Quan hệ liên kết

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 64 - 70)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2Quan hệ liên kết

Bên cạnh phạm vi liên kết thì quan hệ liên kết cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên giá trị ngữ nghĩa cho văn bản. Liên kết văn bản bao gồm hai mặt: hình thức và nội dung. Cho tới nay trong các tài liệu mới chỉ trình bày về liên kết hình thức cùng hệ thống các phƣơng thức liên kết của nó. Cũng nhƣ liên kết hình thức, liên kết nội dung của văn bản không chỉ giới hạn trong phạm vi giữa các phát ngôn mà nó thể hiện ở mọi cấp độ có nghĩa khác. Trong liên kết nội dung có phân biệt giữa liên kết chủ đề và liên kết lôgic. Nhìn chung, giữa hai mặt liên kết nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau: liên kết nội dung đƣợc thể hiện bằng một hệ thống các phƣơng thức liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung.

Liên kết chủ đề là dạng liên kết đòi hỏi toàn văn bản phải xoay quanh một chủ đề. Chủ đề của toàn văn bản đƣợc phân chia ra thành các chủ đề con và thể hiện qua phần nêu của các phát ngôn.

Nếu nhƣ liên kết chủ đề chủ yếu là sự tổ chức những phần nêu của các phát ngôn thì liên kết lôgíc chủ yếu là sự tổ chức của các phần báo. Nó là một bình diện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “sâu” hơn của liên kết nội dung, mang tính ngữ nghĩa nhiều hơn và phụ thuộc vào

các nhân tố ngoài ngôn ngữ nhiều hơn.

Theo kết quả khảo sát về quan hệ liên kết giữa hai phát ngôn với nhau trong 879 cặp phát ngôn thì liên kết chủ đề có số lƣợng: 755 (chiếm 70,1%), liên kết lôgíc có số lƣợng: 124 (chiếm 58,2%); Về quan hệ liên kết giữa nhiều phát ngôn trong văn bản (đƣợc chúng tôi giới hạn trong một đoạn văn) với 322 đoạn đƣợc khảo sát, kết quả thu đƣợc: liên kết chủ đề có số lƣợng 322 (chiếm 29,9%), liên kết lôgíc có số lƣợng 89 (chiếm 41,8%).

Bảng 2.6. Bảng thống kê quan hệ liên kết

Kiểu loại Chủ đề Lô gíc

Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ

Giữa hai phát ngôn với nhau 755 70,1% 124 58,2%

Giữa nhiều phát ngôn trong văn bản 322 29,9% 89 41,8%

Tổng số 1077 100% 213 100%

2.3.2.1. Giữa hai phát ngôn với nhau

- Hai phát ngôn có thể coi là có liên kết chủ đề khi chúng nói đến những đối tƣợng chung hoặc những đối tƣợng có quan hệ mật thiết với nhau. Đơn vị cơ sở tham gia liên kết chủ đề là các đối tƣợng của hiện thực, trong đó chủ yếu là các sự vật, khái niệm… đƣợc thể hiện bằng các tên gọi nhƣ: danh từ, đại từ…

Ví dụ (94):

Rồi Quyên xỉa yêu ngón tay trỏ vào trán con Thúy:

- Bẩy năm trời ba mày mới biết cái mặt mày đó Thúy à. Hồi ba mày đi thì đã có mày đâu, hồi đó chưa đẻ mày mà… [14,8]

Ví dụ (95):

Cái tin nói Ngạn bị bắt vừa mới về với Quyên thì kế đó lại có tin ghê gớm hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ (96):

Không bao lâu cái cà om trên tay Quyên đã nặng trĩu. Cô ghé mắt nhìn, thấy nước trong cà om đã được gần nửa. [12,225]

- Sự kết hợp của hai đơn vị sẽ đƣợc coi là có liên kết lôgíc khi chúng phù hợp với nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa nhất định. Trong liên kết lôgíc thì đơn vị liên kết chủ yếu là các hành động, sự việc.

