10 2.2 Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực 11 2.3 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 11 2.4 Chức năng mới của người giáo viên trong phương pháp tí
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiệp vụ sư phạm dến nay đã hoàn thành Tuy nội dung nghiên cứu chưathật sự sâu sắc và hoàn thiện, nhưng nó cũng phản ánh phần nào về đề dạy và họcthực tế hiện nay
Lời đầu tiên, tội xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô giáo giảng dạy khoa giáodục trường ĐHSP Hà Nội trong suốt thời gian qua Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc cô giáo: Nguyễn Thanh Phương và thầy giáo – thạc sĩ: NguyễnThu Tuấn Những người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ rất nhiều cho tôi trong quátrình thực hiện nội dung nghiên cứu này
Xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo đồng nghiệp trường tiểu học VạnPhú 2 – Huyện Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ à cung cấpnhững tư liệu cần thiết để bản thân hoàn thành đề tài
Lần đầu tiên thực hiện đè tài, mặc dầu có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tôi mong được sự góp ý của cácquí thầy cô và bạn bè đồng nghiệp
Nha Trang, tháng 06 năm 2009
Người thực hiện
Võ Thị Thu Viên
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này hoàn toàn là của chính mình, không lặp lại kết quả của bất cứ đề tài nào đã công bố trước đây và hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Nha Trang, tháng 06 năm 2009
Người thực hiện
Võ Thị Thu Viên
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ
2.1 Thế nào là “ phương pháp dạy học tích cực ”? 10
2.2 Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực 11
2.3 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 11
2.4 Chức năng mới của người giáo viên trong phương pháp tích cực 12
2.5 Làm thế nào “ Phát huy tác dụng của phương pháp dạy học tích cực
sáng tạo” trong quá trình giảng dạy kiến thức mĩ thuật và giáo dục học
sinh trong tiết học phân môn vẽ tranh?
12
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI TRẺ EM 14
1 Đặc điểm về hoạt động và môi trường
14
II SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TẠO HÌNH CỦA
TRẺ EM
15
CHƯƠNG III: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT 17
Trang 41 Mục tiêu chung của chương trình mĩ thuật ở tiểu học 17
4 Làm thế nào để phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo của học sinh, tránh
tình trạng vẽ tranh giống nhau
24
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
TÍCH CỰC NHẰM PHÁT HUY KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC KHI HỌC VẼ TRANH
II MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT HUY HẾT
KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHI HỌC VẼ
TRANH
35
Trang 5- Từ đó gây cho các em niềm say mê hứng thú tìm cái hay, cái đẹp trong nghệthuật tạo hình, từng bước hình thành thị hiếu thẩm mĩ tốt.
- Chương trình mĩ thuật tiểu học còn giúp cho học sinh bước đầu làm quen vớicác phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như đường nét, hình khối, màu sắc, bốcục… Qua đó các em học tập tốt những môn học khác hoặc trong sinh hoạtthường nhật từ cách ăn, mặc, đi đứng, giao tiếp văn minh, lịch sự
- Chương trình mĩ thuật tiểu học lấy hoạt động thực hành và năng lực cảm thụ làchủ yếu nhằm phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo giúp học sinh được vẽ,được nặn theo cách nghĩ và bằng cảm xúc riêng của mỗi cá thể Hết sức tránh gò
ép rập khuôn…
- Nhưng thực trạng giảng dạy mĩ thuật ở tiểu học hiện nay vẫn có tình trạng: giáoviên thông báo kiến thức một cách chung chung ( như sách giáo khoa) chưa chú ýđến yếu tố thẩm mĩ của bài học, chưa quan tâm móc nối, liên hệ với những gì liên
Trang 6- Học mĩ thuật của học sinh chưa thật thoải mái, các em vẽ thường gò bó côngthức, đôi lúc còn rập khuôn, sự suy nghĩ, tìm tòi chưa được giải phóng, hiệntượng bắt chước, lập lại từ cách vẽ, vẽ màu, cách tìm chủ đề cho đề tài vẫn cònchung chung, đơn điệu… là phổ biến Trái lại học sinh tiểu học thích học mĩthuật là thích vẽ, thích xem tranh Phải chăng tính tích cực của học sinh chưađược đánh thức Vì thế sự suy nghĩ tìm tòi của các em chưa được khởi động.
