Liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 41 - 125)

7. Bố cục của luận văn

2.2.Liên kết cấu trúc qua phƣơng thức lặp

2.2.1. Lặp từ vựng

Lặp từ vựng là một hiện tƣợng rất phổ biến, thƣờng thấy trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Mọi cuộc hội thoại, trao đổi cũng dựa trên một chủ đề nào đó. Vì vậy, một số yếu tố từ vựng cũng thƣờng hay xuất hiện trùng nhau, thậm chí có những từ đƣợc lặp đi lặp lại với một tần số rất cao. Bản chất của việc lặp từ vựng là sự xuất hiện lại các từ ngữ. Chính sự xuất hiện lại ấy đã tạo nên sự thống nhất về nội dung liên kết giữa các câu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng liên kết ý, nhấn mạnh ý nhằm tạo ấn tƣợng sâu sắc và khắc sâu nội dung thông tin đối với ngƣời đọc. Ở phần này, chúng tôi đi vào khảo sát lặp từ vựng ở hai dạng, đó là: Lặp từ ngữ trong hai phát ngôn và lặp từ ngữ trong nhiều phát ngôn.

Bảng 2.1. Bảng thống kê phát ngôn có chứa lặp từ vựng

Kiểu loại Số lƣợt Tỉ lệ

Lặp từ ngữ trong hai phát ngôn 879 73,2%

Lặp từ ngữ trong nhiều phát ngôn 322 26,8%

Tổng số 1201 100%

Khi đi vào khảo sát, chúng tôi thu đƣợc 1201 lƣợt lặp từ vựng. Trong đó lặp từ ngữ trong hai phát ngôn là 879 lƣợt chiếm 73,2%, lặp từ ngữ trong nhiều phát ngôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là 322 lƣợt chiếm 26,8%. Lặp từ ngữ trong hai phát ngôn xuất hiện với tần xuất nhiều, gấp 2,7 lần so với lặp từ ngữ trong nhiều phát ngôn.

2.2.1.1. Lặp từ ngữ trong hai phát ngôn

Bảng 2.2. Bảng thống kê lặp từ ngữ trong hai phát ngôn

Kiểu loại Số lƣợng Số lƣợt sử dụng Danh từ 172 58,3% 359 40,9% Động từ 59 20,0% 95 10,8% Tính từ 13 4,4% 19 2,2% Đại từ 36 12,2% 380 43,2% Số từ 8 2,7% 17 1,9% Phó từ 5 1,7% 7 0,8% Kết từ 2 0,7% 2 0,2% Tổng số 295 100% 879 100%

Căn cứ vào đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ, chúng tôi tiếp tục

phân chia hiện tƣợng lặp từ trong hai phát ngôn thành các kiểu loại sau: Lặp danh

từ, lặp động từ, lặp tính từ, lặp đại từ, lặp số từ, lặp phó từ, lặp kết từ. Trong số các

phát ngôn có sử dụng phƣơng thức lặp , xét về mặt số lƣợng thì danh từ đƣợc sử dụng nhiều nhất : 172 từ (chiếm 58,3%); tiếp đến là động từ: 59 từ (chiếm 20,0%); đại từ: 36 từ (chiếm 12,2%); tính từ: 13 (chiếm 4,4%); phó từ: 5 từ (chiếm 1,7%); kết từ (chiếm 0,7%). Tuy nhiên xét về số lần xuất hiện thì lặp đại từ lại có tần số xuất hiện cao nhất: 380 lƣợt (chiếm 43,2%); danh từ: 359 lƣợt (chiếm 40,9%); động từ: 95 lƣợt (chiếm 10,8%); tính từ: 19 lƣợt (chiếm 2,2%); số từ: 17 lƣợt (chiếm 1,9%); phó từ: 7 lƣợt (chiếm 0,8%); kết từ: 2 lƣợt (chiếm 0,2%). Một số đại tƣ̀ có số lần xuất hiện rất cao nhƣ : hắn: 46 lƣợt; anh: 40 lƣợt; nó: 38 lƣợt; cô: 35 lƣợt… Một số danh tƣ̀ có số lần xuất hiện nhiều nhƣ : Ngạn: 26 lƣợt; Quyên: 23 lƣợt; Thằng Xăm: 12 lƣợt; mẹ Sáu: 10 lƣợt…

