Sự nhận thức, phát triển của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 25)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Sự nhận thức, phát triển của học sinh THPT

Ở học sinh THPT tính chủ định trong nhận thức được phát triển, tri giác có mục đích đã đạt tới mức cao, quan sát có mục đích, hệ thống và toàn diện. Tuy nhiên, nếu thiếu sự định hướng của giáo viên, việc quan sát của các em khó đạt hiệu quả cao. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm hướng quan sát của các em vào những nhiệm vụ nhất định, không vội kết luận khi chưa tích lũy đủ các sự kiện.

Cùng ở lứa tuổi này các em đã có khả năng tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, khả năng phản biện đã xuất hiện. Có thể nói nhận thức của học sinh THPT chuyển dần từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính, nhờ tư duy trừu tượng dựa trên kiến thức các khoa học và vốn sống thực tế của các em đã tăng dần. Hứng thú học tập của các em gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp, ý thức học tập đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định trong quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân. Nhờ đó, các em có thể tham gia hoạt động giáo dục với vai trò chủ thể các hoạt động đó.

Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT. Nó có ý nghĩa to lớn đối với phát triển tâm lý của các em. Học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình: quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và

năng lực riêng, xuất hiện ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng, tình cảm nghĩa vụ... Đó là những giá trị nổi trội và bền vững. Các em có khả năng đánh giá về mặt mạnh, mặt yếu của bản thân mình và những người xung quanh, có những biện pháp kiểm tra đánh giá sự tự ý thức bản thân, như: viết nhật ký, tự kiểm điểm trong tâm tưởng; biết đối chiếu với các thần tượng, các yêu cầu của xã hội; nhận thức vị trí của mình trong xã hội, hiện tại và tương lai.

Học sinh THPT là lứa tuổi hình thành quan niệm về thế giới tự nhiên và cuộc sống, con người. Dấu hiệu đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc về nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và sự tồn tại xã hội loài người. Bên cạnh đó, các em cũng quan tâm nhiều tới các vấn đề về con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa lí trí và tình cảm. Ở lứa tuổi này các em có nhu cầu được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, cảm thấy mình cần có nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm, muốn được bạn bè thừa nhận. Đó là những cơ sở cho việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn, trong đó có VHNN.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w