- Chính từ thực trạng trên mà trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại trườngtiểu học Vạn Phú 2 – Huyện Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa, tôi đã tìm ra một sốphương pháp dạy học tích cực để phát huy hết khả năng sáng tạo cho học sinhtiểu học khi học các bài vẽ tranh
- Qua bài nghiên cứu này tôi đề cập vấn đề mới mà giáo viên mĩ thuật cần lưu ýlà: Làm thế nào để phát huy tối đa tác dụng của phương pháp dạy học tích cực,tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập với các thái độ tích cực và hợp tác,học sinh có hứng thứ khi tiếp cận với kiến thức mĩ thuật, vận dụng có hiệu quảkiến thức mĩ thuật vào thực tiễn Đặc biệt là phân môn vẽ tranh
- Và thông qua giảng dạy bộ môn mĩ thuật, giáo viên mĩ thuật có thể góp phầnvào việc rèn kĩ năng sống, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Học sinh phải tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập đểkhám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ học tập
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo luận,tranh luận và tự đánh giá sản phẩm của mình Kích thích cho học sinh thói quenquan sát, tìm tòi và khám phá cuộc sống xung quanh
- Từ cách suy nghĩ tích cực đó giáo viên giúp cho học sinh phát huy cách vẽ hồnnhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh của trẻ tiểu học
- Giúp học sinh bộc lộ khả năng sáng tạo của mình trong cách vẽ Tìm hiểu và
Trang 7- Giúp học sinh ngày càng yêu thích môn mĩ thuật, làm nền tảng cho việc giáodục thẩm mĩ cho học sinh khi học lên bậc trên tiểu học.
- Do vậy mục đích nghiên cứu này để phục vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy
bộ môn mĩ thuật ở tiểu học hiện nay Từ đó định hướng cho học sinh Qua vẽtranh các em sẽ làm giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, rènluyện cho học sinh có thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê Đó làđiều kiện để học sinh được hoạt động, được tiếp xúc với ngôn ngữ thực sự của
mĩ thuật
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học là thay đổilối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “ phương pháp dạy học tíchcực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, kĩnăng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trongthực tiễn
- Do vậy mà đề tài nghiên cứu này góp phần xây dựng phương pháp dạy học môn
mĩ thuật theo lối tích cực để phát huy hết khả năng sáng tạo cho học sinh tiểu họckhi học các bài vẽ tranh có hiệu quả cao
- Tổng hợp những vấn đề cơ sở lý luận của đề tài
- Phân tích đánh giá thực trạng dạy và học phân môn vẽ tranh
- Kết luận và đề xuất
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh khối 1, khối 2, khối 3, khối 4, khối 5, Trường tiểu học Vạn Phú 2 Vạn Ninh - Khánh Hòa Năm học 2008- 2009
Thời gian 1 năm
Trang 8V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua tài liệu như sách báo liên quan đến
đề tài
- Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp phân tích tổng hợp
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ
CHỨC DẠY – HỌC MĨ THUẬT
I.QUAN ĐIỂM DẠY HỌC
- Quan điểm dạy học: là những định hướng tổng thể cho các hành động phương
pháp Trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng,những cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổchức cũng như những định hướng về vai trò của giáo viên và học sinhtrong quá trình dạy học
- Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là
mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học
II PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
- Phương pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trongquá trình dạy học Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong hình thức cụ
thể Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập Phương pháp dạy
học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xã định nhằm đạt mục đích dạy học.
Trang 9- Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằngcách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xungquanh trong những điều kiện học tập cụ thể.
1 Phương pháp dạy học mĩ thuật
- Dạy mĩ thuật cũng là dạy học, vì mĩ thuật cũng là môn học ở nhà trường dovậy, dạy mĩ thuật cũng tuân theo những phương pháp chung và phải cóphương pháp riêng Giáo viên dạy mĩ thuật cần nắm vững các phương phápdạy học chung nhất và vận dụng những vấn đề chung vào dạy mĩ thuật dạyhọc là một nghề khó giáo viên phải như là người thầy thuốc giỏi, vị tướngtài, biết vận dụng cái chung vào dạy học, hoàn cảnh cụ thể để đem lại hiệuquả cao cho công việc Vì thế người ta nói dạy học là một nghệ thuật Người
vẽ phỉ biết cái chung, cái hiện thực khách quan và những tri thức chungthành cái của riêng mình, tuyệt nhiên không sao chép nguyên mẫu, khôngrập khuông như người khác
- Mĩ thuật là môn học đòi hỏi sự sáng tạo, luôn luôn sáng tạo: Từ cái thực có thậttạo nên bài vẽ, bức tranh đẹp, phản ánh được cái thực
- Mĩ thuật là môn học tạo ra cái đẹp Muốn có cái đẹp phải có kiến thức, phảinghĩ, phải thích thú Vì vậy, dạy mĩ thuật hay phương pháp dạy mĩ thuậtlàm cho học sinh phấn khởi hồ hởi, mong muốn vẽ đẹp, chứ không đơnthuần là truyền đạt kiến thức
- Mĩ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể rõ ràng, vừa chung chungtrừu tượng, khó thấy, khó nhìn, và là loại kiến thức có ở xung quanh ta…Điều đó đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn vàkiến thức của các bộ môn khác có liên quan
Trang 10- Mĩ thuật là môn học trực quan, do vậy dạy mĩ thuật ở tiểu học cần phải dạy trên
đồ dùng dạy học là chủ yếu ( mẫu vẽ, hình vẽ, tranh ảnh…)
- Mĩ thuật là môn học rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển khả năng cảm thụ củathẩm mĩ thị giác, nên phải dạy học sinh cách nhìn để nhận biết, cảm thụ cáiđẹp
- Mĩ thuật là môn học thực hành, lấy thực hành làm hoạt động chủ yếu Học sinhphải luyện tập, làm đi làm lại nhiều lần, mỗi lần thử nghiệm là một lần tìmđược cái mới, cái khác, là một lần nhận thức rồi lại nhận thức thêm Học mĩthuật, học sinh có thể quan sát bài vẽ của bạn, có thể hỏi hay bàn luận đểtham khảo, xong tất cả phải được tiếp thu và biến hóa để thành cái riêng củamình
