0
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Giáo án TN 3: (Tiết 80 81)

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (Trang 86 -86 )

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Giáo án TN 3: (Tiết 80 81)

SỐ PHẬN CON NGƯỜI (Trích) Sô-lô -khốp A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: 1. Kiến thức

- Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.

- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.

- Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.

2. Kỹ năng

- Cách tìm hiểu một truyện ngắn nước ngoài.

- Kỹ năng mềm cần đạt: kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cảm thông chia sẻ.

3. Thái độ: Trân trọng và học tập một tính cách Nga kiên cường, nhân hậu như Xôcôlốp.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Thầy: SGK, SGV, SGK dạy học theo chuẩn KTKN, GA, đồ dùng dạy học...

2. Trò: SGK, Vở ghi, vở soạn...

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

Ý nghĩa của hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn

3. Giới thiệu bài mới

Sau Thể chiến thứ hai, nhiều nhà văn lớn của thế giới quan tâm tới số phận con người. Cùng với Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê, Một thời để sống và một thời để chết của E.M.Rơ-ua-cơ, truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp thể hiện sự tự ý thức của cá nhân trên con đường vươn tới làm chủ vận mệnh của mình. Mặt khác, Số phận con người là một hiện tượng văn học có tầm cỡ thế giới, thời đại, ở đó Sô-lô-khốp đã đưa ra một cách thể hiện mới trên vấn đề hệ trọng đối với văn học.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn. - HS đọc Tiểu dẫn (SGK) tóm tắt những nét chính về tác giả Sô-lô- khốp. - GV định hướng - GV: Em nhận thấy có điểm gì nổi bật trong cuộc đời và sáng tác của Sô- Lô- khốp ?

- HS trả lời cá nhân - GV khái quát

I.Tiểu dẫn:

1. Tác giả

- A.Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, nhận giải Nobel văn học năm 1965 TP Sông Đông êm đềm, giải thưởng văn học Lê-nin.

- Sinh trưởng trong một gia đình nông dân vùng Sông Đông. Sống gắn bó với quê hương và có những trang viết rất hay về chiến tranh, về người lính, về vùng Sông Đông.

- Sớm tham gia cách mạng, ông hiểu những đau khổ và vinh quang của người dân trong và sau chiến tranh.

- Tự kiếm sống, là tấm gương về sự nỗ lực tự học vươn lên trong cuộc sống

- Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương.

- GV: Tác phẩm số phận con

người ra đời trong hoàn cảnh

nào? Vị trí, ý nghĩa của nó trong nền văn học Nga?

- Hs trình bày cá nhân

- GV nhận xét, tổng hợp vấn đề

Hoạt động 2: GV tổ chức HS đọc - hiểu văn bản

- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu, yêu cầu HS tóm tắt cốt truyện.

- GV nêu vấn đề

+ Chiến tranh đã đem lại số phận bất hạnh cho con người như thế nào? Em có suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh đó qua hai nhân vật Xô- cô- lốp và Va- ni - a?

- HS thảo luận và trình bày - GV định hướng gợi mở

+ Hoàn cảnh và tâm trạng An- đrây sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a được

Vấn đề ông quan tâm: số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người.

- TP tiêu biểu: Sông Đông êm đềm, Số phận con người, Đất vở hoang...

2- Tác phẩm:

- Số phận con người (1957) là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga.

- TP viết về số phận dân tộc Nga sau chiến tranh,làm sáng lên tính cách Nga: kiên cường, dũng cảm, nhân ái.

II. Đọc- hiểu văn bản

1 Đọc - tóm tắt:

2. Những số phận con người.

a. An-đrây Xô-cô-lốp

- Hoàn cảnh

+ Mất vợ, mất con vì bọn phát xít sát hại + Cả gia đình riêng không còn ai, tất cả đều bị kẻ thù giết

+ Bản thân anh bị thương. Luôn phải sống lang bạt.

+ Ra khỏi chiến tranh, anh đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, và trở nên nghiện rượu. - Tâm trạng:

+ Nỗi đau buồn khiến anh không thể ở lâu 1 chỗ.

miêu tả như thế nào ?

- GV: Số phận của bé Va- ni - được gợi lên trong câu chuyện của Xô- cô- lốp như thế nào ? GV yêu cầu HS đánh giá chung về số phận 2 nhân vật. (Tiêu biểu, điển hình cho sự mất mát của chiến tranh)

+ Số phận bất hạnh của các nhân vật nói lên điều gì ?

- GV nêu vấn đề:

+ Xô- cô- lốp đã gặp Va- ni - a trong hoàn cảnh nào? Điều gì đã khiến anh nhận bé Va- ni- a làm con?

(Chính “giọt nước mắt nóng hổi sôi lên ở mắt tôi” giải thích cho quyết định bất ngờ của Andrây)

hàng đêm: chiêm bao thấy người quá cố.. thức giấc gối đầm nước mắt. có số phận nghiệt ngã, nhưng không suy sụp, luôn vươn lên.

- Gặp Vania, đứa bé đáng thương, gợi tình thương, tình phu tử  nhận về nuôi  tấm lòng nhân hậu.

b. Bé Va-ni-a.

- Hoàn cảnh: Đứa trẻ mồ côi, sống lang thang ai cho gì ăn nấy, bạ đâu ngủ đấy, ăn mặc rách rưởi. (rách như xơ mướp, mặt mũi bê bết, lem luốc)

=> Xô cô lốp- Vania là nạn nhân của chiến tranh phát xít. Họ cô đơn, đứng trước nguy cơ sự “chìm nghỉm” nếu thiếu bản lĩnh. Xô cô lốp không dám quay về quê bởi không thể chịu đựng được nỗi đau, anh phải tìm đến rượu.Vania trở thành trẻ đường phố lay lắt. -> Họ tiêu biểu cho người dân Nga chịu mất mát sau chiến tranh.

