Phong cách tác giả

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 97 - 125)

7. Bố cục của luận văn

3.4.2. Phong cách tác giả

Với những trải nghiệm và chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, thông qua tác phẩm của mình Anh Đức đã góp phần làm rạng ngời thêm tinh thần chiến đấu của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Một thời kỳ chiến tranh ác liệt nhƣng cũng đậm chất anh hùng ca. Nghiên cứu tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức không những tìm ra những giá trị về mặt ngôn

ngữ mà qua đó còn cho chúng ta thấy đƣợc phong cách của tác giả. Qua tác phẩm của ông chúng ta thấy một tâm hồn đậm chất lãng mạn và mang đầy hơi thở vùng miền - Nam Bộ. Đó cũng chính là những nét đặc sắc để tạo nên phong cách riêng trong các sáng tác của Anh Đức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chất lãng mạn là nét tiêu biểu thứ nhất trong phong cách sáng tác của Anh Đức. Có lẽ, cũng giống nhƣ bao nhiêu nhà văn khác cùng thời, Anh Đức cũng đi tìm vẻ đẹp trong chính cái hiện thực khốc liệt, trần trụi nhất ấy. Nhƣng cách mà ông tìm ra và thể hiện nó đều mang những nét riêng không thể trộn lẫn. Trong tiểu thuyết Hòn Đất, chúng ta bắt gặp những hình tƣợng đƣợc nâng cao hay một lối văn giàu cản xúc, đầy chất trữ tình rồi những đoạn bình luận nói lên sự khâm phục của nhà văn trƣớc những chiến công của ngƣời anh hùng... Tất cả đều đƣợc cụ thể hóa qua từng nhân vật, từng hoàn cảnh. Qua ngòi bút của ông thiên nhiên Hòn Đất hiện lên với rực rỡ sắc màu, giàu chất thơ và có một sức quyến rũ say đắm. Ngƣời đọc nhƣ đang lạc vào một vùng đất trù phú, màu mỡ với cây trái sum xuê, xanh mƣớt. Hay chất lãng mạn còn đƣợc lý tƣởng hóa qua hình tƣợng chị Sứ. Dƣờng nhƣ chị không chỉ là một con ngƣời riêng lẻ nữa mà chị là một cái gì chung, lớn lao hơn cá thể bình thƣờng. Ở chị toát lên những phẩm chất tiêu biểu của ngƣời phụ nữ miền Nam anh hùng. Chính vì vậy chị là niềm hãnh diện của xóm làng, là ngƣời con gái yêu của Đảng, ngƣời con gái miền Nam đã một lần sinh hạ, ngóng trông, chung thủy. Khi miêu tả mái tóc của chị tác giả cũng đã lý tƣởng hóa phần nào. Đó là suối tóc dài mƣớt và thơm ngát mùi hƣơng bông bƣởi, tƣợng trƣng cho sức sống tƣơi trẻ, mãnh liệt của ngƣời con gái miền Nam. Sức sống ấy càng trở nên bất diệt hơn khi chị bị rơi vào tay giặc, trong hoàn cảnh ấy hình tƣợng chị Sứ nổi bật hẳn lên trên hoàn cảnh: “Bây giờ hầu như chị đã quên phắt ngay lưỡi dao của thằng Xăm, quên

mình đang bị trói, quên cả tên lính gác đang đi đi lại lại kia...” và “Thế rồi, mái tóc ấy bồng lên, bay xõa theo chiều gió. Chẳng còn thấy đầu cây cọc kia đâu nữa. Chỉ có áng tóc tắm ánh trăng của Sứ đang bay lượn”. Hiện thực là vậy nhƣng nhân vật

vẫn đƣợc bao phủ bởi một màn sƣơng lãng mạn đầy thi vị. Lúc này nhân vật đã vƣợt lên trên hoàn cảnh mang một vẻ đẹp riêng biệt tƣợng trƣng cho lý tƣởng cao đẹp. Có thể thấy, chất lãng mạn đã tạo nên màu sắc riêng cho tác phẩm. Và càng đặc sắc hơn khi tác giả đã vận dụng phƣơng tiện liên kết để tạo nên những giá trị nhất định góp phần làm nổi bật phong cách sáng tác của chính mình.

