Cách thức sử dụng và phong cách tác giả

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 94 - 125)

7. Bố cục của luận văn

3.4. Cách thức sử dụng và phong cách tác giả

3.4.1. Cách thức sử dụng

Trong quá trình sáng tác hầu hết các nhà văn đều sử dụng đến phép lặp. Tuy nhiên, mức độ và mục đích sử dụng phép lặp của mỗi nhà văn lại không giống nhau. Có thể nhận thấy một số nhà văn ở chừng mực nào đó mới chỉ sử dụng phép lặp nhƣ một sự ngẫu nhiên chứ chƣa sáng tạo. Còn ở Anh Đức, ta thấy ông đã nắm

đƣợc “cái cốt của nó” mà vận dụng và khai thác một cách tài tình. Sự tài tình ấy

đƣợc thể hiện ngay trong cách thức mà ông sử dụng và đã đem lại hiệu quả cao nhất đối với tính liên kết trong văn bản.

Khi đi vào nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Anh Đức đã sử dụng phép lặp trong hầu hết các phát ngôn, các đoạn văn nằm trong văn bản. Và nó đƣợc biểu hiện cụ thể dƣới từng dạng thức một. Về mặt cấu trúc thể hiện ở lặp từ vựng, lặp cú pháp và lặp kép. Về mặt ngữ nghĩa thể hiện ở phạm vi và quan hệ liên kết. Cách thức mà tác giả sử dụng ở mỗi một dạng thức lại có sự khác nhau.

Ví dụ, lặp từ vựng trong liên kết cấu trúc ở hai phát ngôn các từ ngữ mà tác giả lặp lại thƣờng có sự thống nhất với nhau về mặt từ loại ở chủ ngôn và kết ngôn. Có thể là danh từ, đại từ, tính từ, động từ...

Ví dụ:

Đạt thụp xuống, một tay cậu ta xách khẩu cạc bin đã lên đạn, một tay quơ quơ, bò tới. Đạt bò rất chậm. [12,60]

Còn trong đoạn văn thì có sự đa dạng hơn, vẫn là những từ loại đó nhƣng chúng xuất hiện ở nhiều vị trí trong văn bản nhƣ: ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa các câu cách xa nhau...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ:

Sứ bị bọn lính lôi đi xềnh xệch. Tóc chị rủ xuống gần chấm gót. Sứ mấy lượt

vùng vằng cưỡng lại, không chịu đi. Mỗi bước chân rời xa hang Hòn lúc này của chị sao cứ nặng trịch như chì. Chị muốn thét lên thấu tới trong hang, bảo anh em đừng có uống nước trong cà om Năm Nhớ đội về đó. Chị lo sợ nghĩ tới con, tới em cùng những đồng chí thân yêu của mình. Đang đi chị quay lại, phẫn uất nghiến răng thét: - Đồ độc ác, đồ hèn mạt! [26,130]

Còn lặp cú pháp thì có lẽ không cần chỉ ra ta cũng thấy mức độ liên kết của nó thể hiện một cách cao nhất ở việc lặp lại một bộ phận hoặc toàn thể cấu trúc của câu.

Ví dụ:

- Phải đền mạng! Phải đền mạng. [31,257]

Bụi bốc mù mịt trên con đường độc nhất của phố nhỏ quận lỵ. Bụi xông tỏa vào các tiệm nước, các tiệm tạp hóa, các căn phố trệt và phố lầu mới cất. [3,37]

Trong lặp kép thì mức độ liên kết lại càng chặt chẽ hơn, bởi có sự tham gia của cả hai yếu tố là lặp từ vựng và lặp cú pháp.

Ví dụ:

- Bước sang năm mới dương lịch một chín sáu mốt, miền Bắc đã tròn bảy năm

ra sức khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam đã trải qua bảy năm đấu tranh cực kỳ gay go và anh dũng. [16,119]

Về mặt ngữ nghĩa, để tìm ra giá trị của nó Anh Đức đã có những cách thức sử dụng phép lặp hết sức linh hoạt. Lúc này, tiêu chí để tác giả lựa chọn là phạm vi liên kết và quan hệ liên kết trong văn bản. Dựa trên những tiêu chí ấy, Anh Đức đã khai thác ở nhiều khía cạnh. Ví dụ nhƣ trong phạm vi liên kết: từ những phát ngôn liền kề, những phát ngôn cách xa nhau hay những phát ngôn có sự móc nối với nhau, tác giả đã tìm ra mối liên kết thông qua phƣơng thức lặp.

