Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh một thành tựu nổ

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyễn trường thanh (Trang 28 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh một thành tựu nổ

nổi bật trong đời sống văn học Lạng Sơn.

Lạng Sơn là vùng đất phên dậu phía Bắc của Tổ quốc, nơi mà từng tấc đất, từng tên núi, tên rừng, tên đất, tên hang động…nơi đây đều gắn chặt với lịch sử oai hùng chống giặc, thắng giặc ngoại xâm của dân tộc. Chính vì vậy cảm xúc dân tộc, cảm xúc lịch sử gợi lên từ đất Lạng Sơn luôn luôn thường trực ở trong lòng tất cả các thế hệ nhà văn, nhà thơ, không chỉ ở các nhà Nho xưa mà còn ở cả các lớp nhà văn sau này. Vì thế từ xưa cho tới nay đã có biết bao nhiêu tác phẩm viết về đất nước, con người nơi đây (trong thơ ca, văn xuôi). Cho đến nay - mảnh đất này vẫn là một nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các cây bút sáng tác văn học Lạng Sơn - đặc biệt là các cây bút tiểu thuyết lịch sử.

Như đã trình bày ở trên, văn học viết Lạng Sơn phát triển muộn, vì vậy những sáng tác về đề tài lịch sử của Lạng Sơn cũng phải đến những năm 60 (của thế kỷ XX) mới bắt đầu có những tác phẩm đáng lưu ý xuất hiện. Thời kỳ những năm kháng chiến chống Mĩ (1965-1975) đã có một số bài bút ký, truyện ngắn phản ánh khá trung thực và sinh động về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn (được in trong một số ấn phẩm do Ty Thông tin Lạng Sơn xuất bản, hay trên tạp chí Văn nghệ Việt Bắc). Trong đó đáng chú ý có tập “Con đƣờng với chúng tôi” (do Ty Thông tin văn hóa và Ty Giao thông vận tải Lạng Sơn xuất bản năm 1974), đã có một số bài bút ký, ghi chép phản ánh cuộc chiến đấu kiên cường, dũng cảm của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn trên mặt trận giao thông vận tải thời kỳ chống Mĩ. Tuy nhiên, nhìn chung những bài viết đó, đa phần mới chỉ là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

những tác phẩm có tính báo chí tuyên truyền phục vụ trước mắt hơn là những tác phẩm văn học đích thực. Sự nghiệp văn học nói chung và văn học về đề tài lịch sử của Lạng Sơn nói riêng - phải đến những năm sau đó mới đạt những thành tựu đáng kể.

Nếu không kể đến một vài hồi ký của cán bộ cách mạng lão thành viết trước đó, tác phẩm viết về đề tài lịch sử vào loại sớm ở Lạng Sơn là “Kỳ tích

Chi Lăng” của nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Lúc đầu tác phẩm này được

đăng tải trên Văn nghệ Việt Bắc vào những năm 1970-1974 sau đó được Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản thành sách (năm 1981, 1982). Với “Kỳ tích

Chi Lăng” - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã làm sống lại những trang sử

hào hùng của dân tộc ta trên mảnh đất Chi Lăng, nơi có bề dày lịch sử hàng ngàn năm giữ nước. Tác phẩm tiếp theo phải kể đến là tác phẩm “Ngả đƣờng

khiếp sợ” của Nông Văn Côn (do Ty Văn hóa - Thông tin Lạng Sơn xuất bản

năm 1982). Tác phẩm đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử của quê hương Chi Lăng cùng đất nước chống giặc ngoại xâm, qua đó giúp người đọc hiểu sâu hơn về truyền thống Chi Lăng lịch sử. Những năm sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn đã tổ chức cho các văn nghệ sỹ thâm nhập thực tế sáng tác và đã in thành tập “Những ngƣời con núi mẹ” (nhiều tác giả - Ty Văn hóa thông tin xuất bản năm 1980), “Điểm tựa”, “Pháo đài Đồng Đăng” (nhiều tác giả), “Lũng Xá

bình yên” của nhà văn Nguyễn Trường Thanh (do Hội Văn học nghệ thuật

Lạng Sơn xuất bản 1987, 1988)… Những tập sách này đã phản ánh khá sinh động cuộc sống, chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc của quân và dân Lạng Sơn. Sau này nhiều tác giả của Lạng Sơn đã khai thác đề tài lịch sử và bám sát hiện thực cuộc sống nên đã viết được nhiều tác phẩm có giá trị lịch sử và ý nghĩa về văn học như: “Mũi tên thần” (Nguyễn Quang Huynh) viết về cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Hoàng Đình Kinh cuối thế kỷ XIX;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

