1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài

115 1,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Xuất phát từ những nhận thức nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài làm luận văn Thạc sĩ.. Với một loạt bàibáo, đề tài

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THIẾT HÙNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH THPT

QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THIẾT HÙNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH THPT

QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt

Mã số: 60 14 01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYỄN VĂN HẠNH

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13

5 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Cấu trúc của luận văn 14

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 15

1.1 Tính cần thiết của kỹ năng mềm đối với học sinh THPT 15

1.1.1 Khái niệm kỹ năng mềm

1.1.2 Phân loại kỹ năng mềm

1.1.3 Một số kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh THPT

1.2 Những đặc điểm nổi bật của học sinh trung học phổ thông 24

1.2.1 Đặc điểm tâm, sinh lý

1.2.2 Sự nhận thức, phát triển của học sinh THPT

1.2.3 Đặc điểm tính cách của học sinh THPT

1.3 Vị trí, cấu trúc của phân môn văn học nước ngoài trong chương trình môn văn THPT 27

1.3.1 Vị trí văn học nước ngoài trong trường THPT

1.3.2 Cấu trúc chương trình văn học nước ngoài trong trường THPT

1.4 Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh ở trường THPT qua dạy học văn 33

1.4.1 Những nhận thức của học sinh về kỹ năng mềm

1.4.2 Quan điểm của giáo viên văn về một số vấn đề liên quan đến việc rèn luyện KNM cho học sinh THPT

1.4.3 Thực trạng rèn luyện KNM cho hoc sinh THPT qua dạy học văn bản văn học nước ngoài

Tiểu kết chương 1 43

Chương 2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KNM CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 44

2.1 Những nguyên tắc cơ bản 44

2.1.1 Phù hợp với đối tượng học sinh

2.1.2 Bám sát đặc trưng thể loại

2.1.3 Tiếp nhận tác phẩm qua văn bản dịch

2.1.4 Tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản

Trang 4

2.2 Phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học

nước ngoài 53

2.2.1 Phương pháp thuyết trình

2.2.2 Phương pháp vấn đáp, đàm thoại

2.2.3 Phương pháp hoạt động nhóm

2.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động ngoại khóa

Tiểu kết chương 2 68

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 70

3.1 Mục đích, yêu cầu của hoạt động thực nghiệm 70

3.1.1 Mục đích thực nghiệm

3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm

3.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 70

3.2.1 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

3.2.2 Thời gian thực nghiệm

3.3 Thiết kế giáo án thực nghiệm 72

3.3.1 Giáo án TN1: (Tiết 44)

3.3.2 Giáo án TN 2: (Tiết 65 - 66)

3.3.3 Giáo án TN 3: (Tiết 80 - 81)

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 93

3.4.1 Nội dung thực nghiệm

3.4.2 Hình thức thực nghiệm

3.4.3 Kết quả thực nghiệm

3.4.4 Đánh giá chung

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 111

Trang 5

CNTT : Công nghệ thông tin

Trang 6

Bảng:

Bảng 1.1 Các văn bản VHNN trong Chương trình cơ bản 30

Bảng 1.2 Các văn bản VHNN trong Chương trình nâng cao 32

Bảng 1.3 Bảng tổng hợp số lượng văn bản văn học nước ngoài trong Chương cơ bản và Chương trình nâng cao 33

Bảng 1.4 Mức độ tiếp nhận thông tin KNM của HS THPT 35

Bảng 1.5 Mức độ hiểu biết về KNM của HS (%) 35

Bảng 1.6 Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của các KNM (%) 36

Bảng 1.7 Nhận thức của học sinh về tác dụng của việc được trang bị KNM (%) 37

Bảng 1.8 Nguyên nhân học sinh THPT thiếu KNM (%) 38

Bảng 1.9 Nhận thức của giáo viên về tính cần thiết của việc rèn luyện KNM cho học sinh THPT 39

Bảng 1.10 Đánh giá của giáo viên về mức độ nắm bắt một số KNM của học sinh THPT 39 Bảng 1.11 Phương pháp rèn luyện KNM cho học sinh THPT được giáo viên sử dụng 40

Bảng 1.12 Cơ sở để giáo viên vận dụng biện pháp rèn luyện KNM cho học sinh THPT 41

Bảng 1.13 Quan điểm của giáo viên về khả năng của văn học nước ngoài trong việc rèn luyện KNM cho học sinh THPT 42

Bảng 1.14 Đánh giá của giáo viên về khả năng tiếp nhận KNM của HS THPT qua đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài 42

Bảng 1.15 Ý thức rèn luyện KNM cho học học sinh THPT qua dạy học văn bản văn học nước ngoài của giáo viên 43

Bảng 3.1 Bảng kết quả điểm số bài kiểm tra KNM của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 97

Bảng 3.2 Mức độ nhận thức KNM của HS ở lớp TN và lớp ĐC 97

Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả mức độ nhận thức kỹ năng mềm của HS ở lớp TN và lớp ĐC 98

Bảng 3.3 Bảng kết quả điểm số bài kiểm tra kỹ năng mềm của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 99

Bảng 3.4 Mức độ nhận thức KNM của HS ở lớp TN và lớp ĐC 99

Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả mức độ nhận thức kỹ năng mềm của HS ở lớp TN và lớp ĐC 100

Bảng 3.5 Bảng kết quả điểm số bài kiểm tra KNM của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 101

Bảng 3.6 Mức độ nhận thức KNM của HS ở lớp TN và lớp ĐC 101

Biểu đồ 3.3 So sánh kết quả mức độ nhận thức kỹ năng mềm của HS ở lớp TN và lớp ĐC 101

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ.Con người đang đối diện với những thách thức to lớn từ môi trường sống củamình Giáo dục cần phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xãhội, đào tạo con người vừa có nhân cách đạo đức, tri thức khoa học, vừa có kỹnăng làm việc Tuy nhiên, trên thực tế, việc rèn luyện kỹ năng mềm (KNM) ởtrường trung học phổ thông (THPT) vẫn còn nhiều bất cập

1.2 Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn,bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụngtiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn chương, môn Ngữ văn còn giúp học sinh cóđược những hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm của conngười So với nhiều môn học khác, môn Ngữ văn, trong đó có văn học nướcngoài, có ưu thế trong việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh

1.3 Xuất phát từ những nhận thức nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài

Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài

làm luận văn Thạc sĩ

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyếtđịnh 1363/TTg về việc “Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáodục quốc dân” Mặc dầu chưa chỉ rõ việc cần thiết phải rèn luyện kỹ năngmềm ở các bậc học, tuy nhiên Quyết định đã đề cập đến việc trang bị chongười học những vấn đề về văn hóa ứng xử, về thái độ sống,… Chỉ thị 10/CT-BGDĐT năm 1995 và Chỉ thị 24/CT-BGDĐT năm 1996 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo đều đã có những chỉ đạo về công tác phòng chốngHIV/AIDS hay tăng cường công tác phòng chống ma túy tại trường học ít

