7. Bố cục của luận văn
3.2. Giá trị của liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp
3.2.1. Tạo nên tính cân đối và tính nhịp điệu cho câu
- Tính cân đối đƣợc thể hiện thông qua sự cân xứng về ý và lời trong mỗi cặp
phát ngôn. Đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc là có tính chất đối xứng giữa các bộ
phận và các yếu tố tạo nên câu. Tính cân đối đƣợc thể hiện một cách cụ thể qua phép lặp từ vựng, lặp cú pháp và lặp kép.
Ví dụ:
Hắn với tay chụp cái bi đông lắc lắc, ra vẻ hài lòng. Hắn mở nút đưa lên miệng tợp ngay một hớp rồi một hớp nữa. [24,39]
Cặp phát ngôn trên diễn tả hành động của tên Xăm, một tên tay sai cho Mĩ - Diệm khét tiếng ở xứ Hòn. Hành động thứ nhất của hắn là với tay chụp lấy cái bi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đông rƣợi với tâm trạng ra vẻ hài lòng. Hành động tiếp theo là mở nút và đƣa lên miệng uống. Đại từ “hắn” đƣợc lặp lại ở kết ngôn và sự cân đối về ý thông qua
hành động của đối tƣợng cho thấy ở đây đã có sự liên kết với nhau về mặt cấu trúc. Ví dụ:
Chị muốn thét lên thấu tới trong hang, bảo anh em đừng có uống nước trong cà om Năm Nhớ đội về đó. Chị lo sợ nghĩ tới con, tới em cùng những đồng chí thân yêu của mình. [30,130]
Với việc lặp lại đại từ “chị” ở kết ngôn đã tạo nên một kết cấu cân đối trong việc thể hiện tâm trạng của chị Sứ khi bị bắt. Khi phát hiện ra dòng suối đã bị đầu độc, trong tâm tƣởng chị muốn thét lên cho anh em trong hang nghe thấy để khỏi phải uống thứ nƣớc độc đó. Rồi chị lại lo sợ khi nghĩ tới đứa con bé bỏng, ngƣời em gái và các đồng chí thân yêu của mình. Đó đều là những mong muốn, suy nghĩ của chị Sứ đối với mọi ngƣời mà ở trong hoàn cảnh này chị không thể nói lên lời. Trong cặp phát ngôn này cả chủ ngôn và kết ngôn đều có sự tƣơng xứng về mặt cấu trúc, với đầy đủ các thành phần của câu.
Tính cân đối còn đƣợc thể hiện qua phép lặp cú pháp, nhất là trong phép lặp hoàn toàn khi mà các từ ngữ lặp lại đƣợc đẩy lên tới mức cực đoan.
Ví dụ:
Đây là đôi tay đẹp đẽ và mát rượi. Đây là đôi tay làm lụng và vén khéo. [1,150]
Đôi bàn tay của Sứ đƣợc miêu tả ở hai phát ngôn với những từ ngữ hình ảnh khác nhau, nhƣng về mặt cấu trúc thì lại hoàn toàn giống nhau. Bởi chủ thể ở đây là “đôi bàn
tay” đƣợc lặp lại và đôi bàn tay ấy mang những đặc điểm nhƣ: đẹp đẽ, mát rượi, làm lụng, vén khéo. Sự miêu tả cụ thể ấy, tạo nên tính cân đối cho các phát ngôn.
Hay, trong lời anh Hai Thép nói với mọi ngƣời về lời dặn của Sứ trƣớc lúc ra đi cũng có sự cân đối ở từng lời nói và hành động.
Sứ dặn chúng ta đừng buông súng, chúng ta phải nhớ lấy. Sứ dặn chúng ta trả
thù cho Sứ, chúng ta cũng phải nhớ lấy! [23,172]
Sự kết hợp giữa lặp từ vựng và lặp cú pháp trong các ví dụ trên đã tạo nên hiện tƣợng lặp kép càng làm tăng tính cân đối trong từng phát ngôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Và khi phát ngôn đƣợc lặp lại hoàn toàn ở cả từ ngữ lẫn cấu trúc thì tính cân đối đƣợc thể hiện ở mức độ cao nhất. Lúc này, các phát ngôn không chỉ dừng lại ở việc thể hiện hình thức mà nó còn mang những ý nghĩa sâu sắc khác. Cụ thể nhƣ trong hai ví dụ dƣới đây:
Ví dụ:
- Phải đền mạng! Phải đền mạng. [31,257] Ví dụ:
- Chúng tôi không đi càn quét! - Chúng tôi không đi càn quét!
