1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dau an hien thuc va lang man trong truyen Thach Lam

11 2,6K 65
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 229 KB

Nội dung

I. Lý do chọn đề tài: Thạch Lam là một nhà văn có vò trí trang trọng trong văn học Việt Nam 1930 - 1945. Ông là cây bút chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn được đánh giá là cây bút truyện ngắn xuất sắc. Trong gần 10 năm cầm bút, Thạch Lam chỉ để lại một gia tài văn chương khiêm tốn gồm ba tập truyện ngắn, một tiểu thuyết, một tập ký một cuốn phê bình văn học song ông đã kòp để lại dấu ấn đặc biệt cho văn học hiện đại Việt Nam trước 1945 góp phần vào quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Tác phẩm của Thạch Lam giàu chất nhân văn luôn khao khát hướng tới chân - thiện - mỹ đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong một văn phong trong sáng, nhẹ nhàng tinh tế. Vì thế, tác phẩm của ông không phải trải qua những thăng trầm như những tác phẩm Tự lực văn đoàn khác mà được ghi nhận đánh giá khá công bằng. Hơn 60 năm qua, tác phẩm của Thạch Lam vẫn là người bạn tinh thần của nhiều thế hệ bạn đọc. Sau đổi mới, tác phẩm của Thạch Lam được chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông đã góp phần vào việc bồi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ Việt Nam. Với ý nghóa đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về Thạch Lam là cần thiết có ý nghóa thực tiễn sâu sắc cho người giáo viên trong công tác giảng dạy văn học nói chung giảng dạy về tác giả Thạch Lam nói riêng ở nhà trường phổ thông. II. Lòch sử vấn đề: Sáng tác của Thạch Lam có vò trí trang trọng trong nền văn học nước nhà có chỗ đứng vững bền trong lòng người đọc. Nhiều thế hệ bạn đọc đến với tác phẩm của Thạch Lam bởi họ tìm thấy vẻ đẹp vónh hằng trong mỗi trang văn tìm thấy chính tâm hồn mình trong thế giới nhân vật của ông. Như một lẽ tự nhiên, nhiều người say mê những trang viết của Thạch Lam mà cố công tìm hiểu khám phá. Những lễ tưởng niệm 23 năm 30 năm ngày mất của Thạch Lam của Tạp chí văn Sài gòn Giao điểm là dòp để những nhà nghiên cứu, những bạn đọc yêu mến Thạch Lam trao đổi, tìm tòi, đánh giá về những cống hiến của Thạch Lam cho văn học. Năm 1988, trong xu thế đổi mới văn học nhà xuất bản văn học xuất bản cuốn “ Tuyển tập Thạch Lam”. Tuy vậy, việc nghiên cứu về nhà văn Thạch Lam vẫn chưa sâu chưa rộng. Năm 1992, Hội thảo khoa học kỉ niệm 50 năm ngày mất của Thạch Lam do Viện văn học phối hợp với các Hội văn học nghệ thuật các tỉnh - thành phố: Hà Nội, Hải Hưng, Quảng nam - Đà nẵng tổ chức đã có nhiều tham luận, nhiều bài viết đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về Thạch Lam trên nhiều phương diện: Quan niệm nghệ thuật, những giá trò nhân bản của tác phẩm, thi pháp truyện ngắn Thạch Lam …. Từ đó đến nay việc tìm hiểu, nghiên cứu về tác phẩm của Thạch Lam vẫn được tiếp tục. Ngoài những tìm hiểu những đánh giá xác đáng về Thạch Lam của các cây bút có tên tuổi như Phong Lê, Phan Cự Đệ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Hoành Khung, Hà Minh Đức…, còn có nhiều bài viết, chuyên luận, công trình nghiên cứu về Thạch Lam nói chung phong cách nghệ thuật của Thạch Lam nói riêng trong những năm gần đây. Đó là công trình nghiên cứu: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam của Nguyễn Thành Thi NXB khoa học xã hội 2006. Theo tác giả, mục đích của cuốn sách này là “ khảo sát một cách toàn diện có hệ thống những đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam. Trên cơ sở đó mà chỉ ra những đóng góp trong trong phong cách văn xuôi nghệ thuật của ông trong tiến trình hiện đại hóa văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt”. Tác giả đi vào