Phép lặp

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 26 - 33)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2. Phép lặp

1.3.2.1. Lặp - một hiện tƣợng liên kết phổ biến

Cũng nhƣ một số hiện tƣợng ngôn ngữ khác trong tiếng Việt, phép lặp là một hiện tƣợng tƣơng đối phổ biến. Hiện nay các vấn đề xung quanh phép lặp đã dần dần đƣợc thống nhất.

Hiện tƣợng lặp có thể hình thành từ nhiều phƣơng thức trong văn bản hay trong diễn ngôn. Trong các văn bản, ngƣời viết đóng vai trò là ngƣời đối thoại một chiều (đơn thoại). Các phát ngôn có thể đƣợc hình thành theo trình tự diễn giải của ngƣời viết. Một văn bản bất kì, dù ngắn, dù dài đều tuân thủ theo các trình tự cần có trong các phƣơng thức tổ chức văn bản: mục đích, định hƣớng nội dung, kết cấu, văn bản chi tiết. Những điều kiện về đặc trƣng riêng đó cho phép ngƣời viết thể hiện nội dung văn bản theo ý đồ cá nhân và theo phong cách thể hiện riêng của mình.

Nhƣng trong giao tiếp hội thoại, một trong những hoạt động giao tiếp căn bản nhất của con ngƣời, nơi xuất hiện tất cả mọi nhân tố, dữ kiện tham gia vào quá trình chi phối hoạt động giao tiếp. Trong hội thoại, hành vi trao - đáp giữa hai đối tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(ngƣời nói - ngƣời nghe) là hành vi quan trọng nhất. Thực ra, chính xác hơn có thể nói rằng, diễn ngôn là sản phẩm của các hoạt động tƣơng tác lời nói. Ở đó, có các tham tố cho phép thực hiện và đồng thời chi phối cuộc giao tiếp: nhân tố tham thoại (từ hai ngƣời trở lên), bối cảnh giao tiếp (thời gian, không gian), nội dung giao tiếp (chủ đề)... Trong quá trình thiết lập cuộc giao tiếp, nhiều dữ kiện xuất hiện đƣợc

"nhập" vào phát ngôn. Những dữ kiện đó cũng sẽ đƣợc lặp đi lặp lại ngay trong bản

thân cấu trúc thông báo và các từ ngữ hiện diện. Khi diễn ra hiện tƣợng đáp lời từ một đối tác thì hiển nhiên là ngƣời đó chấp nhận một phát ngôn hiện diện. Hiện tượng lặp là một hiện tượng phổ biến [Dẫn theo PGS. TS Phạm Văn Tình].

1.3.2.2. Hiện tƣợng lặp và phƣơng thức lặp

"Lặp là nhắc lại giống y như cái đã có trước" [16, tr.547]

Hiện tƣợng lặp thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật nhằm tạo nên những giá trị nhất định về mặt liên kết và mặt tu từ.

"Phương thức lặp là phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn" [ 20, tr.87].

Phƣơng thức lặp có cả hai yếu tố liên kết và kết tố ở đây đƣợc gọi là lặp tố. Tuỳ thuộc vào tính chất của lặp tố mà phƣơng thức lặp có thể chia thành ba dạng thức: lặp từ vựng, lặp ngữ pháp và lặp ngữ âm.

1.3.2.3. Các phƣơng thức lặp trong tiếng Việt a) Lặp từ vựng

* Khái niệm

Lặp từ vựng là một hiện tượng lặp lại một bộ phận từ vựng (danh từ (danh

ngữ), động từ (động ngữ),...) có ở ít nhất hai phát ngôn trở lên trong cùng một bối cảnh phát ngôn.

Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phƣơng thức lặp mà ở đó chủ tố và lặp tố là những yếu tố từ vựng (thực từ, cụm từ).

Lặp từ vựng là một hiện tƣợng rất phổ biến, thƣờng thấy trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Mọi cuộc hội thoại, trao đổi bao giờ cũng dựa trên một chủ đề nào đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đặc điểm của lặp từ vựng

Phép lặp từ vựng là dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản. Hơn thế nữa, độ phổ biến của lặp từ vựng không chỉ trải dài trên văn bản mà còn thể hiện cả ở sự có mặt nhiều lần của nó trong một cặp phát ngôn.

Hiện tƣợng lặp từ vựng phổ biến đến mức giữa nó và tính liên kết của văn bản tồn tại một mối quan hệ hai chiều.