“Lằm tàng chài pay” (Con đường anh đi) truyện thơ song ngữ của Mã Thế Vinh viết về đồng chí Hoàng Văn Thụ; tập “Hồi ký trƣởng thành trong đấu

tranh cách mạng” của Hoàng Văn Kiểu (do Vũ Ngọc Chương ghi) đã phản

ánh cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc vùng Hội Hoan, Lạc Khư, Na Sầm…(huyện Thoát Lãng) thời kỳ 1935-1945. Tiểu thuyết “Khau Slin hùng

vĩ” (2005) của nhà văn Vũ Ngọc Chương viết về phong trào cách mạng ở

vùng Hội Hoan, Văn Lãng…thời kỳ 1935-1945. Ngoài ra, cũng còn phải kể đến một số tác phẩm của các tác giả đã từng sống, chiến đấu và công tác ở Lạng Sơn, nay ở ngoài tỉnh viết về đề tài này như: Đƣờng 4 rực lửa của

Đặng Văn Việt, Những vòng tay nhân ái của Hà Văn Thư, Cuộc chiến đấu

cô đơn của Trần Sỹ Tâm…

Như vậy, văn xuôi Lạng Sơn từ năm 1945 đến nay đã có khá nhiều tác phẩm viết về đề tài lịch sử, đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và đã có những thành tựu đáng trân trọng. Ở loại đề tài lịch sử này - các nhà văn đã có được những tác phẩm có giá trị về cả phương diện văn học và lịch sử. Có thể nhận thấy cùng với sự phát triển của văn học xứ Lạng, mảng đề tài viết về lịch sử của Lạng Sơn đã có những bước đi chắc chắn và giành được những thành tựu đáng tự hào, có nhiều tác phẩm đã được trao những giải thưởng của Trung ương, của Tỉnh, trong đó có tác phẩm đã được dựng thành phim được cả nước biết đến.

Trong số các nhà văn viết về đề tài này trước tiên phải nói đến nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Ông là một tác giả tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu, xuất sắc nhất của tỉnh Lạng Sơn, đã có những đóng góp quan trọng đối với đời sống văn học tỉnh Lạng Sơn nói riêng, đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại nói chung. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh với sự hiểu biết sâu rộng và phong phú của mình, cùng với một quá trình lao động sáng tạo, miệt mài một cách đáng khâm phục, đã liên tiếp cho ra mắt bạn đọc nhiều tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

phẩm viết về đề tài lịch sử Lạng Sơn thời kỳ hiện đại như: “Hoa trong bão” (1994) viết về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn; “Tƣớng không phong hàm” (1998) viết về người chiến sỹ cách mạng Lương Văn Tri - người chỉ huy đội du kích Bắc Sơn, bạn chiến đấu của đồng chí Hoàng Văn Thụ; “Nữ điệp báo Lạng

thành” (1999) viết về nữ chiến sỹ tình báo dân tộc Tày - Ngô Thị Mão thời kỳ kháng chiến chống Pháp; Tiểu thuyết Một thời biên ải (Hội VHNT Lạng Sơn Tập 1-2000, tập 2-2008) viết về phong trào cách mạng ở Lạng Sơn giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945; tiểu thuyết Ngôi nhà của

cha (NXB văn hóa thông tin-2007) viết về cuộc đời hoạt cách mạng và

chuyên ngành kiến trúc Nguyễn Văn Ninh - người đỗ đầu trường Cao đẳng Kiến trúc Đông Dương năm 1931; Hƣơng ngàn (NXB Hội nhà văn-2008)

viết về cuôc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong; Hoa

bất tử (NXB Hội nhà văn-2009) viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của

đồng chí Hoàng Văn Thụ.

Nhà văn Nguyễn Trường Thanh được các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá là nhà viết tiểu thuyết lịch sử giầu sức sáng tạo, với nghệ thuật kể chuyện có duyên, độc đáo và chân thành và: “Điều mà người đọc luôn ghi nhận ở ngòi bút của anh là tấm lòng khao khát hiểu biết cội nguồn đến mê

say và những cứ liệu lịch sử xác thực có độ tin cậy cao”[1]. Nhà nghiên cứu

Đỗ Lâm Hà đã nhận xét về hành văn của ông - đó là: “Cách hành văn điềm đạm tự tại của một nhà giáo đã tạo được lực hút xoáy với bạn đọc. Cách hành văn ấy đã tiến một bước dài trong khai thác diễn biến các sự kiện cách mạng, tình huống cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử; khai thác diễn biến tâm lí và

tính tự sự, hay triết luận của nhân vật”[ 11].