phân tích khảo sát các bình diện biểu hiện phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: quan niệm nghệ thuật, nội dung phương thức tự sự, hình thức thể loại ngôn ngữ nghệ thuật. Ngoài ra chuyên luận: Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 - 1945: Nguyễn Công Hoan - Thạch Lam - Nam Cao của tiến só Trần Ngọc Dung NXB Thanh niên 2004 khi bàn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam có đề cập tới hiện thực lãng mạn trong tác phẩm của Thạch Lam song chưa đặt hai yếu tố hiện thực lãng mạn trong cùng một mệnh đề để xem xét hoặc đề cập ở góc độ khác như: hiện thực trữ tình, hiện thực nhân đạo trong tác phẩm của Thạch Lam. Vì vậy, việc yếu tố hiện thực đan xen với yếu tố lãng mạn - một đặc trưng riêng nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam vẫn chưa ổn đònh việc tìm hiểu về dấu ấn hiện thực dấu ấn lãng mạn trong tác phẩm của Thạch Lam vẫn là vùng đất vẫy gọi sự khám phá. III. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu đóng góp của đề tài: Ngoài truyện ngắn, Thạch Lam còn viết tiểu thuyết, phê bình văn học, bút kí. Song tài hoa nghệ thuật của nhà văn lại kết tinh ở ba tập truyện ngắn: Gió đầu mùa ( 1937 ), Nắng trong vườn ( 1938 ), Sợi tóc ( 1942 ). Dấu ấn hiện thực - lãng mạn của Thạch Lam được thể hiện rõ nét nhất trong những tác phẩm mang khuynh hướng hiện thực khi nhà văn viết về những cảnh đời cay cực của lớp người dưới đáy xã hội. Trong phạm vi của một bài tiểu luận, tiểu luận “ Hiện thực lãng mạn trong tác phẩm của Thạch Lam” của tôi chỉ xin trình bày dấu ấn hiện thực trữ tình - một trong những nét phong cách của Thạch Lam trong một số truyện ngắn: Dưới bóng hoàng lan, Nhà mẹ Lê, Đói, Tối ba mươi, Một cơn giận, Hai đứa trẻ nhằm góp thêm tiếng nói vào việc tìm hiểu tác phẩm của Thạch Lam nói chung phong cách nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam nói riêng. IV. Cấu trúc của tiểu luận: Tiểu luận “ Phong cách nghệ thuật Thạch Lam” gồm 3 phần : - Phần 1 : Phần giới thiệu chung - Phần 2 : Phần nội dung - Phần 3 : Phần kết luận I. Vài nét về hiện thực lãng mạn trong văn học: Lãng mạn là cảm xúc tràn ra khỏi đònh hình của lí tính, là sự biểu hiện của sức sống vượt ra ngoài sự gò bó, khuôn khổ. Trái với lãng mạn, hiện thực là sự thật đời sống, là thái độ của con người hướng về sự thật đời sống. Mỗi tiếng nói văn học thực chất là tiếng nói của khuynh hướng cảm xúc thẩm mó trước thực tại. Cảm xúc thẩm mỹ lãng mạn có tính hướng nội. Đó là khuynh hướng cảm xúc đào sâu vào thế giới bên trong của con người, hướng vào thực tại mộng tưởng. Vì thế nó mang nặng tính chủ quan. Trái với cảm xúc thẩm mỹ lãng mạn, cảm xúc thẩm mỹ hiện thực có tính hướng ngoại. Đó là khuynh hướng cảm xúc đi sâu vào diện mạo của khách thể, hướng ra thực tại bên ngoài. Vì thế nó đòi hỏi nhiều tính khách quan. Ở mỗi chủ thể, ở mỗi con người đều tồn tại cả hai thứ cảm xúc: hướng nội hướng ngoại. Nghóa là ở mỗi con người vừa có dòng cảm xúc hiện thực, vừa có dòng cảm xúc lãng mạn. Hai dòng cảm xúc này có khi được chuyển hóa cho nhau. Chẳng hạn, chứng kiến một điều xấu, trong ta vừa có sự bất bình phẫn nộ nghóa là xuất hiện xúc cảm hiện thực ta mơ ước cái xấu ấy không còn nữa nghóa là xúc cảm lãng mạn. Hai dòng xúc cảm này đã chuyển hóa cho nhau. Điều này giúp ta lí giải vì sao một nhà văn viết tác phẩm này thuộc về hiện thực nhưng viết tác phẩm khác lại thuộc về lãng mạn hoặc ngay trong một tác phẩm vừa có dấu hiệu hiện thực lại vừa có dấu hiệu lãng mạn. Khi hiện thực lãng mạn được đề cập như một khuynh hướng. một trào lưu văn học nhà văn được gắn với lãng mạn hay hiện thực là do sở trường của nhà văn. Nhà văn nào có sở trường nắm bắt nhanh nhạy thế giới cảm xúc của con người thì được