7. Bố cục của luận văn
3.2.3. Tạo nên tính lập luận cho văn bản
Lập luận là đƣa ra những luận điểm, luận cứ, luận chứng nhằm dẫn dắt, thuyết phục ngƣời nghe, ngƣời đọc về một vấn đề nào đó mà văn bản hƣớng tới.
Trong mỗi một văn bản lập luận giữ vai trò rất quan trọng. Lập luận có thể hiểu là chiến lƣợc trình bày vấn đề, là cách thức sắp xếp nội dung sao cho đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Trong tiểu thuyết Hòn Đất, chúng ta bắt gặp rất nhiều những đoạn văn mang tính lập luận cao.
Ví dụ:
Hòn Đất có một chu vi bao bọc lối bốn cây số. Nó hơi dài, giống như một chiếc mai rùa. Chiều dài Hòn Đất trên một cây số, còn chiều ngang ước độ bảy trăm thước. Cả Hòn chỉ có một miệng hang độc nhất. Luồn qua miệng hang một chút là gặp cái hang nhỏ bùng binh. Tại đây có ba ngách tối om, chạy sâu hút vào trong.
[18,65]
Luận điểm chính ở đây nói về vấn đề Hòn Đất có diện tích bao bọc xung quanh khoảng bốn cây số. Và mảnh đất ấy có đặc điểm nhƣ thế nào thì tác giả đã đƣa ra những dẫn chứng, lí lẽ hết sức cụ thể. Về hình dáng thì nó hơi dài, giống nhƣ một chiếc mai rùa. Về kích thƣớc thì Hòn Đất có độ dài trên một cây số, còn chiều ngang khoảng chừng bảy trăm thƣớc. Về đặc điểm thì cả Hòn chỉ có một miệng hang duy nhất, đi sâu vào phía trong có một cái hang nhỏ bùng binh và ở đó lại có ba ngách chạy sâu hút vào trong. Trong đoạn văn trên, một số từ ngữ đƣợc lặp lại nhƣ: Hòn Đất, miệng hang, cây số ở các phát ngôn càng góp phần làm tăng tính lập luận cho đoạn văn. Bởi khi chứng minh cho những điều mình đang nói tác giả không chỉ đƣa ra những dẫn chứng xác thực, đáng tin cậy phù hợp với luận điểm nêu ra mà còn kết hợp với phƣơng thức lặp thông qua lặp từ ngữ đã nhấn mạnh đƣợc vấn đề đang cần chứng minh, làm rõ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hoặc khi nói về cái cảnh tƣợng khủng khiếp mà tên thiếu tá đang phải chứng kiến, tác giả cũng đã đƣa ra một loạt những dẫn chứng thuyết phục giúp ngƣời đọc nhƣ đang nhìn thấy cảnh tƣợng ấy hiện ra trƣớc mắt mình.
Ví dụ:
… Tại cái trường học mà ngay từ hôm đầu tiên bọn chúng đã vứt tất cả bàn ghế ra sân, tên thiếu tá đứng trước một cảnh tượng khủng khiếp. Trên những tấm vải bạt xám trải đất, bọn lính bị thương nằm chật hết không còn một chỗ trống. Những thân hình xám xịt, hôi hám buộc đầy bông băng cứ ngọ ngoạy tay chân, quờ qua quờ lại. Trên tấm vải bạt vương đầy những miếng bông dán máu khô sẫm và những lớp vải băng tuột ra lòng thòng, giây máu giây đất rất bẩn. Bọn lính bị thương
chửi rủa luôn miệng và rên rỉ đủ kiểu khác nhau tùy theo thương tích của từng tên.