Qua khảo sát, có thể nhận thấy - nhà văn Nguyễn Trường Thành chính là người viết nhiều nhất và thành công nhất về đề tài lịch sử của văn học Lạng Sơn. Trong những cuốn tiểu thuyết của ông - những giai đoạn lịch sử, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

nhân vật lịch sử, những sự kiện lịch sử…đều được nhà văn thể hiện một cách cụ thể, chi tiết và sống động - khiến cho người đọc như được tham dự, như được sống cùng với những sự kiện ấy: từ không gian đến thời gian; từ cảnh vật đến phong tục tập quán; từ trang phục đến những lời đối thoại, đến tình cảm, tư tưởng của nhân vật - đặc biệt là những suy nghĩ và hành động thể hiện được cái chí cao cả, tài năng kiệt xuất của những nhân vật anh hùng - những người đã viết nên những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Vì vậy, có thể khẳng định: Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh chính là một thành tựu nổi bật nhất trong đời sống văn học Lạng Sơn thời kỳ hiện đại. Tác phẩm của ông được người đọc trong cả nước biết đến và được nhiệt tình đón nhận; được nhiều người quan tâm, chia sẻ và được đánh giá khá cao về cả ý nghĩa lịch sử và giá trị văn chương của nó. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - chính là đã đi vào nghiên cứu một thành tựu nổi bật nhất, một “đặc sản văn hóa” mang tính địa phương đặc sắc và hấp dẫn của một tỉnh biên giới miền núi thơ mộng, hùng vĩ và đậm một sắc màu lịch sử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

CHƢƠNG II

NGUỒN CẢM HỨNG MÃNH LIỆT TỪ MẢNH ĐẤT LẠNG SƠN XINH ĐẸP, GIÀU KỲ TÍCH LỊCH SỬ

2.1. Lạng Sơn - mảnh đất vùng cao biên giới xinh đẹp, thơ mộng và hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Lạng Sơn là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc, một vùng đất thiêng của dân tộc. Vừa là phên dậu của đất nước khi có biến, vừa là nhịp cầu Kiều đón những bè bạn năm châu khi bình. Ở đây - núi non hùng vĩ, phong cảnh và khí hậu tuyệt vời - xứ sở của những sáng tác thi ca và những danh thắng nổi tiếng. Cách ải Nam Quan hơn mười cây số, chợ Kỳ Lừa đã đi vào ca dao dân tộc Việt, đã thu hút khách thập phương nằm ở trung tâm thành phố. Kỳ Lừa cùng với những danh thắng nổi tiếng: Đồng Đăng, Tô Thị, Nhất, Nhị, Tam Thanh, Chùa Tiên, Thành cổ… đã đi vào ca dao, dân ca mang màu huyền thoại của dân tộc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà đồng bào ta từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng đến thượng du ai cũng được đắm hồn mình trong lời ru của mẹ: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa- Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh- Ai lên xứ Lạng cùng anh- Bõ công bác mẹ sinh thành ra em- Tay cầm

bầu rượu nắm nem- Mải vui quên hết lời em dặn dò”. Lạng Sơn là một đầu

mối giao thông quan trọng có: Đường quốc lộ số 4 chạy dài theo biên giới Việt Trung từ Hải Ninh qua Lạng Sơn lên Cao Bằng; đường quốc lộ 1B từ Lạng Sơn về Hà Nội qua Thái Nguyên cửa ngõ của miền thượng du Bắc Bộ; đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt từ Đồng Đăng xuôi Hà Nội - Huế - Sài Gòn; là trung tâm kinh tế văn hóa lớn ở miền Đông Bắc, cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước với nước láng giềng Trung Quốc. Hơn nữa mảnh đất Lạng Sơn còn là một vùng văn hóa đa sắc tộc phong phú và độc đáo, nơi hội tụ của nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với nhiều phong tục tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

quán khác nhau, nên đã trở thành một mảnh đất mang đậm bản sắc dân tộc. Bản sắc đó được thể hiện đậm đà trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn qua hàng ngàn năm lịch sử.