gọi là nhà văn lãng mạn. Còn nhà văn nào có sở trường nắm bắt nhanh nhạy những vấn đề của cuộc sống được gọi là nhà văn hiện thực. Giữõa văn học hiện thực văn học lãng mạn có những đặc trưng riêng, dấu hiệu riêng giúp ta có thể phân biệt văn học hiện thực với văn học lãng mạn hoặc dấu ấn hiện thực dấu ấn lãng mạn trong tác phẩm văn học. Về tư duy nghệ thuật, lãng mạn thường hướng tới cái lí tưởng, cái hoàn hảo bằng việc giải phóng trí tưởng tượng một cách triệt để tức là nó hướng tới cái không có thật trong thực tại đời sống. Nhân vật trong văn học lãng mạn thường là con người lí tưởng được nhà văn xây dựng bằng thao tác lí tưởng hóa. Trái với lãng mạn, hiện thực thường hướng tới cái điển hình, xây dựng nhân vật điển hình bằng thao tác điển hình hóa. ( Điển hình được hiểu là điển hình cho phẩm chất của một tập hợp người tiêu biểu cho một hiện tượng có tính qui luật ). Cùng xem con người là trung tâm phản ánh với các mối quan hệ nhưng văn học hiện thực văn học lãng mạn lại có những cách xử lý khác nhau. Trong văn học lãng mạn, tính cách con người bất chấp hoàn cảnh. Do yêu cầu lí tưởng hóa, nhà văn lãng mạn không tuân thủ logic của hoàn cảnh, của thục tế. Trong khi đó, văn học hiện thực nhìn nhận con người là một sản phẩm thụ động của hoàn cảnh, của môi trường. Hoàn cảnh, môi trường là yếu tố khách quan có sức mạnh vạn năng mà con người không thể cưỡng lại được. Văn học lãng mạn vì mục đích giải phóng tình cảm, cảm xúc đến mức tối đa nên cảm xúc tràn ngập trong mạch tư duy của lãng mạn. Trước hiện thực, nhà văn lãng mạn không phân tích hiện thực mà chủ yếu là bộc lộ cái tôi, cái thế giới chủ quan. Trong khi đó, thao tác phân tích thực tại lại là thao tác cơ bản của tư duy hiện thực. Để có cái nhìn khách quan, để tỉnh táo quan sát nắm bắt bản chất hiện thực, nhà văn hiện thực phải hạn chế tình cảm, cảm xúc đến mức tối đa. Văn học lãng mạn có ba đề tài căn bản là thiên nhiên - tình yêu - tôn giáo. Trong đó đề tài thiên nhiên được xem là đề tài hàng đầu có tính tất yếu của văn học lãng mạn. Đề tài tình yêu là đề tài quan trọng nhất, phổ biến nhất đề tài tôn giáo được xem như logic nội tại của văn học lãng mạn. Văn học hiện thực lại quan tâm đến xã hội, môi trường xã hội đặc biệt là những không gian sinh tồn của các tập hợp xã hội. Vì thế, nó quan tâm đến khắc họa tính cách xã hội ( kể cả tính cách phổ biến của người nông dân, đòa chủ đến những tính cách cụ thể, dò biệt như tính cách lưu manh, tính cách dở hơi, tính cách bà cô… ); quá trình xã hội đặc biệt là quá trình tha hóa, lưu manh hóa; hiện trạng xã hội. Về thể loại, do gốc của văn học lãng mạn là cảm xúc cá nhân, là cái tôi nội cảm nên nó hay tìm đến các thể loại trữ tình như thơ, tùy bút, tự truyện, truyện ngắn trữ tình. Còn gốc của văn học hiện thực là xã hội, coi trọng khách quan nên thể loại phổ biến của nó là phóng sự, truyện ngắn trào phúng, tiểu thuyết. Có thể nói trên đây là những phương diện cơ bản để soi chiếu, để phân đònh văn học hiện thực văn học lãng mạn. Song trong thực tế sáng tác, hai phương diện hiện thực lãng mạn không thể phân đònh một cách rạch ròi mà đôi khi có sự chuyển hóa các nhà văn luôn có ý thức phát huy những tinh hoa của những tiếng nói văn học khác để tự làm giàu khả năng nghệ thuật của mình. Ở những trường hợp đó, các phương diện đề cập ở trên cũng có thể xem là tiêu chuẩn giúp ta nhận ra dấu ấn hiện thực lãng mạn trong tác phẩm văn học. II. Dấu ấn hiện thực lãng mạn trong tác phẩm của Thạch Lam Soi rọi lý thuyết về hiện thực lãng mạn vào sáng tác của Thạch Lam ta thấy sự tồn tại của hai tính chất hiện thực lãng mạn trong sáng tác của ông không phải là điều vô lý. Như đã nói ở trên, con người cùng một lúc có thể tồn tại hai xúc cảm: xúc cảm