiều gian khổ
Đã quen nhiều hi sinh
Yêu thương là lòng anh
Bao dung là mái phố"
(Mái phố - Xuân Quỳnh)
Trang 32+ Lặp thiếu: là cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận trong kết ngôn
Ví dụ:
"Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị
mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya"
(Tản văn Mai Văn Tạo) + Lặp thừa: là ngoài cấu trúc của chủ ngôn, trong kết ngôn còn chứa thêm một
bộ phận nào đó của chủ ngôn không có
âm cũng có tác dụng liên kết các phát ngôn
c) Lặp ngữ âm
* Khái niệm
Phép lặp ngữ âm là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại
trong kết ngôn những yếu tố ngữ âm (như âm tiết, số lượng âm tiết, khuôn vần, phụ
âm đầu, thanh điệu, ) đã có ở chủ ngôn
Nói cách khác đi, đó là dạng thức lặp mà chủ tố và lặp tố là những yếu tố ngữ âm
Ví dụ:
"Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông, đã dựng lên thành đồng Tổ quốc!
Và sông Hồng có cái chông tre"
(Thép Mới) Phép lặp ngữ âm nhƣ một dạng thức liên kết phát ngôn đƣợc sử dụng trong mọi loại văn bản, nhƣng nó đƣợc thể hiện rõ nhất trong các loại văn vần (thơ, phú,
Trang 33hò, vè ) Ở đó, lặp ngữ âm là một dạng thức liên kết không thể thiếu được Sở dĩ
những văn bản kiểu như bài hát đồng dao Đòn gánh có mấu, Củ ấu có sừng hoặc
Nu na nu nống, Cái trống nằm trong đứng vững được lâu dài qua thời gian chủ
yếu là nhờ phương thức liên kết lặp ngữ âm và lặp ngữ pháp chặt chẽ của nó Trong khi đó, nhiều bài “thơ tự do” bây giờ tuy liên kết nội dung (có ý) rõ rệt, nhưng do thiếu lặp ngữ âm nên sự liên kết của các phát ngôn trong đó nói chung rời rạc và khó nhớ hơn nhiều
Trong các tài liệu về ngôn ngữ học văn bản, ngoài I.P Gal’perin có nói đến
“hình thức liên kết tạo nhịp điệu” [1981,tr.84-85], chức năng liên kết phát ngôn của
lặp ngữ âm hầu như không được để ý đến Thế nhưng, bằng thực tiễn công việc của mình, từ năm 1926, nhà thơ V.Maiacốpxki đã nhìn thấy chức năng này Trong cuốn
“Làm thơ như thế nào?”, ông nhận xét: “vần đưa ta quay trở lại dòng trước, buộc ta
nhớ lại nó Vần bắt tất cả các dòng thể hiện cùng một tư tưởng phải đứng cạnh nhau” “vần liên kết các dòng, vì vậy chất liệu của nó cần phải vững vàng hơn chất liệu phần còn lại của các dòng” [Vvedenie 1979, tr.246,247]
1.4 Anh Đức và tiểu thuyết "Hòn Đất"
1.4.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Anh Đức
Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1935 tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Có lẽ do phong cảnh xứ này trữ tình, là nơi hội tụ của nhiều nguồn văn hóa dân gian Việt, Khmer và Hoa Nên đã sản sinh ra nhiều tài năng văn nghệ và Anh Đức là một trong số đó Ông cũng là một trong số các nhà văn Việt Nam từng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh do những đóng góp với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam
Bùi Đức Ái thoát ly gia đình, vào chiến khu của lực lượng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam hoạt động từ khi còn trẻ Năm 1953, ông được điều về làm ở báo