[33,257]
Cuộc biểu tình của những ngƣời lính đánh thuê kết hợp với bà con xứ Hòn đã lên tới đỉnh điểm khi họ biết rằng, những ngƣời lính đi phục vụ cho quân đội Mỹ - Diệm lại bị chính họ giết hại một cách không thƣơng tiếc. Việc vớt đƣợc xác của một ngƣời lính đánh thuê trôi dạt từ biển vào đã thổi bùng lên làn sóng đấu tranh mạnh mẽ không chỉ ở riêng những ngƣời lính mà còn là cuộc biểu tình của những ngƣời con xứ Hòn. Suốt cuộc biểu tình họ hô vang những câu khẩu hiệu bắt bọn Mỹ - Diệm “Phải đền mạng! Phải đền mạng” và anh em binh lính đều đồng lòng
“Chúng tôi không đi càn quét - Chúng tôi không đi càn quét!”.
Từ sự phân tích các ví dụ trên có thể thấy, thông qua phƣơng thức lặp tính cân đối đƣợc thể hiện một cách cụ thể qua từng phát ngôn. Sự cân đối ấy vô hình chung đã góp phần tạo ra giá trị liên kết về mặt cấu trúc cho các phát ngôn và rộng hơn là cho toàn văn bản.
- Nhịp điệu (rhythm) là một thuật ngữ đƣợc sử dụng ở nhiều lĩnh vực chứ không riêng trong văn học nghệ thuật. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa nhịp điệu là "sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh và nhẹ theo những
trật tự, cách thức nhất định ".
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên) cho nhịp điệu là "Một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian hay quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mĩ. "
Nhƣ vậy, trong văn học nghệ thuật, nhịp điệu là sự lặp lại có quy luật những thành tố, đơn vị đồng nhất và tƣơng tự nhau sau những khoảng đều nhau trong không gian hoặc trong thời gian. Nhịp điệu nghệ thuật là sự thống nhất và tác động qua lại giữa chuẩn mực và sai lệch, trật tự và không trật tự nhằm cảm thụ và tạo dựng hình thức, xây dựng nội dung hình tƣợng. Nói cách khác, "nhịp điệu trong văn
học là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtíp,… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật ".
[10,tr.238]
Đã là nhịp phải có sự luân phiên đều đặn các yếu tố cùng loại để vừa phân chia vừa tổng hợp hiệu quả thẩm mĩ. Tác phẩm có bao nhiêu cấp độ thì có bấy nhiêu cấp độ về tổ chức nhịp điệu. Có hai tổ chức có cấu trúc nhịp điệu là cấu trúc hình thức và cấu trúc chủ đề, hình tƣợng. Trong thơ ca, nhịp điệu do nhiều yếu tố góp phần cấu thành: trọng âm, vần, phép lặp, chuỗi âm tiết, hiệu ứng âm thanh, số lƣợng âm tiết... Còn trong văn xuôi, ngƣời ta chú ý đến các đơn vị nhấn, trọng âm, kết thúc câu, câu trùng điệp, phép lặp. Về cấu trúc chủ đề, hình tƣợng thì nhịp điệu thể hiện ở sự lặp lại các sự kiện, hình ảnh, các đơn vị nhấn mạnh, không gian, thời gian…Câu văn dài ngắn, khúc khuỷu đƣợc lặp lại cũng tạo nên nhịp điệu cảm nhận
đời sống. Ở cấp độ tƣ tƣởng, hình tƣợng, cốt truyện, trần thuật, …
Ví dụ:
Xóm Hòn Đất ở liền ngay chân Hòn. Cuối xóm là bãi tre, cách biển vài trăm thước. Sau lưng xóm, còn một quãng vườn cây sum sê, rồi tới sông Vàm Răng.
[6,20]
Từ “xóm” đƣợc lặp lại ba lần, có tác dụng nhấn mạnh tới địa điểm mà mình
muốn nói. Địa điểm cụ thể ở đây chính là xóm Hòn Đất, ở liền ngay chân Hòn. Từ
“xóm” trong phát ngôn thứ nhất gắn liền với địa danh cụ thể. Từ “xóm” trong phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngôn thứ nhất. Với việc lặp lại nhƣ vậy, đã tạo cho các phát ngôn có đƣợc nhịp điệu đồng đều, trải dài.
Những cũng có khi, nhịp điệu ấy đƣợc tăng tiến nhằm nhấn mạnh vào chủ thể nào đó.