hiện thực xúc cảm lãng mạn. Vậy việc nhà văn viết tác phẩm này mang dấu ấn hiện thực, tác phẩm khác lại mang dấu ấn lãng mạnthực tế xảy ra trong văn chương. Chẳng hạn trường hợp Vũ Trọng Phụng, khi viết “ Giông tố”, “ Số đỏ” thể hiện đầy đủ cảm quan hiện thực nhưng ở tác phẩm “ Lấy nhau vì tình” lại mang cảm quan lãng mạn dù ông là cây bút hiện thực phê phán. Hay ở Thạch Lam, những kiểu truyện thiên về tâm tình, dấu ấn lãng mạn thể hiện rất rõ rất sâu sắc, những kiểu truyện thiên về xã hội, dấu ấn hiện thực lại được thể hiện rõ. Song ở Thạch Lam, sự đan xen giữa hiện thực lãng mạn còn xuất hiện ở ngay trong một tác phẩm. Chính điều này làm nên nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. 1. Chất hiện thực trong truyện ngắn của Thạch lam Vào những năm 1936 - 1939, cao trào Mặt trận Dân chủ diễn ra sôi nổi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, người lao động đã bước lên vũ đài chính trò. Hiện thực này không chỉ tác động mạnh mẽ đến dòng văn học hiện thực phê phán mà còn tác động làm chuyển hướng cả những cây bút của nhóm Tự lực văn đoàn thuộc dòng văn học lãng mạn: Trống mái ( 1935 ) của Khái Hưng, Tối tăm ( 1936 ) của Nhất Linh, Sau lũy tre (1937 ) Con trâu ( 1939 ) của Trần Tiêu… . Thạch Lam là cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn, sáng tác chủ yếu vào thời kỳ Mặt trận Dân chủ, lẽ tất nhiên cũng chòu ảnh hưởng của phong trào này. Song khác với các nhà văn cùng văn đoàn, viết những tác phẩm có bóng dáng hiện thực có tính xu thời. Họ thường bày tỏ lòng xót thương cho những người nghèo khổ bằng cách thương hại của những bậc thượng lưu đối với những kẻ khốn cùng thì Thạch Lam lại lặng lẽ hướng ngòi bút về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn xót thương chân thành. Khung cảnh thường thấy trong truyện của Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn vắng … . Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với vẻ heo hút, thảm đạm của kiếp lầm than. Ngay trong bài giới thiệu tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Thạch Lam viết: “ Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo thay đổi một cái thế giới giả dối tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch phong phú hơn.” Có thể xem đó là tuyên ngôn nghệ thuật của Thạch Lam. Nó khác hẳn với tuyên ngôn của văn học lãng mạn gần gũi với quan điểm của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố… những nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Khảo sát ba tập truyện ngắn của Thạch Lam: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc thì số truyện nhà văn trực tiếp đề cập đến đời sống của người dân nghèo chiếm tới một nửa. Các truyện khác tuy có nhân vật chính là tầng lớp tiểu tư sản nhưng vẫn thấp thoáng những con người lam lũ hoặc cuộc sống cần lao khốn khổ. Ở những tác phẩm có khuynh hướng hiện thực rõ rệt của nhà văn lãng mạn này như Nhà mẹ Lê, Đói, Tối ba mươi, Một cơn giận Hai đứa trẻ, Cô hàng xén, , Một đời người… dường như khoảng cách giữa nhà văn lãng mạn Thạch Lam với các nhà văn hiện thực phê phán đã được rút ngắn đến mức tối đa. Tác phẩm Nhà mẹ Lê kể về số phận bi thảm của người mẹ nghèo phải nuôi đàn con 11 đứa. Cuộc sống khốn khổ của nhà mẹ Lê được nhà văn miêu tả thật gần với những cảnh đời trong trang viết của các nhà văn hiện thực phê phán: “ một căn nhà lụp xụp, chừng ấy người chen chúc trong khoảng rộng độ bằng hai cái chiếu, có mỗi một chiếc giường nan bò gãy nát, mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng ngủ trong đó trông như một cái ổ chó, chó mẹ chó con lúc nhúc”. Mùa đông đến, ngoài đồng trơ những cuống rạ, anyone hồ cạn sạch cá tôm, nguồn thức ăn cả gia đình mẹ trông chờ không còn nữa. Không cầm lòng nhìn cảnh đàn