Cứu quốc Nam Bộ Ngày ấy, trong chiến khu mặc dù đời sống kham khổ nhưng các
cấp lãnh đạo Ủy ban kháng chiến Nam Bộ đã rất quan tâm đến phát triển văn học nghệ thuật Ông được trao giải thưởng văn nghệ Cửu Long trong giai đoạn này Người đầu tiên được coi là đã phát hiện ra năng khiếu văn học của Bùi Đức Ái là nhà văn Đoàn Giỏi Vào những năm 20 tuổi, khi mới bắt đầu nghề văn, Anh Đức
Trang 34từng đề nghị Đoàn Giỏi, một nhà văn đàn anh, xem và nhận xét những tác phẩm của
mình Nhà văn của “Đất rừng phương Nam” đã từng nhận xét: "Cậu viết rất được,
bỏ đi vài cái yếu là in được thành tập chững chạc" Lời đánh giá của người sành
văn ấy đã khiến anh thanh niên Bùi Đức Ái mừng không chợp mắt nổi Tập truyện đầu tay ấy được lấy tên là Biển động
Sau đó, Bùi Đức Ái tập kết ra miền Bắc Trong thời gian ở miền Bắc, ông viết với bút danh Bùi Đức Ái Thời gian này ông được gặp và tiếp xúc với nhiều nhà văn lớn cùng thời tại Hà Nội Theo phân công của Hội nhà văn Việt Nam, mỗi nhà văn
có kinh nghiệm giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, đọc và góp ý bản thảo cho một cây bút trẻ tập kết Người được giao kèm cặp Bùi Đức Ái là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
cũng đi thực tế nhiều nơi, viết được mấy truyện ngắn nhưng không thật nổi, có lẽ do anh chưa thật sự bắt nhịp với cuộc sống ở vùng đất mới, chưa tạo được cảm hứng, chỉ đến khi ông gặp bà Nguyễn Thị Huỳnh, một phụ nữ từng hoạt động trong lực
lượng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam Nhờ cuộc gặp gỡ này, ông viết Một
truyện chép ở bệnh viện Tập truyện được đón nhận rộng rãi và trở thành một trong
những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông sau này
Năm 1962, Bùi Đức Ái trở lại chiến trường miền Nam Việt Nam ngay trong đợt đầu tiên của văn nghệ sĩ Các nhà lãnh đạo văn hóa tư tưởng và văn nghệ có vẻ đánh giá rất cao khả năng của Anh Đức Đích thân Trưởng ban tổ chức trung ương miền
Bắc Việt Nam Lê Đức Thọ đã gặp Anh Đức và dặn dò: “Vào trong đó cậu nên tập
trung thời gian mà sáng tác, đừng làm việc hành chính mất thời gian, việc đó nhiều người làm được”.
trang Anh Đức mang về Nam là vốn kiến thức văn học, nghề văn khá vững, khi tiếp cận với thực tế cuộc chiến đấu của quân và dân trên chiến trường Nam Bộ Anh
Đức viết một loạt hồi ký, được chú ý nhất là loạt ký sự Bức thư Cà Mau Dưới hình
thức trao đổi văn học qua thư với nhà văn Nguyễn Tuân, Anh Đức phản ánh thực tế sống và chiến đấu của lực lượng kháng chiến tại Cà Mau và nhiều vùng khác của
Trang 35miền Nam Việt Nam Những trang viết của Anh Đức lấy cảm hứng từ trong máu lửa nhưng vẫn giàu chất thơ, đậm chất hiện thực về cuộc chiến đấu của quân và dân Nam Bộ Cũng trong thời gian này, ông đến với vùng đất Kiên Giang và viết tác
phẩm có lẽ là nổi tiếng nhất của ông, tiểu thuyết Hòn Đất Hòn Đất tiêu biểu cho
tiểu thuyết viết về chiến tranh lúc bấy giờ, nhà văn đã dựng được nhiều nhân vật
