7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Về phạm vi liên kết
Phạm vi liên kết chỉ ra vị trí, giới hạn của những phát ngôn có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa. Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát ba dạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuộc nhóm phạm vi liên kết, đó là: Liên kết giữa các phát ngôn liền kề nhau, liên kết giữa các phát ngôn có tính bắc cầu và liên kết móc xích giữa các phát ngôn. Kết quả khảo sát thu đƣợc nhƣ sau: Liên kết giữa các phát ngôn liền kề nhau có số lƣợt xuất hiện nhiều nhất: 924 lƣợt (chiếm 85,9%), liên kết giữa các phát ngôn có tính bắc cầu: 54 lƣợt (chiếm 5,0%), liên kết móc xích giữa các phát ngôn: 98 lƣợt chiếm (9,1%).
Bảng 2.5. Bảng thống kê phạm vi liên kết
Kiểu loại Số lƣợt Tỉ lệ
Liên kết giữa các phát ngôn liền kề nhau 924 85,9%
Liên kết giữa các phát ngôn có tính bắc cầu 54 5,0%
Liên kết móc xích giữa các phát ngôn 98 9,1%
Tổng số 1076 100%
2.3.1.1. Liên kết giữa các phát ngôn liền kề nhau
Liên kết giữa các phát ngôn liền kề nhau (hay còn gọi là liên kết tiếp giáp) tồn tại dƣới dạng các câu văn đứng liền nhau, gắn bó với nhau cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Kiểu liên kết này đƣợc Anh Đức sử dụng tƣơng đối nhiều trong tác phẩm của mình, với 924 lƣợt (chiếm 85,9%) trong tổng số, gấp 17,2 lần liên kết giữa các phát ngôn có tính bắc cầu, gấp 9,4 lần liên kết móc xích giữa các phát ngôn. Điều đó chứng tỏ dạng liên kết này đã đem lại những hiệu quả không nhỏ cho tác phẩm, khi đƣợc tác giả áp dụng triệt để vào trong văn bản.
Ví dụ (78):
Hai năm sau họ làm đám cưới. Ấy là một đám cưới vui nhất ở vùng Hòn, đúng
vào lúc ta đại thắng giặc Pháp ở Điện Biên Phủ. [16,9]
Ví dụ (79):
Hồi sáng, khi mẹ nó đưa nó xem tấm ảnh, bảo người trong ảnh là ba nó thì nó
tin ngay. Cũng có phần là vì mẹ nó bao giờ cũng nói thật, nhưng chính khi coi ảnh,
nó cứ ngờ ngợ như đã có lần gặp ba nó rồi. Thực ra thì nó chỉ gặp ba nó trong trí tưởng tượng trẻ thơ của nó qua những lời mẹ kể. [15,10]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ (80):
Y xách ấm nước ra, chế vào bình đã bỏ trà sẵn. Đợi một chốc, y nhấc bình rót
nước ra các chun. Xoa xoa đôi bàn tay béo múp míp, y mời mọi người uống. Y cũng hớp một chun, khà khà rồi để ba người ngồi đó, xăng quần bước tới rút mấy cây lót sàn, buông chân xuống. [17,53]
Ví dụ (81):
Vầng trăng mười tám ngoi lên, vàng rực. Rồi trăng treo cao lên mãi. Đến lúc
màu trăng đọng lại vàng ối, Sứ liền thấy mặt trăng giống hệt trái Xoài Hòn chín, không có cuống, treo lơ lửng giữa không trung xanh nhạt. [8,133]
Ví dụ (82):
Chị nhớ đôi bàn tay bé bỏng của con bám riết lấy vai chị. Lúc rời phiến đá, chị
đã dừng bước như thế nào, chị đã cảm thấy có một sức mạnh vô hình trì níu chị lại như thế nào. Chị nhớ mình đã cởi áo đắp cho con. Phải rồi, đó chính là những giây phút sau rốt, gần nhất, giữa chị và con. Đó chính là cái mốc của tình mẫu tử, cũng như đêm rạng ngày anh San lên đường tập kết và cái mốc gần nhất của tình chồng vợ mà chị hằng ghi dấu. [24,150]
Việc liên kết các câu đứng liền nhau đã xâu chuỗi đƣợc các câu văn trong đoạn thành một chuỗi thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt ngữ nghĩa. Từ ngữ đƣợc lặp lại liên tục trong từng phát ngôn, chủ thể đƣợc nói tới cũng liên tục xuất hiện. Khiến cho nội dung sự việc đƣợc nhấn mạnh, nhịp điệu của câu tăng tiến. Ngoài ra các phát ngôn còn cùng phục vụ cho một chủ đề, cùng nói về một nhân vật cụ thể, câu nọ làm nền cho việc biểu đạt ý của câu kia. Các câu có tác dụng tƣơng hỗ làm nổi bật ý của nhau để nêu bật đƣợc chủ đề của cả đoạn.