Trƣớc hết, ở một văn bản kiên kết, tất yếu phải có lặp từ vựng. Đây chính là hậu quả do mâu thuẫn giữa tính hình tuyến của văn bản và tính nhiều chiều của hiện thực gây ra. Bởi lẽ các đối tƣợng của hiện thực luôn nằm trong những mối quan hệ đa dạng khác nhau và đƣợc xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Để thể hiện đƣợc những mối quan hệ và những góc độ xem xét ấy trong một văn bản hình tuyến, bắt buộc đối tƣợng phải xuất hiện nhiều lần, tức là bắt buộc tên gọi của đối tƣợng phải lặp lại.

Mặt khác, ở bất kì một chuỗi câu nào, nếu đã có lặp từ vựng thì sự liên kết cũng

xuất hiện. Nếu hai câu có chứa những từ đựơc lặp lại thì chắc hẳn là chúng bàn về

cùng một chủ đề. Nhƣ thế, lặp từ vựng là một dạng thức liên kết dùng để thể hiện

liên kết chủ đề của văn bản.

Phép lặp từ vựng có thể đƣợc xem xét phân loại dƣới nhiều góc độ: - Xét về mặt cấu trúc, cấu tạo lặp từ vựng đƣợc chia thành 4 loại sau:

+ Lặp nối tiếp: là dạng lặp trong đó từ ngữ đƣợc lặp lại đứng liền nhau, nối tiếp nhau.

Ví dụ:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công".

(Hồ Chí Minh)

+ Lặp vòng tròn: là dạng lặp trong đó từ ngữ ở cuối câu trƣớc đƣợc lặp lại ở chữ đầu câu sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ:

"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai"

(Đoàn Thị Điểm)

+ Lặp đầu: là việc lặp lại một vài yếu tố ở đầu câu trong một số câu tiếp theo. Ví dụ:

"Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những

người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu".

(Hồ Chí Minh)

+ Lặp cuối: là việc lặp lại một vài yếu tố ở cuối câu trong một số câu tiếp theo. Ví dụ:

"Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân.

Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.

Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

(Hồ Chí Minh)

- Căn cứ vào kích thƣớc của chủ tố và lặp tố, ta có thể phân biệt lặp từ và lặp cụm

từ, trong lặp cụm từ lại phân biệt lặp hoàn toàn và lặp bộ phận.

+ Lặp từ: Ví dụ:

"Nhớ tới chị Thảo là Đoan nhớ tới ngọn gió heo may lồng lộng và khoảng trời cuối thu tràn trề làn sáng phản quang niềm vui mùa màng".

(Ma Văn Kháng) + Lặp cụm từ:

. Lặp hoàn toàn:

“Nếu không có nhân dân thì không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì không ai dẫn đường”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

. Lặp bộ phận:

Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn. Nhưng

lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”.

(Hồ Chí Minh)

- Căn cứ vào bản chất từ loại của chủ tố và lặp tố, có thể chia ra lặp cùng từ loại và lặp chuyển từ loại.

+ Lặp cùng từ loại:

"Cục cùng cung trên bờ Vào đây con ngão Cái mồm to hơn mình Mắt đỏ vằn gian xảo Vào đây con rô cụ Đầu đen xạm lầm lì

Thường nháy phao đột ngột Rồi lừ lừ trôi đi

Vào đây con diếc Hay vơ vẩn rong chơi Nhung nhăng khoe áo trắng Và nhẩn nha rỉa mồi".

(Trần Đăng Khoa) + Lặp chuyển từ loại:

Ví dụ:

“Trung ương đã nhất trí về đường lối, chính sách, chỉ tiêu, biện pháp. Chúng ta phải biến sự nhất trí ấy thành quyết tâm”.

(Hồ Chí Minh)

- Căn cứ vào chức năng làm thành phần phát ngôn của chủ tố và lặp tố, có thể chia ra lặp cùng chức năng và lặp chuyển chức năng.

Về mặt sử dụng, phép lặp từ vựng có khả năng bản tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. Chính vì vậy mà nó đƣợc dùng phổ biến để lặp các thuật ngữ trong văn bản khoa học, hành chính và một phần trong các văn bản chính luận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với các từ loại không phải thuật ngữ và đối với các loại văn bản khác thì ngƣợc lại, nói chung cần phải tránh lặp từ vựng vì sự xuất hiện của nó quá nhiều sẽ gây nên cảm giác đơn điệu, nhàm chán - hiện tƣợng này rất phổ biến trong các bài viết của học sinh. Cần cố gắng đạt tới sự đa dạng phong phú của văn bản bằng cách dùng phƣơng thức liên kết khác để thay cho nó. Những phƣơng thức này là: các phép thế và các phép tỉnh lƣợc. Đó là nguyên tắc chung. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, lặp từ vựng vẫn có thể đƣợc sử dụng nhƣ một thủ pháp nghệ thuật trong các văn bản văn học.