Trang 8

nhiều đã đề cập đến nội dung của kỹ năng mềm Trong giai đoạn đầu củachương trình dành cho một số đối tượng của ngành giáo dục và Hội chữ thập

đỏ, một số kỹ năng mềm đã được nói đến, như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng xác định giá trị Ởgiai đoạn này, chương trình chỉ tập trung vào các chủ đề giáo dục sức khỏecủa thanh, thiếu niên Sang giai đoạn 2 của chương trình đối tượng tập huấnđược mở rộng và khái niệm kỹ năng mềm được hiểu một cách rộng hơn: “Kỹnăng sống là các kỹ năng thiết thực mà con người cần đến để có cuộc sống antoàn và khỏe mạnh”

Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệthống về kỹ năng sống ở Việt Nam là Nguyễn Thanh Bình Với một loạt bàibáo, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo [6; 7;8; 9; 10] Nguyễn Thanh Bình đã góp phần đáng kể vào việc gợi mở nhữnghướng nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam.Trong một số bài nghiên cứu của Đặng Quốc Bảo, Dương Tự Đam, PhạmMinh Hạc, dù không trực tiếp đề cập đến vấn đề kỹ năng sống, giáo dục kỹnăng sống như một đối tượng nghiên cứu, song đã bước đầu đưa ra quanđiểm, phương pháp luận cũng như những định hướng tiếp cận trong việcnghiên cứu kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ Năm học2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa giáo dục kỹ năng sống(KNS) vào chương trình giảng dạy trong nhà trường trên phạm vi cả nước,nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đã được nêutrong Luật giáo dục (2005), sửa đổi, bổ sung 2009 Về mục tiêu chung của

giáo dục được quy định tại khoản 2 như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo

con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm

mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,

Trang 9

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [47] Mục tiêu

của giáo dục phổ thông được quy định rõ tại khoản 1, điều 27 như sau: “Mục

tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinhtiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc” [47]

Về nội dung, khoản 1, điều 5 quy định: “Nội dung giáo dục phải bảo

đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáodục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp,bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự

phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học” [47] Về phương pháp, khoản 2, điều 5 quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực,

tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học

năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” [47] Cuốn Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày

28 tháng 3 năm 2011 cũng quy định về các hoạt động giáo dục tại khoản 1,

điều 26 như sau: “Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên

lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực

cá nhân, tính năng động sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;

chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động” [11]

Như vậy, có thể thấy, mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay khôngphải tập trung vào trang bị cho các em kiến thức, thay vào đó trang bị cho các

em những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực

Trang 10

tiễn Điều này, cho thấy việc giáo dục KNM cho các em là hết sức có ý nghĩa.Bởi xét đến cùng, bản chất của rèn luyện KNM là hình thành và phát triển chocác em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng phó tích cực trước các tìnhhuống của cuộc sống Không chỉ vậy, các KNM như kỹ năng hợp tác, kỹ nănggiải quyết vấn đề,… cũng rất phù hợp với định hướng về đổi mới phươngpháp giáo dục ở trường phổ thông.

Xác định KNM là một nhu cầu, một đòi hỏi tất yếu của cuộc sống và đãđược triển khai trong ngành giáo dục, nhưng cho đến nay việc rèn luyệnKNM vẫn còn rất hạn chế Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

ấn hành một số tài liệu mang tính định hướng cho giáo viên trong hoạt độngrèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Trong đó đáng chú ý là các cuốn, như:

Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh phổ thông; Giáo dục kỹ năng sống trong môn Sinh học; Giáo dục kỹ

năng sống trong môn Giáo dục công dân Ngoài ra còn có cuốn Hướng dẫn

thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông của Nguyễn Dục

Quang nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội phát hành Như tên gọi củacuốn sách, tác giả đã trình bày một số vấn đề chung về kỹ năng sống như ýnghĩa, vai trò, khái niệm Từ đó, đưa ra các nguyên tắc, phương pháp và một

số minh họa giáo dục kỹ năng sống Đây là một tài liệu có ý nghĩa định hướngcho giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Cũng theo hướng đó, cuốn Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh phổ thông, các tác giả đã trình bày

một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtrong nhà trường phổ thông như quan niệm về kỹ năng sống, phân loại kỹnăng sống, tầm quan trọng của kỹ năng sống, định hướng giáo dục kỹ năngsống cho học sinh Ở phần này, các tác giả đã chỉ ra mục tiêu, khả năng, nộidung và một số bài minh họa

Trang 11

Trong cuốn Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, các tác giả đã trình bày một số vấn đề chung về kỹ năng sống như

tìm hiểu các nhóm kỹ năng, tìm hiểu những kỹ năng sống nào hình thành ởhọc sinh, tìm hiểu nội dung giáo dục của một số kỹ năng sống, phân loại kỹnăng sống, nội dung giáo dục của một số kỹ năng sống, phương pháp tổ chức

hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Trong cuốn Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THPT các tác giả trình bày

một số vấn đề lý luận cơ bản trong giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; đặcđiểm phát triển tâm sinh lý của học sinh trung học, phương pháp giáo dục giátrị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học…

Ngoài những cuốn sách đã dẫn, trên các trang báo điện tử đã xuất hiệnmột số bài viết ít nhiều có đề cập đến việc rèn luyện kỹ năng mềm cho họcsinh Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có một tài liệu mang tínhchuyên sâu bàn về rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy họcvăn, trong đó có văn học nước ngoài

Trong số những tài liệu bàn về dạy học văn học nước ngoài ở trườngphổ thông mà chúng tôi bao quát được, các tác giả chủ yếu bàn về nguyên tắc,phương pháp tiếp nhận các văn bản văn học nước ngoài Năm 1986, khi bàn

về vấn đề dạy học văn học nước ngoài theo đặc trưng thể loại, Nguyễn Văn

Hạnh trong bài Tiếp cận sử thi Ramayana từ những đặc trưng thể loại (Tạp

chí Văn học nước ngoài, số 2/1986) đã xem việc tiếp nhận văn bản văn họctheo đặc trưng thể loại là một nguyên tắc cơ bản Nếu xa rời đặc trưng thể loạiviệc phân tích một tác phẩm sử thi cổ đại cũng như phân tích một truyện cổtích, phân tích một tiểu thuyết, nó làm tầm thường hóa, dung tục hóa tácphẩm Với định hướng đó, tác giả đã gợi mở một số vấn đề trong tiếp nhận và

dạy học đoạn trích Rama buộc tội trong chương trình Ngữ văn 10 Trong đó,

đáng chú ý là vai trò chủ thể của học sinh trong tiếp nhận văn bản đã được đềcập thông qua việc dẫn dắt của giáo viên Bằng cách đó, tính năng động, sáng

Trang 12

tạo, sự tự tin, khả năng trình bày vấn đề - những kỹ năng cần thiết của họcsinh sẽ được hình thành, củng cố