2 phương pháp dạy - học phát huy tính tích cực
2.1 Thế nào là “ phương pháp dạy học tích cực ”?
- Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiềunước, để chỉ những phương pháp giáo dục/ dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của người họ Tích cực trong phương pháp tích cực đượcdùng với nghĩa là: Hoạt động, chủ động trái nghĩa với không hoạt động, thụ độngchứ không dùng theo nghĩa trái ngược với tiêu cực
- phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạtđộng nhận thức của người học chứ không phải tập trung vào phát huy tính tíchcực của người dạy
2.2 Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực:
Có 4 dấu hiệu cơ bản:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò
Trang 112.3 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua
tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh Dạy học thay vì lấy “ dạy
” là trung tâm sang lấy “ học ” làm trung tâm Trong phương pháp tổ chức, ngườihọc – đối tượng của hoạt động “ dạy ”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “ học
”- được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo,thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phảithụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Dạy theo cách này,giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn hành động.Nội dung và phương pháp dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động vatích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng, thực hiện thầy chủđạo, trò chủ động
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của họcsinh Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rènluyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽtạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quảhọc tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạtđộng học trong quá trình học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ độngsang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong nhà trường
- Dạy học phân hóa kết hợp với học tập hợp tác Trong một lớp học mà trình độkiến thức, tư duy của học sinh không đồng đều thì khi áp dụng phương pháp dạyhọc tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, mức độ, tiến độ hoànthành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạtđộng độc lập Từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực, giáo viên không cònđóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức Giáo viên trở thành nhàthiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học
Trang 12sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩnăng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá
- Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, đạt hiệu quả cao
2.4 Chức năng mới của người giáo viên trong phương pháp tích cực.
- Thiết kế, tổ chức các hoạt động của học sinh
- Gợi mở, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động tìm tòi
2.5 Làm thế nào “ Phát huy tác dụng của phương pháp dạy học tích cực sáng
tạo” trong quá trình giảng dạy kiến thức mĩ thuật và giáo dục học sinh trong tiết
học phân môn vẽ tranh?
- Như đã nêu trên, phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cựchóa hoạt động nhận thức của người học Đây không phải là một phương pháp dạyhọc cụ thể mà là một nhóm phương pháp bao gồm nhiều phương pháp vừa truyềnthống, vừa hiện đại ( Phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, phươngpháp vấn đáp, phương pháp giải thích minh họa, phương pháp thực hành luyệntập, phương pháp trò chơi, phương pháp hợp tác nhóm…) và phương pháp dạyhọc tích cực chỉ phát huy được tác dụng khi được vận dụng một cách linh hoạt,tức là phải có sự phối hợp một cách hợp lý và khéo léo tất cả các phương phápdạy học môn mĩ thuật, sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh,với sự phân hóa trình độ của học sinh trong từng lớp, với từng dạng bài và vớiđiều kiện cơ sở vật chất của từng trường Nhằm đạt được mục đích lớn nhất làlớp học sinh động, học sinh tham gia học tập trong một trạng thái thần kinh hưngphấn, học sinh chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập, kiến thức vững chắc vàgiáo viên hoàn thành được nhiệm vụ dạy học là: thông qua dạy học môn mĩ thuật
mà dạy tư duy, dạy làm người
III HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY – HỌC
Trang 131 Tổ chức giờ học:
- Cần hiểu mục tiêu là để đổi mới phương pháp dạy học Tạo điều kiện tốt nhấtcho học sinh phát huy được tính tích cực chủ động trong tiếp thu bài giảng, huyđộng được mọi học sinh làm việc, đánh giá được khả năng làm việc, tích cực làmviệc, cũng như kết quả của tưng học sinh Tuy nhiên không nên máy móc, giờnào cũng đủ mọi cách tổ chức: phiếu học tập, học theo nhóm…
- Về hình thức: Cả lớp hoạt động; hoạt động theo nhóm; học theo cặp, học cánhân và tự nghiên cứu
- Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh không chỉ trả lời, tranh luận với giáo viên, màcòn được trao đổi, tranh luận với bạn học để tìm ra chân lý ( không gò ép )
- Điều quan trọng là xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi– bài tập và lựa chọn cách kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh, nhằm kíchthích tính chủ động, sáng tạo
2 Về đánh giá kết quả dạy và học:
- Đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời và không bỏ sót, phải cótác dụng giáo dục và động viên học sinh Cần có nhiều hình thức và độ phân hóatrong đánh giá phải cao Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm củahọc sinh: nghĩ và làm Năng lực vận dụng vào thực tiễn của học sinh, thể hiệnqua ứng xử, giao tiếp Đảm bảo độ tin cậy và hiệu lực của đánh giá
- Tăng cường các phương thức, hình thức đánh giá: trong giờ học, ngoài giờ học,chính thức và không chính thức Đánh giá qua quan sát, trao đổi, thảo luận, qua
tự học, chuẩn bị, tìm thêm tư liệu, sáng tạo đồ dùng học tập Tạo sự kết hợp linhhoạt giữa kiểm tra, lượng giá, đánh giá Chú trọng hướng dẫn học sinh phát triểnkhả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau Kết hợp giữa đánh giá củathầy và đánh giá của trò
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU
Trang 14I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI TRẺ EM
1 Đặc điểm về hoạt động và môi trường
- Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ em là vui chơi, thì đến tuổitiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt độngvui chơi sang hoạt động học tập Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ởcác em còn diễn ra các hoạt động khác như: Hoạt động vui chơi, hoạt động laođộng hoạt động xã hội…
- Biết được những đặc điểm tâm sinh lý ấy thì cha mẹ và thầy cô phải tạo điềukiện giúp đỡ trẻ phát huy những khả năng tích cực của các em trong công việcgia đình, quan hệ xã hội và đặ biệt là trong học tập
2 Sự phát triển của quá trình nhận thức ( phát triển trí tuệ )
- Nhận thức cảm tính: Tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết vàmang tính không ổn Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng cáhoạt động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi
đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giac tích cực và chính xác
- Nhận thức lý tính: Gồm có tư duy và trừu tượng
+ Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trựcquan hành động Các phẩm chât tư duy chuyển dần tính cụ thể sang tư duy trừutượng khái quát Tuy nhiên hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng.+ Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn
so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dàydạn Tuy nhiên, tưởng tượng của cac em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật.+ Qua đây các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các embằng cách biến các kiến thức “ khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt
ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt độngnhóm, hoạt động tập thể để các em có cở hội phát triển quá trình nhận thức lýtính của mình một cách toàn diện
Trang 15II SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TẠO HÌNH CỦA TRẺ EM.
Trang 161 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non
- Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ có tính qui luật Tính qui luật đóứng với các giai đoạn phát triển của trẻ em Các giai đoạn này phù hợp với
đọ tuổi các bậc học nhà trẻ, mẫu giáo và phổ thông
1.1 Giai đoạn nhà trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này mới cầm được phấn, chưa quên cầm sáp chì, bút dạ Khi vẽtranh thường vận động cả bàn tay, lúc cả khuỷu tay… Vì vậy nét vẽ thườngcong hơn là thẳng Trẻ chưa có ý định vẽ cái gì
1.2 Giai đoạn mẫu giáo: Gồm các nhó trẻ mẫu giáo bé, mâu giáo nhỡ, mẫu giáolớn
- Mẫu giáo bé từ 3 – 4 tuổi
Thời kỳ đầu trẻ vẫn có thói quen vẽ như tuổi nhà trẻ Dần dần cùng với sự pháttriển về mọi mặt, trẻ cầm bút vẽ đúng hơn, có ý vẽ theo mẫu đúng hơn Các