- Lặp đại từ: Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù đại từ chỉ có 36 từ nhƣng số lƣợt đƣợc sử dụng là 380 lƣợt chiếm tỉ lệ cao nhất là 43,2%. Hầu hết các đại từ đƣợc lặp lại là những từ dùng để trỏ ngƣời nhƣ: anh, cô, hắn, nó, chúng, tao…

Ví dụ (1):

Anh vào Đảng trong tù. Kể chuyện cho Quyên nghe, anh nói rằng trong buổi

kết nạp, anh giơ nắm tay chào cờ Đảng tưởng tượng trong lòng, chứ không có Cờ Đảng treo trước mặt. [10,13]

Ví dụ (2):

Cô có cảm tưởng như bị một cây gậy của ai bất thình lình phang trúng ngang lưng. khóc suốt đêm và nghĩ rằng nếu Ngạn đã vậy thì giữa cô với Ngạn đâu còn còn gì nữa, và tình yêu thế là tan nát rồi sao? [22,15]

Ví dụ (3):

Hắn bật nằm ngã ngửa ra trên tấm vải bạt xám. Điếu thuốc trên môi hắn đã cháy muốn hết mà chừng như hắn không hay. [10,39]

Ví dụ (4):

Ở đó, chúng đã làm bất cứ chuyện gì chúng có thể làm được. Chúng đã kháo

với nhau và kể lại cho bọn khác nghe, giả dụ như muốn ăn thịt trâu, chúng chỉ cần ngắm cho trúng đích những con trâu ăn cỏ trên triền Hòn và nổ súng. [26,41]

Ví dụ (5): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến Hòn Đất này, y là một trong số những người lính chẳng thiết tha gì sự đánh chác. Lúc lên đường hành quân, y chỉ mong sớm sớm trở về. [12,91]

Ví dụ (6):

Anh em cầm súng ngồi sau các hốc đá ngày càng tin chắc hơn, rằng bọn giặc

không thể nào lại có thể tránh được những phát đạn của họ. Cửa hang như một khoảnh định rất chuẩn xác, chỉ cần họ bình tĩnh mà bắn thì thế nào họ cũng bắn trúng. [4,146]

Ví dụ (7):

Tôi hứa với thím, hễ tụi mà nhổm khiêng gạch xây bót là tôi bỏ nò vô xóm nhập du kích liền. Hổm nay tôi cứ tính tới nước cùng là cho chiếm được hang và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn anh em trong hang có hy sinh hết đi thì rồi Hòn Đất này cũng nhen nhóm đánh nữa.

[20,244] Ví dụ (8):

Tên đại úy Cao, chỉ huy tiểu đoàn lính chủ lực vừa ở trong lều chui ra, nhác

trông thấy đám người khiêng cái hòm đỏ chói thì hiểu ngay. lập tức ra lệnh cho bọn lính cầm súng dàn hàng ngang, chắn lấy một quãng suối. [5,181]

Qua các ví dụ ta thấy, giữa hai phát ngôn liền kề nhau (theo lý thuyết về liên kết thì ngƣời ta thƣờng gọi là chủ ngôn và kết ngôn) đã có sự liên kết nhất định thông qua hình thức lặp từ ngữ. Ở đây tác giả đã sử dụng các đại từ làm phƣơng tiện để lặp lại một cách triệt để, nhằm mục đích nhấn mạnh vào đối tƣợng định miêu tả. Ở mỗi lần lặp, tác giả miêu tả, phản ánh đối tƣợng ở một bình diện khác nhau. Vì vậy, việc miêu tả đƣợc toàn diện, ý của câu đƣợc tô đậm và khẳng định, sự liên kết giữa chủ ngôn và kết ngôn càng trở nên chặt chẽ hơn.