Chất Nam Bộ là nét tiêu biểu thứ hai trong phong cách sáng tác của Anh Đức. Trong tác phẩm chúng ta thấy rất nhiều từ ngữ địa phƣơng đƣợc tác giả đƣa vào sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng (theo thống kê có khoảng trên một trăm từ, cụm từ). Có lẽ, sinh ra và lớn lên từ mảnh đất ấy nên chất Nam Bộ đã ảnh hƣởng sâu đậm tới phong cách sáng tác của ông. Nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đều mang tính cách Nam Bộ điển hình. Từ những ngƣời lớn tuổi nhƣ ông Tƣ mù, mẹ Sáu, bà Cà Xợi tới những ngƣời thanh niên nhƣ Quyên, Ngạn, Sứ... hay các em nhỏ thể hiện rõ chất Nam Bộ qua lối sống, lời ăn tiếng nói hành ngày. Cách xƣng hô có lúc thân mật, có lúc lại rất hồn nhiên thoải mái. Đó là cái cách nói của ngƣời Nam Bộ lúc chậm rãi, điềm đạm, lúc nồng nhiệt, dồn dập, khi nhanh khi chậm, lúc trầm lúc cao và luôn gắn với nội dung câu chuyện, với tình cảm buồn vui, chân thực của ngƣời nói chuyện. Rồi cả tiếng ca non nớt của đứa cháu cất lên trong tiếng đờn tủi cực đau thƣơng cả một đời ngƣời của ông Tƣ cũng đậm chất Nam Bộ.

“ Khi vâng ơ... chiếu chỉ ra đề cờ..

Từ chàng đi ơ... thiếp bặt tin đợi chờ Như hồng nhạn cao phi

Sông Hớn ơ... bơ vơ... Não nùng tiếng ngẩn ngơ Má phấn ơ... duyên phai lợt Hồng nhan luống đợi chờ

Trướng lý đành để dính bụi trần nhơ...”

Trong câu từ của ông, chúng ta ít khi thấy sự chau chuốt về hình thức, nhƣng qua những đó lại gây cho ta những xúc động thú vị về nội dung mà nó đem lại. Đó là những cống hiến tiêu biểu của Anh Đức cho nền văn học cách mạng.

Có thể thấy, trong tiểu thuyết Hòn Đất chất lãng mạn và chất Nam Bộ là hai đặc điểm tiêu biểu tạo nên phong cách riêng của nhà văn Anh Đức. Dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học, phong cách ấy càng trở nên đặc sắc hơn khi mà cả một thế hệ cùng thời đều viết về chiến tranh thì ông đã có sự tìm tòi và hƣớng đi riêng.

3.5. Tiểu kết

Tìm hiểu về tính liên kết thông qua phƣơng thức lặp sẽ đem lại những giá trị nhất định về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa, qua đó sẽ góp phần tạo nên phong cách của nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về mặt cấu trúc, nhờ sử dụng tốt phƣơng thức lặp đã tạo nên tính cân đối và tính nhịp điệu cho câu; Tạo nên tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản. Bên cạnh đó còn tạo nên giá trị lập luận cho văn bản. Với những giá trị tiêu biểu nhƣ vậy đã góp phần nhấn mạnh, tô đậm tới những hình ảnh, sự việc, hiện tƣợng đang diễn ra, đồng thời tạo nên sự liên kết vững chắc cho tác phẩm.

Về mặt ngữ nghĩa, việc vận dụng linh hoạt phƣơng thức lặp đã nên bức tranh hoàn chỉnh về mặt nội dung và tạo nên giá trị về mặt nhận thức và thẩm mỹ. Nhờ đó mà ngƣời đọc hiểu đƣợc những thông điệp sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải tới độc giả thông qua sợi dây liên hệ vô hình với nội dung đƣợc ẩn sâu dƣới lớp vỏ ngôn từ.