sống động Ngay khi ra đời, tiểu thuyết Hòn Đất đã gây được tiếng vang lớn trong đời
sống văn học Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu mà Anh Đức cùng nhiều nhà văn miền Nam được nhận đã khẳng định thành công của dòng văn học ấy
Sau năm 1975, Anh Đức về sống ở Thành phố Hồ Chí Minh Ông viết một số
truyện ngắn như Người khách đến thăm vườn nhà tôi, Cái bàn bỏ trống, Miền sóng
vỗ Nhưng rồi, hình như không bằng lòng với cách viết cũ, ông dừng lại để tìm cách
thể hiện mới mẻ hơn, phù hợp với thời đại hơn Hơn thế, chất liệu, vốn sống trong chiến tranh của ông vô cùng lớn nhưng biến thành tác phẩm cho ngày hôm nay lại phải qua một quá trình chiêm nghiệm, tìm tòi, khám phá
Văn phong của Anh Đức được đánh giá là điềm đạm và thanh thoát Đọc văn của ông nhiều khi chúng ta thấy những câu nói, từ ngữ, hình ảnh của tác giả như
đang "động cựa" dưới mắt ta Từ những truyện ngắn đầu tay của ông, nhà văn Đoàn
Giỏi từng dự đoán ông sẽ còn tiến xa trong văn nghiệp Ở một khía cạnh nào đó, bút
pháp của Anh Đức cũng tỏ ra đậm chất lãng mạn, anh từng nói: Anh thích "cái màu
sắc lãng mạn của cuộc chiến đấu" ở miền Nam.
Với đề tài chính của các nhà văn thời bấy giờ: cuộc chiến tranh Việt Nam, Anh Đức được đánh giá là không thi vị hóa cuộc chiến mà tìm ra nét đẹp của con người trong hoàn cảnh tàn bạo nhất của chiến tranh Ông cũng ca ngợi tình người, sự anh dũng của lực lượng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam
Về truyện ngắn, ông được đánh giá là tuy không có những cốt truyện gay cấn, đặc sắc, nhưng cao tay trong cách dựng và sử dụng chữ, chi tiết đắt, tình huống hấp
dẫn Truyện ngắn Khói, là một câu chuyện giản dị, một chiến sỹ giải phóng quân ở
trong hầm bí mật, một lần cô gái con chủ nhà mang bữa ăn tới, cùng lúc, đám lính ngụy đi càn, và mũi thuốn của chúng đâm trúng vai cô gái Cô gái cắn răng chịu đựng, rồi dùng khăn lau vết máu trên mũi thuốn Cái chi tiết cô gái lau máu trên mũi
Trang 36thuốn thật đắc địa, nó găm vào trí nhớ người đọc Rồi cảnh đội nữ du kích đốt những đống lửa, tạo nên áng khói như mây để che mắt kẻ thù cho bộ đội hành quân sau trận đánh cũng rất độc đáo Truyện ngắn thành công thường cho người thưởng văn những ấn tượng không thể quên
Về bút ký, Anh Đức không bao giờ kể chuyện chay, những lời đại ngôn, mà bằng những chi tiết Ngôn ngữ của ông được chọn lọc, khi sử dụng phương ngữ
thường dùng những từ nêu bật nét đặc sắc của vùng đất Trong Bức thư Cà Mau,
những đoạn viết về cách đốt than, những chi tiết như người thợ đốt lò ngửi mùi xem than đã chín chưa hay vốc bụm nước U Minh đỏ ngầu như rượu vang đều được đánh giá rất cao
Hòn Đất được coi là một trong những tiểu thuyết viết về chiến tranh tiêu biểu thời
bấy giờ với những nhân vật rất sống động sau này được lấy làm kịch bản cho phim
truyện Chị Sứ
Giai đoạn sau 1975, Anh Đức viết không nhiều và cũng cố gắng tìm tòi những cách thể hiện mới mẻ, phù hợp hơn, nhưng không thực sự thành công.
