7. Bố cục của luận văn
3.2.2. Tạo nên tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản
Mỗi một tác phẩm khi viết về đề tài chiến tranh ngoài tính chân thực khách quan còn cần phải đảm bảo đƣợc sự chính xác, rõ ràng, chặt chẽ đối với các sự việc hiện tƣợng xảy ra trong tác phẩm. Với yêu cầu này thì tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức đã đạt đƣợc điều đó. Dựa trên sự liên kết về mặt cấu trúc qua phƣơng thức lặp, tác giả đã vận dụng thành công vào trong tác phẩm của mình và tạo đƣợc độ tin cậy đối với ngƣời đọc.
Tính chính xác đƣợc thể hiện rõ qua phép lặp từ vựng, cụ thể là lặp số từ. Có thể là ở dạng số ít: một, hai, cặp, đôi... hoặc là số nhiều: bẩy tám, mọi, ngàn... Các số liệu mà tác giả đƣa ra đƣợc lặp lại trong các phát ngôn mang tính chính xác cao. Ví dụ:
Sứ an ủi thằng Bé:
- Đừng lo, em cụt một tay là thường. Thiếu gì người cụt một tay mà vẫn sống.
[9,123]
Trong một trận xáp chiến thằng Bé đã bị thƣơng ở tay, sau khi rút vào hang cố thủ với hoàn cảnh thuốc men, lƣơng thực thiếu thốn cộng với vết thƣơng càng ngày càng nặng các anh em trong hang đã quyết định cắt cánh tay bị thƣơng để cứu lấy mạng sống cho thằng Bé. Đây là những lời mà chị Sứ đã động viên thằng Bé sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khi nó bị cắt “cụt một tay”. Số từ “một” đƣợc lặp lại giúp ngƣời đọc có cái nhìn
chính xác về hoàn cảnh của thằng Bé lúc bấy giờ, ngoài ra nó còn có tác dụng giải thích, liên kết về mặt ý giữa các phát ngôn.
Ví dụ:
Hai chị dìu mẹ. Nhưng mấy lần mẹ gạt tay hai chị ra, bươn tới. [10,180]
Phát ngôn trên đƣợc trích trong đoạn mẹ Sáu cùng đoàn ngƣời trong xóm đƣa Sứ về nơi an nghỉ cuối cùng. Với tâm trạng đau đớn khôn cùng, tác giả đã miêu tả
từng bƣớc đi, hành động cũng nhƣ tâm trạng của mẹ một cách tỉ mỉ. Có “hai chị”
luôn đi bên cạnh để dìu mẹ trong những giây phút mẹ đau khổ nhất, nhƣng có những lúc tinh thần của mẹ trở nên kiên cƣờng hơn bao giờ hết mẹ đã gạt tay “hai
chị” ra để mà bƣơn tới. Số từ “hai” đƣợc lặp lại phần nào nói nên đƣợc sự chính
xác trong cách miêu tả của tác giả. Ví dụ:
Mọi người kể cho Ba Rèn nghe chuyện bắt vợ chồng tên chủ trại đáy, Ba Rèn khoái chí cười ha hả. Anh kéo tay mọi người chỉ vô vườn, nói: - Hiện anh em còn đào công sự. Ông Tám Chấn mới tới bảo phải đào công sự cho tổ ba ba….[12,56]
Từ “mọi” là số từ nhiều mang tính chất chỉ chung cho sự có mặt của nhiều
ngƣời. Với việc lặp lại số từ “mọi” chúng ta thấy đƣợc tính thuyết phục cũng nhƣ
độ tin cậy trong lời nói. Câu chuyện này không phải do một ngƣời kể mà là mọi ngƣời cùng kể, cùng biết về sự việc đó.
Ví dụ:
Ban đầu, gã cứ ngỡ là nếu bắn một người chết, ngàn người phải chùn lại. Lạ
thay, lần nào hễ có một người chết, ngàn người đều tràn tới, đấm đạp, cấu xé vào gã và đồng bọn một cách dữ dội. [3,183]
Phát ngôn trên đƣợc trích trong đoạn văn nói về gã đại úy Cao, hắn đã có sự lầm tƣởng và những suy nghĩ sai lầm khi đàn áp các cuộc biểu tình của nhân dân. Hắn
cứ ngỡ khi bắn “một người” thì “ngàn người” phài chùn lại, nhƣng điều đó hoàn
toàn trái ngƣợc lại hễ bắn “một người” thì “ngàn người” đều tràn tới chống trả. Và sự việc ấy đƣợc tác giả miêu tả một cách cụ thể và chính xác thông qua phép lặp. Ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong ví dụ này, tác giả đã kết hợp sử dụng cả số ít và số nhiều thông qua phƣơng thức lặp từ vựng nhằm làm tăng tính xác thực, khiến cho nội dung đang nói mang độ tin cậy cao.
Bên cạnh tính chính xác thì tính rõ ràng cũng đƣợc thể hiện qua từng câu chữ, từng lời nói, từng sự kiện.
