7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Lặp cú pháp
Bảng 2.4. Bảng thống kê các phát ngôn có chứa lặp cú pháp
Kiểu loại Số lƣợt Tỉ lệ
Lặp hoàn toàn 4 4,2%
Lặp bộ phận 92 95,8%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lặp cú pháp, hay nói cụ thể hơn là lặp cấu trúc cú pháp, là một hiện tƣợng lặp lại mô hình cấu trúc câu có ở ít nhất hai phát ngôn trở lên trong cùng một bối cảnh giao tiếp.
Giáo sƣ Trần Ngọc Thêm xếp lặp đủ và lặp thừa vào nhóm lặp hoàn toàn, lặp khác và lặp thiếu vào nhóm lặp bộ phận. Chúng tôi, dựa vào tiêu chí đó để phân loại. Kết quả cho thấy mức độ sử dụng phép lặp cú pháp trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức là không nhiều. Qua 287 trang của tiểu thuyết, chúng tôi thống kê đƣợc 96 lƣợt lặp. Trong đó lặp hoàn toàn có số lƣợt sử dụng là 4 (chiếm 4,2%); lặp bộ phận 92 lƣợt (chiếm 95,8%) gấp 22,8 lần lặp hoàn toàn.
2.2.2.1. Lặp hoàn toàn
Lặp hoàn toàn là toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn với đầy đủ các thành phần của nó đƣợc lặp lại ở kết ngôn.
Kiểu lặp này dùng trong cả câu văn miêu tả và câu văn đối thoại. Trong câu văn đối thoại thì thƣờng là lặp cả phát ngôn. Qua đó nhằm nhấn mạnh vào việc biểu lộ tƣ tƣởng, cảm xúc của ngƣời đối thoại. Chúng tôi khảo sát lặp hoàn toàn ở phạm vi liên kết giữa các phát ngôn liền kề nên kết quả cho thấy, chỉ với 4 lƣợt sử dụng lặp hoàn toàn nhƣng nó đã góp phần thể hiện rõ nội dung của văn bản.
Ví dụ (63):
Đây là đôi tay đẹp đẽ và mát rượi. Đây là đôi tay làm lụng và vén khéo. [1,150] Ví dụ (64):
Sứ dặn chúng ta đừng buông súng, chúng ta phải nhớ lấy. Sứ dặn chúng ta trả
thù cho Sứ, chúng ta cũng phải nhớ lấy! [23,172]
Ví dụ (65):
- Phải đền mạng! Phải đền mạng. [31,257] Ví dụ (66):
- Chúng tôi không đi càn quét! - Chúng tôi không đi càn quét!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tác giả đã sử dụng cấu trúc lặp theo mô hình A.B.C - A.B.C, A.B.C - A.B.C.D trong chủ ngôn và kết ngôn. Việc lặp lại hoàn toàn cấu trúc ở chủ ngôn và kết ngôn nhƣ vậy, khiến cho lặp từ ngữ đƣợc đẩy đến mức cực đoan. Có tác dụng nhấn mạnh vào hiện tƣợng đƣợc nói tới, đồng thời làm nổi rõ sự khác biệt. Các sự việc có lúc đƣợc nhắc lại y nguyên cả về mặt từ vựng lẫn cú pháp ở cả chủ ngôn lẫn kết ngôn. Có lúc cú pháp đƣợc lặp lại dựa trên thành phần câu và thông qua một số từ ngữ ở chủ ngôn đƣợc lặp lại ở kết ngôn. Nhƣng nhìn chung, dù xét ở góc độ nào thì lặp hoàn toàn cũng đã tạo đƣợc hiệu ứng cao khi tác giả vận dụng vào trong tiểu thuyết của mình để tạo nên chất riêng biệt cho tác phẩm.
2.2.2.2. Lặp bộ phận
Lặp bộ phận là kiểu lặp mà cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận đƣợc lặp lại trong kết ngôn.
Với 92 lƣợt sử dụng (chiếm 95,8%) lặp bộ phận cho thấy khả năng diễn đạt sự
vật, hiện tƣợng diễn ra trong từng phát ngôn của tác phẩm khá là linh hoạt. Ví dụ (67):
Chính tại dẻo đất này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ, và đến lúc làm mẹ, chị lại hát
ru cho con những câu hát ngày xưa. Chính tại đây chị đã giơ nắm tay nhỏ nhắn lên chào lá cờ Đảng, nên từ đó chị càng biết yêu thêm cha mẹ, chồng con, anh em, đồng chí. [21,135]
Ví dụ (68):
Quyên mò nơi thắt lưng Ngạn lấy cái bi đông. Cô lắc nhẹ. [28,148] Ví dụ (69):
Nhưng muộn rồi, mấy ánh đèn pin cùng một lúc đã chiếu thẳng vào mặt chị.
Một tên biệt kích đi đầu đã nhác thẳng vào mặt chị. [22,129]
Ví dụ (70):
Kia, khuôn mặt trái xoan thon thả của chị đang mở to đôi mắt đẹp đẽ chân thật. Kia là mái tóc óng mượt tươi tốt mà cả Hòn Đất ai cũng lấy làm hãnh diện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cấu trúc mà tác giả sử dụng trong lặp bộ phận dựa theo mô hình A.B.C - A.B.D, A.B.C - A.B. Trong các cặp phát ngôn, kết ngôn thƣờng chỉ lặp lại một bộ phận của chủ ngôn (có thể là chủ ngữ, vị ngữ...). Quá trình lặp này đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng (có thể là lặp khác hoặc lặp thiếu). Qua các ví trên, có thể thấy lặp bộ phận đã chỉ ra đƣợc vị trí của những yếu tố đƣợc lặp lại trong kết ngôn, giúp ngƣời đọc hiểu rõ đƣợc tác giả đang nói tới sự việc nào và nhấn mạnh đến vấn đề gì.