Giáo án TN1: (Tiết 44)

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 72)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Giáo án TN1: (Tiết 44)

TẠI LẦU HOÀNG HẠC

TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Lí Bạch A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh: 1. Kiến thức

- Hiểu được tình bạn chân thành, thắm thiết của nhà thơ Lí Bạch qua buổi tiễn bạn. Qua đó, cảm nhận được tâm sự buồn của tác giả.

- Bút pháp chấm phá của thơ Đường kết hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và ngụ tình.

- Tích hợp với những bài thơ Đường HS đã học THCS: Tĩnh dạ tứ, Vọng Lư Sơn bộc bố, Bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.

- Kỹ năng mềm cần đạt: kỹ năng hợp tác, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức xây dựng tình bạn đẹp trong cuộc sống.

1. Thầy: SGK, SGV, SGK dạy học theo chuẩn KTKN, GA, đồ dùng dạy học...

2. Trò: SGK, Vở ghi, vở soạn...

C. TIÊN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

Hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư). Hình ảnh một nhành mai nở lúc xuân tàn hoa rụng có ý nghĩa gì?

3. Giới thiệu bài mới

Thơ Lí Bạch vốn thường nói nhiều đến tình bạn bè tha thiết đậm sâu. Nào là tiễn xá nhân họ Trương đi Giang Đông, tiễn sơn nhân họ Dương về núi Tung, tiễn khách về đất Ngô. Có những lời thơ đưa tiễn giản dị mà rung động xiết bao:

Vẫy tay thôi đã rời xa Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo.

Những người ta vẫn không thể quên được bài thơ "Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng".

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm

hiểu tác giả và khái quát về bài thơ.

- GV: Phần tiểu dẫn giới thiệu cho chúng ta biết gì về Lí Bạch?

- HS trả lời theo định hướng SGK. - (GV chiếu chân dung của nhà thơ Lí Bạch)

- GV: Theo em tại sao Lí Bạch được mệnh danh là "thi tiên"?

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả

- Lí Bạch (701-762)

- Là người thông minh, tài hoa, phóng túng.

- Gặp nhiều trắc trở trên đường đời. => Có nhiều mâu thuẫn trong tư

- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân, dựa trên SGK.

- GV bổ sung, chuẩn hóa.

- GV: Tiêu đề bài thơ nói lên điều gì về hoàn cảnh ra đời của nó?

- HS trả lời cá nhân.

- GV liên hệ đến cuộc đời nhà thơ để thuyết minh về hoàn cảnh xã hội.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu

- GV: Hướng dẫn cách đọc (buồn bâng khuâng, trong sáng, chậm rãi). - HS đọc bài, nhận xét, GV đọc mẫu. - GV cho HS thảo luận nhóm:

+ Nhóm 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ?

+ Nhóm 2: Có thể phân chia bố cục của bài thơ như thế nào? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

- HS: trao đổi, thảo luận.

-HS chọn: cố nhân, yên hoa, cô phàm, thiên tế lưu...

(GV: Bố cục phân chia chỉ mang tính chất tương đối vì thơ là mạch cảm xúc, tác phẩm là chỉnh thể nghệ

tưởng.

- Tác phẩm:

+ Trên 1.000 bài thơ.

+ Đề tài phong phú: Tình bạn, tình yêu, thiên nhiên, chiến tranh...

2. Hoàn cảnh sáng tác

- Viết lúc tiễn Mạnh Hạo Nhiên, người bạn rượu, bạn thơ, người tri kỉ của nhà thơ.

II. Đọc - hiểu bài thơ

1. Thể thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Bản dịch đôi chỗ chưa thể hiện được giá trị hàm súc của ngôn từ.

2. Bố cục

- Hai câu đầu: Cảnh tiễn biệt

- Hai câu sau: Tâm trạng người đưa tiễn.

thuật).

- HS: Đọc hai câu đầu (phiên âm, dịch thơ).

- GV: Hai câu đầu tác giả dựng lên cảnh tiễn biệt. Vậy em biết gì về cuộc đưa tiễn này?

(Gợi: Thời gian, không gian, nơi đi, nơi đến?)

- HS: trao đổi, thảo luận, GV bổ sung. - Hãy xác lập mối quan hệ không gian, thời gian, nơi đi, nơi đến trong bài thơ? Giải thích nghĩa của từ "yên hoa"?

- HS: trao đổi, thảo luận, GV bổ sung. - GV: Nhưng ở đây không chỉ đơn giản tường thuật sự việc. Nhận xét từ "cố nhân"?

- GV giới thiệu đôi nét về Mạnh Hạo Nhiên - một nhà thơ có nhân cách. Lí Bạch theo cuộc sống tự do, lánh xa danh lợi. Mạnh Hạo Nhiên về Dương Châu làm quan.

(Gợi: Đối chiếu phiên âm với bản dịch thơ. "Bạn" và "cố nhân" có gì giống và khác nhau? Nhận xét bản dịch?)

- HS: trao đổi, thảo luận, GV bổ sung.

3. Đọc - hiểu chi tiết

a. Cảnh tiễn biệt

- Thời gian: tháng ba - Không gian: "yên hoa" + Khói và sóng trên sông. + Cảnh đẹp mùa xuân. + Nơi phồn hoa đô hội. - Nơi đi: Lầu hoàng Hạc - Nơi đến: Dương Châu

- Nơi đi: không gian, thời gian đẹp, trong lành, yên ả.