Các tác phẩm Giấc mơ ông lão vườn chim, Hòn đất (trích đoạn) và Bức
thư Cà Mau (trích đoạn) của ông từng được đưa vào giảng dạy ở chương trình
văn học phổ thông
Ở các cương vị làm quản lý, trong giai đoạn chiến tranh, Anh Đức từng nắm
giữ các chức vụ: tổng biên tập tạp chí Văn nghệ giải phóng, ủy viên Ban thư ký Hội
nhà văn Việt Nam Sau năm 1975, có thời gian Anh Đức là ủy viên Ban thư ký Hội
nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, tổng biên tập tạp chí Văn, ủy viên Đảng đoàn các
khóa 2 và 3, đại biểu quốc hội khóa 7 Hiện nay ông đang cư ngụ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Anh Đức là nhà văn người Nam Bộ đã gắn chặt sự nghiệp sáng tác văn học của ông với sự nghiệp yêu nước và cách mạng của quần chúng Hiểu quần chúng và hiểu truyền thống của người dân Nam Bộ, Anh Đức đã tạo nên được một số nhân vật mang khí thế dân tộc và mang màu sắc riêng của người dân Nam Bộ Nắm bắt những con người tích cực đứng dậy từ mảnh đất quê hương, như những phẩm chất
Trang 37thẩm mỹ của hiện thực và của thời đại, Anh Đức đã sáng tạo những hình tượng nghệ thuật có giá trị Hình ảnh người phụ nữ trung hậu bất khuất và hình ảnh ông già nông dân giàu nghĩa khí cách mạng là những hình ảnh có ý nghĩa khái quát cao
và ít nhiều đã có tính chất tạo hình Đó là những cống hiến có giá trị quan trọng của Anh Đức vào nền văn học cách mạng miền Nam
1.4.2 Vài nét về tiểu thuyết "Hòn Đất"
Hòn Đất là tiểu thuyết của nhà văn Anh Đức, đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nền văn học chống Mỹ ở vùng giải phóng miền Nam Cuốn tiểu thuyết này viết
về cuộc chiến đấu của dân và quân huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, chống lại quân đội Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt của cuộc Chiến tranh Việt Nam
Hòn Đất là một trong số những Hòn nằm ở Vịnh Hà Tiên - Rạch Giá có một phần diện tích dính với đất liền Thiên nhiên ở đây vừa đẹp, vừa giàu, sơn thủy hữu tình, đông thì ấm, hè thì mát, chim cá nhiều, hoa quả lắm Con người vùng này cần
cù, chất phác, yêu nước Sau khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, xứ Hòn là một trong những miền ẩn náu, chờ đợi thời cơ của các chiến sĩ cách mạng Ngày nay xứ Hòn được coi là một căn cứ kháng chiến chống Mỹ
Nhà văn Anh Đức đã viết cuốn tiểu thuyết này trong hai năm 1964 và 1965 Một năm sau, tiểu thuyết Hòn Đất được Nhà xuất bản Văn học xuất bản lần đầu và
đã được trao tặng giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu Sau đó, tác phẩm đã được tái bản nhiều lần cũng như được dịch và xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, như: Anh, Đức, Esperanto, Nhật Bản, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc
Chuyện xảy ra vào đầu năm 1961 tại Hòn Đất Đội du kích xã ở nơi đây đã rút lui vào hang Hòn trong một trận chống càn quyết liệt của quân Mỹ- Diệm Đội có tất cả 17 người với vũ khí thô sơ Mặc dù đối phương đông gấp nhiều lần, được trang bị đầy đủ, vũ khí hiện đại và dùng nhiều giải pháp, như: bỏ thuốc độc vào nước suối, chặn mọi đường tiếp tế, dùng thuốc nổ phá hang, hun khói vào hang v.v nhưng đội du kích vẫn kiên trì chống trả nhiều lần và vẫn kiên cường sống chết ở nơi đó