con đói rét, mẹ đánh bạo đến nhà giàu vay gạo nhưng chẳng những lão bá không cho vay còn xua chó cắn. Mẹ Lê chết để lại bầy con dại… Thạch Lam đã đề cập một cách nhức nhối về thảm kòch của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám: muốn sống để nuôi con bằng lao động lam lũ nhọc nhằn mà cũng không được. Tai họa luôn bủa vây giáng xuống gia đình đói rách ấy bất cứ lúc nào. Mạng sống của người nông dân không hề được sự bảo hiểm nào từ xã hội, từ luật pháp. Trang đời, số phận sự bế tắc của mẹ Lê có khác gì chò Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố? Truyện ngắn Một cơn giận lại là bi kòch của người dân nghèo thành thò. Dư - người phu xe rách rưới, khổ sở “ co ro .vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tả, những vết nhăn nheo in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác”. Một lần kéo xe vào phố kiếm thêm mấy xu mua thuốc cho con, anh bò phạt số tiền lớn. Không có tiền trả nợ cho chủ xe, anh bò đánh đập tàn nhẫn phải bỏ nhà trốn biệt. Đứa con ốm không có tiền thuốc men phải chết. Kiếp sống của người kéo xe tay đầy tủi nhục mà Thạch Lam đề cập đến cũng là cảnh đời của những phu xe trong kiếp “ Người ngựa, ngựa người” của Nguyễn Công Hoan hay “ Anh cu ly xe” của Tam Kính. Truyện ngắn Tối ba mươi lại là câu chuyện buồn về số phận của hai cô gái vì kế mưu sinh cùng đường phải rời bỏ làng quê, gia đình dấn thân vào kiếp vô loài nhục nhã trong nhà săm. Trong thời khắc năm cũ sắp tàn, người người sửa soạn đón năm mới trong sự sum vầy hạnh phúc, nhà săm vắng lặng hai cô gái cũng tạm ngưng cái “ đời trụy lạc từ lâu” của mình để đón giao thừa. Nhưng chính trong giây phút nghiêng mình hướng về gia tiên, tổ phụ trước thềm năm mới hai cô gái cay đắng nhận ra sự ê chề, lạc lõng, trơ trọi của kiếp ngựa người tha hương. Họ nhận ra một khoảng cách mênh mông ngăn cách họ với toàn cõi nhân gian đầy mưa lạnh bóng tối: người ta đầm ấm còn mình lạnh lùng; người ta thơm tho, sạch sẽ còn mình nhơ nhuốc; người ta đoàn tụ đầm ấm còn mình trơ trọi, bơ vơ; người ta hoan hỉ phúc - lộc - thọ đầy tay còn mình rặt những buồn thảm, chán chường, trống rỗng. Hai con người khốn khổ ấy khắc khoải mơ về những ngày xưa trong sạch, đầm ấm trong tình yêu thương của gia đình. Giấc mơ ngày xưa với họ hiện tại thật xa lắm… Kiếp người tủi nhục bán thân nuôi miệng mà Thạch Lam phản ánh có khác gì cuộc đời, số phận của những đời mưa gió trong “ Oẳn tà rroằn” , trong “ Người ngựa - ngựa người” của Nguyễn Công Hoan? Khác với các truyện ngắn trên, Đói lại là nỗi đau tinh thần của một con người thuộc tầng lớp tiểu tư sản bò sự giày đạp bởi miếng ăn. Sinh - một viên chức bò thải hồi lâm vào cảnh thiếu thốn khổ sở. Vợ của anh dối chồng bán thân để kiếm miếng ăn cho chồng cho mình. Sự việc bò Sinh phát hiện. Anh hất tung thức ăn vợ mua về giận dữ đuổi vợ đi. Không vượt qua được cái đói hành hạ, Sinh lại đành phải ngấu nghiến một cách vụng trộm những thức ăn mà anh vùa hất đi đểrồi sau đó phải “ lấy hai tay ôm mặt, cúi đầu, khóc nức nở”. Quả thật, Thạch Lam đã đề cập đến hiện tượng tha hóa của con người vì miếng ăn. Nhân vật Sinh trong truyện ngắn Đói đã đặt sự tồn tại lên trên nhân cách. Đó là dấu hiệu đầu tiên tuy nó rất mong manh nhưng nó có tính dự báo về sự tha hóa, biến đổi nhân cách của con người trước hoàn cảnh. Bi kòch vì miếng ăn của Sinh cũng khốc liệt, day dứt ta như bi kòch Sống mòn của Giáo Thứ của Nam Cao. Dư vò chua chát của truyện gợi nhớ đến truyện ngắn “ Miếng bánh của Nguyên Hồng. Ở đó, Hưng - nhân vật chính của truyện cũng không kìm chế nổi cơn đói đã ăn vụng vợ miếng bánh để rồi phải sống trong tâm trạng ân hận, xấu hổ đến độ “ cả cổ họng ruột gan xoắn lại. Tâm trí Hưng nức nở. Miếng bánh nhai nhỏ ra càng