Ví dụ:
Những câu hỏi hấp tấp và những câu trả lời vội vã. Người bên ngoài hỏi dồn
người trong hang. Người trong hang nhắn gởi người ở ngoài. [11,185]
Cụm danh từ “người trong hang” đƣợc lặp lại theo hình thức lặp vòng tròn, với nhịp điệu nhanh, giọng điệu khẩn trƣơng. Chủ thể ở cuối câu trƣớc đƣợc lặp lại ở ngay đầu câu sau tạo cho các phát ngôn có đƣợc nhịp điệu dồn dập. Mặc dù chủ thể đƣợc lặp lại liên tục nhƣ vậy, nhƣng không gây cảm giác nhạt nhẽo, nhàm chán đối với ngƣời đọc. Trái lại, qua đó ngƣời đọc cảm nhận đƣợc những giây phút quý giá mà con ngƣời giành cho nhau trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
Hoặc hành động của nhân vật. Ví dụ:
- Bà con ngoài đó ráng đấu tranh với tụi nó. Phải đòi bồi thường tài sản bị phá. Phải làm rã ngũ tụi lính. [3,185]
Đây là những lời nhắn gửi của những ngƣời ở trong hang tới bà con nơi xóm Hòn. Đó nhƣ là lời động viên thúc giục bà con phải làm bằng đƣợc những nhiệm vụ đang đề ra trƣớc mắt. Lời thúc giục ấy đƣợc lặp lại ở đầu mỗi phát ngôn tạo nên nhịp điệu dứt khoát, làm tăng tính liên kết trong chuỗi lời nói cho các phát ngôn. Hay nhấn mạnh vào khoảng thời gian và không gian nhất định.
Ví dụ:
Tại bên bờ suối này đây, chị đã từng có những phút giây sung sướng. Bây giờ
thì trái ngược hẳn. Bây giờ, sợi dây dù buộc chặt đến nỗi từ bắp tay chị trở xuống đã tê đi không còn có cảm giác gì nữa. [5,134]
Sự thật cái bi đông của chú đã hết nước từ đêm hôm qua. Đêm hôm qua thì
còn một chút, chú đã dốc hết cho thằng Bé. [23,159]
Thời gian có thể đƣợc xác định là “bây giờ” hoặc “đêm hôm qua”, việc lặp lại và nhấn mạnh khoảng thời gian cụ thể nhƣ vậy giúp ngƣời đọc xác định đƣợc thời điểm diễn ra sự việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ:
Ngay giữa lúc này đây, chị cảm thấy sự yên tĩnh của đêm thâu cũng thật khác
thường. Đây là sự yên tĩnh của vườn lá mới bị cơn gió thổi thốc tới luồng gió mạnh đầu tiên. Nhưng dẫu thế, đối với Sứ, hiện tại vẫn là sự yên tĩnh, với ánh sáng tỏa ra từ tay chị, với khuôn mặt đứa con gái đang mê ngủ, với tiếng ngáy đều đều của những người đồng chí. [3,107]
Không gian ở đây là “sự yên tĩnh” cũng đƣợc lặp lại với nhịp điệu trải đều
trong mỗi phát ngôn. Không gian ấy là sự yên tĩnh của đêm thâu, là sự yên tĩnh của vƣờn lá mới bị cơn gió thổi thốc tới, là sự yên tĩnh với ánh sáng tỏa ra từ tay chị. Tất cả điều đó đã nên một khoảng không gian riêng giúp nhân vật bộc lộ đƣợc cảm xúc của bản thân mình.
3.2.2. Tạo nên tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản
Mỗi một tác phẩm khi viết về đề tài chiến tranh ngoài tính chân thực khách quan còn cần phải đảm bảo đƣợc sự chính xác, rõ ràng, chặt chẽ đối với các sự việc hiện tƣợng xảy ra trong tác phẩm. Với yêu cầu này thì tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức đã đạt đƣợc điều đó. Dựa trên sự liên kết về mặt cấu trúc qua phƣơng thức lặp, tác giả đã vận dụng thành công vào trong tác phẩm của mình và tạo đƣợc độ tin cậy đối với ngƣời đọc.
Tính chính xác đƣợc thể hiện rõ qua phép lặp từ vựng, cụ thể là lặp số từ. Có thể là ở dạng số ít: một, hai, cặp, đôi... hoặc là số nhiều: bẩy tám, mọi, ngàn... Các số liệu mà tác giả đƣa ra đƣợc lặp lại trong các phát ngôn mang tính chính xác cao. Ví dụ:
Sứ an ủi thằng Bé:
- Đừng lo, em cụt một tay là thường. Thiếu gì người cụt một tay mà vẫn sống.
