7. Bố cục của luận văn
1.4.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Anh Đức
Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1935 tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Có lẽ do phong cảnh xứ này trữ tình, là nơi hội tụ của nhiều nguồn văn hóa dân gian Việt, Khmer và Hoa. Nên đã sản sinh ra nhiều tài năng văn nghệ và Anh Đức là một trong số đó. Ông cũng là một trong số các nhà văn Việt Nam từng đƣợc trao giải thƣởng Hồ Chí Minh do những đóng góp với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Bùi Đức Ái thoát ly gia đình, vào chiến khu của lực lƣợng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam hoạt động từ khi còn trẻ. Năm 1953, ông đƣợc điều về làm ở báo
Cứu quốc Nam Bộ. Ngày ấy, trong chiến khu mặc dù đời sống kham khổ nhƣng các
cấp lãnh đạo Ủy ban kháng chiến Nam Bộ đã rất quan tâm đến phát triển văn học nghệ thuật. Ông đƣợc trao giải thƣởng văn nghệ Cửu Long trong giai đoạn này. Ngƣời đầu tiên đƣợc coi là đã phát hiện ra năng khiếu văn học của Bùi Đức Ái là nhà văn Đoàn Giỏi. Vào những năm 20 tuổi, khi mới bắt đầu nghề văn, Anh Đức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
từng đề nghị Đoàn Giỏi, một nhà văn đàn anh, xem và nhận xét những tác phẩm của mình. Nhà văn của “Đất rừng phƣơng Nam” đã từng nhận xét: "Cậu viết rất được,
bỏ đi vài cái yếu là in được thành tập chững chạc". Lời đánh giá của ngƣời sành
văn ấy đã khiến anh thanh niên Bùi Đức Ái mừng không chợp mắt nổi. Tập truyện đầu tay ấy đƣợc lấy tên là Biển động.
Sau đó, Bùi Đức Ái tập kết ra miền Bắc. Trong thời gian ở miền Bắc, ông viết với bút danh Bùi Đức Ái. Thời gian này ông đƣợc gặp và tiếp xúc với nhiều nhà văn lớn cùng thời tại Hà Nội. Theo phân công của Hội nhà văn Việt Nam, mỗi nhà văn có kinh nghiệm giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, đọc và góp ý bản thảo cho một cây bút trẻ tập kết. Ngƣời đƣợc giao kèm cặp Bùi Đức Ái là nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng.
Học viết văn, chính là học kinh nghiệm sáng tác của đồng nghiệp. Bùi Đức Ái
cũng đi thực tế nhiều nơi, viết đƣợc mấy truyện ngắn nhƣng không thật nổi, có lẽ do anh chƣa thật sự bắt nhịp với cuộc sống ở vùng đất mới, chƣa tạo đƣợc cảm hứng, chỉ đến khi ông gặp bà Nguyễn Thị Huỳnh, một phụ nữ từng hoạt động trong lực
lƣợng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam. Nhờ cuộc gặp gỡ này, ông viết Một
truyện chép ở bệnh viện. Tập truyện đƣợc đón nhận rộng rãi và trở thành một trong
những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông sau này.
Năm 1962, Bùi Đức Ái trở lại chiến trƣờng miền Nam Việt Nam ngay trong đợt đầu tiên của văn nghệ sĩ. Các nhà lãnh đạo văn hóa tƣ tƣởng và văn nghệ có vẻ đánh giá rất cao khả năng của Anh Đức. Đích thân Trƣởng ban tổ chức trung ƣơng miền Bắc Việt Nam Lê Đức Thọ đã gặp Anh Đức và dặn dò: “Vào trong đó cậu nên tập
trung thời gian mà sáng tác, đừng làm việc hành chính mất thời gian, việc đó nhiều người làm được”.
Trở lại miền Nam Việt Nam, ông bắt đầu lấy bút danh mới là Anh Đức. Hành
trang Anh Đức mang về Nam là vốn kiến thức văn học, nghề văn khá vững, khi tiếp cận với thực tế cuộc chiến đấu của quân và dân trên chiến trƣờng Nam Bộ. Anh Đức viết một loạt hồi ký, đƣợc chú ý nhất là loạt ký sự Bức thư Cà Mau. Dƣới hình thức trao đổi văn học qua thƣ với nhà văn Nguyễn Tuân, Anh Đức phản ánh thực tế sống và chiến đấu của lực lƣợng kháng chiến tại Cà Mau và nhiều vùng khác của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
miền Nam Việt Nam. Những trang viết của Anh Đức lấy cảm hứng từ trong máu lửa nhƣng vẫn giàu chất thơ, đậm chất hiện thực về cuộc chiến đấu của quân và dân Nam Bộ. Cũng trong thời gian này, ông đến với vùng đất Kiên Giang và viết tác
phẩm có lẽ là nổi tiếng nhất của ông, tiểu thuyết Hòn Đất. Hòn Đất tiêu biểu cho
tiểu thuyết viết về chiến tranh lúc bấy giờ, nhà văn đã dựng đƣợc nhiều nhân vật sống động. Ngay khi ra đời, tiểu thuyết Hòn Đất đã gây đƣợc tiếng vang lớn trong đời sống văn học. Giải thƣởng văn học Nguyễn Đình Chiểu mà Anh Đức cùng nhiều nhà văn miền Nam đƣợc nhận đã khẳng định thành công của dòng văn học ấy.