em vẽ chậm, tập trung song do điều khiển tay còn vụng nên vẽ lúc nhanh,lúc chậm, vẽ hình chưa theo được ý muốn
- Mẫu giáo nhỡ từ 4 – 5 tuổi
- Nét, hình vẽ còn ảnh hưởng của mẫu giáo bé Sau trẻ có kĩ năng cầm bút, vẽnét, vẽ hình, cùng với sự hiểu biết về thế giới xung quanh phong phú hơnnên trẻ tự tin hơn Nét vẽ dứt khoát, hình vẽ rõ hơn, nhiều hơn Tuy nhiên sựsắp xếp còn rời rạc Kĩ năng tô mù còn yếu
- Mẫu giáo lớn từ 5 – 6 tuổi
Ở lứa tuổi này, trẻ em hiểu biết hơn về đồ vật, cỏ cây, các con vật, các hiệntượng… Tát cả những điều đó giúp trẻ hoạt động tạo hình tốt hơn Nét vẽmạch lạc, tự tin, hình vẽ có thêm chi tiết, hợp lý, sát với thực Màu sắc rực
rỡ, trong sáng và vẽ theo ý thích Nhưng thao tác tô màu chưa hợp lý, làmcho bài vẽ chậm lại, màu lốm đốm, vụn
2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học:
Trang 17- Học sinh tiểu học phát triển về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học
mĩ thuật Thể hiện ở các em có cách cầm bút đúng, dễ dàng hơn, hoạt độngcủa các khớp linh hoạt, thần kinh tương đối vững vàng, giúp cho việc điềukhiển nét vẽ, hình vẽ theo ý muốn Học sinh tiểu học quan sát có chủ định,tập trung có ý thức học tập rõ hơn Nhận thức phong phú đã tạo cơ sở chocác em diễn tả được những gì đã thấy và thích thú Nét vẽ rõ ràng, mạch lạc.Hình vẽ nhiều về số lượng, nhiều chi tiết làm rõ đối tượng, nhiều dáng vẻ
và thích hơn Màu sắc tươi sáng, đã mạnh dạn dùng các màu đậm, và biếtpha màu, chồng màu làm cho bài vẽ đẹp hơn Bố cục của bài vẽ chặt chẽ,hình vẽ to nhỏ, trước sau và biết tìm nhiều chi tiết phù hợp với đề tài, sát vớithực tế cuộc sống hơn
- Tuy nhiên ở tiểu học hằng ngày học sinh phải rèn viết chữ, chữ số theo hìnhmẫu trong khuôn khổ nhất định Các em phỉ vẽ hình bằng thước, bằngcompa… Những yêu cầu đó là đúng, là cần thiết cho các môn học khácnhưng phần nào nó cũng ảnh hưởng đến nét vẽ, vẽ hình, đến cách học mĩthuật của học sinh Cách vẽ các em thường gò bó, thận trọng, thiếu phóngkhoáng, làm cho hình vẽ khô vì công thức, thiếu vắng dần vẻ ngây thơ, hồnnhiên của lứa tuổi
- Hơn nữa, ở tiểu học, dạy học mĩ thuật thực sự chưa được chú ý, chất Lượnggiảng dạy chưa cao, học sinh bị cuốn hút vào các môn chính Do vậy, phầnnào làm cho các em giảm đi sự hứng thú mĩ thuật, nhất là ở các lớp cuối cấp– lớp 4,5
CHƯƠNG III: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC
I MỤC TIÊU, ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CỦA MÔN MĨ THUẬT
1 Mục tiêu chung của chương trình mĩ thuật ở tiểu học
Trang 18- Cung câp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, bước đầu hìnhthành các kĩ năng cần thiết để các em hoàn thành được các bài tập theochương trình.
- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng cái hay, cáiđẹp của mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng ngày
-Phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhâncách người lao động mới
1.2 Mục tiêu của môn Mĩ thuật ở các lớp 4,5:
- Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhậnđược vẻ đẹp của thiên nhiên, đời sống và các sản phẩm mĩ thuật
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức ban đầu về mĩ thuật nói chung và mĩthuật dân tộc nói riêng
- Bồi dưỡng năng lực quan sát phân tích,…làm quen với một số kĩ năng đơn giản
về vẽ và nặn, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh
2 Đặc điểm của môn mĩ thuật ở trường tiểu học
Môn Mĩ thuật ở tiểu học không nhằm đào tạo học sinh thành họa sĩ mà thực chất
là môn học mượn ngôn ngữ của mĩ thuật giáo dục học sinh về cái đẹp vàbiết sáng tạo cái đẹp theo qui luật, cái đó chính là giáo dục thẩm mĩ Nhữnglượng kiến thức này lặp lại nâng cao và phát triển dần lên các lớp sau
II NỘI DUNG CÁC BÀI HỌC VẼ TRANH ĐỀ TÀI Ở TIỂU HỌC
Trang 191 Chương trình mĩ thuật ở tiểu học bao gồm các nội dung:
+ Bài 17: Vẽ tranh: Ngôi nhà của em
+ Bài 22: Vẽ vật nuôi trong nhà
+ Bài 24: Vẽ cây, vẽ nhà
+ Bài 26: Vẽ chim và hoa
+ Bài 29: Vẽ tranh Đàn gà
+ Bài 31: Vẽ cảnh thiên nhiên
+ Bài 33: Vẽ tranh Bé và hoa
+ Bài 34: Vẽ tự do
- Lớp 2:
+ Bài 4: Vẽ tranh đề tài Vườn cây
+ Bài 7: Vẽ tranh đề tài Em đi học
+ Bài 10: Vẽ tranh đề tài Tranh chân dung
+ Bài 13: Vẽ tranh đề tài Vườn hoa hoặc công viên
+ Bài 18: Vẽ tranh đề tài Sân trường em giờ ra chơi
+ Bài 23: Vẽ tranh đề tài về mẹ hoặc cô giáo
+ Bài 26: Vẽ tranh đề tài con vật (vật nuôi)
+ Bài 30: Vẽ tranh đề tài Vệ sinh môi trường
Trang 20- Lớp 3:
+ Bài 4: Vẽ tranh đề tài Trường em.