Ví dụ (97):

Tôi nghi nó đánh đấy. Nhưng nếu nó đánh thì cũng giác hừng đông. [18,33]

Ví dụ (98):

Nghe tin thằng Xăm sắp mổ bụng họ tại ngã ba, bà Cà Xợi vội chạy ra định năn nỉ thằng Xăm tha cho họ. Khi bà chạy ra đến nơi thì thằng Xăm đã dùng dao bén khoét đít mấy người này, khoét sâu lõm vào. [30,47]

Ví dụ (99):

Hồi tôi làm quận ở Xẻo Rô, tôi trói tụi nó lại đập đầu bằng búa mà tụi nó còn

không ngán. Đập thằng trước té xuống, thằng sau vẫn tự nhiên như thường.

[22,240] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ với hai phát ngôn nhƣng nội dung mà chủ ngôn và kết ngôn đem lại đều nhằm phục vụ một chủ đề nhất định. Những chủ đề con này sẽ tập hợp lại tạo nên những chủ đề lớn cho văn bản. Văn bản càng chặt chẽ, mạch lạc hơn khi có sự liên kết lôgíc ở từng phát ngôn, tính lôgíc biểu hiện rõ qua hành động, sự việc. Các hành động, sự việc đƣợc nhắc lại và diễn tiến ở những câu sau sẽ làm tăng tính chất liên kết giữa các phát ngôn.

2.3.2.2. Giữa nhiều phát ngôn trong văn bản

Đối tƣợng đƣợc chúng tôi khảo sát là 322 đoạn văn và đƣơng nhiên trong 322 đoạn văn ấy là 322 chủ đề nhỏ phục vụ cho một chủ đề lớn là chủ đề chung của toàn tác phẩm. Trong các chủ đề nhỏ đó, chúng tôi lại khảo sát và thống kê đƣợc 89 trƣờng hợp có quan hệ liên kết về mặt lôgíc.

Ví dụ (100):

Bọn lính tháo dây buộc nơi cái cọc cặm bên dưới. Sợi dây từ từ buông hạ Sứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cả hai tay đỡ lấy con. Do đó, lúc chân chị Sứ mới chạm đất, thì đầu chị đã áp lên vai mẹ. Rồi cứ thế, chị ôm chặt lấy mẹ. Chị hôn khắp khuôn mặt nhăn nheo giàn giụa nước mắt của mẹ. Chị hôn gấp gấp và sau rốt chị chỉ nghẹn ngào thốt được một câu đứt quãng: - Má, má… má nuôi con Thúy cho con nghe má!... [29,153]

Ví dụ (101):

Mẹ Sáu đi ngay sau cái hòm, bên chị Ba Rèn và các mẹ Hòn Đất. Hai chị dìu mẹ. Nhưng mấy lần mẹ gạt tay hai chị ra, bươn tới. Giờ mẹ không khóc. Cuốn theo dòng người ồ ạt, mẹ không còn muốn khóc nữa. Có cái gì đó cứ nóng sôi trào lên trong bộ ngực già nua lép kẹp của mẹ. Ban nãy, mẹ đau đớn chia lìa con gái. Giờ đây, đi giữa đoàn người, mẹ thấy hình như không phải chỉ có mỗi con của mẹ hy sinh. Biết bao người cùng đi với mẹ đây có chồng con, anh em đã chết hoặc bị đánh dập phổi, dập gan, kẻ không còn chân, người không còn tay! Có biết bao thân nhân ruột thịt với họ giờ còn trong lao tù hoặc bị đọa đầy ngoài hải đảo! Bảy năm nay cả Hòn Đất không có mấy gia đình thoát khỏi cảnh tang tóc, khảo tra, bức hiếp. Xương người còn đó, máu người còn đây. [9,180]

Ví dụ (102):

Có nước rồi, có nước rồi!

Cái tiếng kêu “ có nước” truyền đi khắp hang. Cả anh Thẩm và thằng Bé đang nằm cũng nhỏm dậy, ngóng về phía các ánh nến. Lát sau lại có tiếng anh em gọi báo cho nhau là nước đã chảy thành giọt. Ở trong hang, Năm Nhớ cầm nến đứng soi cho Quyên ngồi nâng cái cà om kê vào giọt nước từ trên kẽ đá nhểu xuống. Giọt nước mưa đùng đục rơi từ từ, chạm đáy cà om nghe tí tách. Nước mỗi lúc mỗi chảy nhanh. Khi đáy cà om bật lên tiếng kêu trong toong toong thì nước đã chảy thành dòng, và nước trở nên trong hơn. Ở vách đá bên cạnh, những đường kẻ nhỏ hơn cũng giàn giụa, ướt loáng mặt đá. [1,225]