Trang 38Trong cuộc chiến đấu gay go, chênh lệch này, trong đội du kích nổi bật có Hai Thép - người chỉ huy - sáng suốt, giàu nghị lực Ngạn, một chiến sĩ dũng cảm, thông minh Ba Rèn, người nông dân chất phác, trung kiên Quyên, cô du kích trẻ đẹp người, đẹp nết Nhưng vượt trội hơn cả là chị Sứ, một nữ du kích có nhiều đức tính cao quý, như: đằm thắm, bất khuất, ngoan cường Cuối cùng, chị Sứ cũng đã
hy sinh vì sự sống của đồng đội và vì lý tưởng mà chị nguyện suốt đời đeo đuổi
Đọc một truyện Hòn Đất, có thể sơ bộ đánh giá nổi cả cuộc kháng chiến chống
Mỹ và tay sai trong giai đoạn "chiến tranh đặc biệt" Nghe sự tích về chị Sứ, có thể nhận xét được phẩm chất của mười bốn triệu người Việt miền Nam Người Việt miền Nam chỉ có mười bốn triệu thôi, nhưng đó là một đạo quân tự giác gồm mười bốn triệu chiến sĩ chung lòng cứu nước Cả Hòn Đất đánh giặc hầu như không từ một ai Cả làng chống giặc với một tinh thần sáng tạo, đặc sắc
Giá trị tư tưởng của Hòn Đất còn nằm ở chỗ nó làm nổi lên chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, bản chất sâu sắc của toàn dân ta, đồng bào miền Nam ta Mỗi làng xóm nhỏ là một thành đồng Nhiều thành đồng nhỏ làm ra thành đồng lớn là Nam Bộ, là miền Nam Việt Nam Những tình cảm trong sạch, lành mạnh, tốt đẹp trong Hòn Đất gợi lên: tình Bắc Nam ruột thịt, tình chồng vợ thủy chung như nhất, tình bạn bè, tình đồng chí đồng đội
Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng những tình tiết gay cấn trong truyện luôn móc nối, đan cài vào nhau khiến cho người đọc không có cảm giác chán nản về một trận chiến xảy ra trong một không gian hẹp
Ngoài ra, tác giả cũng rất chú trọng mô tả chiều sâu nội tâm của nhân vật: tâm trạng bi kịch của bà Cà Sợi, sự thức tỉnh của hạ sĩ Cơ, nỗi quặn đau cùng lòng tự hào của má Sáu, sự hoang mang của thiếu tá Sằng sau khi đã trổ hết mưu kế… Đặc biệt, tác giả đã dành nhiều công sức, tình cảm để đi sâu, làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của chị Sứ: thương mẹ, yêu chồng con, luôn lo lắng đến đồng chí, đồng bào ngay cả khi cận kề cái chết
Khi xây dựng nên hình tượng chị Sứ, nhà văn Anh Đức đã từng viết: Về mặt
dựng truyện, một yếu tố khiến tôi tin tưởng là ngay từ trong chuyện đã xuất hiện một người con gái, đã sống và đã chết như một nữ anh hùng Đó là chị Phan Thị
Trang 39Ràng, mà trong tiểu thuyết tôi đặt tên là Sứ Việc có được và hình thành vun đắp ra được một nhân vật phụ nữ như thế, từ lâu trong đời viết của tôi luôn là niềm khao khát muốn khắc họa, và đó là sự quen thuộc, gần gũi như trước kia tôi đã từng khắc họa chị Tư Hậu trong "Một chuyện chép ở bệnh viện" Bởi lẽ đó, "Hòn Đất" là một tiểu thuyết viết về một cuộc chiến đấu mà cũng là một tiểu thuyết về một đời người con gái Tôi đã rút ra từ nhiều mẫu người con gái miền Nam anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang để đúc lại thành một người Đó là chị Sứ Trong hơn ba mươi năm, tôi rất sung sướng về một chị Sứ trong Hòn Đất do tôi xây dựng nên từ một nguyên mẫu, đã trở thành nhân vật văn học đến cùng bạn đọc gần xa
Lấy cảm hứng từ thực tế, tác giả đã viết nên thiên tiểu thuyết như một bản hùng