+ Bài 8: Vẽ tranh Chân dung
+ Bài 12: Vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam
+ Bài 17: Vẽ tranh đề tài Cô (chú) bộ đội
+ Bài 20: Vẽ tranh đề tài Ngày Tết hoặc lễ hội
+ Bài 29: Vẽ tranh Tĩnh vật (lọ và quả)
+ Bài 31: Vẽ tranh đề tài Các con vật
+ Bài 34: Vẽ tranh đề tài Mùa hè
- Lớp 4:
+ Bài 3: Vẽ tranh đề tài Các con vật
+ Bài 7: Vẽ tranh đề tài Phong cảnh quê hương
+ Bài 12: Vẽ tranh đề tài Sinh hoạt
+ Bài 15: Vẽ tranh Chân dung
+ Bài 20: Vẽ tranh đề tài Ngày hội quê em
+ Bài 25: Vẽ tranh đề tài Trường em
+ Bài 29: Vẽ tranh đề tài An toàn giao thông
+ Bài 33: Vẽ tranh đề tài Vui chơi mùa hè
- Lớp 5:
+ Bài 3: Vẽ tranh đề tài Trường em
+ Bài 7: Vẽ tranh đề tài An toàn giao thông
+ Bài 11: Vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam
+ Bài 15: Vẽ tranh Quân đội
+ Bài 19: Vẽ tranh đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân
+ Bài 23: Vẽ tranh đề tài Tự chọn
+ Bài 27: Vẽ tranh đề tài Môi trường
+ Bài 31: Vẽ tranh đề tài Ước mơ của em
Trang 21+ Bài 33: Vẽ tranh đề tài Tự chọn.
III THỰC TRẠNG DẠY HỌC MĨ THUẬT HIỆN NAY
Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1 Thuận lợi:
- Đã có hệ thống sách giáo khoa, sách giáo viên, vở tập vẽ mĩ thuật được biênsoạn với nội dung tương đối phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạytheo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Đã có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trung ương đến địa phương về việc yêu cầu giáoviên phải đổi mới phương pháp dạy học
- Các trường đều đã được trang bị các loại phương tiện dạy học đáp ứng đượcyêu cầu của phương pháp dạy học tích cực như: Tranh ảnh, mô hình, máy chiếu 3chiều, bộ trình chiếu công nghệ thông tin…
- Giáo viên đã được tham gia các khóa tập huấn thay sách, các khóa tập huấn vềcách sử dụng các loại phương tiện dạy học hiện đại và được tham dự các lớp học
về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học…
- Rất nhiều giáo viên có tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn vững vàng,
có tinh thần cầu tiến luôn sẳn sàng học hỏi và tiếp thu những phương pháp mới
và luôn quan tâm đến việc cập nhật kiến thức; có nhiều kinh nghiệm và luôn sángtạo trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh Đồng thời lại cómột bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt củaĐảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp giáo dục; luôn ý thức được tầm quantrọng của người giáo viên đối với sự tồn vong, thịnh suy của đất nước
- Học sinh tiểu học tuy có nhiều diễn biến phức tạp trong vấn đề phát triển tâmsinh lý Nhưng ở lứa tuổi này học sinh đã bắt đầu có ý thức muốn rèn luyện kỹnăng sống, bắt đầu phân biệt được phải trái, đúng sai, khả năng phán đoán và suyluận tương đối tốt Thích nghẻ giáo viên dùng lý lẽ để phân tích vấn đề có liên
Trang 22học cũng rất nhiệt tình tronh hoạt động nhóm, phát biểu ý kiến đẻ chia sẻ suynghĩ, cảm xúc của mình với bạn bè thầy cô Do đó, quá trình vận dụng phươngpháp dạy học tích cực vào thực tiễn giảng dạy môn mĩ thuật để tạo hứng thú họctập cho học sinh khá thuận lợi.