- Nới đến: Dương Châu - chốn đô hội => nơi ấy có lẽ không phù hợp với nhà thơ, một người yêu cuộc sống thanh sạch.

- Tường thuật sự việc để thể hiện tâm trạng.

- "Cố nhân":

+ Bạn cũ, gắn bó nhiều kỉ niệm. + Tri âm tri kỉ.

- Lầu Hoàng Hạc: + Nơi nổi tiếng

- GV: Hãy lý giải tại sao nhà thơ không chọn địa điểm khác mà lại chọn lầu Hoàng Hạc làm nơi tiễn bạn? (GV chiếu lên màn hình cho học sinh xem tranh lầu Hoàng Hạc)

- HS đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, GV nói thêm về Lầu Hoàng Hạc

- GV mở rộng về đề tài đăng cao - đề tài phổ biến trong thơ Đường.

- GV: Thi nhân Đời Đường thích "đăng cao". Hãy tìm một số hình ảnh thơ tương tự?

- HS: trả lời.

- GV: Qua phân tích trên em có cảm nhận được điều gì?

(Gợi: Tình cảm nhà thơ dành cho bạn? Tác giả gửi gắm tâm sự gì?) - HS: trả lời.

- HS: Đọc hai câu thơ cuối (phiên âm và dịch thơ).

- GV: Cảm nhận chung của em về hai câu thơ cuối.Tâm trạng của người đưa tiễn?

- HS: phát biểu cảm nhận của cá nhân: buồn, cô đơn => Tâm trạng chung của mọi người đưa tiễn.

+ Cao

+ Hình ảnh bạn rõ hơn

+ Địa danh văn hóa, phù hợp với tình bạn của những nhà thơ, nhà văn. => Tình cảm sâu sắc của Lí Bạch - Mạnh Hạo Nhiên và khát vọng tự do phóng túng của nhà thơ.

- Một tình bạn gắn bó keo sơn giữa hai người tri âm, tri kỉ.

b. Tâm trạng người đưa tiễn

"Cô phàm" -- -- "bích không tận"

Hữu hạn Vô hạn

- GV: Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật ấy? - HS: trao đổi, thảo luận.

GV: Em có nhận xét gì về điểm nhìn của tác giả trong bài thơ?

- (Có thể chuẩn bị tranh vẽ, tượng trưng điểm nhìn của nhà thơ).

- HS: trả lời dựa vào SGK. (Liên hệ mở rộng:

Anh đi đâu đó, anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...")

- GV: Ở câu thơ cuối từ ngữ nào thể hiện tâm trạng của người đưa tiễn? Điểm nhìn và từ ngữ ấy gợi cho em điều gì?

- HS: trao đổi, thảo luận.

-GV: Bình câu thơ cuối để nhấn mạnh tình cảm nhà thơ dành cho bạn.

- HS thảo luận theo câu hỏi sau:

Ẩn đằng sau nội dung tình bạn, bài thơ còn thể hiện tâm sự của nhà thơ. Đó là tâm sự gì?

- Nghệ thuật: đối lập, ẩn dụ

=> Cảm giác cô đơn, trống vắng, luyến tiếc của nhà thơ.

- Điểm nhìn:

"Cô phàm" -> "viễn ảnh" -> "bích không tận Nhìn rõ mờ dần mất hút

- "Duy kiến - thiên tế lưu"

=> Nỗi buồn mênh mông, tình cảm dâng trào trong lòng nhà thơ. Tình bạn chân thành, trong sáng.

- Một tâm hồn luôn chứa đầy trăn trở về nhân tình thê thái, lo lắng cho con đường của bạn phía trước đầy bon chen.

- HS đại diện nhóm trình bày.

Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết

- GV: Bài thơ chỉ gồm 28 chữ mà nhan đề đã gồm 10 chữ, có thể đặt tiêu đề khác cho bài thơ được không? Vì sao? - HS: trao đổi, thảo luận, GV bổ sung. - GV: "Ý tại ngôn ngoại" thể hiện như thế nào trong bài thơ? (nghệ thuật tiêu biểu?)

- GV: Từ đó rút ra nội dung cơ bản của bài thơ?

- Hai nhóm thảo luận:

Nhóm 1: Khái quát nghệ thuật. Nhóm 2: Khái quát nội dung.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Bút pháp chấm phá của thơ Đường. - Tả cảnh ngụ tình.

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng.

2. Nội dung

- Tình bạn chân thành, sâu sắc. - Tâm sự thầm kín của nhà thơ.

IV. Củng cố và luyện tập

- Đọc ghi nhớ trong SGK.

- Học thuộc bài thơ và nắm vững giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

- Luyện tập bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan: 1. Bài thơ viết về đề tài gì?

a. Chiến tranh. c. Thiên nhiên b. Tình yêu d. Tình bằng hữu

2. Hai câu thơ đầu có sự kết hợp của phương thức biểu đạt nào? a. Tự sự và miêu tả c. Tự sự, miêu tả và biểu cảm b. Miêu tả và gợi cảm d. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận 3. Bài thơ này thể hiện bút pháp nào của nhà thơ Lí Bạch?

a. Hiện thực c. Lãng mạn b. Tả thực d. Siêu thực. 4. Đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt của bài thơ là gì?

a. Tình hòa trong cảnh c. Nhiều hình ảnh phóng đại khoáng đạt b. Nhiều điển tích, điển cố d. Thủ pháp tăng tiến và đối lập

- Tự luận: Viết một đoạn văn ngắn (không quá 100 từ) nêu cảm nghĩ của em về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w