như mảnh thủy tinh tẩm mật cá”. Hiện thực bi đát không giành cho riêng đối tượng nào. Trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám, người nông dân. người dân nghèo thành thò, người tiểu tư sản, người phụ nữ hay trẻ em hết thảy đều có số phận thảm đạm. Hai đứa trẻ lại là cuộc đời buồn tẻ, thiếu ánh sáng niềm vui của những người nghèo, những trẻ em nghèo ở một phố huyện đìu hiu. Hình ảnh những đứa trẻ nghèo ven chợ “cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại”, hình ảnh hai đứa trẻ vì bố mất việc phải chuyển về phố huyện, trông coi hàng tạp hóa giúp mẹ, hằng đêm thức chờ chuyến tàu Hà Nội đi qua ga xép để hưởng chút ánh sáng niềm vui từ những toa tàu hạng sang cho vợi bớt nỗi nhớ một Hà Nội rực rỡ ánh đèn, một Hà Nội xa xăm. Có thể nói, những cảnh đời vô vọng, buồn tẻ tựa như tàu không đổi chuyến là hiện thân của hiện thực trì trệ, tù hãm của xã hội Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam một trong những nguyên cớ để lí giải dấu ấn hiện thực trong sáng tác của Thạch Lam, giáo sư Phong Lê trong bài “ Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn” đã khẳng đònh: “ Dường như Thạch Lam không viết gì ngoài những cảnh đời ông đã sống chứng kiến. Mà cuộc sống của ông thì suốt tuổi thơ là quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương tuổi thanh niên lập nghiệp ở “ Hà Nội băm sáu phố phường” đã đi vào văn ông như là sự thu nhỏ của xã hội Việt Nam trong giao lưu Đông - Tây giao thoa mới cũ”. Quả vậy, suốt thời thời niên thiếu, sống ở phố huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, gần gũi với những người dân lao động nghèo khó. Gia đình Thạch Lam cũng đã có lúc lâm vào cảnh túng quẫn. Sau khi người cha mất ở Sầm Nưa ( Lào ), người mẹ tảo tần buôn bán ngược xuôi nuôi 7 anh em Thạch Lam ăn học. Cả cuộc đời sau này khi Thạch Lam đã lập gia đình ông vẫn phải sống trong cảnh nghèo khó, túng quẫn. Đó chính là lí do để giải thích vì sao Thạch Lam lại có thể viết về những cảnh đời đau khổ, thảm đạm của người dân nghèo vừa ám ảnh vừa thấm thía đến thế. Bàng bạc trong mỗi câu chuyện kể về những kiếp người nhỏ nhoi dưới đáy xã hội là tấm lòng nhân đạo của nhà văn giành cho họ. Đó là nỗi ngậm ngùi cho thân phận con người muốn sống hiền lương mà không được. Đó là nỗi chua chát, đắng cay khi con người bò giày đạp nhân phẩm, phải sống nhàu nhã, phải chòu tha hóa. Đó là nỗi băn khoăn, bận bòu vô ngần cho tương lai của trẻ em nghèo. Đó là nỗõi nhức nhối trước thực trạng người dân nghèo phải chòu những bất công… Đọc những truyện ngắn của Thạch Lam viết về những cảnh đời khốn khổngười đọc luôn nhận ra những câu hỏi bức thiết của tác giả về quyền sống của con người. Dẫu cho đó chưa phải là tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống mạnh mẽ như các nhà văn hiện thực nhưng nó vẫn có khả năng lay thức con người đang lay lắt trong chốn “ ao đời phẳng lặng”. Với Thạch Lam, văn chương không chỉ nhằm “tố cáo thay đổi một cái thế giới giả dối tàn ác” mà còn “làm cho lòng người được thêm trong sạch phong phú hơn”. Không giống các nhà văn lãng mạn thường khoác lên hiện thực cuộc sống con người thứ “ ánh trăng lừa dối”, cũng không hề gán cho những nhân vật của mình những hành động, những ý nghó khả dó có thể làm bi thảm thêm cuộc đời của họ như nhiều nhà văn hiện thực thường làm, Thạch Lam dẫu có phản ánh hiện thực bi đát đau đớn của những kiếp đời vẫn trân trọng nâng niu những phần tốt đẹp của họ, vẫn một lòng hướng về chân - thiện - mỹ. Vì thế, trong tác phẩm của Thạch Lam không hề xuất hiện những con người vật hóa, phi nhân tính “ chết mòn” về tinh thần mà bất luận trong hoàn cảnh nào họ cũng giữ cho mình nhân cách trong sạch, ước mơ trong sáng vượt ra khỏi nỗi buồn bóng