Ví dụ:
Quyên nói:
- Chị Ba, bây giờ chị tin em chưa, em đã nói anh Ba ảnh có quên chị đâu. Thơ
ảnh viết đọc thiệt mới cảm động làm sao. Mà ảnh gởi về mười tám cái thơ rồi chớ ít ỏi gì. Đó, vậy mà chị cứ ngỡ thế này thế nọ… Thôi, thơ ảnh lạc hết rồi, còn thơ chị cũng chẳng tới tay ảnh cái nào đâu! Em ức quá, ở ngoài Bắc thì cũng là ở trong nước mình, vậy mà bảy năm trời bao nhiêu thơ gởi đều lạc mất. Thiệt là ức… Nhưng, nhưng bữa nay chị hết thắc mắc rồi phải không? Kẻo chị cứ nói: - “ E ra ngoài ổng sung sướng vui vẻ qúa rồi không còn nhớ ai nữa!”. Đó, chị thấy oan cho anh Ba chưa? [1,7]
Chỉ qua một đoạn văn ở ngay đầu tác phẩm chúng ta nhận thấy nội dung thông tin đƣợc truyền tải rõ ràng thông qua lời nói của Quyên. Việc chị Ba cô nhận đƣợc thƣ của anh Ba sau bảy năm xa cách đã phần nào xóa đi những thắc mắc trong lòng chị cô. Trên đây là những lời cô nói với chị để củng cố niềm tin của chị cô đối với anh Ba và đồng thời cũng chính là những suy nghĩ, bực dọc bấy lâu của cô về hoàn cảnh chiến tranh khi đất nƣớc bị xâm lƣợc. Sống trên cùng một lãnh thổ vậy mà bảy năm mới biết tin nhau qua một lá thƣ. Trong đoạn văn trên các từ ngữ đƣợc lặp lại
liên tục nhƣ: chị, em, anh Ba, thơ, thơ ảnh, gởi… càng làm tăng tính chất rõ ràng
cho mỗi một phát ngôn. Bởi những sự việc mà Quyên đang nói tới đƣợc thể hiện qua từng từ ngữ và những từ ngữ đó lại đƣợc lặp lại trong từng cặp phát ngôn (giữa hai phát ngôn liền kề), rộng hơn là trong cả đoạn văn thông qua nhiều hình thức lặp (lặp cách quãng). Sự rõ ràng qua từng câu chữ giúp ta nhận biết đƣợc nội dung thông tin một cách nhanh nhất, chính xác và tránh sự mập mờ khó hiểu.
Hay trong ý nguyện của Sứ trƣớc khi chết đƣợc các đồng chí truyền đạt lại lời lẽ cũng hết sức rõ ràng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ:
Sứ dặn chúng ta đừng buông súng, chúng ta phải nhớ lấy. Sứ dặn chúng ta trả
thù cho Sứ, chúng ta cũng phải nhớ lấy! [23,172]
Với cấu trúc đƣợc lặp lại một cách hoàn toàn trong hai phát ngôn đã tạo nên sự liên kết về mặt cấu trúc. Cho nên chỉ qua những lời lẽ ngắn ngủi nhƣ vậy, nhƣng chúng ta cũng đã hiểu đƣợc phần nào tinh thần cũng nhƣ ý chí chiến đấu mãnh liệt trong tâm hồn chị Sứ.
Trong tiểu thuyết Hòn Đất ngoài tính chính xác và rõ ràng đã đạt đƣợc thông
qua phƣơng thức lặp thì còn phải kể đến sự chặt chẽ về mặt hình thức trong từng phát ngôn. Sự chặt chẽ ấy đã tạo nên mạng lƣới liên kết dầy đặc về mặt cấu trúc cho văn bản.
Ví dụ:
Hôm nay, lần đầu tiên trong cuộc chiến đấu, sao người nào cũng cảm thấy mình như vừa mất đi một cái gì hết sức quý giá. Mà đồng thời họ lại như tiếp nhận được một cái gì rất đỗi lớn lao. Trong trái tim của từng người đang cầm súng này vừa chứa nỗi đau, vừa chứa đầy cảm oán. Tưởng chừng mỗi trái tim đều đang tuôn ra khắp châu thân những luồng máu nóng sôi, cứ trào lên, trào lên không ngớt. Chưa có ai, dù chỉ một đôi khi, lại được nghe cái tiếng tuyệt diệu như tiếng nói của Sứ vừa nói với họ. Chưa có ai, dù chỉ là một lần, mà lòng lại yêu thương nhiều đến thế, căm thù và siết chặt ý chí chiến đấu của mình mạnh đến thế. [10,156]
Đoạn văn gồm sáu câu, tạo thành ba cặp phát ngôn và đƣợc lặp lại thông qua hình thức lặp từ vựng và lặp cú pháp. Ở cặp phát ngôn thứ nhất, số từ “một” đƣợc lặp lại. Ở cặp phát ngôn thứ hai danh từ “trái tim” đƣợc lặp lại và ở cặp phát ngôn thứ ba cũng đƣợc lặp lại dƣới hình thức là lặp bộ phận. Xét về phạm vi thể hiện thì các phát ngôn đã sử dụng một số hình thức trong phƣơng thức lặp tƣơng đối đa dạng. Xét về khía cạnh liên kết, chúng ta thấy trong đoạn văn này nói tới ít nhất ba vấn đề và mỗi vấn đề này có thể tách ra đứng độc lập. Nhƣng trong đoạn văn này tác giả đã sắp xếp các vấn đề đó đứng liền nhau một cách có chủ ý. Chúng ta không hề nhận thấy sự lỏng lẻo trong cách diễn đạt mà trái lại dƣờng nhƣ đã có một sợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dây vô hình nối kết chúng lại với nhau, tạo ra mối liên kết về mặt cấu trúc thông qua phƣơng thức lặp.
Có thể thấy, lặp cấu trúc đã đem lại những giá trị nhất định về tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.