Giá trị của liên kết ngữ nghĩa qua phƣơng thức lặp

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 81 - 125)

7. Bố cục của luận văn

3.3. Giá trị của liên kết ngữ nghĩa qua phƣơng thức lặp

3.3.1. Tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về mặt nội dung

Qua việc khảo sát và tìm hiểu về tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức đã đem lại những cảm nhận rõ nét về nội dung của toàn tác phẩm. Hòn Đất mô tả trận chiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đấu vào khoảng năm 1961 của nhân dân ở một làng trong tay chỉ có ít vũ khí mà phá đƣợc cuộc càn lớn của hàng ngàn quân Mỹ - Diệm. Sự việc xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, ở một địa điểm nhỏ, nhƣng phản ánh khá sinh động, khá trung thành một hiện thực vĩ đại, đó là tinh thần của nhân dân miền Nam liền sau đồng khởi, và góp phần minh họa vào một chân lí lớn của thời đại, đó là khả năng của lực lƣợng nhân dân đánh bại kẻ địch đông hơn mình hàng mấy trăm lần. Vấn đề trung tâm của Hòn Đất nêu lên đúng là vấn đề nóng hổi nhất của thời đại.

Tiểu thuyết bao gồm sáu chƣơng, trong mỗi chƣơng ấy lại có những sự việc, hiện tƣợng đƣợc diễn ra theo những chủ đề nhất định. Ở mỗi chủ đề các phát ngôn lại có quan hệ lôgíc với nhau. Ở chƣơng thứ nhất, tác giả đã giới thiệu sơ lƣợc về xóm Hòn Đất và những ngƣời trong xóm, bên cạnh đó là công tác chuẩn bị khi giặc tới của anh em cán bộ hoạt động cách mạng. Chƣơng hai, miêu tả bọn giặc bắt đầu tràn về xóm Hòn càn quét. Chƣơng ba, anh em cán bộ vào hang cố thủ trong một trận chiến đấu với giặc. Chƣơng bốn nói về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của anh em trong hang cùng với sự việc Sứ bị bắt khi đi lấy nƣớc. Chƣơng năm, cái chết của Sứ gây nên nỗi căm phẫn bọn giặc cực độ cho ngƣời dân xứ Hòn. Chƣơng sáu là sự vùng dậy và chống trả quyết liệt của anh em trong hang và cuộc biểu tình của những ngƣời lính đánh thuê kết hợp với bà con xứ Hòn đã buộc địch phải rút lui. Đó là tất cả những nội dung chính để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về mặt nội dung. Nhƣng để có đƣợc điều đó thì sự liên kết về mặt ngữ nghĩa giữa các phát ngôn là rất quan trọng. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại, kết quả cho thấy sự liên kết ấy đã tạo nên những giá trị nhất định góp phần vào sự thành công của tác phẩm.

Ví dụ:

Thằng Xăm, tên trung úy, chỉ huy đại đội biệt kích có đôi mắt trắng dã, lịch phịch đi sau cùng. Hắn mặc bộ đồ rằn thủy quân lục chiến rỡn hình sóng biển, bó sát lấy khổ người rất lực lưỡng. Đầu hắn đội cái kết vải vằn vện có ba mảnh vải để che gáy và che hai bên mang tai. Loại kết này vẫn gọi là kết “ba rèm”. Nơi đùi

thằng Xăm đeo sề sệ khẩu súng ngắn côn 12, bao da súng màu hung hung gần giống như da mặt của hắn. Ngoài ra, hắn còn khoác một khẩu cạc bin và một cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cúp cúp. Những tên lính biệt kích trong đại đội hắn đều ăn mặc giống như hắn, đeo cạc bin hoặc tôm xông, tên nào cũng có dao găm Mỹ, và trông tên nào cũng hung tợn. [15,37]

Chỉ với một đoạn văn ngắn nhƣng đã cho chúng ta thấy hình ảnh gớm ghiếc của thằng Xăm cùng đồng bọn của hắn. Chủ đề chính của đoạn văn là miêu tả dáng vẻ bên ngoài của Xăm, trong đoạn văn lại có những phát ngôn liên kết lôgíc với nhau về mặt ý nghĩa nhƣ việc giới thiệu về loại mũ mà hắn đội. Tất cả đã tạo nên một đặc điểm nổi bật để ngƣời đọc có thể nhận biết về nhân vật Xăm. Bên cạnh đó, bản chất của thằng Xăm cũng nhƣ đồng bọn còn đƣợc bộc lộ qua rất nhiều đoạn văn khác nhƣ: “Cả bọn mặt gằm gằm, lạnh lùng” hung tợn, vai đeo cạc bin, tay lăm lăm dao găm Mỹ. Chúng nghe nói lần này đƣợc về Hòn Đất thì “cười nhăn nhở, thích thú”, vì chúng đang “nghĩ tới sự vơ vét, sự ăn uống và sự cưỡng hiếp”. Thằng Xăm đã