Chúng rên hư hư như trẻ con khóc. Chúng chặc lưỡi hoặc rít dài. Có tên thở hồng hộc và có những tên từ cuống họng chợt phá ra tiếng ơ ớ như người nằm mê gặp mộng dữ, muốn rú lên mà không rú được. [10,204]
Các từ ngữ trong đoạn văn đƣợc lặp lại hết sức linh hoạt, có khi là lặp giữa hai phát ngôn liền kề nhau nhƣ đại từ “chúng” hay lặp cách quãng giữa các phát ngôn trong cùng đoạn văn nhƣ “tấm vải bạt”, “bọn lính bị thương”. Điều đó càng khắc sâu nội dung thông tin cho các dẫn chứng. Một loạt các phát ngôn tiếp theo đã chứng minh cho cái cảnh tƣợng khủng khiếp mà tác giả đang nói tới. Đó là hình ảnh những tên lính bị thƣơng ngƣời quấn đầy bông băng đang nằm rên la, quằn quại trên những tấm vải bạt. Đó là những tiếng chửi, tiếng kêu không ra tiếng của bọn chúng…. Tất cả tạo nên một cảnh tƣợng hỗn độn, khủng khiếp. Sự liên kết về mặt cấu trúc qua phƣơng thức lặp đã tạo ra mối liên kết giữa các phát ngôn, nhờ đó tính lập luận trong văn bản càng đƣợc thể hiện rõ.
Hay những lời lẽ, luận điệu mà bọn chúng đƣa ra trong lần chiếu phim ép ngƣời dân xóm Hòn phải xem cũng mang đầy tính lập luận hòng mua chuộc đồng bào ta. Ví dụ:
- A-lô, a-lô, hỡi các phần tử Việt Cộng trong hang! Chúng tôi khuyên các người
hãy đầu hàng. Nếu không quân đội cộng hòa buộc lòng phải đánh nát cái hang của mấy người y như trong phim này vậy…[10,239]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chúng đã kêu gọi các phần tử Việt Cộng trong hang ra đầu hàng. Và nếu nhƣ không làm theo lời chúng thì chúng sẽ phá nát cái hang này. Dẫn chứng minh họa mà bọn chúng đƣa ra là những hình ảnh về cuộc chiến giữa Trung- Triều và Huê Kỳ, các chiến sĩ Trung- Triều hết sức ngoan cố, buộc quân đội Huê Kỳ phải đem chất nổ vào phá hang. Cảnh tƣợng ấy rất giống với thực tại bấy giờ.
Đáp lại lời bọn chúng các đồng chí bên phía chúng ta cũng đƣa ra những lí lẽ hết sức thuyết phục nhằm củng cố lòng tin của đồng bào.
Ví dụ:
- Nghe đây, đồng bào hãy nghe chúng tôi nói đây! Vừa rồi tụi giặc chiếu cái phim gì đồng bào biết không? Cái phim láo đó. Đồng bào đừng tin. Chuyện này chúng tôi biết rất rõ, chính bộ đội chí nguyện Trung Quốc và bộ đội Triều Tiên đã vùi chôn giặc Mỹ tại trái núi đó!. [14,239]
- Hỡi các anh em binh sĩ, chúng tôi khuyên các anh em đừng đánh vô hang nữa mà chết uổng mạng. Tốt hơn hết là đòi về hoặc đào ngũ. Nếu anh em nghe lời tụi chỉ huy xông vô đây thì chúng tôi phải nổ súng. Mà khi chúng tôi đã nổ súng thì anh em ắt phải chết… Nói để anh em biết ở trong này bắn ra không trật đâu. [1,240] Một loạt những lí lẽ đƣợc đƣa ra đã chứng minh đƣợc những điều mà bọn Mỹ
nói đều sai sự thật. Những gì mà chúng cho bà con xem đều là bịa đặt, trái với lịch sử. Bên cạnh đó, các đồng chí trong hang còn kêu gọi anh em binh lính không nên chiến đấu một cách vô ích mà nên đòi về hoặc đào ngũ, nếu không sẽ phải bỏ mạng. Các đồng chí trong hang đã sử dụng phép suy luận lôgíc, đƣa ra những lý lẽ và dẫn chứng cần thiết và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý. Bên cạnh đó còn phối hợp chúng một cách thích hợp để chứng minh cho luận điểm vừa nêu, thuyết phục ngƣời đọc vào tính đúng đắn của luận điểm đó. Thông qua những đoạn hội thoại nhƣ vậy, chúng ta thấy đƣợc tính sắc bén trong cách lập luận. Để tạo nên đƣợc giá trị ấy thì trƣớc tiên phải kể đến sự đóng góp nhất định về mặt liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp.