Ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 64)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động ngoại khóa

2.2.4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin

Thế kỉ XXI, CNTT phát triển mạnh mẽ và đi vào các lĩnh vực đời sống, trong đó có dạy, học văn. Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục ở nhà trường phổ thông, CNTT góp phần hỗ trợ việc đổi mới PPDH, trong đó có phương pháp dạy, học văn, theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học.

Trong dạy học văn, nhất là VHNN, công nghệ thông tin có thể được ứng dụng dưới nhiều hình thức.

Thứ nhất, giáo viên có thể khai thác và sử dụng công cụ tìm kiếm Gooogle để bổ sung tri thức, hình ảnh liên quan bài giảng.

Thứ hai, dùng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế bài giảng và các trò chơi khởi động gây hứng thú trước mỗi giờ dạy. Ở những bài giới thiệu tác giả, tác phẩm như XecVantec với Đôn-ki-hô-tê, Walt Whuytman với Lá cỏ, việc ứng dụng phần mềm Microsoft PowerPoint đặc biệt tối ưu. GV sử dụng phần mềm này để làm các slide giới thiệu về đất nước, văn hóa nơi tác giả đó sinh ra và lớn lên. Điều này góp phần hạn chế rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa trong quá trình tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Không chỉ hình ảnh mà cả kênh âm thanh (giáo viên chọn nhạc nền, đó có thể là những bài hát nổi tiếng của đất nước mà tác giả đó sinh ra) cho các slide về đất nước, văn hóa, tác giả được lồng vào sẽ tạo hiệu ứng tích cực đối với học sinh.

Hướng dẫn HS đọc văn bản, không đơn thuần là đọc trơn mặt chữ, mà chúng ta cần hiểu đây là khâu quan trọng trong việc cảm nhận tác phẩm văn học, nhất là thơ. Trong chương trình VHNN ở THPT có nhiều bài thơ hay

nhưng không dễ đọc bởi nhiều sắc thái, cung bậc trong giọng điệu, như: Tôi yêu em của Puskin, Bài thơ tình số 28 của R. Tagore... giáo viên có thể sử dụng kênh tiếng, cho các em nghe giọng đọc của các nghệ sĩ.

Với việc sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint hỗ trợ giảng dạy, kiến thức đưa đến cho HS được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc sống động, tác động đến nhiều giác quan của HS. Sử dụng các kĩ thuật tương tác đa phương tiện theo các yêu cầu trực quan, sinh động, đa chiều, đa kênh, đa dạng, đa chức năng sẽ kích thích quá trình học tập, huy động tiềm năng của người. Theo các nhà tâm lí học, chỉ nghe có thể hiểu hai phần, chỉ nhìn thấy có thể hiểu ba phần, vừa nghe vừa thấy có thể hiểu năm phần, lại thêm trao đổi với người khác thì hiểu đến bảy phần, và sẽ hiểu đủ chín phần nếu vừa nghe, vừa thấy, vừa trao đổi, vừa tự mình làm.

Thứ ba, ở phần tóm tắt tác phẩm, giáo viên có thể sử dụng phần mềm mind map để hướng dẫn HS tự tóm tắt thành sơ đồ những tác phẩm đồ sộ như Đôn-ki-hô-tê, Chiến tranh và hòa bình, Những người khốn khổ, Hồng Lâu mộng… Bên cạnh đó, trước khi vào một tác phẩm cụ thể, giáo viên có thể sử dụng phần mềm mind map để giới thiệu hạt nhân cơ bản của thể loại đó. Phần củng cố, hệ thống hóa kiến thức bài học, giáo viên có thể yêu cầu HS sử dụng sơ đồ mind map để tự làm việc. Phần mềm này cũng rất phù hợp với việc giúp giáo viên giới thiệu những kiến thức mở rộng, đào sâu trong quá trình phân tích. Ngoài ra, GV có thể sử dụng phần mềm potatoes để làm trò chơi ô chữ, thu hút sự chú ý của HS, sinh động hóa giờ học.