Chính những điều đó đã tạo nên nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nhà thơ, nhà văn, cho các sứ thần Việt Nam khi sang Trung Quốc (dừng chân ở Lạng Sơn) đã sáng tác nên những tác phẩm hay, độc đáo, in dấu ấn sâu đậm trong lòng người xứ Lạng. Trước hết, đó là thiên nhiên mĩ lệ, đa dạng của xứ Lạng. Từng người theo cách nhìn, cách cảm nhận riêng của mình mà gửi gắm tình ý trong thơ. Ví dụ như: Nguyễn Trung Ngạn (đời Trần) có bài Bắc sứ túc

Khâu Ôn dịch; Trần Lô (thời Lê Sơ) có bài Quá quang thƣ hoài; Nguyễn

Tông Khuê (thời Lê - Mạc) có bài Lạng thành hình thắng; Vũ Huy Tuấn

(thời Tây Sơn) có bài Tam du Tam Thanh; Nguyễn Văn Siêu (thời Nguyễn) có bài Lạng thành đạo trung… Những bài thơ trên ngoài việc phản ánh tâm tư tình cảm của các sứ thần đối với quê hương đất nước khi phải rời xa để đến một nước khác làm nhiệm vụ, còn thể hiện lòng tự hào, sự yêu mến, ngưỡng mộ… vẻ đẹp của non sông cẩm tú nơi đây, cùng những sự mong muốn tình hữu nghị giữa hai nước tốt đẹp, vùng biên giới luôn yên ổn, vững vàng.

Trần Nhân Tông - vị vua anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông cũng đã có lần lên thị sát vùng núi Lạng Sơn đã viết những bài: Đăng Bản Sơn Đài, Sơn phòng mãn hứng, Lạng Châu Văn Cảnh. Đó là những bài thơ đẹp, tả cảnh vùng biên ải buổi chiều với đặc điểm riêng biệt “lá đỏ lặng rơi, nghìn núi tĩnh” và:

“Chùa xưa lạnh lẽo khói thu mờ

Chiều quạnh thuyền câu, chuông vẳng đưa Núi lặng, nước quang, âu trắng lượng Tạnh mây, im gió, đỏ cây thưa”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

Nguyễn Trung Ngạn chú ý đến quang cảnh: “Xóm núi trăng lòng ran

tiếng mõ, Nương đồi mưa ngớt rộn màu xanh”; Nguyễn Du nhận ra cái tình

thiên nhiên gắn bó trên thành Lạng: “Mây và đá Đoàn thành như đợi nhau

trong buổi chiều tà” (Đoàn thành vân thạch tịnh tương hậu); Ngô Thì Nhậm

có ý thơ rất phóng khoáng, lên đỉnh Mẫu Tử sơn, ông “phóng tầm mắt nhìn suốt bảy châu xứ Lạng và khoan thai đón làn gió từ vạn dặm thổi rung chòm

râu đắc ý của mình” (Thất châu mãn nhãn vô di địa, vạn lý hồn nhiên hữu cốc

phong); Nguyễn Tông Khuê mô tả vẻ hùng tráng của đất nước ở đây vừa sinh động, vừa đẹp mơ màng: “Núi dăng, cờ lộng, lung linh nguyệt, Trống rộn còn vang bát ngát rừng”. Đặc biệt, Ngô Thì Sĩ từng làm đốc trấn Lạng Sơn, là người có công lớn đối với xứ Lạng. Ông là một nhà thơ, nhà chính trị xuất sắc, là người đã biết trân trọng phát huy bản sắc xứ Lạng, góp phần làm cho Lạng Sơn thêm phong phú về sắc thái văn hóa. Thơ văn của ông thường đặc tả cảnh thiên nhiên Lạng Sơn trong sự hài hòa giữa nét mềm mại với nét hùng vĩ, giữa cái hoang sơ vắng vẻ với cái lưu luyến thiết tha, tạo nên một phong vị khác thường. Đặc biệt là niềm tự hào, sự trân trọng về vùng đất giàu truyền thống lịch sử, có những vị anh hùng mà tên tuổi đã gắn liền với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Trong bài Diễn trận sơn ông viết:

“Núi xanh như vẽ nước như dầu Chẳng thấy anh hùng dấu cũ đâu Khách vụng duyên may kết tri kỉ Gương đàn chưa nở vội rời nhau”

(Bản dịch của Trần Thị Băng Băng)

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyễn trường thanh (Trang 28 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)