Một đặc điểm nữa của phép lặp từ vựng trong văn bản văn học là nó có thể có dạng liên kết bắc cầu trên một khoảng cách rất lớn, có khi từ đầu đến cuối văn bản. Trong việc phân tích văn bản nhiều khi chính những mối liên kết lặp từ vựng bắc cầu này là cái chìa khoá để hiểu văn bản.

b) Lặp ngữ pháp * Khái niệm

Phép lặp ngữ pháp là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp lại cả một số hư từ mà chủ ngôn đã sử dụng.

Nói cách khác đi, đó là dạng thức lặp mà chủ tố và lặp tố là mô hình cấu trúc của phát ngôn và các hƣ từ.

* Đặc điểm của lặp ngữ pháp

Lặp ngữ pháp bao gồm hai mức độ: lặp cú pháp (cấu trúc phát ngôn) và lặp từ pháp (các hƣ từ), trong đó lặp cú pháp là cơ bản.

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn, có thể phân loại phép lặp ngữ pháp thành bốn kiểu : lặp đủ, lặp khác, lặp thừa và lặp thiếu.

+ Lặp đủ: là toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn với đầy đủ các thành phần của nó đƣợc lặp lại hoàn toàn ở kết ngôn.

Ví dụ:

"Đã quen nhiều gian khổ Đã quen nhiều hi sinh

Yêu thương là lòng anh Bao dung là mái phố".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Lặp thiếu: là cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận trong kết ngôn. Ví dụ:

"Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya".

(Tản văn Mai Văn Tạo)

+ Lặp thừa: là ngoài cấu trúc của chủ ngôn, trong kết ngôn còn chứa thêm một bộ phận nào đó của chủ ngôn không có.

Ví dụ:

"Hoa vạn thọ thì đôn hậu. Hoa đào thì duyên dáng và khôi ngô".

(Nguyễn Chí Trung - Cầm súng)

+ Lặp khác: là cấu trúc của chủ ngôn chỉ có bộ phận đƣợc lặp lại trong kết ngôn. Ví dụ:

"Chúng không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn".

(Hồ Chí Minh)

Không chỉ lặp từ vựng hoặc lặp ngữ pháp mới có tác dụng liên kết, mà lặp ngữ âm cũng có tác dụng liên kết các phát ngôn.

c) Lặp ngữ âm * Khái niệm

Phép lặp ngữ âm là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố ngữ âm (như âm tiết, số lượng âm tiết, khuôn vần, phụ âm đầu, thanh điệu,...) đã có ở chủ ngôn.

Nói cách khác đi, đó là dạng thức lặp mà chủ tố và lặp tố là những yếu tố ngữ âm. Ví dụ:

"Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông, đã dựng lên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng có cái chông tre".

(Thép Mới)

Phép lặp ngữ âm nhƣ một dạng thức liên kết phát ngôn đƣợc sử dụng trong mọi loại văn bản, nhƣng nó đƣợc thể hiện rõ nhất trong các loại văn vần (thơ, phú,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hò, vè...). Ở đó, lặp ngữ âm là một dạng thức liên kết không thể thiếu đƣợc. Sở dĩ những văn bản kiểu nhƣ bài hát đồng dao Đòn gánh có mấu, Củ ấu có sừng... hoặc

Nu na nu nống, Cái trống nằm trong... đứng vững đƣợc lâu dài qua thời gian chủ

yếu là nhờ phƣơng thức liên kết lặp ngữ âm và lặp ngữ pháp chặt chẽ của nó. Trong khi đó, nhiều bài “thơ tự do” bây giờ tuy liên kết nội dung (có ý) rõ rệt, nhƣng do thiếu lặp ngữ âm nên sự liên kết của các phát ngôn trong đó nói chung rời rạc và khó nhớ hơn nhiều.

Trong các tài liệu về ngôn ngữ học văn bản, ngoài I.P. Gal’perin có nói đến “hình thức liên kết tạo nhịp điệu” [1981,tr.84-85], chức năng liên kết phát ngôn của lặp ngữ âm hầu nhƣ không đƣợc để ý đến. Thế nhƣng, bằng thực tiễn công việc của mình, từ năm 1926, nhà thơ V.Maiacốpxki đã nhìn thấy chức năng này. Trong cuốn “Làm thơ nhƣ thế nào?”, ông nhận xét: “vần đưa ta quay trở lại dòng trước, buộc ta

nhớ lại nó. Vần bắt tất cả các dòng thể hiện cùng một tư tưởng phải đứng cạnh nhau”. “vần liên kết các dòng, vì vậy chất liệu của nó cần phải vững vàng hơn chất liệu phần còn lại của các dòng” [Vvedenie 1979, tr.246,247].

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)