7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Cảm hứng từ những sự kiện lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
tộc gắn liền với mảnh đất xứ Lạng.
Lạng Sơn là một tỉnh biên giới, cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước với nước láng giềng Trung Quốc, nơi một tiếng gà cả hai nước cùng nghe, lịch sử đã đặt trên hai vai đồng bào các dân tộc quê hương Lạng Sơn trọng trách của người lính trấn ải từ buổi đầu khai quốc. Đời nối đời nhân dân Lạng Sơn đã kề vai sát cánh cùng đồng bào cả nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lập nên võ công oanh liệt trong những cuộc chống Tống, bình
Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh, đánh Pháp… Chính từ những sự kiện lịch
sử của vùng đất giàu truyền thống lịch sử này đã là nguồn cảm hứng mãnh liệt để nhà văn Nguyễn Trường Thanh viết nên những cuốn tiểu thuyết lịch sử của mình.
Đi suốt chiều dài lịch sử của dân tộc nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã ghi lại những sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ thời kỳ bị nhà Đường đô hộ đến tận ngày nay. Hình ảnh những người anh hùng dân tộc từ tướng quốc Lê Hoàn đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, rồi đến Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…với những chiến công hiển hách đều gắn liền với mảnh đất này - nơi mà cái tên Chi Lăng đã trở thành biểu tượng của khí phách, của chiến thắng Việt Nam khiến cho kẻ thù khiếp sợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
Một sự thật là: Dân tộc ta luôn luôn phải đương đầu với những đội quân xâm lược khổng lồ mạnh hơn mình gấp bội, nhưng bằng sức mạnh đoàn kết dân tộc, lòng căm thù giặc sâu sắc, cùng với những địa thế hiểm trở mà thiên nhiên đã ban tặng - cha ông ta từ xưa đã biết dựa vào đó để đánh giặc với chiến lược chiến thuật: Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Trường Thanh viết về mảnh đất Lạng Sơn lịch sử đã phản ánh những chiến công oanh liệt của ông cha ta trong các cuộc chống giặc ngoại xâm phương Bắc một cách sinh động, cụ thể. Cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên (1981) Kỳ tích Chi Lăng viết về những chiến công oanh liệt trên một con đường hiểm trở - từng là nỗi kinh hoàng của các đạo quân xâm lược khổng lồ phương Bắc. Với những câu chuyện lịch sử không ghi trong chính sử nhưng lưu truyền trong dân gian đã được dựng lại dưới ngòi bút giàu sức sáng tạo của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã chinh phục được người đọc. Bao nhiêu chiến công lừng lẫy của dân tộc đã gắn liền với những di tích và địa đanh nổi tiếng của đất Lạng Sơn như: Núi Phượng Hoàng, Mã Yên sơn, Đấu Đong quân, Núi Quỉ, Quỉ môn quan, thành cổ Chi Lăng, Vọng tiền tiêu, Đồn thú, hang Thái Đức, Liễu Thăng thạch, Ngõ Thề…Nơi đây, với 52 địa danh đã đi vào lịch sử bởi địa thế hiểm trở với những dãy núi đá trập trùng, những vực sâu, những khúc sông quanh co…như những con rồng đang bay, con phượng đang xòe đuôi, những con quỷ dữ dằn, bí hiểm đã giúp cho cha ông ta lập nên những chiến công oanh liệt nay đã được nhà văn Nguyễn Trường Thanh đưa vào trong tác phẩm của mình một cách sống động, hấp dẫn.