từng tuyên bố “trên đời không có thịt con nào ngon bằng thịt người” và “Đối với

phụ nữ, trừ mẹ và em gái, hắn có thể hiếp bất cứ ai. Sau lúc hiếp hắn còn cắn vú họ, hút máu, và nói rằng máu đàn bà còn bổ hơn máu đàn ông”. “Chúng kháo nhau, kể nhau nghe đã hiếp những phụ nữ ở đó ra sao”, “đã xé được bao nhiêu cái quần lãnh của họ”, “đã đập đầu Việt Cộng bằng cột chèo” ra sao. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ

để nói lên bản chất độc ác, man rợ của bọn địch. Từ hình dáng bên ngoài đến tâm hồn bên trong, nó là hiện thân của một con quỷ sứ khát máu. Sau khi vừa nốc rƣợi và cắn xé gà còn nham nhở, “miệng nó lảm nhảm chửi tục, và nhe răng cười không

ra tiếng...”. Về thú tính thì nó còn đi xa hơn bọn lính biệt kích của nó nhiều. Bọn

này rất “phục” cái tài ăn thịt ngƣời của nó. “Nó đã mổ rất nhiều người, mổ rất khéo,

chỉ cần chọc một nhát dao nơi chấn thủy, lách chếch lên, đường dao rạch chỉ vừa đủ thọc bốn ngón tay vào để bợ trọn buồng gan ra”, và “lấy mật người gọn lẹ nhất”. Dƣờng nhƣ, thằng Xăm là một con thú thật sự đã mất hết tính ngƣời. Nếu

còn một chút tính ngƣời nào đó, thì chính là lúc nó gặp mẹ và em gái nó. Thằng Xăm là sản phẩm chính cống của chế độ thực dân cũ, là tay sai của Mỹ, xét về bản chất thì nó còn độc địa hơn cả cha nó.

Những phát ngôn trên đƣợc chúng tôi lƣợc dẫn trong những đoạn văn nói về thằng Xăm và đồng bọn. Trong các đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng phƣơng thức lặp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một cách tối ƣu và có hiệu quả để tạo nên mối liên kết về mặt nội dung giữa các phát ngôn. Mặc dù không dành hẳn chƣơng để nói về thằng Xăm cùng đồng bọn mà các chi tiết ở đây chủ yếu nằm rải rác trong các phát ngôn, trong mỗi đoạn văn. Nhƣng khi sâu chuỗi lại nhờ phƣơng thức lặp, chúng ta sẽ thấy đƣợc chân dung toàn diện của chúng nhờ tầng ngữ nghĩa ẩn sâu bên trong lớp vỏ ngôn từ.

Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến hình ảnh của những ngƣời con nơi xứ Hòn đầy anh dũng và quả cảm. Họ chính là những ngƣời đã chiến đấu đến cùng để giành thắng lợi vẻ vang cho quê hƣơng, cho đất nƣớc. Bất kể ngƣời già hay ngƣời trẻ, đàn ông hay đàn bà họ đều tham gia chiến đấu dƣới mọi hình thức với một quyết tâm lớn. Từ mẹ Sáu phơ phơ tóc bạc vẫn nói rằng: “Tao già thì già chớ

tụi bay tới đâu, tao cũng bươn theo tới đó. Đi đấu chính trị, tao đi hoài được”. Hay

là “nấu cơm tiếp tế cho bộ đội, tao cũng nấu được”. Khi Sứ bị bắt mặc dù rất đau khổ nhƣng ngƣời mẹ ấy đã chủ động và có thái độ xử lý đúng đắn: “Con tôi lớn rồi,

nó có trí khôn của nó... Ý nó muốn sao xin cứ để nó liệu lấy”. Rồi trong đám tang

của con hình ảnh mẹ Sáu xông lên hàng đầu trƣớc họng súng đen ngòm của bọn ác ôn. Hay ông Tƣ Đờn, một cụ già mù lòa, cũng biết dùng ngón đờn của mình để gây buồn nản trong tâm hồn bọn lính mỗi khi chúng ghé lại nhà. Hoặc chú Tƣ, mặc dù trong thâm tâm rất ghét tui binh sĩ ngụy, nhƣng khi vớt đƣợc xác lính thì liền nảy ra ý nghĩ phải khuấy động tâm lý binh lính để biến sự việc này thành một cuộc biểu tình. Đặc biệt đối với thím Ba Ú, một phụ nữ bình thƣờng bán quán ở ngã ba thôn Hòn, thì ý thức đấu tranh chính trị và vận động binh lính ngụy, hình nhƣ đã nhiễm vào máu thịt. Ở nhiều trƣờng hợp thím Ba tỏ ra có bản lĩnh của một cán bộ binh vận giỏi.

