Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyễn trường thanh (Trang 109 - 113)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật

Là tiểu thuyết lịch sử viết về các nhân vật lịch sử của dân tộc nên ngôn ngữ nhân vật được nhà văn Nguyễn Trường Thanh sử dụng thứ ngôn ngữ phù hợp với đối tượng nhân vật như: thành phần xuất thân, dân tộc, trình độ, nhận thức… và thời đại sinh sống. Điều đó góp phần khắc họa tính cách của nhân vật chân thực, khách quan, mang tính lịch sử, cụ thể hơn. Lớp ngôn ngữ này giúp cho người đọc nhận ra thời đại lịch sử của câu chuyện được kể, phân biệt được quá khứ với hiện tại; nó có chức năng tạo dựng không khí lịch sử cho tác phẩm và lớp ngôn ngữ này thường trang trọng cổ kính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

107

Chẳng hạn khi viết về cuộc đối thoại của vua Lê Hoàn ( Lê Đại Hành) với tướng sỹ và các bô lão địa phương nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thời đại, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp: “Lê Hoàn ngạc nhiên chỉ tay xuống đoàn người lạ, hỏi các tướng sỹ:

- Đoàn người kia đi đâu mà khăn áo xênh xang, lại có cả cung đao vậy? Đúng lúc đó, một người lính hớt hải từ chân núi chạy lên thưa:

- Tâu bệ hạ! Có một đoàn bô lão người địa phương muốn đến yết kiến nhà vua.

- Trẫm vui lòng hậu tiếp các bô lão” [21.12]

Hay: “Nhà vua tươi cười ra đáp lễ mừng bô lão. Giọng nói vang như

trống đồng của Lê Hoàn vui vẻ cất lên đầy tình cảm:

- Xin đa tạ các bô lão. Sao các bô lão biết trẫm ở đây mà cùng nhau đến thăm?

Một cụ già to khỏe chắp tay cung kính thưa:

- Tâu bệ hạ! Được biết bệ hạ đi kinh lý vùng biên cương, định ải chống giặc, các thần dân trộm nghĩ: suốt từ Móng Cái qua châu Quảng Yên về đến đây, cản giặc lúc mạnh diệt giặc lúc nguy, không nơi nào lợi thế bằng ở đất

này, bởi vậy chúng tôi nóng lòng đợi nhà vua đã mấy tuần trăng nay”[21.12].

Hoặc: “- Tâu bệ hạ, trời sắp tối, khí núi chiều tà, e hại đến mình vua, xin bệ hạ cho dừng chân giữ sức.

- Không sao! Không sao! Chớ lo cho trẫm. Các khanh, chắc các khanh mệt lắm phải không? Gắng lên, gắng chút nữa, sắp tới rồi!

- Tâu bệ hạ, chắc địa hình hiểm trở lắm?” [21.10].

Hay như trong đoạn đối thoại giữa Thân Cảnh Phúc với Thái Úy Lý Thường Kiệt: “- Thân tướng quân nghĩ ngợi gì mà lao lung thế?...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

108

- Đúng ý ta! Đúng ý ta! Xin ghi nhận lời bàn sâu sa của Thân tướng

quân” [21.10].

Không chỉ là ngôn ngữ chỉ thời gian, ngôn ngữ đối thoại mà các ngôn ngữ khi chỉ địa danh, chức danh, thế giới đồ vật, quần áo, nhà cửa…trong tiểu thuyết lịch sử cũng đòi hỏi phải được miêu tả bằng ngôn ngữ mang màu sắc quá khứ, thuộc thời điểm câu chuyện xảy ra. Nhà văn giúp độc giả hình dung con người của thời đại ấy, địa phương ấy đã ăn nói, cư xử như thế nào. Chẳng hạn như các câu được sử dụng như: Thưa tướng quân, Bẩm tướng quân, Xin kính chào phò mã tướng công, thưa lão trượng, Bẩm chủ tướng, Dạ! Bẩm phụ quốc Thái Úy Lý tướng quân, Xin đa tạ lão trượng, Bẩm quan lớn quả là cao kiến ạ, Dạ, bẩm vâng ạ! Quan lớn dạy chí phải, Bẩm!..tuân lệnh, Dạ bẩm quan lớn: Tuân lệnh…

Như vậy, mỗi lời nói đều mang tính quy phạm từ cách xưng hô, đối đáp đến diễn đạt phù hợp, tương xứng với địa vị, hoàn cảnh của từng nhân vật. Chính điều đó nó mang lại bản sắc thời đại cho mỗi tác phẩm, đảm bảo tính xác thực lịch sử, tạo ra độ tin cậy cho người đọc. Mà thông thường tâm lí độc giả đã tin thì dễ yêu thích. Tạo ra độ tin cậy cũng là tiền đề khẳng định thành công của tác phẩm văn học. Mặt khác nó cũng là phương tiện hữu hiệu để nhà văn quay về khám phá đời sống chính sự và đời sống tâm hồn của con người thời đại ấy.