Từ góc độ khoa học giáo dục, Sử Khiết Doanh và Lưu Tiểu Hòa trong

cuốn Kỹ năng giảng giải - Kỹ năng nêu vấn đề (Lê Thị Anh Đào dịch), đã

trình bày cách dạy nêu vấn đề trong môn văn một cách khá cụ thể, chi tiết, gợi

mở nhiều vấn đề thú vị cho giáo viên Thông qua cách dạy học nêu vấn đề,học sinh có điều kiện được rèn luyện nhiều kỹ năng mềm, mà rõ nhất là kỹnăng giao tiếp, kỹ năng trình bày một vấn đề Năm 2003, Phùng Văn Tửu

xuất bản cuốn Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài (Nhà xuất bản Giáo

dục, Hà Nội, 2003) Cho đến nay, đây là cuốn sách được bàn một cách toàndiện và hệ thống nhất về nguyên tắc, phương pháp dạy học văn học nướcngoài trong trường phổ thông Từ chỗ chỉ ra những tương đồng, khác biệttrong dạy, học văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, tác giả đã đề xuấtmột số nguyên tắc khi giảng dạy văn học dịch Cũng như các tài liệu đã ấnhành trước đó, trong cuốn sách của mình, Phùng Văn Tửu không trực tiếp đềcập đến việc rèn luyện kỹ năng mềm, song qua việc định hướng dạy học vănbản văn học nước ngoài, tác giả đã gợi mở một số vấn đề hữu ích cho việctích hợp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh Chúng tôi đặc biệt quan tâmđến lưu ý của tác giả về sự cần thiết phải hướng dẫn học sinh đối chiếu, pháthiện những khác biệt giữa bản dịch thơ và bản dịch nghĩa, xem đó như mộtyêu cầu bắt buộc của việc dạy học văn bản văn học nước ngoài Ý nghĩa củavấn đề không chỉ giúp học sinh tiếp nhận những giá trị đặc sắc của văn bản,

mà còn tích hợp rèn luyện một số kỹ năng mềm cho học sinh, như: phát hiệnvấn đề, trình bày vấn đề, tự tin trong giao tiếp

Trong những năm gần đây, xuất hiện một số luận văn Thạc sĩ bàn vềrèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh phổ thông thông qua việc tích hợp trongcác giờ học chính khóa Trong số đó, đáng chú ý là Luận văn của Nguyễn

Trang 13

Chính Thành với đề tài Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh Trung học cơ sở qua dạy học văn học nước ngoài (Trường Đại học Vinh, tháng 10/2013).

Trong Luận văn của mình, Nguyễn Chính Thành đã đề cập đến một số vần đề

lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng mềm qua dạy học văn ở cáctrường Trung học cơ sở Từ đó, đề xuất một số nguyên tắc, phương pháp, màtheo tác giả là cần thiết, hữu ích cho việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinhTrung học cơ sở qua dạy học văn học nước ngoài

Điểm lại một số công trình, bài viết ít nhiều có liên quan đến phạm vikhảo sát của đề tài, chúng tôi nhận thấy, cho đến này chưa có một công trìnhnghiên cứu chuyên biệt nào bàn về phương pháp tích hợp rèn luyện kỹ năngmềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài Tuy nhiên, đó đây

đã có những ý kiến mang tính gợi mở để chúng tôi đi sâu nghiên cứu mộtcách có hệ thống về những cơ sở, nguyên tắc và phương pháp rèn luyện kỹnăng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát phân tích và đề xuấtnhững giải pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học vănhọc nước ngoài

3.2 Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:

Thứ nhất, phân tích những cơ sở lý luận, thực tiễn để tích hợp rèn luyện

kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài

Thứ hai, đề xuất một số nguyên tắc, phương pháp rèn luyện kỹ năng

mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài

Thứ ba, trên cơ sở đó đề xuất một số thực nghiệm sư phạm.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế tiếp nhận của học sinhTHPT, đặc trưng, khả năng của phân môn văn học nước ngoài trong việc rènluyện kỹ năng mềm cho học sinh

Trang 14

4.2 Phạm vi khảo sát của đề tài là phần văn học nước ngoài trongchương trình môn văn THPT và thực tế giảng dạy ở một số trường THPT ở

Hà Tĩnh

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

- Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2 Một số nguyên tắc, phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm

cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tính cần thiết của kỹ năng mềm đối với học sinh THPT

1.1.1 Khái niệm kỹ năng mềm

Từ nửa sau thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ramạnh mẽ và sâu rộng Các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa đang đứng trướcnhững thay đổi, phát triển nhanh chóng, tác động rất lớn tới đời sống của conngười Nhiều vấn đề mới nảy sinh không chỉ ở cấp độ dân tộc, quốc gia mà cả

ở cấp độ quốc tế, nhân loại, buộc con người phải có phương pháp giải quyếthữu hiệu Điều đó đòi hỏi con người cần phải có kỹ năng mềm, thích ứng caovới sự biến đổi của hoàn cảnh và môi trường sống hiện đại

Kỹ năng mềm là một khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọilứa tuổi trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống

xã hội Ngay những năm đầu của thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hợp Quốc(LHQ) như WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ Nhi đồngLHQ), UNESCO (Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ) đã chungsức xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên Tuynhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vithích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xửhiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày Trong khi

đó, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) quan niệm KNS là cách tiếp cậngiúp thay đổi và hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cânbằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng Theo Tổ chức Giáodục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), KNS gắn với bốn trụ

cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kỹ năng tư

Trang 16

duy phê phán, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định, nhận thức

được hậu quả …; căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, ; Học

để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kỹ năng xã hội

như: giao tiếp, thương lượng, hợp tác, tự khẳng định, làm việc theo nhóm, thể

hiện sự cảm thông; Học làm người (Learning to be) gồm các kỹ năng cá nhân như kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kiểm soát nhận thức, …; Học để làm

(Learning to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như

kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, …

Phân tích các quan niệm trên, có thể thấy, quan niệm của WHO nhấnmạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thíchnghi tích cực khi tương tác với người khác và với môi trường của mình Quanniệm này mang tích khái quát nhưng chưa thể hiện rõ các kỹ năng cụ thể Mặc

dù khi phân tích sâu thì thấy tương đối gần với nội hàm kỹ năng sống theoquan niệm của UNESCO Quan niệm của UNESCO thể hiện một cách chitiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ.Còn quan niệm của UNICEF cho rằng kỹ năng không hình thành, tồn tại mộtcách độc lập mà nó hình thành, tồn tại trong mối tương tác qua lại với kiếnthức và thái độ Kỹ năng mà một người có được phần lớn cũng nhờ có kiếnthức Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác độngmạnh mẽ đến kỹ năng

Từ những cách hiểu trên, có thể thấy KNM bao gồm một loạt các kỹnăng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta Bản chất củaKNM là kỹ năng tự quản lí bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tựlực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói cách khác, KNM là khảnăng ứng xử phù hợp và tích cực với bản thân, người khác, xã hội, bao gồm:các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người, như: một nét tínhcách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới),

Trang 17

sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việcnhóm Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với ngườikhác Những kỹ năng này là những thứ thường không được học trong nhàtrường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưngkhông phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từngngười Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệuquả trong công việc Nói một cách khái quát, kỹ năng mềm là những hành vi

mà con người thể hiện để ứng phó với những tình huống diễn ra trong đời sống,dựa trên những tâm lý cơ bản của tính cách và kinh nghiệm của cá nhân