Cuộc đấu tranh còn có sự đóng góp công sức của những thanh niên trẻ tuổi, trẻ lòng, họ mang trong mình lý tƣởng sống mãnh liệt. Tiêu biểu là đôi thanh niên Quyên và Ngạn. Tình yêu của Quyên và Ngạn là một mối tình trong sáng, đẹp đẽ vì nó gắn liền với lý tƣởng cách mạng. Đôi thanh niên này yêu nhau tha thiết nhƣng họ còn yêu lý tƣởng hơn ngƣời yêu mình. Cho nên, khi nghe tin đồn là Ngạn phản bội, khai báo căn cứ cách mạng thì “Quyên tối tăm cả mặt mày. Cô có cảm tưởng như bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quyên và Ngạn gắn liền với cuộc chiến đấu của họ. Họ gặp nhau trong căn cứ, trong hầm bí mật và cùng có mặt trong cuộc sống mái quyết liệt với quân thù. Hạnh phúc riêng của họ hòa vào hạnh phúc chung của xóm làng và cái tôi của họ gắn liền với cái ta chung của quần chúng, của cách mạng. Cho nên đối với Ngạn, Quyên không chỉ là Quyên mà còn là “cái biểu tượng kết đọng lại của bao nhiêu thứ khác.

Trong Quyên hình như có trái măng cụt ngọt thau, có những cây tre vàng nắng, có lá cành lê-ki-ma xanh um, có tiếng nói yêu thương âu yếm của các mẹ già cùng tiếng bập bẹ ngây thơ của các em bé. Trong Quyên như chứa đựng đủ mọi thứ đó. Từ tiếng xào xạc của rừng dừa, tiếng sóng biển vôc trên bãi cát, tiếng thét của đoàn người đấu tranh, ánh đuốc bập bùng, tiếng khóc và tiếng cười vui. Quyên là cô nhưng cũng đồng thời là anh em đồng chí khác. Mối yêu thương riêng này gắn liền với Ngạn với cái chung quý giá là cách mạng, là cuộc sống mới giành lại được ở miền đất nằm kề biển cả này”. Qua câu chuyện mà tác giả kể, chúng ta có thể thấy

tác giả cũng đã giành rất nhiều tình cảm cho hai ngƣời thanh niên này. Trong các phát ngôn hai nhân vật đƣợc lặp lại với tần suất cao, có khi tên nhân vật đƣợc gọi cụ thể dƣới dạng danh từ, có khi lại đƣợc thay thế bằng các đại từ. Tƣ tƣởng tình cảm của họ đƣợc liên kết dƣới nhiều hình thức, có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau về mặt ngữ nghĩa.

Cũng nhƣ mẹ Sáu và Quyên, nhân vật Sứ nổi bật hẳn lên với những lý tƣởng cao cả và những ƣớc mơ hƣớng về tƣơng lai. Bảy năm xa cách đợi chờ, Sứ ƣớc mơ từng giờ, từng phút cái cảnh đoàn viên họp mặt, cái ngày hai miền Bắc Nam thống nhất. Bảy năm bằn bặt Sứ mới nhận đƣợc một phong thƣ của chồng, chị run lên vì cảm động, mắt ánh ngời hy vọng. Nhƣng chỉ mấy ngày sau thì Sứ rơi vào tay giặc. Bọn giặc thấy chị còn trẻ đẹp, có con nhỏ, mẹ già, có ngƣời chồng tập kết, còn bao nhiêu cái rằng buộc với sự sống. Chúng dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, khủng bố hèn hạ để mong chị đầu hàng. Nhƣng chúng đã nhầm, đối với Sứ lý tƣởng cách mạng là cao hơn tất cả và chị sẵn sàng hy sinh vì lý tƣởng. Dù biết rằng cái chết đang cận kề đối với chị, nhƣng chị vẫn tranh thủ từng giây, từng phút để nghĩ tới nhƣng ngƣời thân yêu của mình:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các đồng chí đừng tin, tụi nó nói láo, tôi không bao giờ đầu hàng. Các đồng

chí ơi, đừng uống nước suối, đừng bỏ súng. Trong đó còn mạnh giỏi hết không, con tôi còn sống không? Nếu còn thì bắn một phát súng cho tôi mừng!...