- Lặp danh từ: Danh từ có ý nghĩa khái quát là gọi tên sự vật (người, động vật,

thực vật, đồ vật các chất), những khái niệm trừu tượng về vật tương đương có thể thuộc quyền sở hữu của người hoặc sự vật.

Theo kết quả khảo sát, danh từ xuất hiện với số lƣợng lớn: 172 từ (chiếm 58,3%), nhƣng vẫn đứng sau đại từ về số lƣợt sử dụng. Số lƣợt sử dụng của danh từ là 359 (chiếm 40,9%). Các danh từ đƣợc sử dụng nhiều nhất thƣờng là những danh từ gọi tên ngƣời, sự vật.

Ví dụ (9):

Cái tin nói Ngạn bị bắt vừa mới về với Quyên thì kế đó lại có tin ghê gớm hơn

nói Ngạn đã khai báo. Trong một ngày, Quyên nhận được hai tin dữ. [15,15]

Ví dụ (10):

Khi đặt cà om nước lên đầu, cô gái Khơ Me bước đi duyên dáng lạ thường. Trên đường từ suối nước về nhà, các cô không bao giờ vịn tay lên cà om. [31,42] Ví dụ (11):

Thằng Xăm còn độc địa hơn cả cha nó, vì chính tay nó cầm súng Mỹ, và đi theo nó có cả một bầy ác ôn liều mạng nhất được nó tuyển từ các đồn lẻ quanh vùng. Bọn biệt kích của thằng Xăm thằng nào cũng chạy giỏi như ngựa. [26,43]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ (12):

Ngồi lùa tay vào máng cám, miệng mẹ kêu heo, nhưng lòng mẹ thì hướng cả về

hang Hòn. Thật, bỗng nhiên mà tất cả ruột rà của mẹ đều bị dứt ra để trong hang Hòn đó. [16,94]

Ví dụ (13):

Tóc chị Sứ dày và mượt lắm. Mỗi lúc xổ tóc ra để bới lại lần nào chị cũng nâng tóc mình vuốt ve, âu yếm. [8,124]

Ví dụ (14):

Sứ dầm chân xuống dòng suối buốt lạnh, đi qua. Dòng suối cuốn áng tóc dầy

mượt của chị, trôi loang loáng. [17,131]

Ví dụ (15): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước sự đe dọa của cái chết, thằng chỉ điểm ác ôn này có nhiều ý nghĩ diễn biến hết sức lạ lùng. Tất cả mọi ý nghĩ đó đều đen như chính cái bóng tối đang vây quanh y. [26,169]

Ví dụ (16):

Anh em mở thử ra một ốp thì thấy cơm nếp nén, bên trong còn ấm… Giữa cơm

nếp, nhét đầy những miếng thịt gà chiên vàng, thơm sực mùi tỏi sả. [27,187]

Các danh từ trong tác phẩm đƣợc Anh Đức vận dụng một cách linh hoạt thông qua phƣơng thức lặp. Danh từ xuất hiện ở chủ ngôn và đƣợc lặp lại trong kết ngôn một cách nhịp nhàng, không hề có sự gò bó, gƣợng ép, dƣ thừa. Cách liên kết mà Anh Đức sử dụng ở đây là dùng phép lặp từ vựng để tạo ra sự liên kết giữa các phát ngôn với nhau. Nghĩa là các từ ngữ đƣợc lặp lại đều nhằm mục đích làm nổi bật ý, nhấn mạnh điều mình muốn nói. Bên cạnh đó lặp danh từ còn làm cho đối tƣợng miêu tả đƣợc nổi bật, phản ánh nhân vật đƣợc đa diện, nhiều chiều.

- Lặp động từ: Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát gọi tên hành động,

trạng thái, cảm xúc của con người, sự vật, sự việc.