Từ những giá trị đạt đƣợc, đã phần nào chứng minh cách thức mà tác giả lựa chọn là hoàn toàn hợp lý khi vận dụng phƣơng thức lặp vào trong sáng tác văn học. Đồng thời khẳng định phong cách cũng nhƣ tài năng của Anh Đức trong nền văn học cách mạng miền Nam, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Dƣới góc nhìn của Ngôn ngữ học, các phƣơng tiện liên kết đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Nghiên cứu về khía cạnh này, các nhà ngôn ngữ đã chỉ ra những vấn đề có liên quan đến tính liên kết nhƣ: phƣơng tiện liên kết, phƣơng thức liên kết, liên kết cấu trúc, liên kết ngữ nghĩa, v.v.v... Trên cơ sở lý thuyết đó, luận văn đã đi vào tìm hiểu giá trị liên kết thông qua phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết “Hòn Đất” của Anh Đức - một tác phẩm có nhiều nét đặc sắc về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật. Qua quá trình khảo sát, có thể nêu lên những nhận xét có tính chất kết luận bƣớc đầu nhƣ sau:

1. Anh Đức là nhà văn tiêu biểu cho lớp các nhà văn cách mạng miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Các trang viết của ông luôn có sự sáng tạo trong cách thức lựa chọn đề tài và phƣơng thức sáng tác nghệ thuật. Trong tiểu thuyết “Hòn Đất”, việc đƣa phƣơng thức lặp vào tác phẩm để tạo nên giá trị liên kết đã đem lại hiệu quả rõ nét. Qua quá trình khảo sát, thống kê ngôn ngữ học…, chúng tôi nhận thấy: tính liên kết đƣợc biểu hiện cụ thể ở hai mặt là liên kết cấu trúc và liên kết ngữ nghĩa. Liên kết cấu trúc thông qua phƣơng thức lặp đƣợc tạo nên bởi ba yếu tố là: lặp từ vựng, lặp cú pháp và lặp kép. Trong đó lặp từ vựng có số lƣợt sử dụng và tỉ lệ chiếm đa phần, lặp cú pháp và lặp kép có số lƣợng và tỉ lệ sử dụng tƣơng đƣơng nhƣ nhau. Với ba yếu tố trên, khi nghiên cứu lại tiếp tục đƣợc chia nhỏ thành các dạng, mỗi dạng lại xuất hiện những kiểu lặp khác nhau nhƣ: lặp danh từ, lặp động từ, lặp đại từ, lặp đầu, lặp cuối, lặp cách quãng hay lặp hoàn toàn, lặp bộ phận… Liên kết ngữ nghĩa đƣợc xem xét trong mối quan về phạm vi liên kết và quan hệ liên kết giữa các phát ngôn dƣới dạng liên kết liền kề, liên kết móc xích và liên kết bắc cầu. Nhìn chung, phƣơng thức lặp với những đặc điểm tiêu biểu của nó khi đƣợc tác giả vận dung linh hoạt vào trong tác phẩm đã tạo nên sự liên kết về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa.

2. Với những đặc điểm nhƣ trên, liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp đã phần nào khẳng định đƣợc những thành công ban đầu về mặt hình thức và tạo nên giá trị riêng biệt cho tác phẩm, đó là: Tạo nên tính cân đối và tính nhịp điệu cho câu; Tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nên tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản và tạo nên tính chất lập luận cho văn bản. Liên kết cấu trúc đã chỉ ra đƣợc vị trí, cấu trúc và vai trò của từng phát ngôn trong văn bản, từ đó nhấn mạnh tới những sự việc, hiện tƣợng đang diễn ra một cách rõ ràng, chính xác giúp ngƣời đọc có cái nhìn cụ thể về điều mà tác giả đang nói tới. Qua đó thể hiện đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả.