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học văn học nước ngoài có rất nhiều ưu điểm, mà rõ nhất là giờ dạy học sinh động hấp dẫn, tiết kiệm được thời gian hơn. Cùng với việc cung cấp tri thức, ứng dụng CNTT trong dạy học VHNN còn mở rộng tầm mắt các em, giúp các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Đây là điều cần thiết để các em tự tin trong giao

tiếp ứng xử, trong xu thế toàn cầu hóa. Một số kỹ năng, như giao tiếp, thuyết trình, ứng xử, nhờ đó được củng cố, phát triển. Tuy có nhiều ưu điểm, song ứng dụng CNTT không phải là phương pháp duy nhất, tối ưu. Do vậy cần phải biết vận dụng một cách phù hợp, tránh lạm dụng.

2.2.4.2. Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa là thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.

Trong giảng dạy học văn ở trường THPT, hoạt động ngoại khoá được xem là một họat động bổ trợ hữu ích trong việc tạo hứng thú và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn văn. Cùng với văn học dân gian, văn học nước ngoài là phần học có nhiều lợi thế trong việc tổ chức hoạt động ngoại khoá. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên đã tổ chức thành công hoạt động ngoại khoá văn học nước ngoài, để lại nhiều ấn tượng cho học sinh, ngay cả khi đã ra trường. Học sinh có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp/ trường hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau, với sự định hướng, tổ chức của giáo viên. Tham gia những hoạt động ngoại khóa, học sinh có điều kiện gần gũi nhau, chia sẻ với nhau những kiến thức mà mình đã được học, rèn luyện bản lĩnh, tính tự lập, lòng dũng cảm, sự nhanh nhẹn tháo vát và tinh thần tương thân tương ái trong quan hệ cộng đồng, bạn bè. Nói cách khác, thông qua hoạt động ngoại khóa VHNN có thể tích hợp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh.

Hoạt động ngoại khoá văn học nước ngoài có nhiều hình thức tổ chức với những quy mô, mức độ khác nhau. Về đại thể, mỗi năm học có thể tổ chức một chương trình ngoại khoá ở cấp khối lớp trên phạm vi toàn trường. Thời điểm tổ chức có thể gắn với một ngày kỷ niệm nào đó trong năm, ví như ngày 20 tháng 11; ngày 8 tháng 3, ngày 26 tháng 3… Nội dung ngoại khoá ở

quy mô này gắn với chương trình học của học sinh. Chẳng hạn ở khối 10, chương trình văn học nước ngoài tập trung vào một số nội dung, như: sử thi cổ đại (Ấn Độ, HiLạp), thơ Đường (Trung Quốc), Tam quốc diễn nghĩa

(Trung Quốc), thơ Haiku (Nhật Bản). Với chương trình như vậy, nội dung ngoại khoá có thể tổ chức một buổi kết hợp biểu diễn một phần sân khấu hoá tác phẩm (chẳng hạn, cho học sinh diễn xuất cơn ghen của Rama khi gặp lại Sita trước công chúng; sự nghi ngờ và những thử thách của nàng Penêlốp đối với Uylixơ trong Uylixơ trở về; hay diễn cảnh Tào Tháo và Lưu Bị uống rượu luận anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa). Những trích đoạn được sân khấu hoá, qua diễn xuất của chính các em học sinh sẽ có tác dụng tạo hứng thú học tập và khắc hoạ tính cách nhân vật trong các đoạn trích, điều đã và sẽ được thầy cô diễn giảng trong giờ học chính khóa. Những diễn xuất như vậy không khó với học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên có thể hướng dẫn các em đọc thơ Đường luật theo nhiều phong cách, như: đọc, diễn ngâm và trình bày những bài bình thơ đã được các em chuẩn bị ở nhà. Với nội dung như vậy, giáo viên có thể tổ chức thành một buổi riêng dành cho ngoại khoá (hoặc có thể gọi là