Động từ đứng sau danh từ cả về số lƣợng lẫn số lƣợt sử dụng, xuất hiện với số lƣợng 59 từ (chiếm 20,0%) và số lƣợt sử dụng là 95 lƣợt (chiếm 10,8%) trong tổng số. Các động từ đƣợc sử dụng trong tác phẩm đa phần đều là những động từ diễn tả hành động của nhân vật nhƣ: coi, gặp, bắn, mổ, chém, phá, đi, lùa, bò, chải, lượm…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ (17):

Con bé nó coi mặt nó trong gương và coi mặt ba nó trong ảnh. Nó coi đi coi

lại, coi nó với ba nó có giống nhau không, từ mắt đến mũi, từ miệng đến vành tai.

[4,10] Ví dụ (18):

Ngồi trò chuyện với en, Sứ đã liếc thấy con mình làm gì hết cả. Nhưng chị giả

vờ như không thấy. [26,10]

Ví dụ (19):

Ngạn hôn con Thúy chùn chụt. Hôn xong một cái lại “ ủm” lên một tiếng coi vẻ ngon lành lắm. [27,25]

Ví dụ (20):

Đáng nhẽ như thường lệ , bà chỉ uống một chén. Nhưng giờ uống hết chén thứ nhất, bà lại run rẩy mở nút chai, rót thêm chén nữa. [7,48]

Ví dụ (21):

Đạt như một con ếch, hai cái đùi mập chắc của Đạt cứ co lên duỗi xuống,

còn một tay Đạt lôi hai cái Xanh- tuya đạn. Chú Tư Nghiệp chậm nhưng kỹ hơn, đôi chân dài ngoẵng đầy lông của chú cứ chòi chòi, đạp đạp. [29,82]

Ví dụ (22):

Cho em hay, hồi nãy anh mà không ra vác em thì tụi nó lượm em rồi. Lượn như

lượm một củ khoai vậy. [31,117]

Ví dụ (23):

Con Sứ nó ưa xức thứ dầu đó lắm. Hôm rồi nó kiếm ở đâu đem về để đó, chắc tính xức mà chưa kịp xức… [11,178]

Ví dụ (24):

Để êm êm rút nó vô vườn rồi mình phá, lo gì. Phá vừa một người chui lọt thôi! [5,263]

Nếu nhƣ việc lặp danh từ và đại từ tác giả nhằm nhấn mạnh vào đối tƣợng thì việc lặp lại các động từ là nhằm nhấn mạnh vào cảm xúc, hành động của nhân vật. Các động từ đƣợc lặp lại có tác dụng xoáy sâu vào nhận thức và tƣ tƣởng tình cảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của ngƣời đọc. Ngoài vai trò nhấn mạnh ý, lặp động từ còn tạo ra đƣợc nhịp điệu hài hòa, cân đối giữa các phát ngôn.

- Lặp tính từ:Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.

Với số lƣợng là 13 từ (chiếm 4,4%) và số lƣợt sử dụng là 19 lƣợt (chiếm 2,2%), tính từ đƣợc xếp ở mức độ sử dụng tƣơng đối thấp xét trong mối quan hệ liên kết giữa hai phát ngôn. Các tính từ đƣợc lặp lại chủ yếu nhằm chỉ ra đặc điểm, trạng thái, tính chất của ngƣời, sự vật.

Ví dụ (25):

Đoạn mẹ chép miệng:

- Lo cho tụi bây thôi, chồng vợ xa nhau, chớ tao thì già cả rồi… Mà điều tao nói thiệt với Tám, tao già thì già chớ tụi bay đi tới đâu tao cũng bươn theo tới đó.

[16,29] Ví dụ (26):

Thằng Xăm nói thế, rồi nhắc tới Hòn Đất với cái giọng bỗng dưng hạ thấp hẳn xuống:

- Ở Hòn Đất vui, vui lắm… Hồi tao còn làm xếp bót ở đó tao vui hơn bây giờ. Có đủ thứ trái cây, có khô trâu…[20,41]

Ví dụ (27):

Con bé ngẩng nhìn Ngạn:

- Vui quá hả dượng Út! Ở trong này vui qúa. [10,67]

Ví dụ (28):