1.1.2 Phân loại kỹ năng mềm

Có nhiều cách phân loại kỹ năng mềm WHO phân loại kỹ năng mềmthành 3 nhóm: kỹ năng nhận thức (Tự nhận thức, đặt mục tiêu xác định giá trị,

óc tư duy, óc sáng tạo, giải quyết vấn đề, …); kỹ năng cảm xúc (Có trách nhiệm

về cảm xúc của mình, kiềm chế và kiểm soát cảm xúc, điều chỉnh cảm xúc bảnthân,…), kỹ năng xã hội (Giao tiếp - ứng xử, tạo thiện cảm, làm việc nhóm, )

Theo UNESCO kỹ năng mềm chia thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất baogồm các kỹ năng: kỹ năng nhận thức, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng giaotiếp, … (kỹ năng xã hội); Nhóm thứ hai gồm: nhận thức về giới tính, nhận thức

về sức khỏe, nhận thức các mối quan hệ xung quanh, … (kỹ năng chuyên biệt)

Theo UNICEF chia kỹ năng mềm thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất là kỹnăng tự nhận thức và sống với chính mình gồm các kỹ năng như: tự nhận thức

và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc đời, kỹ năng bảo vệbản thân…; nhóm thứ hai: kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác, baogồm các kỹ năng như: kỹ năng thiết lập quan hệ, kỹ năng hợp tác, kỹ nănglàm việc nhóm…; nhóm thứ ba: kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quảbao gồm các kỹ năng như: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định,ứng xử, giải quyết vấn đề…

Trang 18

Trong giáo dục ở Vương quốc Anh, kỹ năng mềm được chia làm 6nhóm chính, là: hợp tác nhóm; tự quản; tham gia hiệu quả; suy nghĩ, tư duy,bình luận, phê phán; suy nghĩ sáng tạo; nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.Trong khi đó, tổ chức WHO lại chia kỹ năng mềm thành 5 nhóm lớn là: kỹnăng giao tiếp; kỹ năng nhận thức; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyếtđịnh; kỹ năng ứng phó và xử lí căng thẳng Trong mỗi nhóm kỹ năng lớn nàylại chia thành nhiều kỹ năng nhỏ khác Chẳng hạn, kỹ năng giao tiếp gồm các

kỹ năng sau: thông cảm, lắng nghe tích cực, bày tỏ và tiếp thu ý kiến, giaotiếp có lời và không lời, tự khẳng định và từ chối, thương lượng và xử lí mâuthuẫn, hợp tác và làm việc tập thể, thiết lập mối quan hệ và xây dựng cộngđồng Hay như kỹ năng tự nhận thức lại gồm các kỹ năng sau: tự đánh giá,xác định những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, suy nghĩ tích cực, hìnhthành khả năng tự nhận thức về bản thân và cơ thể

Ở nước ta, trong giáo dục, kỹ năng mềm được phân thành 3 nhóm lớndựa theo mối quan hệ Nhóm thứ nhất là nhóm kỹ năng nhận biết và sống vớichính mình, bao gồm các kỹ năng như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phóvới căng thẳng, tự tin,… Nhóm thứ hai là kỹ năng nhận biết và sống vớingười khác Nhóm này bao gồm những kỹ năng, như: giao tiếp có hiệu quả,giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, hợp tác,… Nhóm thứ ba là nhóm kỹnăng ra quyết định một cách có hiệu quả Nhóm này gồm những kỹ năng như:tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,

Tổng hợp, phân tích những cách phân loại trên, có thể phân loại kỹnăng mềm thành các nhóm cơ bản sau:

- Nhóm thứ nhất: Kỹ năng quản lý bản thân, bao gồm một số kỹ năng:

Kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân, kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời, kỹnăng đánh giá bản thân, …

- Nhóm thứ hai: Kỹ năng giao tiếp - ứng xử với các mối quan hệ xungquanh bao gồm một số kỹ năng: Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp, kỹ năng thấu

Trang 19

cảm, kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ gia đình - xã hội, kỹ năngkiềm chế cảm xúc, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng truyền thông, kỹnăng giải quyết xung đột, …

- Nhóm thứ ba: Kỹ năng nhận thức các vấn đề liên quan đến cuộc sốngbao gồm một số kỹ năng: Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề sángtạo, kỹ năng phân biệt hành vi lạm dụng và hành vi yêu thương, kỹ năng vượtqua khó khăn, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tổ chức cuộc sống,

Mọi cách phân loại chỉ mang tính tương đối Trong thực tế, các kỹ năngkhông hoàn toàn tách rời, độc lập, mà liên quan chặt chẽ, tương tác lẫn nhau

1.1.3 Một số kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh THPT

- Kỹ năng tự nhận thức

Mỗi cá nhân cần nhận biết và hiểu rõ bản thân, nhận biết được nhữngmặt mạnh và mặt yếu của mình để tự đánh giá về mình Khi các cá nhân nhậnthức được khả năng của mình họ sẽ biết sử dụng một cách có hiệu quả và cókhả năng lựa chọn những gì phù hợp với những điều kiện của bản thân, với xã

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảmxúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được những ảnh hưởngcủa cảm xúc đối với bản thân mình và người khác như thế nào, đồng thời biết

Trang 20

cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp Kỹ năng xử lí cảmxúc còn có nhiều tên gọi khác nhau, như: xử lí cảm xúc, làm chủ cảm xúc,quản lí cảm xúc

Một người biết kiểm soát cảm xúc sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúpgiao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn

đề tốt hơn

Kỹ năng xử lí cảm xúc cần sự kết hợp với kỹ năng nhận thức, kỹ năngứng xử với người khác và kỹ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời gópphần củng cố các kỹ năng này

- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵnsàng đón nhận những tình huống căng thẳng như một phần tất yếu của cuộcsống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quảcủa căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi

bị căng thẳng Kỹ năng này có được là nhờ sự kết hợp với các kỹ năng khác,như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹnăng giải quyết vấn đề

- Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giáo tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân mìnhtheo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp vớihoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khácngay cả khi bất đồng quan điểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ,

ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tưvấn khi cần thiết

Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp vàđiều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác, như bày tỏ

sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc

Trang 21

- Kỹ năng lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp.Người có kỹ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thểhiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằngcác cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi màkhông vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giáo dục Kỹnăng này có quan hệ mật thiết với kỹ năng giao tiếp, thương lượng, kiềm chếcảm xúc và giải quyết mâu thuẫn

- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông

Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình tronghoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn lànhững người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tìnhcảm của người khác, cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ Kỹ năngnày có thể kết hợp cùng các kỹ năng khác như: tự nhận thức, xác định giá trị,giao tiếp, giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc,

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức đượcnguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đó một cách tíchcực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu, quyền lợi của các bên vàgiải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình Kỹ năng này làmột dạng đặc biệt của kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng này nên kết hợpcùng với các kỹ năng giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định, …

