Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyễn trường thanh (Trang 107 - 109)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ đóng vai trò là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học “Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị sáng tạo tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

105

phẩm; nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc

với tác phẩm”[10.123].

Tiểu thuyết lịch sử là thể loại văn học truyền thống lâu đời trong văn học Việt Nam. Với đặc trưng viết về đề tài lịch sử (nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử), tiểu thuyết lịch sử có những quy ước riêng, đó là mối liên quan chặt chẽ với quá khứ, cái đã xảy ra, đã tồn tại trong kinh nghiệm của cộng đồng. Chính vì vậy, ngôn ngữ là một vấn đề đáng quan tâm đối với bất kỳ tác giả nào khi cầm bút viết tiểu thuyết lịch sử. Câu hỏi đặt ra là nhà văn lựa chọn ngôn ngữ nào để trần thuật và sử dụng ngôn ngữ nào cho nhân vật lịch sử? Với một thời đại đã cách xa chúng ta hàng trăm năm thì các nhân vật sẽ nói với nhau như thế nào? Để tái dựng lại không khí lịch sử cho tác phẩm, nhà văn phải viết ra sao? Đây là thử thách đối với mỗi nhà văn bởi nó đòi hỏi sự từng trải, vốn sống, vốn văn hóa cũng như khả năng sáng tạo và hư cấu tưởng tượng của ông ta.

Lucacs cho rằng: Tiểu thuyết lịch sử kể lại những sự kiện của quá khứ và về mặt ngôn ngữ nó tạo ra mối liên hệ với hiện tại, bởi vì người kể chuyện của hôm nay nói cho người nghe của hôm nay. Chúng ta đều biết rằng, ngôn ngữ là một sinh thể có đời sống riêng phong phú và nó in đậm dấu ấn thời đại lịch sử. Đằng sau cái hồn cốt mang tính hằng thể, lớp ngôn ngữ bề mặt luôn có sự tự cải biến và làm mới mình với sự thích nghi vô cùng đa dạng trong từng thời kỳ.

Trong tiểu thuyết lịch sử, ngôn ngữ lịch sử thường xuất hiện ở ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Đó là thứ ngôn ngữ mang đẫm màu sắc quan phương, quy phạm nhằm gợi lại không khí trang trọng của một giai đoạn lịch sử nhất định. Bởi tiểu thuyết lịch sử thường viết về nhân vật lịch sử, sự kiện và thời đại lịch sử nên nó giúp độc giả hình dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

106

được con người thời đại ấy, địa phương ấy đã ăn nói, cư xử, đã suy ngẫm cụ thể như thế nào.

Trong tiểu thuyết của mình - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã chú ý viết bằng thứ „ngôn ngữ‟ thuần Việt, gần gũi, dễ hiểu với muôn màu sắc của đời thường, thứ ngôn ngữ tràn đầy sức sống của dân gian. Viết tiểu thuyết lịch sử đương đại với tinh thần tôn trọng lịch sử và ý thức khám phá lịch sử từ những chiều kích mới - nhà văn đã tạo ra ngôn ngữ trần thuật phù hợp bối cảnh thời đại trong quá khứ, nhưng không quá cách biệt với đối tượng tiếp nhận hôm nay mà vẫn thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình. Bởi vậy trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh, có những nhân vật nói năng theo khẩu ngữ của người bình thường, tước bỏ hệ thống ngôn ngữ cung kính, trang trọng, giảm thiểu số lượng từ Hán - Việt.

Như vậy, sự thành công nổi bật trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh là đã kết hợp được những yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo, trong một hệ ngôn ngữ tiểu thuyết thống nhất và đa dạng. Được thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện như sau:

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyễn trường thanh (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)