Sau năm 1975, Anh Đức về sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông viết một số truyện ngắn nhƣ Người khách đến thăm vườn nhà tôi, Cái bàn bỏ trống, Miền sóng
vỗ. Nhƣng rồi, hình nhƣ không bằng lòng với cách viết cũ, ông dừng lại để tìm cách
thể hiện mới mẻ hơn, phù hợp với thời đại hơn. Hơn thế, chất liệu, vốn sống trong chiến tranh của ông vô cùng lớn nhƣng biến thành tác phẩm cho ngày hôm nay lại phải qua một quá trình chiêm nghiệm, tìm tòi, khám phá.
Văn phong của Anh Đức đƣợc đánh giá là điềm đạm và thanh thoát. Đọc văn của ông nhiều khi chúng ta thấy những câu nói, từ ngữ, hình ảnh của tác giả nhƣ đang "động cựa" dƣới mắt ta. Từ những truyện ngắn đầu tay của ông, nhà văn Đoàn Giỏi từng dự đoán ông sẽ còn tiến xa trong văn nghiệp. Ở một khía cạnh nào đó, bút pháp của Anh Đức cũng tỏ ra đậm chất lãng mạn, anh từng nói: Anh thích "cái màu
sắc lãng mạn của cuộc chiến đấu" ở miền Nam.
Với đề tài chính của các nhà văn thời bấy giờ: cuộc chiến tranh Việt Nam, Anh Đức đƣợc đánh giá là không thi vị hóa cuộc chiến mà tìm ra nét đẹp của con ngƣời trong hoàn cảnh tàn bạo nhất của chiến tranh. Ông cũng ca ngợi tình ngƣời, sự anh dũng của lực lƣợng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam.
Về truyện ngắn, ông đƣợc đánh giá là tuy không có những cốt truyện gay cấn, đặc sắc, nhƣng cao tay trong cách dựng và sử dụng chữ, chi tiết đắt, tình huống hấp dẫn. Truyện ngắn Khói, là một câu chuyện giản dị, một chiến sỹ giải phóng quân ở trong hầm bí mật, một lần cô gái con chủ nhà mang bữa ăn tới, cùng lúc, đám lính ngụy đi càn, và mũi thuốn của chúng đâm trúng vai cô gái. Cô gái cắn răng chịu đựng, rồi dùng khăn lau vết máu trên mũi thuốn. Cái chi tiết cô gái lau máu trên mũi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuốn thật đắc địa, nó găm vào trí nhớ ngƣời đọc. Rồi cảnh đội nữ du kích đốt những đống lửa, tạo nên áng khói nhƣ mây để che mắt kẻ thù cho bộ đội hành quân sau trận đánh cũng rất độc đáo. Truyện ngắn thành công thƣờng cho ngƣời thƣởng văn những ấn tƣợng không thể quên.
Về bút ký, Anh Đức không bao giờ kể chuyện chay, những lời đại ngôn, mà bằng những chi tiết. Ngôn ngữ của ông đƣợc chọn lọc, khi sử dụng phƣơng ngữ
thƣờng dùng những từ nêu bật nét đặc sắc của vùng đất. Trong Bức thư Cà Mau,
những đoạn viết về cách đốt than, những chi tiết nhƣ ngƣời thợ đốt lò ngửi mùi xem than đã chín chƣa hay vốc bụm nƣớc U Minh đỏ ngầu nhƣ rƣợu vang... đều đƣợc đánh giá rất cao.
Về mặt tiểu thuyết, nhắc tới Anh Đức, nhiều ngƣời nghĩ tới tác phẩm Hòn Đất.
Hòn Đất đƣợc coi là một trong những tiểu thuyết viết về chiến tranh tiêu biểu thời
bấy giờ với những nhân vật rất sống động sau này đƣợc lấy làm kịch bản cho phim truyện Chị Sứ.
Giai đoạn sau 1975, Anh Đức viết không nhiều và cũng cố gắng tìm tòi những
cách thể hiện mới mẻ, phù hợp hơn, nhƣng không thực sự thành công.
Các tác phẩm Giấc mơ ông lão vườn chim, Hòn đất (trích đoạn) và Bức
thư Cà Mau (trích đoạn) của ông từng đƣợc đƣa vào giảng dạy ở chƣơng trình
văn học phổ thông.
Ở các cƣơng vị làm quản lý, trong giai đoạn chiến tranh, Anh Đức từng nắm giữ các chức vụ: tổng biên tập tạp chí Văn nghệ giải phóng, ủy viên Ban thƣ ký Hội nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, có thời gian Anh Đức là ủy viên Ban thƣ ký Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, tổng biên tập tạp chí Văn, ủy viên Đảng đoàn các khóa 2 và 3, đại biểu quốc hội khóa 7... Hiện nay ông đang cƣ ngụ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Anh Đức là nhà văn ngƣời Nam Bộ đã gắn chặt sự nghiệp sáng tác văn học của ông với sự nghiệp yêu nƣớc và cách mạng của quần chúng. Hiểu quần chúng và hiểu truyền thống của ngƣời dân Nam Bộ, Anh Đức đã tạo nên đƣợc một số nhân vật mang khí thế dân tộc và mang màu sắc riêng của ngƣời dân Nam Bộ. Nắm bắt những con ngƣời tích cực đứng dậy từ mảnh đất quê hƣơng, nhƣ những phẩm chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thẩm mỹ của hiện thực và của thời đại, Anh Đức đã sáng tạo những hình tƣợng nghệ thuật có giá trị. Hình ảnh ngƣời phụ nữ trung hậu bất khuất và hình ảnh ông già nông dân giàu nghĩa khí cách mạng là những hình ảnh có ý nghĩa khái quát cao và ít nhiều đã có tính chất tạo hình. Đó là những cống hiến có giá trị quan trọng của Anh Đức vào nền văn học cách mạng miền Nam.