- Kỹ năng hợp tác

Sự hợp tác giúp moi người bổ sung hỗ trợ cho nhau tạo nên sức mạnhtrí tuệ, tinh thần và thể chất vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng hiệu quảcao trong công việc

Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết camkết và cùng làm việc chung có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm

Trang 22

Biểu hiện của người có kỹ năng hợp tác:

+ Tôn trọng mục đích hoạt động, quyết định chung

+ Biết giao tiếp, đoàn kết, cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ…

+ Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân

+ Cùng đồng cam cộng khổ và có trách nhiệm với kết quả chung

Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều kỹnăng mềm khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, kiên định, ứngphó căng thẳng, …

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựachọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyếtvấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống Giải quyết vấn đề có liênquan tới kỹ năng ra quyết định, giao tiếp, tư duy sáng tạo, kiên định,

Kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứngphó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống

- Kỹ năng kiên định

Trong cuộc sống, mỗi người đều có thể gặp những tình huống đòi hỏiphải ra quyết định để yêu cầu người khác làm một điều gì đó cho mình hoặcbản thân phải nhận lời hay từ chối một điều nào đó mà người khác yêu cầu.Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện được những điều ấy một cách

dễ dàng

Kỹ năng kiên định là kỹ năng thực hiện bằng được những gì mìnhmuốn hoặc biết cách từ chối bằng được những gì mình không muốn với sựtôn trọng có xem xét tới nhu cầu và quyền của người khác với nhu cầu vàquyền của mình một cách hài hoà, đúng mực Kiên định là sự cân bằng, dung

hoà giữa tính hiếu thắng, vị kỷ và tính phục tùng, phụ thuộc.

Kỹ năng kiên định rất cần trong cuộc sống Kỹ năng kiên định sẽ giúp

ta thực hiện được những ước mơ, hoài bão Người có kỹ năng kiên định chẳng

Trang 23

những sẽ tự bảo vệ được bản thân mà còn chống lại được những áp lực tiêucực của bạn bè, đồng lứa, tránh được những điều xấu cho mình và gia đình.Người không có kỹ năng kiên định sẽ bị mất tự chủ, bị xúc phạm, bản thânluôn bị phụ thuộc hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng.

Tuy vậy, cũng cần phân biệt được hiếu thắng, phục tùng và kiên định.

Kiên định khác với hiếu thắng Bởi hiếu thắng chỉ luôn nghĩ đến quyền vànhu cầu của mình, không quan tâm đến quyền và nhu cầu của người khác.Kiên định cũng khác với phục tùng Bởi phục tùng nghĩa là luôn phụ thuộcvào người khác, hi sinh cả quyền và nhu cầu chính đáng của bản thân để phục

vụ cho quyền và nhu cầu không chính đáng của người khác Để có kỹ năngnày, chúng ta cần xác định được các giá trị của bản thân, đồng thời phải kếthợp tốt với kỹ năng tự nhận thức, giao tiếp, tự tin, …

- Kỹ năng tư duy phê phán

Kỹ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan

và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng, … xảy ra

Kỹ năng tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra đượcnhững quyết định, những hành động phù hợp Nhất là trong xã hội hiện đạingày nay, khi con người phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của cuộc sống,luôn phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp thì kỹ năng tư duyphê phán càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân

- Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đềtheo một cách mới, với ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khảnăng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quanđiểm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ Đây là một kỹ năng quan trọng vì trongcuộc sống con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặcngẫu nhiên xảy ra Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có

tư duy sáng tạo để ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp

Trang 24

- Kỹ năng quản lí thời gian

Kỹ năng quản lí thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các côngviệc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâmtrong một thời gian nhất định Kỹ năng này là một trong những kỹ năng quantrọng trong nhóm kỹ năng làm chủ bản thân Quản lí thời gian tốt góp phầnrất quan trọng vào sự thành công của cá nhân và nhóm

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin là một kỹ năng quan trọng giúpcon người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, kháchquan, chính xác, kịp thời

Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin cần kết hợp với kỹ năng tư duy phêphán và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ

1.2 Những đặc điểm nổi bật của học sinh trung học phổ thông

1.2.1 Đặc điểm tâm, sinh lý

Học sinh THPT nằm trong khoảng tuổi từ 15 đến 18 Đây là giai đoạn

đã trưởng thành về mặt thể lực, nhưng phát triển còn chưa vững chắc, các embắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý Sự phát triển của hệthần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phứctạp và các chức năng của não phát triển, cấu trúc của tế bào bán cầu đại não

có những đặc điểm như cấu trúc tế bào não của người lớn, số lượng dây thầnkinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của võ não Điều đó tạotiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp của võbán cầu đại não trong quá trình học tập và rèn luyện

Nhìn chung, lứa tuổi các em đã phát triển cân đối, khỏe và đẹp, đa sốcác em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn.Điều đó giúp các em có thể tham gia các hoạt động phong phú, đa dạng, phứctạp của chương trình giáo dục THPT

Trang 25

Có thể thấy, học sinh phổ thông có những đặc điểm tâm, sinh lý thuậnlợi cho việc rèn luyện kỹ năng mềm qua dạy học văn Đó là sự nhạy cảmtrong xúc cảm, tình cảm khi tiếp nhận; là khả năng tưởng tượng linh hoạt,phong phú; ghi nhớ, tái hiện tốt hình tượng nghệ thuật, diễn đạt ý tưởng củamình tương đối tốt, lưu loát Các em hiếu kỳ, ham học hỏi, thích tìm tòi sángtạo, khám phá cái mới để thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình Dễ hứng thúvới những vấn đề mới lạ trong tác phẩm văn học

1.2.2 Sự nhận thức, phát triển của học sinh THPT

Ở học sinh THPT tính chủ định trong nhận thức được phát triển, tri giác

có mục đích đã đạt tới mức cao, quan sát có mục đích, hệ thống và toàn diện.Tuy nhiên, nếu thiếu sự định hướng của giáo viên, việc quan sát của các emkhó đạt hiệu quả cao Vì vậy, giáo viên cần quan tâm hướng quan sát của các

em vào những nhiệm vụ nhất định, không vội kết luận khi chưa tích lũy đủcác sự kiện

Cùng ở lứa tuổi này các em đã có khả năng tư duy trừu tượng một cáchđộc lập sáng tạo Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quánhơn, khả năng phản biện đã xuất hiện Có thể nói nhận thức của học sinhTHPT chuyển dần từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính, nhờ tư duytrừu tượng dựa trên kiến thức các khoa học và vốn sống thực tế của các em đãtăng dần Hứng thú học tập của các em gắn liền với khuynh hướng nghềnghiệp, ý thức học tập đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định trong quá trìnhnhận thức và năng lực điều khiển bản thân Nhờ đó, các em có thể tham giahoạt động giáo dục với vai trò chủ thể các hoạt động đó

Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhâncách của học sinh THPT Nó có ý nghĩa to lớn đối với phát triển tâm lý củacác em Học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm

lý của mình: quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và

Trang 26

năng lực riêng, xuất hiện ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng, tình cảm nghĩavụ Đó là những giá trị nổi trội và bền vững Các em có khả năng đánh giá

về mặt mạnh, mặt yếu của bản thân mình và những người xung quanh, cónhững biện pháp kiểm tra đánh giá sự tự ý thức bản thân, như: viết nhật ký, tựkiểm điểm trong tâm tưởng; biết đối chiếu với các thần tượng, các yêu cầucủa xã hội; nhận thức vị trí của mình trong xã hội, hiện tại và tương lai

Học sinh THPT là lứa tuổi hình thành quan niệm về thế giới tự nhiên vàcuộc sống, con người Dấu hiệu đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sựphát triển hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc về nguyên tắcchung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và sự tồntại xã hội loài người Bên cạnh đó, các em cũng quan tâm nhiều tới các vấn đề

về con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và

xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa lí trí và tình cảm Ở lứa tuổi này các

em có nhu cầu được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, cảm thấy mình cần

có nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm, muốn được bạn bè thừanhận Đó là những cơ sở cho việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPTqua dạy học văn, trong đó có VHNN

1.2.3 Đặc điểm tính cách của học sinh THPT

Lứa tuổi học sinh THPT thuộc giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, là giaiđoạn quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân

Về tính cách của lứa tuổi học sinh THPT, các em đang từng bướctrưởng thành về mặt thể chất kéo theo sự phát triển về mặt tâm lý Các emluôn muốn người khác, trong đó có cả cha mẹ và thầy cô đánh giá đúng khảnăng của mình trong mọi hoạt động, có tính tự trọng cao, luôn có ý thức bảo

vệ ý kiến, suy nghĩ độc lập của mình, thích hoạt động tập thể, sẵn sàng thamgia vào những công việc chung của lớp, của trường Điều này cho thấy, tínhphức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình hoàn thiện tâm lý,tính cách con người

Trang 27

Với đặc điểm tâm lý, tính cách đó, lứa tuổi học sinh THPT có nhu cầu

và khả năng hình thành những kỹ năng mềm trong cuộc sống Nhận thứcđúng vấn đề này, nhà trường, mà trực tiếp là các giáo viên đứng lớp cần có ýthức phát huy tính tích cực chủ động của các em trong hoạt động giáo dục,trong đó có việc rèn luyện kỹ năng mềm

1.3 .Vị trí, cấu trúc của phân môn văn học nước ngoài trong chương trình môn văn THPT

1.3.1 Vị trí văn học nước ngoài trong trường THPT

Phần văn học nước ngoài ở trường THPT chiếm một tỉ lệ không lớntrong chương trình môn văn, song có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mụctiêu giáo dục phổ thông Từ những năm trước cách mạng tháng Tám, trongchương trình trung học của nhà trường thực dân Pháp, môn văn có mặt với tưcách là môn học chính thức với tên gọi Việt văn, hay là quốc văn, như cách gọicủa Dương Quảng Hàm Cách gọi này là nhằm phân biệt với môn văn họcPháp Từ sau cách mạng tháng Tám, vị trí của môn văn học trong nhà trườngngày càng được khẳng định Năm 1948, tại Hội nghị của Bộ quốc gia giáo dục

ở Việt Bắc, trong chương trình bậc trung học, ban văn học chính thức đượcthành lập Kể từ đây, môn văn học đã trở thành môn học chính thức bên cạnhcác môn học khoa học tự nhiên Năm 1956, trong chương trình trung học, mônvăn học trở thành môn bắt buộc Bên cạnh văn học Việt Nam, văn học nướcngoài đã được đưa vào chương trình giảng dạy, dù số lượng còn khiêm tốn.Nhắc lại những điều này để thấy, cùng với quá trình tiếp nhận và hình thànhnền giáo dục kiểu mới, vai trò, vị trí của môn văn học trong chương trình phổthông, trong đó có văn học nước ngoài, đã được ý thức một cách rõ ràng Nhiềuđỉnh cao của văn học nhân loại qua những giai đoạn lịch sử khác nhau đã đượcchọn lựa vào chương trình môn văn THPT So với phân môn văn học ViệtNam, phân môn văn học nước ngoài có những đặc điểm và lợi thế riêng trong

Trang 28

việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT Những văn bản VHNN đượcchọn học trong trường phổ thông đều chứa đựng những giá trị tư tưởng, nghệthuật đặc sắc mang tầm nhân loại Nó không chỉ mang đến cho người họcnhững tri thức văn học mà còn cả những tri thức văn hóa, lịch sử phong phú,đặc sắc Bên cạnh đó, sự mới lạ trong nội dung, độc đáo trong nghệ thuật thểhiện của các tác phẩm văn học nước ngoài mang đến một sức hấp dẫn riêngcho học sinh THPT, lứa tuổi luôn khát khao khám phá những điều mới lạ.Bằng khả năng riêng của những hình tượng nghệ thuật, các tác phẩm VHNN cókhả năng tác động sâu sắc đến đời sống tâm hồn và trí tuệ của học sinh, gópphần hình thành, phát triển ở các em những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộcsống Bên cạnh cung cấp tri thức mới, lạ, VHNN còn đã trang bị năng lực cảmthụ, bồi đắp, nâng cao nhu cầu, khả năng hưởng thụ thẩm mỹ cho học sinh,giúp các em tiếp thu những giá trị tinh thần phong phú, những đặc sắc về vănhóa nhiều dân tộc trên thế giới Từ đó, góp phần hình thành ý thức và kinhnghiệm ứng xử thích hợp trước các vấn đề đặt ra trong đời sống, góp phần bồidưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh THPT

1.3.2 Cấu trúc chương trình văn học nước ngoài trong trường THPT

Chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, và lớp 12 còn gọi là chương trìnhNgữ văn THPT chuẩn hay cơ bản dùng cho các Ban Khoa học tự nhiên và cáclớp không phân ban Bên cạnh chương trình chuẩn còn có chương trình nângcao Chương trình được cấu trúc trên cơ sở kết hợp theo thời gian lịch sử vàthể loại văn học Mục tiêu cơ bản của chương trình là hướng tới việc hìnhthành, phát triển các năng lực văn chương, năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho họcsinh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Các soạn giả đã chú trọng tới việc phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của học sinh, và phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ

Trang 29

năng vận dụng kiến thức VHNN vào thực tiễn cuộc sống của học sinh THPT.Trên tinh thần đó, chương trình mới đảm bảo nguyên tắc kế thừa, phát triển,lấy quan điểm tích hợp làm tư tưởng chỉ đạo, giảm tải lý thuyết, tăng cườngthực hành, tránh đưa vào những kiến thức hàn lâm, không hợp với lứa tuổihọc sinh Những tri thức và kỹ năng đưa vào chương trình được lựa chọn phùhợp với sự phát triển tâm sinh lý học sinh và cập nhật những đổi mới, nhữngvấn đề thời sự So với những chương trình trước đây, chương trình VHNNtrong trường THPT hiện nay được mở rộng và đa dạng hơn Ngoài thơ, truyệnngắn còn có tiểu thuyết, kịch và văn nhật dụng, hiện diện ở cả ba khối