2.3.1.2. Liên kết giữa các phát ngôn có tính bắc cầu
Liên kết theo kiểu bắc cầu đƣợc thể hiện dƣới dạng các từ ngữ đƣợc lặp lại trên một khoảng cách, có thể trong cùng đoạn văn hoặc có thể trong những đoạn văn khác nhau.
Ở luận văn này, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát hiện tƣợng lặp bắc cầu ở phạm vi đoạn văn để tìm ra sự liên kết về mặt ngữ nghĩa của các phát ngôn. So với liên kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giữa các phát ngôn liền kề và liên kết móc xích giữa các phát ngôn thì liên kết giữa các phát ngôn có tính bắc cầu có số lƣợng ít hơn cả : 54 lƣợt (chiếm 5,0%).
Ví dụ (83):
Đây không phải chỉ là sự thổ lộ tình yêu thông thường. Anh hiểu thế. Hình như
đây là sự thổ lộ những điều huyền diệu mà cuộc sống chiến đấu một ngày một đêm trong hang đã cho Quyên và Quyên không thể giữ một mình được, nên cô đem đến san sẻ cho anh. [5,111]
Ví dụ (84):
Nghe đây, nghe đây. Quân đội Việt Nam cộng hòa thông báo cho dân trên Hòn
được rõ, hôm nay quân đội đã chạm súng và tiêu diệt được nhiều tên cộng phỉ. Hiện chúng còn đang ngoan cố chui rúc trong hang để chống lại. Quân đội sẽ tiếp tục tiêu diệt chúng. Chúng tôi xin thông báo cho đồng bào biết bắt đầu từ chín giờ sáng mai cấm tuyệt không ai được léo hánh ra suối. Nghe đây, nghe đây, quân đội Việt Nam cộng hòa… [3,95]
Ví dụ (85):
Tiếng nói của Hồ Chủ Tịch vẫn đang nói:
- Mười bốn triệu đồng bào ta ở miền Nam đang vùng lên oanh liệt chống lại đế quốc Mỹ và tay sai. Cuộc đấu tranh ấy có được miền Bắc là chỗ dựa vững chắc và được nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới đồng tình, hiện đang ngày càng giành nhiều thắng lợi. Đồng bào ta ở miền Bắc luôn hướng về miền Nam anh hùng, luôn hướng về miền Nam thành đồng Tổ quốc! [13,120]
Ví dụ (86):
Sợi dây tàn bạo cứ kéo lấy đôi tay, lôi sểnh tấm thân mảnh khảnh. Trên tấm thân đó cái gì cũng mịn màng, từ mái tóc rủ gần tới gót chân, từ khuôn mặt tái đi vì đau đớn, từ bộ ngực căng căng sau lần áo lụa đen mỏng. Sợi dây tàn bạo kéo lên không trung người con gái xứ Hòn, người con gái miền Nam, đã một lần sinh hạ, ngóng trông, chung thủy. [5,150]
Ví dụ (87):
Bà con nới nhẹ tay mẹ Sáu ra, dìu mẹ đến bên giường. Chị Hai Thép và chị Ba
Rèn đỡ lấy Sứ, đặt Sứ vô chiếc hòm sơn màu chu. Bà con chuyền tay nhau những súc vải mùng trắng tinh đắp liệm lên mình Sứ. [33,178]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ (88):
Tên Sằng cƣời lạt:
- Anh còn “nai” lắm. Đầu tôi đã mọc hai thứ tóc, tôi hiểu Việt Cộng, hiểu dân chúng hơn anh nhiều mà. Cái giống họ khó bề lung lạc lắm. Anh tưởng khuya nay anh phát loa nói diệt hết tụi nó rồi dân chúng họ tin liền sao. [11,274]
