7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Trường Thanh
Tác giả Nguyễn Trường Thanh sinh ngày 2 tháng 5 năm 1934. Xuất thân trong một gia đình nông dân ở làng Lỗ Giao (Tổng Cổ Loa cũ) nay là xã Việt Hùng huyện Đông Anh - Hà Nội. Ông là người từng trải, phải lăn lộn kiếm sống từ nhỏ để có điều kiện đi học. Trước khi đến với xứ Lạng, ông đã đi dạy học, có lúc làm thợ sửa đồng hồ ở Móng Cái, mỏ Cẩm Phả rồi lưu lạc lên tận khu gang thép Thái Nguyên và mỏ Apatis Lào Cai. Ông sống gắn bó với nhiều đối tượng, từ anh em bộ đội, công an vùng biên đến những người lao động chân tay ở vùng miền xuôi và đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng cao Lạng Sơn, Cao Bằng…
Năm 1964 ông được bộ Giáo dục và đào tạo cử lên Lạng Sơn dạy học và đã từng là: Giáo viên dạy Văn - Sử, hiệu trưởng nhà trường, làm báo, viết văn và cả kinh doanh nữa. Cuộc đời ông gắn bó với mảnh đất xứ Lạng, lăn lộn với xứ sở địa đầu của Tổ quốc - đặc biệt là vùng đất Bắc Sơn, Chi Lăng lịch sử. Gia đình ông một thời gian dài sống ngay trên mảnh đất lịch sử này, nghe âm vang hào hùng của quá khứ vọng về. Người thầy giáo yêu thích văn học ấy đã trụ lại ở trên con đường thiên lý của đời mình và viết lên những tác phẩm văn học luôn hấp dẫn người đọc.
Người đọc - nhất là người đọc ở Việt Bắc, biết đến tác giả Nguyễn Trường Thanh từ truyện ngắn “Ngƣời thợ cả” của ông (đạt giải Ba trong cuộc thi truyện ngắn, do tờ Văn nghệ Việt Bắc (1966) tổ chức). Chính sự thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
công truyện ngắn “Ngƣời thợ cả” - viết về tinh thần bất khuất của một chiến sỹ cách mạng kiên cường, trung thành với cách mạng, bất chấp mọi đòn roi của kẻ thù. Thành công đó đã khiến cho người giáo viên này hoàn thành tốt mọi công việc được giao và vững tin vào con đường sáng tác mình đã chọn.
Hiện nay nhà văn Nguyễn Trường Thanh là một trong những cây bút chủ lực và sung sức của văn nghệ Lạng Sơn. Ông là một cây bút “đa tài” hoạt động trên nhiều lĩnh vực văn nghệ: sáng tác văn học (làm thơ, viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn, viết ký, viết kịch bản phim, viết kịch…); viết báo, sưu tầm văn học. Gắn bó với mảnh đất xứ Lạng đầy những kỳ tích lịch sử, nhân vật lịch sử hơn 40 năm, mê lịch sử từ thưở cắp sách tới trường nhà văn Nguyễn Trường Thanh tâm niệm: “Những nhân vật lịch sử thường là những tấm gương đẹp nhất, kết tinh những tinh hoa của dân tộc qua mọi thời đại. Cuộc đời và sự nghiệp của họ luôn cổ vũ, thôi thúc ta khát vọng lao động và cống hiến để trở thành người công dân hữu ích cho xã hội. Và không chỉ có vậy, họ còn có sức mạnh vô hình nâng bước ta đi, vượt qua những thử thách khốc liệt, thậm chí hiểm nghèo khi ta phải đối mặt với những vận hạn sai lầm trong
cuộc sống”. Bằng sức lao động sáng tạo miệt mài và bút lực dồi dào, sự hiểu
biết sâu rộng - cho đến nay - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã có 20 tác phẩm ở các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, kịch bản sân khấu. Nhưng thể loại ông thành công nhất thì chính là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử (với 7 tác phẩm). Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh được đánh giá cao, được nhận giải thưởng, được dựng thành phim và đã gây được tiếng vang trong lòng người đọc.
Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường viết về những người anh hùng có thực trong lịch sử Lạng Sơn và những sự kiện lịch sử cụ thể gắn liền với quá trình chống ngoại xâm của dân tộc. Bối cảnh không gian và thời gian lịch sử diễn ra rộng lớn từ khi nước ta còn bị nhà Đường đô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
hộ, trải qua những cuộc khởi nghĩa của các nghĩa binh thiểu số cùng nhân dân cả nước đánh đuổi bọn phong kiến phương Bắc, đến các chiến thắng lịch sử oanh liệt quanh Ải Chi Lăng trước quân xâm lược Nguyên - Mông, Minh, Thanh… đến giai đoạn từ đầu thế kỷ XX-1945 - tức giai đoạn trước và đến khi diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân và cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ… của dân tộc. Nhà văn đã khá công phu tái hiện lại lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân - từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác, có tổ chức. Những năm 1935-1945 - những năm đen tối nhất trong lịch sử dân tộc - khi dân ta phải chịu kiếp nô lệ “một cổ ba tròng” - thì cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn cùng với những hoạt động cách mạng ở khắp nơi trên vùng Việt Bắc - đã có sức lan tỏa như ngọn lửa trong đêm đông tới đông đảo quần chúng các dân tộc nghèo khổ ở vùng biên giới này.
Hơn nửa cuộc đời mà là nửa đời đẹp nhất, sung mãn nhất, ông đã gắn bó với “Xứ Hoa Đào”- cái tên thân thương, cái tên máu thịt mà ông đã có lần gọi thay cho cái tên xứ Lạng trong một bộ phim video mà ông là tác giả kịch bản và lời bình. Say mê với những đề tài lịch sử, nhất là lịch sử cách mạng lại, được sống trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước cách mạng có những địa danh nổi tiếng, gắn liền với các sự kiện chống ngoại xâm của dân tộc - cho nên có thể thấy điểm nổi bật ở nhà văn Nguyễn Trường Thanh là: Tình yêu và lòng tự hào về xứ Lạng. Và chính ông là điển hình của một người viết gắn bó máu thịt với mảnh đất mà mình sống - cho dù không phải là nơi mình sinh ra. Trong ông nguồn cảm hứng về xứ Lạng không bao giờ vơi cạn. Có lẽ tất cả những điều đó đã giúp cho nhà văn Nguyễn Trường Thanh hoàn thành xuất sắc các tiểu thuyết lịch sử của mình. Với tình yêu và sự sáng tạo không biết mệt mỏi của mình - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã được đánh giá như là một tác giả tiêu biểu, xuất sắc có nhiều đóng góp nhất cho văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
Lạng Sơn suốt mấy chục năm qua. Thậm chí tên tuổi của ông vượt ra khỏi cả biên giới Lạng Sơn, được người đọc cả nước biết đến với một tình cảm trân trọng và yêu mến.