[9,123]
Trong một trận xáp chiến thằng Bé đã bị thƣơng ở tay, sau khi rút vào hang cố thủ với hoàn cảnh thuốc men, lƣơng thực thiếu thốn cộng với vết thƣơng càng ngày càng nặng các anh em trong hang đã quyết định cắt cánh tay bị thƣơng để cứu lấy mạng sống cho thằng Bé. Đây là những lời mà chị Sứ đã động viên thằng Bé sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khi nó bị cắt “cụt một tay”. Số từ “một” đƣợc lặp lại giúp ngƣời đọc có cái nhìn
chính xác về hoàn cảnh của thằng Bé lúc bấy giờ, ngoài ra nó còn có tác dụng giải thích, liên kết về mặt ý giữa các phát ngôn.
Ví dụ:
Hai chị dìu mẹ. Nhưng mấy lần mẹ gạt tay hai chị ra, bươn tới. [10,180]
Phát ngôn trên đƣợc trích trong đoạn mẹ Sáu cùng đoàn ngƣời trong xóm đƣa Sứ về nơi an nghỉ cuối cùng. Với tâm trạng đau đớn khôn cùng, tác giả đã miêu tả
từng bƣớc đi, hành động cũng nhƣ tâm trạng của mẹ một cách tỉ mỉ. Có “hai chị”
luôn đi bên cạnh để dìu mẹ trong những giây phút mẹ đau khổ nhất, nhƣng có những lúc tinh thần của mẹ trở nên kiên cƣờng hơn bao giờ hết mẹ đã gạt tay “hai
chị” ra để mà bƣơn tới. Số từ “hai” đƣợc lặp lại phần nào nói nên đƣợc sự chính
xác trong cách miêu tả của tác giả. Ví dụ:
Mọi người kể cho Ba Rèn nghe chuyện bắt vợ chồng tên chủ trại đáy, Ba Rèn khoái chí cười ha hả. Anh kéo tay mọi người chỉ vô vườn, nói: - Hiện anh em còn đào công sự. Ông Tám Chấn mới tới bảo phải đào công sự cho tổ ba ba….[12,56]
Từ “mọi” là số từ nhiều mang tính chất chỉ chung cho sự có mặt của nhiều
ngƣời. Với việc lặp lại số từ “mọi” chúng ta thấy đƣợc tính thuyết phục cũng nhƣ
độ tin cậy trong lời nói. Câu chuyện này không phải do một ngƣời kể mà là mọi ngƣời cùng kể, cùng biết về sự việc đó.
Ví dụ:
Ban đầu, gã cứ ngỡ là nếu bắn một người chết, ngàn người phải chùn lại. Lạ
thay, lần nào hễ có một người chết, ngàn người đều tràn tới, đấm đạp, cấu xé vào gã và đồng bọn một cách dữ dội. [3,183]
Phát ngôn trên đƣợc trích trong đoạn văn nói về gã đại úy Cao, hắn đã có sự lầm tƣởng và những suy nghĩ sai lầm khi đàn áp các cuộc biểu tình của nhân dân. Hắn
cứ ngỡ khi bắn “một người” thì “ngàn người” phài chùn lại, nhƣng điều đó hoàn
toàn trái ngƣợc lại hễ bắn “một người” thì “ngàn người” đều tràn tới chống trả. Và sự việc ấy đƣợc tác giả miêu tả một cách cụ thể và chính xác thông qua phép lặp. Ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong ví dụ này, tác giả đã kết hợp sử dụng cả số ít và số nhiều thông qua phƣơng thức lặp từ vựng nhằm làm tăng tính xác thực, khiến cho nội dung đang nói mang độ tin cậy cao.
Bên cạnh tính chính xác thì tính rõ ràng cũng đƣợc thể hiện qua từng câu chữ, từng lời nói, từng sự kiện.
Ví dụ:
Quyên nói:
- Chị Ba, bây giờ chị tin em chưa, em đã nói anh Ba ảnh có quên chị đâu. Thơ
ảnh viết đọc thiệt mới cảm động làm sao. Mà ảnh gởi về mười tám cái thơ rồi chớ ít ỏi gì. Đó, vậy mà chị cứ ngỡ thế này thế nọ… Thôi, thơ ảnh lạc hết rồi, còn thơ chị cũng chẳng tới tay ảnh cái nào đâu! Em ức quá, ở ngoài Bắc thì cũng là ở trong nước mình, vậy mà bảy năm trời bao nhiêu thơ gởi đều lạc mất. Thiệt là ức… Nhưng, nhưng bữa nay chị hết thắc mắc rồi phải không? Kẻo chị cứ nói: - “ E ra