3. Liên kết ngữ nghĩa qua phƣơng thức lặp đánh dấu sự thành công của tác phẩm về mặt nội dung. Kết quả nghiên cứu cho thấy, liên kết ngữ nghĩa dựa trên phƣơng thức lặp đã tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về mặt nội dung và tạo nên giá trị về mặt nhận thức và thẩm mỹ. Chiến tranh đã qua đi, nhƣng qua những trang viết của Anh Đức ngƣời đọc vẫn nhận thấy cuộc chiến đấu ác liệt của ngƣời dân xứ Hòn trên mảnh đất thân yêu của họ. Vẫn nhìn thấy những ngƣời con, ngƣời chiến sĩ sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích chung của dân tộc.

4. Với cách thức sử dụng phƣơng tiện liên kết tiêu biểu, phép lặp là một trong những nhân tố góp phần làm nên phong cách tiểu thuyết của Anh Đức. Tác phẩm mang đậm hơi thở vùng miền, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, tình tiết sự việc mang tính lập luận cao... Tất cả, tạo nên ấn tƣợng sâu sắc cho từng trang viết và tạo nên dấu ấn khó phai trong lòng độc giả.

5. Phƣơng thức lặp là một phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc Anh Đức sử dụng rất thành công trong tiểu thuyết của mình. Tìm hiểu về “Giá trị liên kết qua phƣơng thức lặp trong tiểu thuyết Hòn Đất” là bƣớc khám phá quan trọng để đi vào chiều sâu tác phẩm. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp những dẫn chứng sinh động làm sáng tỏ cho hệ thống lý thuyết liên kết trong Ngôn ngữ học văn bản. Đồng thời, luận văn cũng góp phần khẳng định giá trị tác phẩm về mặt nội dung cũng nhƣ nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2004), Thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2. Lại Nguyên Ân (1999), Từ điển văn học việt nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Diệp Quang Ban (2003), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Diệp Quang Ban (1998), “Về mạch lạc trong văn bản”, Ngôn ngữ (1), tr. 47-55. 7. Diệp Quang Ban (1999), “Hai giai đoạn của ngôn ngữ học văn bản và tên gọi

“phân tích diễn ngôn””, Ngôn ngữ (2), tr. 20-24.

8. Chafe L.W. (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Đỗ Hữu Châu (1982), “Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động”,

Ngôn ngữ (3), tr. 18-33.

10. Đỗ Hữu Châu (2000), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐHSP, Hà Nội. 11. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Dân (2003), Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgích - Ngữ nghĩa - Cú pháp, NXB Đại học &

THCN, Hà Nội.

14. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB ĐHQG, Hà Nội. 15. Anh Đức (2010), Tiểu thuyết Hòn Đất, NXB Văn học, Hà Nội.

16. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt ( từ loại)), NXB ĐHQG, Hà Nội. 17. Gal’perin I. P. (1987), Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 20. Nguyễn Thiện Giáp (1975), Từ vựng tiếng Việt, NXB Đại học &Trung học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

22. Hoàng Văn Hành (Chủ biên), Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998), Từ

tiếng Việt (Hình thái - Cấu trúc - Từ láy - Từ ghép - Chuyển loại), NXB Khoa

học xã hội, Hà Nội.

23. Hải Hà (2003), Nhà văn trong nhà trường - Anh Đức, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Hoa ( 2009), Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu

Thỉnh, Luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

25. Cao Xuân Hạo (Chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tƣơm (1992), Câu trong tiếng Việt (Cấu trúc - nghĩa - Công dụng), NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Đinh Trọng Lạc (1964), Giáo trình Việt ngữ, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Đinh Trong Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2004), Phong cách học tiếng

Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Đinh Trọng Lạc (2005), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Lộc (2004), "Một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt", Giáo trình cho học viên Cao học, Thái Nguyên.

30. Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( 2004), Từ điển thuật ngữ Văn

học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Viện KHXH Việt Nam- Viện Ngôn

ngữ học, Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, Hà Nội, 1992.

33. Fedinand De Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Hữu Quỳnh (1979), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB Giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37. Bùi Tất Tƣơm (1997), Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

38. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

39. Lý Toàn Thắng (2000), “Về cấu trúc ngữ nghĩa của câu”, Ngôn ngữ (5), tr. 1-8.

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 97 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)