Ví dụ (89):
Ngạn nhìn cái lối mòn ngoằn ngèo ngoài miệng hang cứ mỗi lúc một đẫm bóng chiều hôm. Nắng đã tắt từ lâu, và ngày cũng sắp không còn nữa. Xa xa ngoài kia, vườn dừa bỗng rì rào. Những tàu lá dừa ngả sang màu biếc sẫm, lả lay trong gió, trong lúc âm vang của sóng biển vẫn mạnh mẽ, ầm ã. Vườn dừa ngan ngát như đắm mình trong sương khói. Chẳng mấy chốc, cả vườn dừa nổi gió và cái lối mòn ngoằn ngèo ấy nhòa đi - Đêm tối tràn ngập. [6,163]
Liên kết bắc cầu xét về mặt ngữ nghĩa cho thấy, các phát ngôn trong văn bản có mối quan hệ qua lại với nhau. Mặc dù, các phát ngôn không đứng liền nhau mà cách xa nhau trong một khoảng cách không nhất định, nhƣng khi gắn kết lại với nhau nội dung, ý nghĩa của những phát ngôn ấy vẫn không đổi. Trái lại, nó còn tiếp diễn và phát triển ý ở những câu sau.
2.3.1.3. Liên kết móc xích giữa các phát ngôn
Liên kết theo kiểu móc xích là kiểu liên kết giữa các câu có quan hệ móc xích với nhau về nội dung. Phần thuyết của câu trƣớc là phần đề của câu sau.
Theo kết quả khảo sát, liên kết móc xích giữa các phát ngôn có 98 lƣợt chiếm (9,1%).
Ví dụ (90):
Vừa nói tên Ba Phi bước nhón tới cái kệ treo trên vách, bưng lại một cái khay
bằng gỗ trắc đen mun. Trên khay có bộ ấm chén sứ vẽ hình con rồng màu đỏ, và một gói thuốc thơm hiệu Ru- bi. Y mở gói thuốc, rút thuốc cung kính đưa mời Ngạn, Tới và Trọng, rồi đi vào bếp coi nước. [28,52]
Ví dụ (91):
Quyên soi đèn cho chị mình khuân lần lượt từng cái cà om đặt xuống. Khuân xong tám cái cà om nước, Sứ túm chéo bốn góc tấm vải nhựa, buộc lại. Vừa buộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chị vừa chép miệng: - Phải Năm Nhớ nó không đập bể một cái thì có phải bây giờ được chín cà om nước không! [13,75]
Ví dụ (92):
Thì tụi nó giàu chớ... Bởi giàu nên nó mới bỏ tiền ra mướn tụi tôi đi đây. Nhưng nó dại gì mướn giá cao. Chỉ có tụi tôi là dại...[30,86]
Ví dụ (93):
Hòa bình y cưới vợ, rồi cờ bạc. Y cờ bạc riết mà xa đồng ruộng, bỏ bê vợ con,
bỏ cả cái lợp cái lờ để vô lính dân vệ. Từ dân vệ y trở thành lính bảo an không mấy chốc. [2,91]
Các từ đƣợc lặp lại dƣới dạng liên kết móc xích giúp cho các câu văn có sự móc nối với nhau về mặt ngữ nghĩa cũng nhƣ hình thức. Đặc biệt là về mặt ngữ nghĩa, nhờ có sự liên kết nhƣ vậy mà nội dung của câu trƣớc đƣợc lí giải, phát triển ý, làm rõ nghĩa ở những câu sau. Liên kết móc xích còn góp phần thể hiện rõ mối quan hệ liên kết giữa các câu trong cùng một đoạn văn.