Đây là sự yên tĩnh của vườn lá mới bị cơn bão thổi thốc tới luồng gió mạnh

đầu tiên. Nhưng dẫu thế, đối với Sứ, hiện tại vẫn là sự yên tĩnh, với ánh sáng tỏa ra từ tay chị, với khuôn mặt đứa con gái đang mê ngủ, với tiếng ngáy đều đều của những người đồng chí. [5,107]

Ví dụ (29):

Ở đời, nếu có người đàn bà nào chỉ biết lấy sự thỏa mãn riêng mình làm sung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn bằng sự sung sướng của mẹ, anh, em, đồng chí, và khi có con, chị dành cho con tất cả những gì mình có. [27,121]

Ví dụ (30):

Ba Rèn bảo:

- Buồn gì, phải chi mình đội mo cau đó đi đầu hàng thì mấy chả mới buồn, chớ đằng này… Mà chết rồi còn buồn khỉ gì nữa, cha nội! [21,174]

Ví dụ (31):

Xưa nay loại cầm thú nó còn biết thương nhau nữa là con người… Tụi Mỹ nó

không bằng con thú, nó đâu có thương gì anh em. [31,256]

Ví dụ (32):

Khác với mẹ mình, Cà Mỵ không đến nỗi đau đớn như thế. Mức độ đau đớn

của cô có khác. [12,193]

Các tính từ đƣợc lặp lại nhằm nhấn mạnh vào tính chất của sự vật, hiện tƣợng đang đƣợc diễn ra. Bên cạnh đó, mỗi tính từ đƣợc lặp lại ở kết ngôn còn hỗ trợ về mặt ý nghĩa cho các tính từ ở chủ ngôn. Ý diễn đạt đƣợc đẩy mạnh dần kèm theo đó tính biểu đạt của chúng cũng đƣợc nâng cao.

- Lặp số từ: số từ là những từ biểu thị ý nghĩa số. Xét theo đối tƣợng phản ánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong nhận thức và tƣ duy, ý nghĩa số vừa có tính chất thực (khái niệm số thƣờng gắn với khái niệm thực), vừa có tính chất hƣ (không tồn tại nhƣ những thực thể hay quá trình).

Số từ có số lƣợng là 8 từ (chiếm 2,7%) và số lƣợt đƣợc sử dụng là 17 (chiếm 1,9%).

Ví dụ (33):

Anh dừng lại, chưa trông thấy Quyên đâu, thì đôi bàn tay quen quen mát rượi

của Quyên đã nắm chặt lấy tay anh. Đôi bàn tay ấy rờ rẫm người anh, rờ từ gáy dọc xuống lưng anh một cách gấp gấp, như để coi anh có phải thực là một Ngạn còn nguyên vẹn không vậy. [23,66]

Ví dụ (34):

Hồi nãy hai viên đạn tôm xông đã ghim vào đấy. Nhưng hai viên đạn đó chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ (35):

Tới bữa trưa ngày thứ tư, hai cô mò vô rừng tràm thì bỗng nghe tiếng chó hoang tru từng hồi dài. Hai cô lẩn tới đó, thấy một bầy chó bốn năm con từ dưới bàu chạy lên, mồm ngoạm những cái xương tước thịt lòng thòng. [33,170]

Ví dụ (36):

Ban đầu hắn cứ ngỡ là nếu bắn một người chết, ngàn người phải chùn lại. Lạ

thay, lần nào hễ có một người chết, ngàn người đều tràn tới, đấm đạp, cấu xé vào gã và đồng bọn một cách dữ dội. [3,183]

Với việc lặp số từ, tác giả đã diễn tả rõ từng ý, khẳng định một cách chắc chắn, dứt khoát những điều mình biết, mình nghĩ đối với ngƣời đọc và làm cho ngƣời đọc cũng tin nhƣ thế. Các số liệu đƣa ra tƣơng đối chính xác và cụ thể, qua đó khiến cho văn bản có đƣợc độ tin cậy cao.

- Lặp phó từ: phó từ là những hƣ từ, hầu nhƣ không có ý nghĩa từ vựng cụ thể.

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 41 - 125)