Trong các ví dụ trên, mỗi ví dụ là một chủ đề. Trong chủ đề đó các phát ngôn lại có mối quan hệ lôgíc với nhau. Ở ví dụ (100) nói về chủ đề bọn lính thả chị Sứ xuống để gặp mẹ, trong đoạn văn này hành động mẹ Sáu đỡ lấy con ra sao và chị Sứ ôm lấy mẹ nhƣ thế nào có mối quan hệ lôgíc chặt chẽ với nhau. Ở ví dụ (101) chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đề chính là tâm trạng của mẹ Sáu khi đƣa tiễn chị Sứ về nơi an nghỉ cùng các bà con trong xóm, hành động thể hiện sự kiên cƣờng của mẹ khi mất con trong đoạn này cũng đã có sự lôgíc với nhau. Ở ví dụ (102) chủ đề chính là thông báo về việc đã có nƣớc và công việc lấy nƣớc đƣợc diễn ra nhanh chóng theo một trình tự, ở đây cũng đã có sự liên kết về mặt lôgíc.

Có thể thấy, khi nhắc đến sự liên kết trong văn bản thì các câu trong đoạn phải liên kết với nhau thì ta mới có một đoạn văn hoàn chỉnh. Nếu các câu không liên kết với nhau thì ta chỉ có “một chuỗi câu hỗn độn”. Các đoạn văn mà chúng tôi khảo sát và chỉ ra ở trên đã có sự liên kết cả về chủ đề lẫn lôgíc tạo nên hiệu quả liên kết rõ rệt cho văn bản. Phƣơng tiện mà tác giả dùng để liên kết, đó chính là các từ, cụm từ đƣợc biểu hiện đa dạng dƣới nhiều từ loại nhƣ: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, kết

từ… Vì vậy, trong suốt đoạn văn chúng ta thấy các sự việc, sự kiện luôn đƣợc móc

nối với nhau, chủ đề bàn đến luôn đƣợc duy trì, khắc sâu, nhấn mạnh chứ không hề bị mờ nhạt. Nội dung thông tin mà tác giả cung cấp đƣợc đề cập trong từng phát ngôn, từng đoạn văn và rộng hơn là trong toàn văn bản. Từ sự liên kết về mặt cấu trúc vô hình chung đã kéo theo cả sự liên kết về mặt ngữ nghĩa khiến cho văn bản có sự liên kết chặt chẽ ở mọi mặt.

2.4. Tiểu kết

Khảo sát về tính liên kết qua phƣơng thức lặp trong Hòn Đất của Anh Đức điều dễ nhận thấy là các từ ngữ đƣợc lặp lại rất nhiều lần. Ở mỗi khía cạnh chúng đều mang lại những giá trị khác nhau về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa. Với việc khảo sát gần 300 trang trong tiểu thuyết Hòn Đất, chúng tôi thu đƣợc một số lƣợng lớn các từ ngữ chứa trong các phát ngôn có sử dụng phƣơng thức lặp. Các từ này rất phong phú, đa dạng về kiểu loại.

- Xét về liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp: bao gồm lặp từ vựng, lặp cú pháp và lặp kép. Khảo sát về lặp từ vựng thu đƣợc 1201 lƣợt lặp. Trong đó lặp từ ngữ trong hai phát ngôn là 879 lƣợt chiếm 73,2%, lặp từ ngữ trong nhiều phát ngôn là 322 lƣợt chiếm 26,8%. Lặp từ ngữ trong hai phát ngôn xuất hiện với tần xuất nhiều, gấp 2,7 lần so với lặp từ ngữ trong nhiều phát ngôn. Các từ ngữ đƣợc sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng trong lặp từ vựng chủ yếu là những danh từ, đại từ, động từ, tính từ, kết từ,