3. Những con người vượt lên số phận.

- Vì lòng yêu thương, anh đau khổ khi nhìn thấy vẻ thơ ngây tội nghiệp của bé, Xô cô lốp gặp và ngay lập tức quyết định nhận Vania làm con-> anh cảm thấy tâm hồn nhẹ nhõm.

-> Quyết định ấy là tấm lòng nhân hậu của anh, dù đau đớn bầm dập, nhưng vẫn âm

+ Quyết định nhận Vania làm con đã đem lại niềm hạnh phúc như thế nào cho 2 cha con?

- GV định hướng, gợi mở:

+ Suy nghĩ nào khiến Xô - cô - lốp nhận Va-ni- a làm con?

+ Thái độ của Xôcôlôp khi nhìn thấy chân dung Vania?

+Hành động nhận Vania làm con của Xô -Cô- lốp cho thấy điều gì?

+ Điều khó khăn nhất ở Xô-cô- lốp khi nhận Va-ni -a làm con là gì ?

- Đoạn văn nào gây xúc động nhất cho em khi chứng kiến cảnh Xô- cô - lốp nhận con nuôi? Tại sao?

thầm và mãnh liệt trong trái tim người lính Xô viết

- Xô cô lôp nhận Vaniaanh yêu thương, chăm sóc chu đáo: tắm rửa, may quần áo mới  xem Vania như con đẻ. Còn Vania sung sướng khi có bố.

- Vania hạnh phúc sung sướng (chồm lên cổ tôi, hôn lên má tôi)

=>Hai số phận, 2 mảnh vỡ cuộc đời đã gặp nhau. Xô cô lôp đau đớn hàn gắn vết thương lòng bằng hành động cao cả, Vania hồn nhiển trong hạnh phúc. Vania là niềm vui sưởi ấm lòng Xô cô lôp, anh là người cha, chỗ dựa của đứa bé  cả 2 đã biết nương tựa sưởi ấm cho nhau.

4. Tính cách kiên cường và nhân hậu của con người Nga

- Xô cô lôp gặp nhiều đau khổ, nhưng anh đã cố gắng vượt qua

- Nhận nuôi Vaniagặp nhiều khó khăn, đặc biệt nỗi đau tinh thần luôn dằn vặtcố nén để Vania được vui.

+ Hành động nhận bé Va-ni-a làm con của Xô-cô-lốp biểu hiện trái tim giàu lòng nhân ái.

+ Đoạn văn Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con, rất xúc động.

- Hs phát biểu - GV định hướng

+ Nhận Va-ni-a là con đẻ của mình, Xô-cô-lốp còn thể hiện tính cách gì ngoài tình yêu thương? - Qua đoạn trích này, ta hiểu con người Nga như thế nào ?

- Hs phát biểu - GV tổng hợp

- Suy nghĩ của tác giả thể hiện

lo vang rộn cả buồng lái: bố yêu của con ơi !.. Con chờ mãi mong được gặp bố”. Xô-cô-lốp: “ Còn mắt tôi thì cứ mờ đi,... Tôi tắt máy”

 Sức mạnh của tình yêu thương đã sưởi ấm trái tim cô đơn, đem lại niềm vui cho con người. Tình yêu thương ấy là bản chất luôn tiềm ẩn ở các thế hệ con người Nga. Chỉ có tình thương mới chữa lành được vết thương trong trái tim

- Nhận bé Va-ni-a làm con, ngoài tình yêu thương, chia sẻ nỗi bất hạnh của con người, Xô-cô-lốp còn thể hiện ý thức trách nhiệm

và nghị lực để vượt qua những khó khăn của

cuộc sống đời thường sau chiến tranh.

=>Con người Nga thật kiên cường dũng cảm đối mặt với cái chết, đối mặt với những những đau thương, phải vượt qua những mất mát, nỗi đau riêng như Xô-cô- lốp, như bé Va-nia

- Suy nghĩ của tác giả thể hiện qua đoạn văn cuối cùng: “Hai con người … mà anh”. Có ba vấn đề trong lời phát biểu này + Hiện thực phũ phàng của chiến tranh đã đè nặng xuống số phận con người

+ Con người Nga có ý chí kiên cường sẽ đứng vững và những thế hệ tiếp theo sẽ làm được những gì mà cha ông họ đã làm

qua đoạn văn nào? Điều mà tác giả muốn nói qua lời phát biểu đó?

Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết

- HS nhận xét về những suy nghĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. - GV tổng hợp kiến thức - HS nhận xét về nghệ thuật của truyện. - GV chủ đề của tác phẩm là gì ? - GV tổng hợp kiến thức

+ Dẫu có thế nào đừng bao giờ làm tổn thương trái tim con trẻ. ->Nhà văn như nhắc nhở mọi người hãy quan tâm tới những số phận cá nhân.

III. Tổng kết

1. Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỷ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi. - Nhà văn tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người cách mạng có thể vượt qua số phận.

2. Nghệ thuật: Kể chuyện giản dị, nhưng có tầm khái quát, nhân vật được miêu tả giàu cá tính.

* Chủ đề:

- Miêu tả số phận bất hạnh đầy đau khổ của con người sau chiến tranh. Đồng thời thể hiện tính cách Nga, con người Nga đã vượt qua đau khổ,nương tựa vào nhau thương yêu nhau để trụ vững trong cuộc sống.

VI. - Củng cố và luyện tập

- GV củng cố ngắn gọn: Giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực. - Chuẩn bị trả bài viết số 6

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (Trang 86 -86 )

×