ca, ca ngợi những người con nơi xứ Hòn và đặc biệt là chị Sứ tiêu biểu cho người con gái Nam Bộ
Một thành công khác của Anh Đức là ở sự diễn tả cảnh vật địa phương, phong cách Nam Bộ với những đặc điểm rất đáng yêu Hình ảnh những cô gái đội nước bằng cà om hay những bữa cơm đậm chất Nam Bộ ở nhà mẹ Sáu Lời nói dí dỏm hài hước, tự nhiên pha chút lạc quan cũng đậm chất Nam Bộ
Bên cạnh đó, Anh Đức còn có biệt tài về văn trữ tình Nhiều đoạn văn hết sức cảm động Người đọc bồi hồi, rung động khi thấy bà Cà Xợi ngồi sụp trong bóng tối ngoài vườn, chớ không dám vào họp với dân làng vì tưởng mình có tội đẻ ra một thằng ác ôn khát máu, càng bồi hồi rung động trước cảnh mẹ Sáu chạy ra ôm đứa con gái sắp bị địch giết
Có thể nói, tất cả những giá trị trên đã tạo nên thành công nhất định cho tiểu
thuyết Hòn Đất Của Anh Đức
Đánh giá tác phẩm Hòn Đất, Trần Hữu Tá đã viết: “Tác phẩm còn mắc một số
nhược điểm: nhân vật phản diện còn đơn giản, bố cục truyện còn chưa chặt, kết thúc dễ dãi, rải rác trong các chương còn nhiều yếu tố ngẫu nhiên v.v.v Tuy vậy, với cảm xúc chân thật, với giọng văn đậm chất trữ tình, cuốn sách đã gây được tiếng vang từ lúc mới ra đời…”
1.5 Tiểu kết
Chương này trình bày bày cơ sở lý thuyết của luận văn Đó là những vấn đề về
Ngôn ngữ học văn bản Tuy nhiên, để phục vụ cho việc tìm hiểu “Giá trị liên kết
Trang 40qua phương thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất”, chúng tôi chỉ đưa vào luận văn lý
thuyết về ngữ pháp văn bản, liên kết văn bản và phép lặp trong hệ thống các phép liên kết văn bản Qua đó, có thể thấy tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất
có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản Phương thức lặp là phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn Sự liên kết ấy còn phải dựa trên cơ sở ngữ nghĩa của từng phát ngôn, trong từng hoàn cảnh cụ thể
Tìm hiểu về giá trị liên kết thông qua phương thức lặp đang là xu hướng nghiên cứu được đặc biệt chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại Đặc biệt là trong một tác phẩm cụ thể việc nghiên cứu phép lặp sẽ mang tính khách quan, khoa học và những nhận định đưa ra sẽ có tính thuyết phục hơn
Phép lặp chỉ tạo cho tác phẩm có được "độ dư tối ưu" khi các yếu tố được lặp
lại theo cấu trúc đặc thù và mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn, sẽ tạo nên hiệu quả đặc biệt về thông tin, truyền nghĩa, truyền cảm
Anh Đức là nhà văn tiêu biểu thuộc khu vực miền Nam Ngôn ngữ trong các sáng tác của ông mang đậm chất Nam Bộ Chính vì vậy, việc nghiên cứu một phương diện của ngôn ngữ thông qua phương thức lặp trong một tác phẩm cụ thể sẽ đem lại cái nhìn mới mẻ đối với tác phẩm
Hòn Đất là tiểu thuyết tiêu biểu, là một bước tiến mới của văn học cách mạng
miền Nam Đây là tiểu thuyết dài hơi được Anh Đức đầu tư một cách kĩ lưỡng cả về mặt nội dung lẫn hình thức Đi vào nghiên cứu tác phẩm sẽ thấy được sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt qua nhiều hình thức thể hiện, đặc biệt là qua phương thức lặp Những vấn đề lí thuyết đã nói ở trên là cơ sở lí luận để chúng tôi triển khai những nội dung ở phần sau