2 Khó khăn:
- Hiện nay tính thu hút của trường học đã và đang giảm sút do sự bùng nổ của cácphương tiện thông tin và nhu cầu đa dạng hóa ngày càng cao của lứa tuổi thanhthiếu nhi về hình thức học tập để có thể phát triển một cách tự nhiên về chiềurộng, chiều cao, chiều sâu của tri thức vadf hoàn thiện nhân cách
- Do xu thế trên, nên hoạt động của giáo viên trên lớp hiện nay cũng tương tự nhưmột tiết mục biểu diễn mang tính nghệ thuật Đồng thời, cũng mang tính môphạm thuần túy duy ý chí của một nhà giáo dục Vậy làm cách nào để dung hòa
và phát huy được hiệu quả của cả hai vai trò trong cùng một tiết học; sao cho tiếthọc trở nên sinh động nhẹ nhàng và hiệu quả đối với tất cả các đối tượng họcsinh, có thể huy động được những học sinh ham chơi hơn ham học tham gia tíchcực vào học tập môn mĩ thuật, để tiếp cận à chiếm lĩnh tri thức nghệ thuật, nângcao kĩ năng vẽ tranh, yêu thích cái đẹp, hình thành và phát triiern nhân cách
- Việc phát huy tác dụng của phương pháp mới ( phương pháp tích cực ) trongquá trình giảng dạy bộ môn mĩ thuật gặp phải một số khó khăn như sau:
+ Muốn áp dụng thành công phương pháp dạy học mới vào thực tiễn, thì ngoàiviệc nắm vững cơ sở lý luận, còn đòi hỏi người giáo viên phải bỏ rất nhiều thờigian và công sức đẻ có thể thiết kế một giáo án đạt yêu cầu, thể hiện được tínhtích cực và sáng tạo của gióa viên
+ Tình hình thực tế về trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy theo phươngpháp mới rất hạn chế, hấu hết các trường chưa được trang bị các phương tiện hiệnđại đến với từng lớp, chỉ chú trọng vào các tiết hội giảng
Trang 23+ Sách giáo khoa và sách giáo viên mĩ thuật mới, ngoài những ưu điểm đã nêucòn một số điểm hạn chế có ảnh hương đến khả năng sáng taojcuar giáo viênnhư: Cách trình bày theo lối thiết kế sẵn các hình thức hoạt động, trình tự thựchiện các hoạt động trong một đơn vị kiến thức sẽ có khả năng đến hiện tượng “công thức hóa ” hoạt động dạy và học – tức là giáo viên cứ theo một mạch đi đãvạch sẵn mà soạn giáo án và giảng dạ, không cần phải động não suy nghĩ, tìm tòi
để thiết kế các hoạt động, sắp xếp trình tự thực hiện các hoạt động, thiết kế ramột mạch đi riêng để dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh nội dung của bài học
+ Thói quen dạy của một số giáo viên và thói quen học của một số học sinh theophương pháp cũ cũng là một trở ngại không nhỏ đối với tiến trình cải cách giáodục theo mô hình của các nước tiên tiến mà Đảng và nhà nước ta hiện nay đanghết sức quan tâm
+ Vẫn còn một số giáo viên môn mĩ thuật chưa chú tâm lắm đến vấn đề: phát huytác dụng của phương pháp dạy học tích cực để học sinh tiểu học thể hiện hết khảnăng sáng tạo của mình trong quá trình học môn mĩ thuật
3 Số liệu thống kê:
Khi chưa áp dụng thử nghiệm chuyên đề vào thực tiễn giảng dạy:
- Có khoảng 50% học sinh toàn trường không hứng thú lắm đối với việc học tập
bộ môn mĩ thuật nói chung và 60% phân môn vẽ tranh nói riêng
- Học sinh chưa ngoan, ý thức rèn luyện kĩ năng sống và rèn luyện nhân cáchthông qua quá trình tham gia học tập bộ môn, thụ động, thiếu tập trung trong giờhọc có khoảng 60%
- Tỉ lệ học sinh đạt A+ là 10%, tỉ lệ học sinh hoàn thành bài là: 90%
IV KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN VẼ TRANH
1 Khái niệm vẽ tranh:
Trang 24- Vẽ tranh là thuật ngữ chung có ý nghĩa bao hàm vẽ tranh nhiều thể loại như: Vẽtranh đề tài, vẽ tranh tự do ( theo ý thích ), vẽ tranh chân dung, vẽ tranh tĩnh vật,
vẽ tranh các con vật, vẽ tranh minh họa, vẽ tranh phong cảnh…
- Vẽ tranh đề tài là vẽ về một đề tài cho trước, người vẽ không được chọn lựa đềtài mà phải vẽ trong phạm vi nội dung đề tài đã cho Trong đó có sự phối hợptổng hòa giữa các yếu tố tạo hình; đó là sự sắp xếp ăn ý giữa đường nét, hìnhmảng, đậm nhạt, màu sắc, bố cục và cảm xúc của người vẽ… Nhằm biểu đạt mộtnội dung nhất định
- Vẽ tranh đề tài đòi hỏi người vẽ phải có trí tưởng tượng phong phú để tái tạo lạinhững hình ảnh, phong cảnh đẹp của thiên nhiên, những cảnh sinh hoạt của laođộng, vui chơi, học tập hay những chủ đè khác trong cuộc sống Thông qua nghệthuật của người vẽ, tranh mang đến cho người xem những hình ảnh cô đọng, tậptrung và tiêu biểu của cái đẹp trong tự nhiên, cuộc sống và xã hội
- Như vậy tranh vẽ theo đề tài là sự phản ánh cái đẹp của hiện thực khách quanthông qua lăng kính chủ quan của người vẽ Người vẽ có thể lựa chọn, chắt lọc,thay thế các hình ảnh rồi sắp xếp lại làm cho cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộcsống trở nên nổi bậc hơn, sinh động hơn, mang lại cho người xem những rungcảm thẩm mỹ
2 Mục đích của bài vẽ tranh:
- Mục đích của vẽ tranh đề tài là nhằm rèn luyện và phát triển ở học sinh trí nhớ,trí tưởng tượng sáng tạo, giúp các em thể hiện đượ những nhận thức về cái đẹpcủa thế giới khách quan trên tranh vẽ bằng đường nét, màu sắc và cảm xúc củabản thân Qua đó hình thành ở các em thị hiếu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ.Các em sẽ yêu cái đẹp và mong muốn nó theetr hiện trong cuộc sống Lứa tuổitiểu học là giai đoạn mầm mống của hoạt động sáng tạo, chúng ta cần có sự tácđộng đúng hướng bằng các phương pháp dạy hịc tichs cực thì mới tạo được tiền
đề cho các bước phát triển hoạt động sáng tạo tiếp theo của học sinh
Trang 25- Tranh đề tài có mục đích phục vụ cho yêu cầu cuộc sống ( Sản xuất, chiến đấu,các nhu cầu tinh thần của cuộc sống xã hội ) Thông qua tranh đề tài người xemthấy được một phần cuộc sống được khái quát lên tranh điển hình hơn, đẹp hơn,phong phú hơn.