Ví dụ:

Vầng trăng mười tám ngoi lên, vàng rực. Rồi trăng treo cao lên mãi. Đến lúc

màu trăng đọng lại vàng ối, Sứ liền thấy mặt trăng giống hệt trái Xoài Hòn chín, không có cuống, treo lơ lửng giữa không trung xanh nhạt. [8,133]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hay trong quan hệ liên kết: ở hai phát ngôn và nhiều phát ngôn nhờ phƣơng thức lặp mà tác giả cũng đã chỉ ra đâu là liên kết chủ đề và đâu là liên kết lôgíc. Ví dụ:

Bước chân của họ đi hơi loạng choạng trong buổi sớm nắng hửng. Và đây là những tia nắng đầu tiên mà họ bắt gặp lại. Nắng chiếu lóng lánh các giọt sương đọng trên ngọn cỏ. Ánh nắng chớm sáng ven vườn, rọi rực rỡ các vòm lá. Hòa vào trong nắng ấy là làn gió đương xuân, hây hẩy, lao rao. Ngoài kia, sau những thân tre vàng óng đang chới với đu đưa, sóng biển đẫm nắng vỗ rối rít và ngoan ngoãn trườn nhẹ vào bãi. [31,286]

Bên cạnh phép lặp thì trong hệ thống các phép liên kết còn có rất nhiều các phép liên kết khác nhƣ: phép đối, phép thế, phép nối, phép tỉnh lƣợc, phép tuyến tính, phép liên tƣởng. Chúng tôi, cũng đã tiến hành áp dụng những phƣơng pháp này vào trong các phát ngôn có sử sụng phép lặp. Kết quả cho thấy, có những phép liên kết khi thay thế vào các phát ngôn vẫn giữ đƣợc nghĩa, nhƣng có những phép liên kết khi thay thế lại làm cho các phát ngôn hoàn toàn biến đổi về nghĩa.

Ví dụ:

Bụi bốc mù mịt trên con đường độc nhất của phố nhỏ quận lỵ. Bụi xông tỏa vào các tiệm nước, các tiệm tạp hóa, các căn phố trệt và phố lầu mới cất. [3,37]

Có thể lấy một ví dụ ở trên để chứng minh, khi thay thế các phép liên kết vào, kết quả cho thấy:

Bảng 3.1. Bảng thống kê về nghĩa trong hệ thống các phép liên kết

STT Phép liên kết Có nghĩa Biến đổi về nghĩa

1 Phép lặp (+) 2 Phép thế (+) 3 Phép liên tƣởng (-) 4 Phép đối (-) 5 Phép nối (+) 6 Phép tuyến tính (-) 7 Phép tỉnh lƣợc (+)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi, tiếp tục đi vào khảo sát 322 đoạn văn và thay thế từng phép liên kết vào trong các phát ngôn để xem về mặt liên kết chúng sẽ đem lại hiệu quả cao hay thấp, kết quả nhƣ sau: Bảng 3.2. Bảng thống kê cách thức sử dụng STT Phép liên kết Số lƣợng Tỉ lệ (%) 1 Phép lặp 879 84.1% 2 Phép thế 45 4.3% 3 Phép liên tƣởng 0 0% 4 Phép đối 0 0% 5 Phép nối 53 5.1% 6 Phép tuyến tính 0 0% 7 Phép tỉnh lƣợc 68 6.5% Tổng 1045 100%

Nhìn vào bảng khảo sát, chúng ta có thể thấy phép lặp có số lƣợt sử dụng nhiều nhất. Khi thay thế các phép liên kết còn lại vào trong các phát ngôn, chỉ có một số ít trƣờng hợp là có sự liên kết với nhau về mặt hình thức và ngữ nghĩa còn lại đa phần là không có sự liên kết. Qua sự phân tích trên, một lần nữa khẳng định đƣợc phƣơng thức mà tác giả lựa chọn và cách thức mà tác giả sử dụng là hoàn toàn hợp lý. Nó đem lại hiệu quả cao về mặt giá trị cấu trúc cũng nhƣ ngữ nghĩa cho tác phẩm.

3.4.2. Phong cách tác giả

Với những trải nghiệm và chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, thông qua tác phẩm của mình Anh Đức đã góp phần làm rạng ngời thêm tinh thần chiến đấu của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Một thời kỳ chiến tranh ác liệt nhƣng cũng đậm chất anh hùng ca. Nghiên cứu tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức không những tìm ra những giá trị về mặt ngôn