Đặc biệt trong tiểu thuyết của mình nhà văn Nguyễn Trường Thanh sử dụng nhiều ngôn ngữ địa phương như cách dùng từ, dùng hình ảnh so sánh, ví von, các từ đệm…vì hầu hết các nhân vật lịch sử là người dân tộc thiểu số vùng biên giới nên tác giả phải hiểu đúng, chính xác cách suy nghĩ, cách tư duy, cách diễn đạt của người dân tộc thiểu số. Nhà văn đã phản ánh chính xác trong tác phẩm của mình, điều đó tạo cho tác phẩm tính khách quan, lịch sử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

109

Chẳng hạn ngôn ngữ của một ông lão người dân tộc trong câu chuyện dân gian mà tác giả kể lại: “Tôi đã ngâm mình dưới nước qua một nghìn lần ông mặt trời mọc, ba mươi ba lần ông trăng tròn. Tôi đã có một nải ngọc quý, ngọc trong như nước suối đầu nguồn, ngọc sáng lên muôn màu rực rỡ…”[21.67]; hay ngôn ngữ của thủ lĩnh dân binh người dân tộc Đại Huề:

Giặc đã xâm chiếm đất nước ta nhưng không bao giờ giặc chiếm được lòng

người mình đâu. Như anh em mình đây, như lòng người dân đất này, lòng ta vẫn yêu con sông, cái suối, lòng ta hòa vào dòng nước ngọt đầu nguồn. Lòng ta yêu cái núi cao, rừng dày, lòng ta hòa trong đó. Lòng ta yêu cái nương nên

lòng ta hòa cái gạo trắng ngần…”[21.103]; hoặc lời của một ông lão nông

dân người dân tộc: “Nghe tiếng nói oang oang của Mã Khánh Phương, một cụ ông râu tóc bạc phơ, dáng còn nhanh nhẹn, quắc thước, da đỏ au xuống cầu thang đón khách: -“ Chà! Cháu trai về chơi, lâu quá! Lâu quá rồi, có cả bạn quí về chơi nữa, vui lắm đấy…đường xa núi cao, đèo dốc, suối sâu, đi vất

vả lắm đấy…”; “Chà! Các anh rửa chân, tay rồi uống nước, các cháu đi

rừng, đi nương, đi lũng sắp về rồi, vui lòng chờ một chút nhé!”[23.141,142];

Hay của ông lão nông dân người dân tộc Hoàng Văn Đường :“-Nó sẽ bắt thằng Thượng, tao đi liệu chúng nó có nghi không?

Anh Niên đề xuất: -Phải ngụy trang bằng công việc thường làm của ông, chúng cháu tin là lọt.

Ông Đường gạt đầu quả quyết: -Được! Mai tao đi cho”[22.210]

Hoặc ngôn ngữ của những người dân tộc thiểu số như: Dương Quốc Vinh : “Nhưng cái tay của tôi hết thiêng rồi thượng cấp ơi!”[22.63]; hay của Dương Văn Vân: “Ồ! Nhớ nó quá! Hỏi vậy thôi, chứ mình lỡ mồm lộ bí mật,

chú Lý nó dặn là làm cách mạng phải giữ bí mật mà”[22,74]; hoặc của Chu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110

Như vậy, lớp ngôn ngữ mang màu sắc địa phương có vai trò rất quan trọng trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Lớp ngôn ngữ này mang lại hơi thở thời đại và địa phương cho tiểu thuyết lịch sử, thuyết phục người đọc bằng những chứng cứ cụ thể, chi tiết. Đồng thời nó còn là phương tiện khám phá đời sống bên trong tâm hồn con người. Đặc biệt lớp ngôn ngữ này tạo cho người đọc niềm tin vào sự có thật của các chi tiết được kể, còn lớp ngôn ngữ thời kỳ hiện đại lại giúp người đọc được sống trong không khí thật của câu chuyện, cảm nhận được sự gần gũi, thân quen trong từng lời kể, làm sống dậy "những xác chết biên niên sử". Điều quan trọng hơn là, với lớp ngôn ngữ này, người viết có điều kiện đi sâu khám phá thế giới tâm hồn sâu kín, đầy ngõ ngách của con người. Toàn bộ bản chất của con người theo lời nói được bộc lộ ra.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyễn trường thanh (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)