Sự liên kết về mặt ngữ nghĩa giữa các phát ngôn liền kề nhau trong đoạn văn trên đã cho thấy sự kiên trung trong tâm hồn chị Sứ. Một ngƣời con gái luôn sống vì lý tƣởng cách mạng, chị là ngƣời chỉ sung sƣớng bằng sự sung sƣớng của mẹ, của anh em, đồng chí và của đứa con gái thân yêu. Cho đến phút chiến đấu cuối cùng, Sứ tự bằng lòng vì thấy “đối với Đảng, mình vẫn y nguyên, như chị Minh Khai, như

Võ Thị Sáu”.

Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến những ngƣời trong đội ngũ lãnh đạo cuộc chiến đấu nhƣ: anh Hai Thép, Tám Chấn, Ba Rèn... Hay các em nhỏ nhƣ Đạt, thằng Bé. Họ đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng của quân và dân Hòn Đất. Để thể hiện đƣợc tinh thần và bản chất cách mạng của những nhân vật ấy, tác giả đã vận dụng phƣơng thức lặp một cách linh hoạt cho thấy mối liên hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa đƣợc thể hiện một cách toàn diện chứ không riêng chỉ tập trung vào một vài nhân vật, trong một vài hoàn cảnh bó buộc.

Qua đó, có thể thấy sự thể hiện của mỗi cá nhân sẽ góp thành một tập thể. Tƣ tƣởng, ý chí của mỗi con ngƣời sẽ tạo nên sức mạnh cho toàn dân tộc. Trong tiểu thuyết Hòn Đất, mỗi con ngƣời là một cá thể nhƣng các cá thể ấy lại có những mối liên hệ qua lại với nhau. Có thể họ cùng chung một mục đích lý tƣởng cao đẹp, nhƣng cũng có thể họ chiến đấu cho những dã tâm xấu xa. Dù thế nào chăng nữa, thì qua phƣơng thức mà tác giả dùng để liên kết ta thấy hiện lên một bức tranh hoàn chỉnh về mặt nội dung. Xuyên suốt từ đầu đến cuối văn bản chỉ với ngần ấy con ngƣời, ngần ấy sự kiện nhƣng đã có đƣợc mối liên hệ sâu sắc về mặt ngữ nghĩa. Giúp cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc cái không khí chiến đấu kiên cƣờng của quân và dân xứ Hòn và cũng là của quân và dân miền Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc.

3.3.2. Tạo nên giá trị về mặt nhận thức và thẩm mỹ

Theo Từ điển tiếng Việt thì nhận thức là: “quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tƣ duy, quá trình con ngƣời nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, vậy giá trị nhận thức là những giá trị đem lại cho con ngƣời sự hiểu biết”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức đem đến cho chúng ta những giá trị nhận thức sâu sắc, đó là:

- Nhận thức được đây là cuộc chiến tranh tàn khốc của dân tộc : “Đọc truyện

Hòn Đất, có thể sơ bộ đánh giá nổi cả cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai trong giai đoạn “chiến tranh đặc biệt”. Nghe sự tích của một chị Sứ, có thể nhận xét đƣợc phẩm chất của mƣời bốn triệu ngƣời Việt miền Nam” (Theo Trần Văn Giàu). Chiến tranh đã qua đi, nhƣng lịch sử về những cuộc chiến tàn khốc ấy vẫn đƣợc tái hiện lại nguyên vẹn trong từng trang viết. Chiến tranh đã cƣớp đi sinh mạng biết bao ngƣời, đã chia rẽ tình thân, tình yêu đôi lứa khiến chồng phải mất vợ, con phải mất mẹ... và còn biết bao cảnh chia ly, tang tóc khác. Chiến tranh cũng khiến cho những mái nhà, những vùng quê yên ấm trở nên hoang tàn, đổ nát... Tác phẩm chỉ tái hiện lại một giai đoạn nhỏ trong cả thời lỳ kháng chiến của dân tộc, nhƣng đã đem lại những nhận thức vô cùng to lớn đối với độc giả của thế hệ hôm nay và cả thế hệ mai sau.

- Nhận thức được những âm mưu thâm độc của kẻ thù: Ngay trong tác phẩm

chúng ta cũng nhận thấy rõ điều đó, mặc dù chỉ là một cuộc chiến đấu chống càn của ngƣời dân xứ Hòn nhƣng trƣớc những âm mƣu, thủ đoạn của địch nhằm làm lung lay gốc rễ của một bộ phận cá nhân trong cái tổng thể của toàn dân tộc là rất nguy hiểm. Trƣớc tình hình đó những ngƣời dân trong xóm Hòn đã đoàn kết để

Một phần của tài liệu giá trị liên kết qua phương thức lặp trong tiểu thuyết hòn đất của anh đức (Trang 81 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)