Bảng 1.1 Các văn bản VHNN trong Chương trình cơ bản

TT Tác phẩm Lớp HK Tác giả Quốc gia

Học chính thức

Đọc thêm

4 Cảm xúc mùa thu 10 1 Đỗ Phủ Trung Quốc x

5 Thơ hai-cư 10 1 Ba-sô Nhật Bản x

6 Lầu Hoàng Hạc 10 1 Thôi Hiệu Trung Quốc x

7 Nỗi oán của người

phòng khuê 10 1

Vương Xương Linh Trung Quốc x

8 Khe chim kêu 10 1 Vương Duy Trung Quốc x

9 Hồi trống cổ thành

(trích) 10 2 La Quán Trung Trung Quốc x

10 Tào Tháo uống

rượu luận anh hùng 10 2 La Quán Trung Trung Quốc x

Trang 30

TT Tác phẩm Lớp HK Tác giả Quốc gia

Học chính thức

Đọc thêm

11 Tình yêu và thù hận

(trích) 11 1 U.Sếch-xpia Anh x

12 Tôi yêu em 11 2 A X Pu -skin Nga x

13 Bài thơ số 28 11 2 R Ta-go Ấn độ x

14 Người trong bao 11 2 A.P.Sê-khốp Nga x

Trang 31

Bảng 1.2 Các văn bản VHNN trong Chương trình nâng cao

TT Tác phẩm Lớp Tập Tác giả Quốc gia

Học chính thức

Học thêm

4 Cảm xúc mùa thu 10 1 Đỗ Phủ Trung Quốc X

5 Tì bà hành (trích) 10 1 Bạch Cư Dị Trung Quốc X

6

Nỗi oán của người

phòng khuê 10 1

Vương Xương Linh Trung Quốc X

7 Lầu Hoàng Hạc 10 1 Thôi Hiệu Trung Quốc X

8 Khe chim kêu 10 1 Vương Duy Trung Quốc X

9 Thơ hai-cư 10 1 Ba-sô Nhật Bản X

10 Hồi trống cổ thành

(trích) 10 2 La Quán Trung Trung Quốc X

11 Tào Tháo uống

rượu luận anh hùng 10 2 La Quán Trung Trung Quốc X

12 Dế chọi (trích) 10 2 Bồ Tùng Linh Trung Quốc X

13 Tình yêu và thù hận

(trích) 11 1 U.Sếch-xpia Anh X

14 Ba cống hiến vĩ đại

của Các Mác 11 2 F.Ăng-ghen Đức x

15 Đám tang lão Gô

-ri -ô (trích) 11 2 Ban-dắc Pháp X

Trang 32

TT Tác phẩm Lớp Tập Tác giả Quốc gia

Học chính thức

Học thêm

18 Tôi yêu em 11 2 A.X Pu -skin Nga X

19 Bài thơ số 28 11 2 R Ta-go Ấn độ X

20 Đôt-xtôi-ep-xki 12 1 S.Xvai-gơ Áo X

Bảng 1.3 Bảng tổng hợp số lượng văn bản văn học nước ngoài

trong Chương cơ bản và Chương trình nâng cao

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy chương trình văn học nước ngoàiTHPT ở hai ban cơ bản và nâng cao là tương đương (22 văn bản và 25 vănbản), bao gồm nhiều thời kỳ văn học, của nhiều châu lục khác nhau, như châu

Á, châu Âu, châu Mĩ và Châu Phi Các tác phẩm được trích học đều thuộcnhững tác phẩm tiêu biểu, kinh điển của các nền văn học có bề dày truyềnthống như Trung Quốc, Pháp, Anh,… và những nền văn học đang có tiềm

Trang 33

năng phát triển bậc nhất thế giới như Mỹ, Nga,… Tuy nhiên, việc phân bố tácphẩm văn học giữa các quốc gia còn mất cân đối Văn học Trung Quốc có tới

10 văn bản, văn học Nga có 3 văn bản, văn học Pháp có 3 văn bản đượcchọn học Sự khác biệt về số lượng và chất lượng của hai bộ sách, hai chươngtrình là không lớn

1.4 Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh ở trường THPT qua dạy học văn

1.4.1 Những nhận thức của học sinh về kỹ năng mềm

Để có được một cái nhìn khách quan về nhận thức của học sinh THPT

về KNM, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 360 học sinh ở ba trường THPT trênđịa bàn huyện Hương Khê, Hà Tĩnh Nội dung khảo sát tập trung vào 5 vấn đề

cơ bản: Những hiểu biết của học sinh về KNM; Mức độ hiểu biết KNM; Nhậnthức của học sinh về tầm quan trọng của một số KNM; Nhận thức của họcsinh về vai trò, tác dụng của KNM; Nguyên nhân của thực trạng học sinhthiếu hiểu biết về KNM Các mẫu phiếu điều tra được thiết kế theo hình thứctrắc nghiệm khách quan, với nhiều phương án lựa chọn Kết quả khảo sát

được tổng hợp qua 5 bảng thống kê

Trang 34

Bảng 1.4 Mức độ tiếp nhận thông tin KNM của HS THPT

Chưa bao giờ

Sốlượng

Tỷ lệ

%

Sốlượng

Tỷ lệ

%

Sốlượng

Bảng 1.5 Mức độ hiểu biết về KNM của HS (%)

Đối tượng nghiên cứu Số lượng

HS

Mức độ hiểu biết KNM

Thấp Trung Tốt Rất tốt

Trang 35

Bảng 1.6 Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng

KNgiaotiếp

KNhợptác

KNbày tỏcảmthôngchia sẻ

Tấtcả

a, b,

c, d

Trường

THPT Hương Khê 120 20,0 20,8 14,2 16,7 28,3THPT Hàm Nghi 120 24,1 21,7 15,0 17,5 21,7THPT Phúc Trạch 120 23,3 22,5 18,4 15,0 20,8

Trang 36

Trong 4 kỹ năng mềm được lựa chọn khảo sát, có thể thấy mức độ nhậnbiết về các kỹ năng này ở các em là không đồng đều giữa các khối lớp Vớihọc sinh khối 10, kỹ năng hợp tác không được các em đánh giá cao (12,5%)còn kỹ năng tự nhận thức được các em đánh giá là quan trọng với tỷ lệ 26,7%đồng ý Trong khi đó, ở khối 12, đa số các em đánh giá tất cả các kỹ năng (kỹnăng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và kỹ năng bày tỏ cảmthông chia sẻ) là quan trọng (25,0%) Điều này cho thấy, sự nhận biết về các

kỹ năng mềm của học sinh THPT phụ thuộc nhiều vào độ tuổi và sự trưởngthành trong cuộc sống Phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho các em vìvậy, phải linh hoạt, phù hợp đối tượng

