6. Cấu trúc của luận văn
3.4.4. Đánh giá chung
Qua kết quả thu được ở các bảng trên, chúng tôi thấy mức độ nhận thức kỹ năng mềm và khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn ở lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ cùng một đối tượng học sinh với những đặc điểm, trình độ tương đương ngang nhau, các em học sinh ở nhóm thực nghiệm nắm kiến thức về kỹ năng mềm sâu hơn, kết quả học tâp cao hơn ở nhóm đối chứng. Kết quả thực nghiệm là căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng ứng dụng của đề tài. Do vậy việc thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm là rất quan trọng. Để đánh giá tính khả thi của đề tài, chúng tôi dựa vào nhận xét đánh giá kết quả bài kiểm tra của HS và việc nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm qua giờ dạy thể nghiệm. Vì thể nghiệm chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, với số tiết, số lượng HS và bài học có hạn nên kết quả thực nghiệm chưa thể phản ánh hết những mức độ của việc rèn luyện kỹ năng mềm. Vì thế chúng tôi không xem kết quả thực nghiệm là cơ sở duy nhất để khẳng định tính ưu việt, khả thi của giáo án thể nghiệm. Mức độ khả thi của
giáo án thể nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực sư phạm của GV, trình độ của HS cũng như phương tiện dạy học của từng nơi.
Nhìn chung do giáo viên chọn dạy tiết thể nghiệm ở những đối tượng HS có kiến thức tương đối về văn học, có khả năng cảm nhận khá và có ý thức học tốt nên giờ học không nặng nề khô khan, ngược lại rất tích cực, sôi nổi. Các em tỏ ra yêu thích giờ học khi vừa chiếm lĩnh được văn bản vừa nắm được những KNM cho bản thân mình.
Với những nhận xét, đánh giá ở trên, bước đầu có thể khẳng định khả năng ứng dụng của các nguyên tắc, phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm qua dạy học văn học nước ngoài đã đề xuất ở chương 2.
KẾT LUẬN
1. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục, là thước đo kết quả giáo dục. Trong đó, môn Ngữ văn nói chung, VHNN nói riêng đóng một vai trò quan trọng. Những kết quả rèn luyện KNM cho học sinh qua dạy học VHNN bao gồm nhiều nội dung phong phú, nhưng kết đọng lại là KNM ở lứa tuổi thanh niên có tác dụng làm nền tảng để các em phát triển và hòa nhập vào đời sống xã hội, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc toàn diện như ngày nay.
2. Tích hợp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh Trung học phổ thông qua giờ dạy học văn học nước ngoài là việc làm có cơ sở khoa học, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay. So với nhiều phân môn khác trong chương trình môn văn ở trường phổ thông, phân môn văn học nước ngoài có những đặc trưng và ưu thế riêng. Các văn bản văn học nước ngoài được chọn học trong chương trình THPT đều được tuyển chọn từ những tác phẩm đặc sắc trong văn chương nhân loại qua các thời đại. Ở đó không chỉ có giá trị thẩm mỹ, mà còn chứa đựng nhiều giá trị có ý nghĩa cho cuộc sống của con người thời hiện đại. Những phong tục văn hóa, những cách ứng xử, những nghi thức giao tiếp,... đều có thể tìm thấy trong những tác phẩm văn học nước ngoài mà các em được học. Đó là một lợi thế để giáo viên tích hợp giáo dục kỹ năng mềm cho các em qua mỗi giờ dạy học văn học nước ngoài. Tuy nhiên, tích hợp cái gì? Tích hợp như thế nào? điều đó phụ thuộc vào ý thức, khả năng của giáo viên và điều kiên dạy, học ở mỗi nơi.
3. So với văn học Việt Nam, việc dạy, học văn học nước ngoài ở trường phổ thông có những nguyên tắc, phương pháp riêng, mà rõ nhất là dạy học qua văn bản dịch. Ý thức điều này là cần thiết để định hướng phương pháp giảng dạy phù hợp. Qua đó, tích hợp kỹ năng mềm cho các em một cách hợp
lý, tránh áp đặt, khiên cưỡng. Những kỹ năng sinh hoạt nhóm, tranh luận, nêu vấn đề, giao tiếp, thuyết trình,... qua giờ học văn học nước ngoài cũng có nhiều khác biệt so với giờ dạy học văn học Việt Nam. Điều này có lý do trong sự khác biệt giữa các nền văn hóa, thói quen tâm lý giữa các dân tộc, thời đại khác nhau.
Việc lồng ghép cung cấp kỹ năng mềm cho học sinh THPT cần chú ý đến tâm sinh lý lứa tuổi. Để từ đó có sự định hướng cụ thể, rõ ràng qua mỗi giờ dạy, học. Có rất nhiều kỹ năng mềm có thể được lồng ghép tích hợp qua giờ dạy, học văn học nước ngoài, song giáo viên cần phải biết lựa chọn thích hợp, tránh liên hệ tràn lan, xa rời nội dung bài học. Một trong những căn cứ để giáo viên định hướng những khả năng cần tích hợp trong giờ dạy, học là dựa vào đặc trưng thể loại. Nếu ở thơ trữ tình là những kỹ năng bộc lộ cảm xúc, thì ở văn xuôi là kỹ năng giao tiếp, đối thoại, còn ở thể loại kịch là kỹ năng nhập vai, giải quyết tình huống,... giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Những điều này chúng tôi đã phân tích và trình bày trong ba giáo án thực nghiệm.
4. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của của CNTT, dạy học văn học nước ngoài ở trường phổ thông có nhiều thuận lợi. Ứng dụng CNTT không chỉ có tác dụng hỗ trợ cho giáo viên trong giờ giảng, mà còn góp phần hình thành ở các em một thói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc tìm kiếm tư liệu, hình ảnh, thiết kế những trang blorg cá nhân. Qua mỗi giờ dạy, học kỹ năng về ứng dụng CNTT, kỹ năng kết nối,... ở các em sẽ được bổ sung.
Cùng với việc ứng dụng CNTT trong dạy, học văn học nước ngoài là tổ chức hoạt động ngoại khóa, như: câu lạc bộ, sân khấu hóa tác phẩm, đọc thơ,... Những hoạt động này sẽ giúp các em hứng thú học tập, có thêm nhiều kỹ năng mềm, như: kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng tổ chức, đối thoại, làm việc nhóm,... Hiệu quả của những phương pháp này phụ thuộc nhiều vào khả năng tổ chức, sự nhạy cảm và phương pháp của giáo viên.
5. Nghiên cứu phương pháp rèn luyện KNM cho học sinh THPT qua giờ dạy, học văn học nước ngoài là việc làm có ý nghĩa, cả về lý luận và thực tiễn. Song đây là một vấn đề phức tạp. Nó đòi hỏi người thực hiện phải có thời gian, điều kiện và năng lực nghiên cứu, thực hành. Thêm vào đó, việc đánh giá kết quả thực nghiệm cần phải được tiến hành trên nhiều địa bàn với những đặc điểm vùng miền, khác nhau, không chỉ về nhận thức mà cả trong thực hành. Vì lẽ đó, chúng tôi ý thức được rằng, những gì làm được trong luận văn này mới là kết quả bước đầu, có tính gợi mở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bắc (2008), Từ điển văn học trong nhà trường (văn học nước ngoài), Nxb Giáo dục.
2. Lê Huy Bắc (2009), Từ điển văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục Việt Nam. 3. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống ở trường
THCS, Nxb Đại học sư phạm.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10, SGV, tập 1, Nxb Giáo dục. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 11, SGV, tập 2, Nxb Giáo dục. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, SGV, tập 2, Nxb Giáo dục. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động
Giáo dục lên lớp ở trường THCS, Nxb Giáo dục Việt Nam.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ở trường THCS, Nxb Giáo dục Việt Nam.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, Hà Nội.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Nxb Giáo dục.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp11, Nxb Giáo dục.
16. Lê Nguyên Cẩn (chủ biên) (2006), Tác giả tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
17. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Trường Lịch (Chủ biên) (2000), Văn học Nga, Nxb Giáo dục.
18. Phạm Minh Diệu (2007), Thiết kế bài giảng, Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
19. Phạm Minh Diệu (2008), Thiết kế bài giảng, Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
20. Đào Xuân Dũng (2012), Giáo dục giới tính dành cho tuổi vị thành niên,
Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Trọng Hoàn (2006), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10, Nxb Hà Nội.
22. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
23. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) (2006), Thiết kế bài giảng, Ngữ văn 10,
tập 1, Nxb Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) (2011), Thiết kế bài giảng, Ngữ văn 11,
tập 2, Nxb Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) (2008), Thiết kế bài giảng, Ngữ văn 12,
tập 2, Nxb Hà Nội.
26. Nguyễn Hải Hà (1996), Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Hạnh (1986), "Tiếp cận sử thi Ramayana từ những đặc trưng thể loại", Tạp chí Văn học nước ngoài, (2).
28. Nguyễn Văn Hạnh (2010), "Rabindranath Tagore - Kiến trúc sư của thời kỳ phục hưng Ấn Độ", Nghiên cứu văn học, (4).
29. Nguyễn Văn Hạnh (2013), "Ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học văn học nước ngoài ở trường phổ thông", Tạp chí khoa học, Đại học Hà Tĩnh, (1).
30. Tạ Đức Hiền (1998), Thơ văn nước ngoài trên trang sách phổ thông trung học, Nxb Hải Phòng.
31. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà Nẵng.
32. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2008), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Thế giới.
33. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2007), Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Đại học vinh.