tối. Mẹ Lê trong “ Nhà mẹ Lê” nghèo khổ đến cùng cực vẫn vẹn nguyên là người mẹ lam lũ, cần cù, hết lòng yêu thương con. Chi tiết mẹ Lê sắp trút hơi thở cuối cùng vẫn khao khát một ước muốn: “ giá cứ có người mướn làm” để có tiền nuôi đàn con thơ dại làm người đọc phải rơi lệ. Hai cô gái trong nhà săm trong truyện ngắn “ Tối ba mươi” đã sống những giây phút đầy mặc cảm về kiếp sống nhàu nhã ê chề nhưng rồi vẫn vượt qua nó để hướng về tổ tiên bằng tấm lòng thành kính, vẫn khắc khoải niềm mơ ước: được trở về sống trong vòng tay êm ái yêu thương của gia đình đã gợi nên bao nỗi ngậm ngùi thương cảm trong lòng người. Chi tiết nhân vật Thanh luôn bò giày vò vì sự lạnh lùng, ích kỷ tàn nhẫn của mình khi chứng kiến thảm cảnh của gia đình người phu xe khiến cho người đọc cảm thông bởi sự vượt qua ranh giới giữa cái thiện cái ác để thức tỉnh lương tri, trở về với phẩm chất Người của anh. Những cuộc đời lay lắt trong nghèo đói tăm tối của phố huyện nghèo không đố kỵ, bon chen mà đầm ấm tình người “ chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Có người bảo mỗi truyện của Thạch Lam đều như một bài thơ trữ tình đầy xót thương. Với cảm quan nhân đạo, tác phẩm của Thạch Lam vừa mang dấu ấn hiện thực, vừa mang dấu ấn lãng mạn. Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn, từ trong cốt lõi tâm hồn, tư tưởng nghệ thuật quan niệm thẩm mỹ của ông thuộc về văn học lãng mạn. Ở những tác phẩm thiên về tâm tình, dấu ấn lãng mạn của Thạch Lam thể hiện thật độc đáo. Xin lấy truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” làm ví dụ. Truyện đơn giản kể về chuyện đứa cháu về thăm bà nhưng dưới ngòi bút của Thạch Lam nó trở thành câu chuyện đầy mộng, đầy thơ như thế giới cổ tích: “ Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người; trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí … Thanh bước xuốnggiàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn đi vào … Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tónh mòch, bà chàng vẫn tóc bạc phơ hiền từ … Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây cao vút lên trước mặt … “ cây hoàng lan”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa … Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối”. Không gian truyện thật tónh lặng đầy hương thơm. Thời gian như ngưng đọng để ngân nga với nỗi niềm xốn xang của người con trai trước cảnh cũ, người xưa “ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trên mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”. Có thể nói, truyện ngắn “ Dưới bóng hoàng lan đẹp như một bài thơ lãng mạn. Tác giả Vũ Tuấn Anh trong bài viết “ Nỗi buồn Thạch Lam - một tâm thế xã hội nhân văn” quả quyết cho rằng: Ở truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”, bút pháp lãng mạn của Thạch Lam đã đạt đến độ trong suốt. Thạch Lam không hề thi vò hóa cuộc sống mà những gì tốt đẹp của cuộc sống đã thăng hoa kết tinh thành thơ. Hương sắc cuộc sống cao khiết hiếm hoi đã tụ về được ngưng đọng lại trong khu vườn hoàng lan ấy… Không chỉ ở những tác phẩm thiên về tâm tình mà ngay cả những tác phẩm thiên về khuynh hướng hiện thực, dấu ấn lãng mạn của Thạch Lam vẫn rất rõ nét. Ở những tác phẩm này, cảm hứng lãng mạn của Thạch Lam như cánh diều mà sợi dây bền chặt của nó lại là hiện thực cuộc sống. Tất cả hiện thực cuộc sống đều đặt trong con mắt quan sát chất chứa chất văn lãng mạn. Đọc Thạch Lam ta được tắm mình trong khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng mang đậm dấu ấn của làng quê đất Việt: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào ( Hai đứa trẻ ). Có buổi chiều nào êm như ru trong cách nhìn của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng? Chỉ có tâm hồn lãng mạn Thạch Lam