phó từ, trong đó danh từ và đại từ chiếm số lƣợng nhiều nhất. Về lặp cú pháp, kết quả cho thấy mức độ sử dụng phép lặp cú pháp trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức là không nhiều, chúng tôi thống kê đƣợc 96 lƣợt lặp. Trong đó lặp hoàn toàn có số lƣợt sử dụng là 4 (chiếm 4,2%); lặp bộ phận 92 lƣợt (chiếm 95,8%) gấp 22,8 lần lặp bộ phận. Lặp kép đƣợc chúng tôi xét trong phạm vi của liên kết cấu trúc, có số lƣợt là 96 (chiếm 6.9%) cùng số lƣợt với lặp cú pháp và đứng sau lặp từ vựng. - Xét về liên kết ngữ nghĩa qua phƣơng thức lặp: bao gồm phạm vi liên kết và quan hệ liên kết. Về phạm vi liên kết đƣợc chúng tôi khảo sát ở ba dạng, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Liên kết giữa các phát ngôn liền kề nhau có số lƣợt xuất hiện nhiều nhất: 924 lƣợt (chiếm 85,9%), liên kết giữa các phát ngôn có tính bắc cầu: 54 lƣợt (chiếm 5,0%), liên kết móc xích giữa các phát ngôn: 98 lƣợt chiếm (9,1%). Về quan hệ liên kết kết giữa hai phát ngôn với nhau trong 879 cặp phát ngôn thì liên kết chủ đề có số lƣợng: 755 (chiếm 70,1%), liên kết lốgíc có số lƣợng: 124 (chiếm 58,2%); Về quan hệ liên kết giữa nhiều phát ngôn trong văn bản (đƣợc chúng tôi giới hạn trong một đoạn văn) với 322 đoạn đƣợc khảo sát, kết quả thu đƣợc: liên kết chủ đề có số lƣợng 322 (chiếm 29,9%), liên kết lôgíc có số lƣợng 89 (chiếm 41,8%).

Có thể thấy, khi đi vào khảo sát về tính liên kết thông qua phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức chúng ta đã có một cái nhìn mới về phong cách cũng nhƣ tài năng của tác giả. Mặc dù đây là một phƣơng thức đã có từ rất lâu và đƣợc rất nhiều các nhà văn vận dụng vào trong các sáng tác của mình. Nhƣng riêng đối với Anh Đức ông đã tìm ra một hƣớng đi riêng khi vận dụng phép lặp vào trong tiểu thuyết viết về chiến tranh đầy chất hiện thực. Bên cạnh đó sự kết hợp với giọng điệu đặc trƣng của vùng Nam Bộ đã đem lại cho tác phẩm những giá trị riêng biệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

GIÁ TRỊ LIÊN KẾT QUA PHƢƠNG THỨC LẶP TRONG HÒN ĐẤT CỦA ANH ĐỨC

3.1. Mở đầu

Hòn Đất đã đƣợc rất nhiều độc giả trên khắp mọi miền đón nhận một cách nhiệt tình. Trƣớc tiên, vì Hòn Đất là tác phẩm báo hiệu, thậm chí mở màn cho một mùa tiểu thuyết của văn xuôi cách mạng miền Nam. Và sau nữa, Hòn Đất cũng là tác phẩm đầu tiên phản ánh đƣợc một cách sinh động tính chất nhân dân của cuộc chiến đấu mà đồng bào ta ở miền Nam trên hai mƣơi năm nay vẫn kiên trì và dũng cảm tiến hành. Nhƣng nhƣ vậy không có nghĩa là Hòn Đất đã dẫn chúng ta đi dọc theo và xuyên suốt cả thời gian lẫn không gian của cuộc chiến đấu ấy, nhƣ một cuốn sử thi. Không phải, Hòn Đất chỉ kể cho chúng ta nghe về một sự kiện, hết sức cụ thể và có lẽ cũng hết sức bình thƣờng, phổ biến, mà ở đâu trên đất miền Nam chúng ta cũng có thể không tìm mà gặp. Nhƣng chính đó mới là nguyên nhân làm nên giá trị của tác phẩm mang tính điển hình cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những kết quả khảo sát thu đƣợc, chúng tôi đi đến tìm hiểu, phân tích để tìm ra những giá trị của liên kết thông qua phƣơng thức lặp. Giá trị ở đây bao gồm cả trong hình thức lẫn nội dung.

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 64 - 70)