Bảng 1.7 Nhận thức của học sinh về tác dụng của việc

Tựtin

Hoạtđộngtốt

Đượcyêumến

Tấtcảcác ýkiến

Trường

THPT Hương Khê 120 0 28,0 6,0 19,0 47,0THPT Hàm Nghi 120 0 28,4 5,8 20,0 45,8THPT Phúc Trạch 120 0 29,0 4,0 18,0 49,0

Trang 37

hội và đời sống cá nhân Với một sự trưởng thành nhất định, nhiều học sinhlớp 12 đã cho rằng, việc được trang bị KNM không góp phần vào nâng caochất lượng học tập, nhưng sẽ giúp các em được mọi người yêu mến hơn và tựtin hơn trong cuộc sống

Bảng 1.8 Nguyên nhân học sinh THPT thiếu KNM (%)

Đối tượng nghiên cứu lượng Số

HS

Nguyên nhân

Họcsinh họcquánhiều

HSkhôngquantâmKNM

GVkhôngrènluyệnKNM

Tất

cả các lýdo

Trường

THPT Hương Khê 120 5,8 25,0 48,3 20,9THPT Hàm Nghi 120 5,0 25,8 56,7 12,5THPT Phúc Trạch 120 3,4 23,3 60,0 13,3

đề về thực trạng dạy, học hiện nay ở các trường THPT

1.4.2 Quan điểm của giáo viên văn về một số vấn đề liên quan đến việc rèn luyện KNM cho học sinh THPT

Trang 38

Thực trạng của việc rèn luyện KNM cho học sinh THPT hiện nay đangđặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ Trong đó có những vấn đề thuộc về nhậnthức, phương pháp của người dạy Chúng tôi đã khảo sát 100 giáo viên ở cáctrường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh về một số vấn đề, như: nhận thức củagiáo viên về tính cần thiết của việc rèn luyện KNM cho học sinh; đặc trưng,vai trò của VHNN đối với việc rèn luyện KNM cho học sinh; mức độ nắm bắtKNM ở học sinh; Đánh giá của giáo viên về mức độ hiểu biết KNM của họcsinh; Đánh giá của giáo viên về mức độ làm chủ một số KNM quan trọng ởhọc sinh THPT Dưới đây là kết quả tổng hợp

Bảng 1.9 Nhận thức của giáo viên về tính cần thiết của việc rèn luyện KNM cho học sinh THPT

Kỹ năng giao tiếp (lắng nghe;

đặt câu hỏi; thuyết phục) 7 20 57 16

Kỹ năng làm việc nhóm 13 18 55 14Nhìn vào kết quả tổng hợp ý kiến của giáo viên về một số vấn đề liênquan đến thực trạng rèn luyện KNM cho học sinh THPT, có thể thấy,

Trang 39

không phải giáo viên nào cũng nhận thức được tính cần thiết, thậm chí làrất cần thiết của việc phải rèn luyện KNM cho học sinh (chỉ có 78%).Trong hai kỹ năng mềm cơ bản của học sinh THPT là giao tiếp và làm việcnhóm, hầu hết giáo viên đều đánh giá là các em còn ở mức độ trung bình,thậm chí là yếu

Bảng 1.11 Phương pháp rèn luyện KNM cho học sinh THPT

được giáo viên sử dụng

kỹ năng mềm cho học sinh, giáo viên hầu như đều sử dụng thiên về mộtphương pháp nhất định, còn việc sử dụng kết hợp các phương pháp để rènluyện KNM cho học sinh còn thấp dẫn đến hiệu quả rèn luyện kỹ năng mềmcho học sinh còn hạn chế

Trang 40

Bảng 1.12 Cơ sở để giáo viên vận dụng biện pháp rèn luyện KNM

cho học sinh THPT

1 Kinh nghiệm của bản thân 50

2 Tham khảo tài liệu 15

3 Kinh nghiệm của đồng nghiệp 25

Nhìn vào kết quả thống kê cho thấy: chỉ có 10 GV sử dụng biện phápngẫu hứng để rèn luyện KNM cho học sinh thông qua dạy học văn bản vănhọc nước ngoài, có 15 giáo viên tham khảo tài liệu, còn 25 giáo viên sử dụngbiện pháp rèn luyện hiện tại học được từ đồng nghiệp Số còn lại 50 GVchiếm tỷ lệ lớn nhất là sử dụng các biện pháp rèn luyện hiện tại đó là dựa vàokinh nghiệm cá nhân

1.4.3 Thực trạng rèn luyện KNM cho hoc sinh THPT qua dạy học văn bản văn học nước ngoài

Như đã nói ở trên, việc rèn luyện KNM cho học sinh THPT là việc làmcần thiết, thường xuyên trong quá trình dạy học Mỗi môn học, phần học cónhững đặc trưng và ưu thế riêng trong việc tích hợp rèn luyện KNM cho các

em Từ nhận thức đó, chúng tôi khảo sát thực trạng rèn luyện KNM cho họcsinh qua dạy học văn học nước ngoài ở trường THPT hiện nay Nhằm có cáinhìn toàn diện về thực trạng tích hợp rèn luyện KNM qua dạy học văn họcnước ngoài, chúng tôi lựa chọn một số vấn đề cơ bản như: nhận thức của giáoviên về đặc trưng, khả năng của phân môn VHNN trong rèn luyện KNM chohọc sinh; ý thức rèn luyện KNM cho học sinh của giáo viên qua dạy họcVHNN; các phương pháp giáo viên thường vận dụng để rèn luyện KNM chohọc sinh Dưới đây là kết quả tổng hợp

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bắc (2008), Từ điển văn học trong nhà trường (văn học nước ngoài), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học trong nhà trường (văn học nướcngoài)
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
2. Lê Huy Bắc (2009), Từ điển văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học nước ngoài
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
3. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục kỹ năng sống ở trường
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2007
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 11
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10, SGV, tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10, SGV
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 11, SGV, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 11, SGV
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, SGV, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 12, SGV
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động Giáo dục lên lớp ở trường THCS, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt độngGiáo dục lên lớp ở trường THCS
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ở trường THCS, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống trong mônGDCD ở trường THCS
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học cơ sở, trườngtrung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giá trị và kỹ năng sống chohọc sinh phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2006
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp11, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiệnchương trình, SGK lớp11
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
16. Lê Nguyên Cẩn (chủ biên) (2006), Tác giả tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả tác phẩm văn học nước ngoàitrong nhà trường
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
17. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Trường Lịch (Chủ biên) (2000), Văn học Nga, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga
Tác giả: Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Trường Lịch (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
18. Phạm Minh Diệu (2007), Thiết kế bài giảng, Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng, Ngữ văn 11
Tác giả: Phạm Minh Diệu
Nhà XB: Nxb Đạihọc quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
19. Phạm Minh Diệu (2008), Thiết kế bài giảng, Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng, Ngữ văn 12
Tác giả: Phạm Minh Diệu
Nhà XB: Nxb Đạihọc quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
20. Đào Xuân Dũng (2012), Giáo dục giới tính dành cho tuổi vị thành niên, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giới tính dành cho tuổi vị thành niên
Tác giả: Đào Xuân Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w