ngữ mà qua đó còn cho chúng ta thấy đƣợc phong cách của tác giả. Qua tác phẩm của ông chúng ta thấy một tâm hồn đậm chất lãng mạn và mang đầy hơi thở vùng miền - Nam Bộ. Đó cũng chính là những nét đặc sắc để tạo nên phong cách riêng trong các sáng tác của Anh Đức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chất lãng mạn là nét tiêu biểu thứ nhất trong phong cách sáng tác của Anh Đức. Có lẽ, cũng giống nhƣ bao nhiêu nhà văn khác cùng thời, Anh Đức cũng đi tìm vẻ đẹp trong chính cái hiện thực khốc liệt, trần trụi nhất ấy. Nhƣng cách mà ông tìm ra và thể hiện nó đều mang những nét riêng không thể trộn lẫn. Trong tiểu thuyết Hòn Đất, chúng ta bắt gặp những hình tƣợng đƣợc nâng cao hay một lối văn giàu cản xúc, đầy chất trữ tình rồi những đoạn bình luận nói lên sự khâm phục của nhà văn trƣớc những chiến công của ngƣời anh hùng... Tất cả đều đƣợc cụ thể hóa qua từng nhân vật, từng hoàn cảnh. Qua ngòi bút của ông thiên nhiên Hòn Đất hiện lên với rực rỡ sắc màu, giàu chất thơ và có một sức quyến rũ say đắm. Ngƣời đọc nhƣ đang lạc vào một vùng đất trù phú, màu mỡ với cây trái sum xuê, xanh mƣớt. Hay chất lãng mạn còn đƣợc lý tƣởng hóa qua hình tƣợng chị Sứ. Dƣờng nhƣ chị không chỉ là một con ngƣời riêng lẻ nữa mà chị là một cái gì chung, lớn lao hơn cá thể bình thƣờng. Ở chị toát lên những phẩm chất tiêu biểu của ngƣời phụ nữ miền Nam anh hùng. Chính vì vậy chị là niềm hãnh diện của xóm làng, là ngƣời con gái yêu của Đảng, ngƣời con gái miền Nam đã một lần sinh hạ, ngóng trông, chung thủy. Khi miêu tả mái tóc của chị tác giả cũng đã lý tƣởng hóa phần nào. Đó là suối tóc dài mƣớt và thơm ngát mùi hƣơng bông bƣởi, tƣợng trƣng cho sức sống tƣơi trẻ, mãnh liệt của ngƣời con gái miền Nam. Sức sống ấy càng trở nên bất diệt hơn khi chị bị rơi vào tay giặc, trong hoàn cảnh ấy hình tƣợng chị Sứ nổi bật hẳn lên trên hoàn cảnh: “Bây giờ hầu như chị đã quên phắt ngay lưỡi dao của thằng Xăm, quên

mình đang bị trói, quên cả tên lính gác đang đi đi lại lại kia...” và “Thế rồi, mái tóc ấy bồng lên, bay xõa theo chiều gió. Chẳng còn thấy đầu cây cọc kia đâu nữa. Chỉ có áng tóc tắm ánh trăng của Sứ đang bay lượn”. Hiện thực là vậy nhƣng nhân vật

vẫn đƣợc bao phủ bởi một màn sƣơng lãng mạn đầy thi vị. Lúc này nhân vật đã vƣợt lên trên hoàn cảnh mang một vẻ đẹp riêng biệt tƣợng trƣng cho lý tƣởng cao đẹp. Có thể thấy, chất lãng mạn đã tạo nên màu sắc riêng cho tác phẩm. Và càng đặc sắc hơn khi tác giả đã vận dụng phƣơng tiện liên kết để tạo nên những giá trị nhất định góp phần làm nổi bật phong cách sáng tác của chính mình.

Chất Nam Bộ là nét tiêu biểu thứ hai trong phong cách sáng tác của Anh Đức. Trong tác phẩm chúng ta thấy rất nhiều từ ngữ địa phƣơng đƣợc tác giả đƣa vào sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng (theo thống kê có khoảng trên một trăm từ, cụm từ). Có lẽ, sinh ra và lớn lên từ mảnh đất ấy nên chất Nam Bộ đã ảnh hƣởng sâu đậm tới phong cách sáng tác của ông. Nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đều mang tính cách Nam Bộ điển hình. Từ những ngƣời lớn tuổi nhƣ ông Tƣ mù, mẹ Sáu, bà Cà Xợi tới những ngƣời thanh niên nhƣ Quyên, Ngạn, Sứ... hay các em nhỏ thể hiện rõ chất Nam Bộ qua lối sống, lời ăn tiếng nói hành ngày. Cách xƣng hô có lúc thân mật, có lúc lại rất hồn nhiên thoải mái. Đó là cái cách nói của ngƣời Nam Bộ lúc chậm rãi, điềm đạm, lúc nồng nhiệt, dồn dập, khi nhanh khi chậm, lúc trầm lúc cao và luôn gắn với nội dung câu chuyện, với tình cảm buồn vui, chân thực của ngƣời nói chuyện. Rồi cả tiếng ca non nớt của đứa cháu cất lên trong tiếng đờn tủi cực đau thƣơng cả một đời ngƣời của ông Tƣ cũng đậm chất Nam Bộ.