Khi viết về các cuộc kháng chiến của dân tộc nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã phản ánh một cách trung thực và xúc động. Từ những cuộc khởi nghĩa chống ác đô hộ phương Bắc của các nghĩa quân người dân tộc Tày - Nùng ở Lạng Sơn với đội kỵ binh nổi tiếng của mình (các nghĩa binh cưỡi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
những con tuấn mã được huấn luyện hết sức công phu, được trang bị những bộ yên cương bằng da thú rừng quí giá), họ đã nhiều lần làm cho kẻ thù khiếp đảm bởi tài phi ngựa và bắn cung của họ: “Năm 687 những nghĩa binh dân tộc Tày - Nùng từ núi Phượng Hoàng vung giáo đứng lên sát cánh cùng Lý Tự Tiên - Đinh Kiến, tiến quân về đánh tan thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) giết chết tên quan đô hộ Lưu Diên Hựu, mở ra một thời kỳ lịch sử mới, thời
kỳ lịch sử liên tục đấu tranh anh dũng giải phóng đất nước”[21.5]. Và cũng
chính tại mảnh đất Chi Lăng lịch sử này - năm 981 - Lê Hoàn đã cùng các nghĩa binh người dân tộc Tày - Nùng và quân dân cả nước chém đầu tướng giặc Hầu Nhân Bảo, chặn đứng cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, giữ vững nền độc lập non trẻ của nước nhà. “Hang đá vô danh nơi mà Lê Hoàn cùng các tướng sỹ, trai tráng địa phương bàn kế đánh giặc đã đi vào lịch sử như những chiến sỹ lập công to, mang tên Hang Thái Đức và cũng từ đó về sau, các vua đời Lê, Lý, Trần, mỗi lần đi kinh lý phía Bắc đều
dừng lại nghỉ ngơi luận bàn việc nước ở đây” [21.13]…
Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã ghi lại những sự kiện lịch sử, chiến công chói lọi của của dân tộc cùng những người dân binh và những người lính trấn ải - những người con yêu quý của các dân tộc thiểu số nơi biên ải xa xôi. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, mảnh đất Chi Lăng đã từng chứng kiến những người con ưu tú của quê hương đã chiến đấu anh dũng cùng với quân dân cả nước lập nên những chiến công hiển hách đã được ghi vào lịch sử của dân tộc ví dụ như: Năm 1077 nhân dân Lạng Sơn cùng quân dân cả nước dưới sự chỉ huy của Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt đã chiến đấu kiên cường dũng cảm: “Mỗi thủy binh ngồi trên một chiếc thuyền độc mộc, từ thượng nguồn như mũi tên theo dòng thác lao xuống bằng tay chèo tuyệt diệu của mình. Họ đã điều khiển con “thủy mã” của mình lao vào hai chiến thuyền giặc nhảy phắt lên chến thuyền bên phải,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
rút gươm xỉa mười mũi trúng cả mười vào tim mười tên địch” [21.28] làm cho
Chánh tướng Quách Quỳ và phó tướng Triệu Tiết nổi danh tài ba xuất quỷ
nhập thần của nhà Tống phải vỡ mật, giập gan chạy thoát thân về đến quê cha
đất tổ rồi mà bảy ngày sau trong cơn mê hoảng, vẫn không tin là mình còn sống.
Hay vào năm 1285 thủ lĩnh du binh miền biên cương của Tổ quốc là Nguyễn Đại Lô và những nghĩa binh người địa phương đã lập một chiến công lớn được ghi vào sử sách. Đó là chiến công bắn chết tên phản quốc Trần Kiện ở vùng đất thiêng Chi Lăng: “tên Việt Gian vừa đến trại Ma Lục đã bị ghìm đầu xuống đất bằng một trận mưa tên bão kiếm…Giữa lúc hỗn quân, hỗn quan, Trần Kiện quất ngựa lồng lên hòng tẩu thoát. Nguyễn Đại Lô đã băng mình trên dòng thác, bằng con “thủy mã” của mình đến Vực Bơi rồi nhảy phắt lên bờ. Vừa đến, mũi tên căng và thẳng như kẻ chỉ của Nguyễn Đại Lô
đã hất xác tên phản quốc Trần Kiện lăn nhào xuống đất”[21.29]. Có thể thấy:
Người Chi Lăng, đất Chi Lăng không bao giờ tha thứ cho kẻ thù, cho dù là kẻ thù ngoại bang hay kẻ thù bán nước đều bị đền tội ở nơi tử địa này.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông - dưới sự chỉ huy tài tình của tướng quân Trần Hưng Đạo, quân dân ta đã ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông, trong đó có hai lần chúng bị bại trận tại Chi Lăng - Lạng Sơn lịch sử. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã say sưa mô tả những trận đánh mai phục độc đáo của những nghĩa binh thiểu số dân tộc Tày - Nùng nơi đây: “Quân ta ung dung ngồi dưới hố bẫy ngựa chờ đợi phút lập công, vó ngựa của đối phương chỉ cần chạm đến nắp hố đã ngụy trang, nắp quay liền, hai vó buông lửng lơ trong hố, quân ta mai phục trong đó chỉ cần dùng đoản đao sắc như nước phạt đứt phăng hai vó, con tuấn mã gầm lên lăn quay giãy giụa”[21.51,52]; và: “Với địa thế hiểm trở, có lợi thế cho cả tiến công và phòng thủ hiếm có, Lũng Ngàn - Cấm Địa, liên hoàn với Động Mồ đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
trở thành một trận địa then chốt trước cửa ngõ phía Bắc của trận đồ Chi Lăng. Giặc Nguyên Mông mạnh là thế, nhưng chỉ trong vài tuần lễ, vó ngựa của chúng đã từng tung hoành gần khắp châu Âu, muốn qua mảnh đất Cấm Địa nhỏ xíu này…mà không sao vượt nổi. Hàng ngàn quân tinh nhuệ của chúng được tung vào cửa ngõ này, thì hoặc nằm lại vĩnh viễn dưới chân đèo hoặc khiếp vía tháo chạy bật trở lại”. [21.55,56]; đặc biệt những trận đánh với những: “Cơn bão đá, mưa tên ập xuống đầu chúng tối tăm, mịt mù. Quân ta từ núi Quỉ tràn xuống khóa đuôi, còn quân mai phục từ hang Phượng Hoàng xông ra chặn đầu. Những đội kỵ binh áo đỏ của ta từ trong rừng sâu leo lên chiến lũy. Những chiếc cầu bí mật bắc qua hào nổi lên, đoàn kỵ sỹ lao
xuống như một cơn lốc quật vào sườn quân giặc”[21.60]. Có thể khẳng định:
Mảnh đất xứ Lạng - vùng biên cương phía bắc của Tổ quốc cùng với những người con ưu tú của quê hương đã góp phần quan trọng làm nên những thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông thế kỷ XIII.
Rồi đến cuộc kháng chiến chống quân Minh hung tàn, người thủ lĩnh Hoàng Đại Huề cùng những nghĩa binh người Lạng Sơn và nhân dân cả nước dưới ngọn cờ của Lê Lợi đã chém đầu tên tướng giặc Liễu Thăng: “Pháo lệnh rền vang… Kỵ binh áo đỏ của Đại Huề như một cơn bão ào ra, hắt chúng giạt sang triền vách đá cao sừng sững…Chúng bị dồn vào thung lũng nhỏ đó như đàn tôm vào hom. Thây giặc chồng lên nhau trên Cấm Địa. Chúng vẫn tràn vào với hy vọng cuối cùng là vượt qua đèo Rộ, lẩn lên núi cao, vào rừng sâu mong thoát chết. Đất không thể chui xuống được. Trời: không bay lên. Chỉ còn một con đường giành cho bọn xâm lược: Vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất
Cấm Địa này” [21.83, 84]. Sự kiện này đã được Lý Tử Tấn (1378-1457), nhà
thơ cùng thời với Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh bằng một giọng hào hùng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
tiến, các tướng đều hăng hái liều thân. Phia Lũy, Chi Lăng oai hùng vang dội” (Phú Lƣơng Giang). Còn trong Bình Ngô đại cáo - người anh hùng
dân tộc Nguyễn Trãi đã sảng khoái viết: “Ngày mười tám, Liễu Thăng bị quân ta đánh thất thế ở Chi Lăng. Ngày hai mươi, Liễu Thăng bị quân ta
đánh bại, bị giết chết ở núi Mã Yên”. Hoặc như một đoạn văn trong Kinh
Đạo Nam - một tài liệu tuyên truyền cách mạng (viết dưới hình thức lời tiên
giáng) vào những năm 20 của thế kỷ XX: “Rừng Chi Lăng, Lê thái tổ dấy quân, đầu Liễu Thăng bêu ngược lưỡi gươm thần, giặc Minh ấy gà vừa phải cáo. Sóng Bạch Đằng, Trần đại vương ra trận, máu Ô Mã chảy đầy dòng
nước bạc, quân Nguyên này chim đã sợ cung”.