Câu lạc bộ văn học nước ngoài, khối 10), hoặc lồng ghép vào trong chương trình văn nghệ chào mừng ngày lễ nào đó trong năm. Ở lớp 11, chương trình văn học nước ngoài tập trung vào các tác giả, tác phẩm từ thời phục hưng châu Âu đến thế kỷ XIX. Với nội dung đó, giáo viên có thể hướng dẫn các em tổ chức câu lạc bộ văn học nước ngoài khối 11 với nhiều hình thức. Chẳng hạn, cho các em sân khấu hoá đoạn trích Tình yêu và thù hận (Trích trong vở bi kịch nổi tiếng Romeo và Juyliete của W. Shakespeare), đọc và bình hai bài thơ tình Tôi yêu em (A. Puskin) và Bài thơ tình số 28 (R. Tagore) kết hợp bàn về một số quan niệm tình yêu trong giới trẻ hiện nay (dưới hình thức hái hoa dân chủ). Cách làm này vừa tạo hứng thú học tập, vừa gợi mở nhiều vấn đề về quan niệm, ứng xử trong tình yêu, tình bạn… những vấn đề học sinh THPT

rất quan tâm. Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn và chọn một số bài viết phân tích một khía cạnh nào đó trong các trích đoạn truyện ngắn, tiếu thuyết học trong chương trình văn 11 (như: Người trong bao - Sêkhốp; Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V. Huygo; Đám tang lão Gorio - Balzac…).

Cùng với việc tổ chức ngoại khoá văn học nước ngoài dưới hình thức câu lạc bộ văn học, giáo viên còn có những hình thức tổ chức khác không kém phần hấp dẫn, như: tổ chức cho học sinh xem phim về các tác giả, tác phẩm có trong chương trình (phim về R.Tagore, Tam quốc diễn nghĩa, Những người khốn khổ, Số phận một con người…); tổ chức cho các em nghe nói chuyện về thơ Đường, về thơ Haiku,... Đây là những việc dễ làm, không mất thời gian, ít tốn kém mà hiệu quả học tập cao. Ngoài ra, còn có những hình thức khác ở những quy mô nhỏ hơn, ví như trò chơi “Hành trình văn hoá” khám phá mới về một số nền văn hoá, văn học thế giới có học trong chương trình, dưới dạng xem video nhận diện, trả lời câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm nhanh.

Thông qua những hoạt động ngoại khóa văn học mà các em là chủ thể, nhiều kỹ năng mềm được hình thành, bổ sung cho các em, như: kỹ năng thuyết trình; kỹ năng diễn xuất trước đám đông; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm chủ cảm xúc... Tất cả được hình thành, bổ sung một cách tự nhiên trong quá trình tham gia câu lạc bộ VHNN.

Tiểu kết chương 2

Từ những phân tích, trình bày trên đây, có thể thấy việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học VHNN là việc làm hữu ích, có tính khả thi.Tuy nhiên để đạt được kết quả, giáo viên cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản. Từ đó lựa chọn những phương pháp phù hợp với từng bài học cụ thể. Dù lựa chọn phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc tích hợp. Nghĩa là thực hiện đồng thời, song song việc cung cấp kiến thức với

hình thành củng cố kỹ năng. Không có một phương pháp nào là tuyệt đối tối ưu. Vì vậy giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với bài học, đối tượng tiếp nhận. Mặt khác, cần phải thấy rằng, một số kỹ năng mềm như: giao tiếp, phát hiện vấn đề, thuyết trình, làm việc nhóm, ứng xử tình huống... phải được hình thành, củng cố qua các bài học hàng ngày cho các em. Trong đó, làm việc nhóm thông qua những giờ thảo luận ở lớp, ở nhà về những vấn đề mới trong VHNN là rất hữu ích. Nó giúp các em chủ động, tự tin, tích cực tham gia thể hiện mình. Mọi lý thuyết chỉ có ý nghĩa khi đi vào thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm. Vì vậy, người giáo viên luôn đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh qua day học VHNN. Ở chương 3, chúng tôi sẽ cụ thể hóa những vấn đề đã trình bày bằng thực nghiệm sư phạm.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, yêu cầu của hoạt động thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực tiễn được coi là thước đo khách quan, là nơi đưa ra câu trả lời xác đáng cho những đề xuất về mặt lí luận. Vì thế sau khi tiến hành những nghiên cứu trên đây về mặt lí thuyết, chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy học, nhằm: - Đánh giá tính đúng đắn, ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu, qua đó kiểm tra chất lượng, tính hiệu quả và khả năng ứng dụng của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài.

- Kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của việc rèn luyện kỹ năng mềm qua dạy học văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông.

3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm

- Thực nghiệm cần có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ càng, chu đáo.

- Thực nghiệm được tiến hành theo đúng phân phối chương trình của bộ môn.

- Thực nghiệm phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong nhận xét, đánh giá.

3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Để thực hiện mục đích thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm 12 lớp, học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 học theo Chương trình Ngữ văn ban cơ bản của 3 trường: trường THPT Hương Khê, trường THPT Hàm Nghi, trường THPT Phúc Trạch ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Ở từng khối lớp, chúng tôi chọn ra hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Các nhóm này

cân bằng về số lượng, trình độ chênh lệch không đáng kể, môi trường học tập như nhau: - Nhóm TN: Lớp 10A3 (40HS), 10A5 (40HS); lớp11B3 (42HS), 11B5 (43HS): lớp 12B3 (45HS), 12B5 (43HS). - Nhóm ĐC: Lớp 10A4 (40HS), 10A6 (40HS); lớp 11B4 (43HS), 11B6 (42HS); lớp 12B4 (45HS), 12B6 (44HS)

Để đảm bảo tính khách quan cho cả quá trình thực nghiệm cũng như đánh giá chính xác kết quả thực nghiệm, chúng tôi chọn đối tượng GV tham gia thực nghiệm là những người có tuổi nghề khác nhau. Các GV mời tham gia thực nghiệm đều là những GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá cao, tâm huyết với nghề, những GV dạy lớp 10, lớp 11 và lớp 12, có từ 5 năm công tác trở lên.

Bảng thống kê danh sách các lớp học và các giáo viên tham gia dạy đối chứng và thực nghiệm

Tên trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp Sĩ số Giáo viên Lớp Sĩ số Giáo viên

THPT Hương Khê 10A3, 10A5 80 Trần Thị Bích Ngọc 10A4, 10A6 80 Phan Thị Mỹ Nhân THPT Phúc Trạch 11B3, 11B5 88 Nguyễn Thị Nga 11B4, 11B6 88 Trần Văn Cương THPT Hàm Nghi 12B3, 12B5 96 Nguyễn Bính Thìn 12B4, 12B6 95 Phạm Minh - Địa bàn TN: Trường THPT Hương Khê, trường THPT Hàm Nghi, trường THPT Phúc Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở học kì I và học kì II của năm học 2013 - 2014. Theo phân phối chương trình môn Ngữ văn lớp 10, tập 1, bài

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lý Bạch) chúng tôi dạy ở học kì I; bài Tình yêu và thù hận (trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch- xpia) ở chương trình lớp 11 dạy học kì I; bài Số phận con người (trích Sô -Lô- Khốp) được thực hiện ở học kì II trong chương trình lớp 12. Các tiết thực nghiệm và đối chứng được dạy song song ở các đơn vị lớp.

3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm

3.3.1. Giáo án TN1: (Tiết 44)

TẠI LẦU HOÀNG HẠC

TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Lí Bạch A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh: 1. Kiến thức

- Hiểu được tình bạn chân thành, thắm thiết của nhà thơ Lí Bạch qua buổi tiễn bạn. Qua đó, cảm nhận được tâm sự buồn của tác giả.

- Bút pháp chấm phá của thơ Đường kết hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và ngụ tình.

- Tích hợp với những bài thơ Đường HS đã học THCS: Tĩnh dạ tứ, Vọng Lư Sơn bộc bố, Bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.

- Kỹ năng mềm cần đạt: kỹ năng hợp tác, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức xây dựng tình bạn đẹp trong cuộc sống.

1. Thầy: SGK, SGV, SGK dạy học theo chuẩn KTKN, GA, đồ dùng dạy học...

2. Trò: SGK, Vở ghi, vở soạn...

C. TIÊN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

Hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư). Hình ảnh một nhành mai nở lúc xuân tàn hoa rụng có ý nghĩa gì?

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w