“ Khi vâng ơ... chiếu chỉ ra đề cờ..

Từ chàng đi ơ... thiếp bặt tin đợi chờ Như hồng nhạn cao phi

Sông Hớn ơ... bơ vơ... Não nùng tiếng ngẩn ngơ Má phấn ơ... duyên phai lợt Hồng nhan luống đợi chờ

Trướng lý đành để dính bụi trần nhơ...”

Trong câu từ của ông, chúng ta ít khi thấy sự chau chuốt về hình thức, nhƣng qua những đó lại gây cho ta những xúc động thú vị về nội dung mà nó đem lại. Đó là những cống hiến tiêu biểu của Anh Đức cho nền văn học cách mạng.

Có thể thấy, trong tiểu thuyết Hòn Đất chất lãng mạn và chất Nam Bộ là hai đặc điểm tiêu biểu tạo nên phong cách riêng của nhà văn Anh Đức. Dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học, phong cách ấy càng trở nên đặc sắc hơn khi mà cả một thế hệ cùng thời đều viết về chiến tranh thì ông đã có sự tìm tòi và hƣớng đi riêng.

3.5. Tiểu kết

Tìm hiểu về tính liên kết thông qua phƣơng thức lặp sẽ đem lại những giá trị nhất định về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa, qua đó sẽ góp phần tạo nên phong cách của nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về mặt cấu trúc, nhờ sử dụng tốt phƣơng thức lặp đã tạo nên tính cân đối và tính nhịp điệu cho câu; Tạo nên tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản. Bên cạnh đó còn tạo nên giá trị lập luận cho văn bản. Với những giá trị tiêu biểu nhƣ vậy đã góp phần nhấn mạnh, tô đậm tới những hình ảnh, sự việc, hiện tƣợng đang diễn ra, đồng thời tạo nên sự liên kết vững chắc cho tác phẩm.

Về mặt ngữ nghĩa, việc vận dụng linh hoạt phƣơng thức lặp đã nên bức tranh hoàn chỉnh về mặt nội dung và tạo nên giá trị về mặt nhận thức và thẩm mỹ. Nhờ đó mà ngƣời đọc hiểu đƣợc những thông điệp sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải tới độc giả thông qua sợi dây liên hệ vô hình với nội dung đƣợc ẩn sâu dƣới lớp vỏ ngôn từ.

Từ những giá trị đạt đƣợc, đã phần nào chứng minh cách thức mà tác giả lựa chọn là hoàn toàn hợp lý khi vận dụng phƣơng thức lặp vào trong sáng tác văn học. Đồng thời khẳng định phong cách cũng nhƣ tài năng của Anh Đức trong nền văn học cách mạng miền Nam, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Dƣới góc nhìn của Ngôn ngữ học, các phƣơng tiện liên kết đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Nghiên cứu về khía cạnh này, các nhà ngôn ngữ đã chỉ ra những vấn đề có liên quan đến tính liên kết nhƣ: phƣơng tiện liên kết, phƣơng thức liên kết, liên kết cấu trúc, liên kết ngữ nghĩa, v.v.v... Trên cơ sở lý thuyết đó, luận văn đã đi vào tìm hiểu giá trị liên kết thông qua phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết “Hòn Đất” của Anh Đức - một tác phẩm có nhiều nét đặc sắc về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật. Qua quá trình khảo sát, có thể nêu lên những nhận xét có tính chất kết luận bƣớc đầu nhƣ sau:

1. Anh Đức là nhà văn tiêu biểu cho lớp các nhà văn cách mạng miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Các trang viết của ông luôn có sự sáng tạo trong cách thức lựa chọn đề tài và phƣơng thức sáng tác nghệ thuật. Trong tiểu thuyết “Hòn Đất”, việc đƣa phƣơng thức lặp vào tác phẩm để tạo nên giá trị liên kết đã đem lại hiệu quả rõ nét. Qua quá trình khảo sát, thống kê ngôn ngữ học…, chúng tôi nhận thấy: tính liên kết đƣợc biểu hiện cụ thể ở hai mặt là liên kết cấu trúc và liên kết ngữ nghĩa. Liên kết cấu trúc thông qua phƣơng thức lặp đƣợc tạo nên bởi ba yếu tố là: lặp từ vựng, lặp cú pháp và lặp kép. Trong đó lặp từ vựng có số lƣợt sử dụng và tỉ lệ chiếm đa phần, lặp cú pháp và lặp kép có số lƣợng và tỉ lệ sử dụng tƣơng đƣơng nhƣ nhau. Với ba yếu tố trên, khi nghiên cứu lại tiếp tục đƣợc chia nhỏ thành

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 94 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)