Tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 50)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, vấn đề xây dựng môn học tích hợp đã được quan tâm, nghiên cứu, thử nghiệm ở trường phổ thông nước ta. Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”. Và: “Nguyên tắc tích

hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo”. Có thể thấy, tích hợp đã được xác định là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chương trình, biên soạn SGK, lựa chọn phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn, trong đó có văn học nước ngoài.

Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Theo đó, tích hợp được hiểu một cách khái quát là sự nhất thể hóa, đưa tới một đối tượng mới, thể thống nhất trên cơ sở những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng. Với cách hiểu đó, tính liên kết và tính toàn vẹn được xem là hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết, quy định lẫn nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kỹ năng chỉ được truyền thụ, tác động một cách riêng lẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kỹ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc”. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập, trong đó bao gồm quá trình hình thành ở học sinh những năng lực, kỹ năng cần thiết. Theo đó, việc vận dụng nguyên tắc tích hợp vào dạy học Ngữ

văn ở trường THPT không chỉ nhằm cung cấp tri thức mà còn góp phần rèn luyện kỹ năng cho các em. Nó đòi hỏi người giáo viên phải xóa bỏ lối dạy văn theo kiểu khép kín, tách biệt văn chương và cuộc sống, biệt lập kiến thức và kỹ năng... Nói cách khác yêu cầu của nguyên tắc tích hợp trong dạy học văn, trong đó có văn học nước ngoài, là mở rộng liên kết, liên tưởng, từ đó cung cấp cho học sinh những kết quả mang tính tổng hợp cả về tri thức và kỹ năng. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học văn có ý nghĩa tích cực trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Dưới sự định hướng, tổ chức của giáo viên, học sinh chủ động lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, tích lũy kiến thức, kỹ năng cho mình.

Trong dạy học VHNN, nguyên tắc tích hợp có những yêu cầu riêng. Những tác phẩm VHNN được chọn học trong chương trình phổ thông không chỉ có giá trị văn chương, nghệ thuật, mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Vì vậy, ứng dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy học, sẽ tạo nên sự hứng thú học tập, mang đến cho các em những tri thức mới lạ. Thông qua những liên kết với việc mở rộng trường liên tưởng, bên cạnh tri thức, học sinh còn thu nhận được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Đặc biệt là kỹ năng ứng xử trong môi trường văn hóa mang tính toàn cầu như ngày nay. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải:

- Giúp HS tích hợp các kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kỹ năng thông qua các bài học về tác giả, tác phẩm.

- Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp như câu lạc bộ VHNN để học sinh thể hiện tri thức, kỹ năng đã được tiếp nhận.

- Luôn đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học để các em trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng.

2.2. Phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài

Việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh qua dạy học VHNN được thực hiện theo nguyên tắc tích hợp và không tách rời phương pháp dạy học nói chung, trong đó có dạy học Ngữ văn. Tuy nhiên, do đặc điểm và lợi thế riêng, việc rèn luyện kỹ năng mềm qua dạy học VHNN ở trường THPT có những khác biệt nhất định so với dạy, học văn nói chung. Trong số 7 phương pháp dạy học (phương pháp nêu vấn đề; Phương pháp vấn đáp, đàm thoại; Phương pháp thuyết trình; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp kiểm tra đánh giá; Tổ chức ngoại khóa văn học;Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học văn), chúng tôi lựa chọn, lồng ghép trình bày một số phương pháp rèn luyện kỹ năng chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w