mới có cái mượt mà đượm chất thơ đến thế. đây nữa, những đêm trăng mùa hạ quen thuộc của làng quê Việt nam“ mọi người hợp nhau nói chuyện, trẻ con nghòch chạy quanh các bà mẹ … tiếng cười to dài của người lớn xen lẫn tiếng khúc khích của những cô gái” ( Nhà mẹ Lê ). Có thể nói, không khí nhân vật trong truyện của Thạch Lam bao giờ cũng đầy chất thơ. Thiếu đi cái chất thơ ấy cuộc sống con người đều trở nên nhạt nhẽo vô vò. Miêu tả giây phút giao thừa thiêng liêng con người tự thức tỉnh nhân cách tự thanh lọc tâm hồn mình, Thạch Lam vẫn viết bằng lối văn giàu chất thơ làm lay động lòng người: “ Huệ không đáp, đi đến cửa sổ, tì trán vào cửa kính nhìn xuống đường. Mưa bụi vẫn bay tơi tả, hình như ở bóng tối khắp nơi dồn lại Huệ tưởng nhớ đến những căn nhà ấm cúng sáng đèn, then cửa cài chặt, mọi người trong nhà đang sửa soạn đón năm mới trong sự thân mật của gia đình” ( Tối ba mươi ). Chất lãng mạn còn được thể hiện rõ nét khi Thạch Lam miêu tả những cảm xúc, những rung động sâu kín của con người. Thế giới tâm hồn của cô bé Liên, khao khát hướng về cuộc sống tràn niềm vui ánh sáng của Liên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” dưới ngòi bút của Thạch Lam thật lãng mạn: “Hai chò em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa tàu sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng kền lấp lánh, các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chò em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre ( … ). Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, ngoài kia, đồng ruộng mênh mang yên lặng”. Tâm hồn Liên là một bài thơ có cấu tứ khá hoàn chỉnh. Cuộc sống khó nghèo không làm Liên chìm trong lầm lũi, thầm lặng vẫn khao khát niềm vui cuộc sống. Có thể nói nếu các nhà văn hiện thực phê phán, cảnh sống hiện thực khốn khổ với nước mắt của đói, miếng ăn áp bức thì cuộc sống hiện thực trong văn Thạch Lam được đo bằng một đơn vò lãng mạn nhất đònh. Điều ấy khiến cho những tác phẩm của Thạch Lam dẫu gần với hiện thực nhưng không gây cảm giác ngột ngạt, căng thẳng như các tác phẩm hiện thực phê phán mà sức lay động của nó cũng không hề kém hiệu quả. [...]... công khai 15 năm trước Cách mạng tháng Tám nhưng Thạch Lam vẫn có một vò trí trang trọng trong nền văn học Việt Nam trong lòng người Nhắc đến Thạch Lam, người ta thường nhắc đến một cây bút truyện ngắn có phong cách đặc biệt, không thể nhầm lẫn với phong cách của bất kỳ nhà văn đương thời nào Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung khẳng đònh: “ Thạch Lam đã góp phần nâng cao trình độ truyện ngắn Việt Nam... Nói đến Thạch Lam, người ta thường nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn truyện dài” “ Một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi như là mẫu mực được” Đến với văn chương Thạch Lam ta bò cuốn hút bởi một hồn văn độc đáo: vừa hiện thực, vừa trữ tình Sống một đời văn ngắn ngủi nhưng tác phẩm của Thạch Lam thì sẽ còn dài mãi đến tận tương lai Chừng nào người đọc còn yêu q những áng văn của Thạch Lam thì chừng... áng văn của Thạch Lam thì chừng ấy người ta còn tìm hiểu khám phá những giá trò văn chương của ông Bởi thế việc tìm hiểu nghiên cứu văn chương của Thạch Lam, phong cách nghệ thuật của Thạch Lam trong đó có dấu ấn hiện thực lãng mạn trong tác phẩm của ông vẫn chưa kết thúc . thương. Với cảm quan nhân đạo, tác phẩm của Thạch Lam vừa mang dấu ấn hiện thực, vừa mang dấu ấn lãng mạn. Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn, từ trong cốt lõi. của Thạch Lam và một trong những nguyên cớ để lí giải dấu ấn hiện thực trong sáng tác của Thạch Lam, giáo sư Phong Lê trong bài “ Thạch Lam trong Tự lực

Ngày đăng: 09/09/2013, 20:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w