- Vẽ tranh đề tài là phản ánh cuộc sống bằng chính các hình ảnh của cuộc sống,cho nên phải khai thác triệt để hình và màu của sự vật bằng cảm xúc và tài năngsáng tạo của người vẽ, Nhờ thế tranh đề tài có tác dụng giáo dục, động viên mọingười
3 Yêu cầu cần đạt ở các bài vẽ tranh:
- Yêu cầu về giáo dục:
+ Trung thực với đề tài ( bức vẽ thể hiện đúng đề tài )
+ Học sinh có thời gian quan sát, nhận xét cuộc sống xung quanh: mọi sự vật,hiện tượng con người, con vật…
+ Yêu mến, trân trọng, giữ gìn vẽ đẹp của tự nhiên và của con người tạo ra
- Yêu cầu về kĩ năng:
+ Tìm, chọn được các hình ảnh rõ và sát nội dung;
+ Vẽ được các hình ảnh chính và phụ, sắp xếp vừa với khổ giấy ( không to quá,nhỏ quá, hay xô lệch);
- Hình gợi ý cách vẽ cần đẹp và phong phú, đa dạng về cách thể hiện
- Cách hướng dẫn khai thác nội dung bài của giáo viên cần sinh động, hấp dẫn
- Cách gợi ý của giáo viên với từng học sinh ở các bài vẽ cụ thể ( cách sắp xếp
Trang 26đồi hỏi giáo viên phải hiểu biết sâu rộng về thực tiễn cuộc sống, về khả năng tạohình của học sinh trong lớp và từng học sinh để có cách gợi ý, bổ sung cho phùhợp Ví dụ:
+ Với học sinh có học lực trung bình, giáo viên gợi ý cụ thể, rõ ràng cho các emtìm hình ảnh phù hợp để bài vẽ rõ nội dung;
+ Với học sinh khá, giáo viên yêu cầu các em suy nghĩ, tìm tòi hình ảnh và màusắc cho bài vẽ sinh động hơn;
+ Đối với các bài có hình ảnh chính giống nhau, giáo viên cần gợi ý giúp họcsinh tìm các hình ảnh phụ và cách sắp xếp khác nhau để tạo nên sự đa dạng củacách thể hiện
5 Vị trí, vai trò và mối quan hệ của phân môn vẽ tranh với các phân môn kháctrong môn học mĩ thuật ở trường tiểu học
( chưa)
Trang 27CHƯƠNG IV: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT HUY HẾT KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHI HỌC VẼ TRANH
I CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Hệ thống các phương pháp dạy học đã được cung cấp đầy đủ trong môn giáodục học ở trường sư phạm Nhưng những phương pháp đó được áp dụng chotừng môn học như thế nào còn tùy thuộc vào đặc thù của các môn học Cónhững phương pháp ở môn học này là chủ yếu, giữ vai trò quan trọng nhấtnhưng ở môn học khác lại là thứ yếu
- Để có hiệu quả tốt trong giảng dạy nói chung và dạy mĩ thuật nói riêng, ngườigiáo viên phải nắm vững hệ thống các phương pháp và vận dụng chúng mộtcách linh hoạt, sáng tạo để làm cho phát huy được tính tích cực của họcsinh
- Ở phân môn vẽ tranh cần vận dụng các phương pháp: phương pháp quan sát,phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại – gợi mở, phương pháp vấnđáp, phương pháp minh họa, phương pháp thực hành – luyện tập
1 Phương pháp quan sát
1.1 Khái niệm và cách sử dụng phương pháp
- Phương pháp quan sát không chỉ được sử dụng trong giờ học vẽ tranh mà cầnhình thành ở các em thói quen biết quan sát nói chung, trong mọi hoạt động vàdiễn biến của cảnh vật, con người ở xung quanh các em Thói quen quan sát sẽlàm giàu vốn biểu tượng và vốn kinh nghiệm sống của các em, đó cũng chính làtiền đề để vẽ tranh được phong phú và sinh động
- Vậy cần quan sát cái gì và quan sát như thế nào? Đó là điều giáo viên cần phảiquan tâm, hướng dẫn học sinh