34. Nguyễn Văn Long (2009), Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục Việt Nam.
35. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, Ngữ văn 10, Nxb Đại học sư phạm.
36. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, Ngữ văn 11, Nxb Đại học sư phạm.
37. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, Ngữ văn 12, Nxb Đại học sư phạm.
38. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Phan Trọng Luận (chủ biên) (1997), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, tập 2, Nxb Giáo dục.
40. Nhiều tác giả (2008), Thiết kế bài dạy Ngữ văn trung học phổ thông, Nxb Giáo dục.
41. Nhiều tác giả (2012), Kĩ năng giảng giải - Kĩ năng nêu vấn đề, Nxb Giáo dục Việt Nam.
42. Nhiều tác giả (2009), Kĩ năng ngôn ngữ - Kĩ năng nâng cao hiệu quả học tập, Nxb Giáo dục Việt Nam.
43. Nhiều tác giả (2009), Kĩ năng phản hồi - Kĩ năng luyện tập, Nxb Giáo dục Việt Nam.
44. Nhiều tác giả (2009), Kĩ năng dẫn nhập - Kĩ năng kết thúc, Nxb Giáo dục Việt Nam.
45. Nhiều tác giả, Các phương pháp dạy học hiệu quả (classroom instruction that works), Nxb Giáo dục, 2005.
46. Lê Lựu Oanh - Phạm Đăng Dư, Lí luận văn học, Nxb Đại học Sư phạm, 2008.
47. Nguyễn Dục Quang (2010), Hướng dẫn thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
48. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Hà Nội.
49. Lê Xuân Soan (chủ biên) (2006), Dạy học các tác phẩm thơ Đường ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, Nxb Đại học quốc gia, Hồ Chí Minh.
50. Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kỹ năng sống, Nxb Giáo dục. 51. Trần Đình Sử (2008), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục.
52. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering- Jane E. Pollock (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục Việt Nam.
53. Nguyễn Chính Thành (2013), “Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh Trung học cơ sở qua dạy học văn học nước ngoài”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, (1).
54. Quách Tấn (1998), Thi pháp thơ Đường, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
55. Thuý Toàn (1996), Dịch văn học và văn học dịch, Nxb Văn học, Hà Nội. 56. Thuý Toàn (1999), Không phải của riêng ai, Nxb Văn học và Trung tâm
văn hoá ngôn ngữ Đông Tây.
57. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
58. Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lí học lao động, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
59. Lương Duy Thứ (chủ biên) (1999), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb Giáo dục.
60. Lương Duy Thứ (chủ biên) (2000), Văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục. 61. Lưu Đức Trung (chủ biên) (2002), Chân dung nhà văn thế giới (5 tập),
Nxb Giáo dục, H.
62. Lưu Đức Trung (2003), Văn học Ấn Độ, Nxb Giáo dục.
63. Lưu Đức Trung (chủ biên) (2000), Từ điển tác giả tác phẩm văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục.
64. Phùng Văn Tửu (2008), Cảm thụ giảng dạy văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục.
65. Phùng Văn Tửu, Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân (2000), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục.
66. Nguyễn Đình Vĩnh (2007), "Tác động của văn học Dịch đối với quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX", Tạp chí Văn học nước ngoài, (4).
67. Nguyễn Đình Vĩnh (2005), "Văn học dịch - sự đối thoại giữa các nền văn học", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (11).
68. Vụ Giáo dục trung học (2012), Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học, Hà Nội.
69. Nguyễn Văn Xô (Chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Trẻ.
70. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA
DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (Dành cho giáo viên)
Xin thầy/cô cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy, học văn học nước ngoài (Thầy/cô chọn và khoanh tròn vào phương án lựa chọn. Có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều phương án khác nhau).Ý kiến của thầy/cô phục vụ cho mục đích nghiên cứu của chúng tôi, ngoài ra không sử dụng vào bất kỳ một mục đích nào khác.
Trân trọng cảm ơn thầy/ cô.
1. Quan điểm của thầy/ cô về tính cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh Trung học phổ thông?
a. Cần thiết c. Rất cần thiết b. Không cần thiết d. Không thật cần thiết
2. Thầy/ cô đánh giá như thế nào về kỹ năng giao tiếp (bao gồm: lắng nghe; đặt câu hỏi; thuyết phục) của học sinh Trung học phổ thông?
a. Tốt c. Bình thường
b. Khá d. Yếu
3. Thầy/ cô đánh giá thế nào về kỹ năng làm việc nhóm của học sinh Trung học phổ thông?
a. Tốt b.Khá
b. Trung bình c.Yếu
4. Theo thầy/ cô, phần văn học nước ngoài có những ưu thế nào trong việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh?
a. Mở rộng tầm nhìn cho học sinh c.Giúp các em tự tin trong giao tiếp