Sau này, với sự kiện chống quân Pháp đánh chiếm lên Lạng Sơn, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn - dưới sự chỉ huy của người anh hùng Hoàng Đình Kinh đã đứng dậy chiến đấu anh dũng bảo vệ quê hương mình. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã viết thành công cuốn tiểu thuyết Kỳ tích Chi Lăng để nói về sự kiện lịch sử này. Đất Cai Kinh, núi Cai Kinh mang tên người anh hùng hào kiệt dân tộc thiểu số tượng trưng cho tinh thần yêu nước, chí khí quật cường của nhân dân các dân tộc vùng Việt Bắc - đã luôn kề vai sát cánh cùng đồng bào cả nước liên tiếp đứng lên chống lại bọn xâm lược Pháp, suốt từ nửa thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Trong tác phẩm Kỳ tích Chi Lăng, tác giả Nguyễn Trường Thanh đã mô tả lại những trận đánh xuất quỉ nhập thần của những nghĩa binh thiểu số ấy như: “Ngay giữa ban ngày, những kỵ binh áo đỏ, khăn xanh quấn ngang đầu, tay cầm gươm, vai đeo cung, tế ngựa như bay từ trong rừng, ùa ra chân thành như một cơn lốc, ném chết chóc lên đầu bọn xâm lược. Khi chúng định thần, ngóc đầu lên khỏi chiến hào, bắc
súng máy vãi đạn theo họ thì đoàn kỵ binh đã biến mất như ảo ảnh”[21.159];
hoặc: “Hai phát súng nổ vang…một đoàn kỵ binh áo đỏ, vốn là nỗi khiếp sợ đối với lũ lính thực dân Pháp suốt nửa thế kỷ xâm lược nước ta ở đây, như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
47
một cơn lốc từ rừng sâu ào ra. Quan quân, tớ thày không kịp trở tay xéo lên
nhau chạy tháo trở lại”[21.164].
Với một tình yêu Lạng Sơn tha thiết, lại được sống trên mảnh đất đã ghi bao chiến công oanh liệt của cộng đồng các dân tộc nơi đây - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã ghi lại một cách chân thực cụ thể những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc ta ở đầu thế kỷ XX. Đó là khi đất nước ta phải chịu sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp. Trên mảnh đất này, những người con ưu tú của quê hương của quê hương xứ Lạng đã ý thức được một cách sâu sắc trách nhiệm của những người bị dân mất nước nên đã đi tìm đường cứu nước (đồng chí Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri…) và đã giác ngộ đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn khi có Đảng lãnh đạo. Những sự kiện quan trọng này đều được ghi trong lịch sử của dân tộc Việt Nam và được tác giả Nguyên Trường Thanh phản ánh trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Hoa trong bão, Tƣớng không phong hàm đầy tính chân thực và đầy xúc động của mình.
Trong tiểu thuyết của ông, sự kiện lịch sử: “Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Bắc Sơn được thành lập ngày 25 tháng 9 năm 1936 tại thôn Mỏ Tát, xã Vũ Lăng và chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Tràng Định được thành lập
ngày 11 tháng 4 năm 1938” [23.147 ] đã được tác giả nhắc tới và mô tả một
cách đầy trang trọng, xúc động lòng người. Hai chi bộ Đảng này đã góp phần lãnh đạo quần chúng cách mạng ở Lạng Sơn đấu tranh trước sự đàn áp tàn bạo của thực dân Pháp: “Tám giờ tối ngày 27 tháng 9 năm 1940… đồng bào đồng chí Bắc Sơn anh dũng, bất khuất, đã đứng lên khởi nghĩa, mở đầu một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ khởi nghĩa vũ trang tiến tới đánh đổ bọn đế quốc, Phát xít sài lang giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than”[22.105,109]. Khởi nghĩa Bắc Sơn là phong trào đấu tranh vũ trang đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo. Đảng đã tổ chức được những đơn vị vũ trang đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
48
tiên mà sau này phát triển thành lực lượng vũ trang nhân dân của cả nước. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài đầy gian khổ trải qua nhiều thử thách thăng trầm. Cuộc khởi nghĩa càng cho ta thêm nhận thức sâu sắc rằng, bọn xâm lược dù có máy bay, xe tăng, tàu bò, đại bác, nhà lao, gông cùm tra tấn, tù đày, bắn giết vẫn không thể dập tắt được lòng yêu nước thương nòi, ý chí quyết đòi giải phóng của nhân dân ta. Tay không vũ khí thô sơ, đồng bào Bắc Sơn ta vẫn diệt được giặc, cướp vũ khí địch đánh địch: “Nếu như bọn vua quan hèn đớn quỳ gối đầu hàng dâng đất nước cho