1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10)

63 955 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 114,78 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂNĐẶNG THỊ THÙY LINH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC • • • BÀI “TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐÈ” SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 • Chuyên ngành:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

ĐẶNG THỊ THÙY LINH

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC • • • BÀI

“TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐÈ” (SÁCH

GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10)

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học ThS Dương Thị Mỹ Hằng

HÀ NÔI – 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới cô giáo

Dương Thị Mỹ Hằng, người đã hướng dẫn tận tình và luôn động viên em trong suốt quá trình

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng

5 năm 2015 Sinh viên Đặng Thị Thuỳ Linh

LỜI CAM ĐOAN

Trang 3

Tôi xin cam đoan khoá luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và có sự hướng dẫn tận

tình của cô giáo Dương Thị Mỹ Hằng.

Khoá luận với đề tài: Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài “Trình

bày một vấn đề” (Sách giáo khoa Ngữ văn 10) Khoá luận chưa từng công bố ữong bất kì

công trình nghiên cứu nào khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu ừách nhiệm

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đặng Thị Thuỳ Linh

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu: 7

6 Bố cục của khoá luận 8

PHẦN NỘI DUNG 9

Chương 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN 9

Trang 5

1.1 Kĩ năng 9

1.2 Kĩ năng giao tiếp 10

1.2.1 Khái niệm kĩ năng giao tiếp 10

1.2.2 Các kĩ năng giao tiếp 10

1.3 Quy trình hình thành kĩ năng 12 1.4 Trình bày một vấn đề 14 1.4.1 Khái niệm trình bày 14

1.4.2 Phân loại 15

1.4.3 Yêu cầu 15

1.4.4 Các giai đoạn của trình bày một vấn đề 17

1.4.5 Một số điều cần lưu ý khi trình bày một vấn đề 17

1.5 Khái niệm về bài tập và vai trò của hệ thống bài tập 22 1.5.1 Bài tập 22

1.5.2 Hệ thống bài tập 23

1.5.3 Vai trò của hệ thống bài tập đổi với việc phát triển kĩ năng nói cho học sinh 23

Chương 2 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 25

2.1.Khảo sát thực trạng dạy học rèn luyện kĩ năng trình bày một vấn đề của học sinh ở trường THPT Lý Nhân Tông 25

2.1.1 Mục đích khảo sát 25

2.1.2 Đối tượng khảo sát 25

Trang 6

2.1.3 Nội dung khảo sát 25

2.1.4 Phương pháp khảo sát 26

2.1.5 Ket quả và đánh giá kết quả khảo sát 26

2.2 Nguyên nhân của thực trạng 34

2.2.1 về phía giáo viên 34

2.2.2 về phía học sinh 35

2.2.3 về nội dung dạy học 36

Chương 3 GIẢI PHÁP CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI “TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ” (SGKNGỮ VĂN 10) 39

3.1 Cung cấp hệ thống kiến thức định hướng cho việc rèn luyện kĩ năng nói 39

3.1.1 Kĩ năng lập kế hoạch 39

3.1.2 Kĩ năng triển khai 43

3.1.3 Kĩ năng kết thúc 45

3.2 Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài: “Trình bày một vấn đề” (SGK Ngữ văn 10) 47

3.2.1 Các bài tập thường gặp 47

3.2.2 Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch 49

3.2.3 Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng triển khai 50

3.2.4 Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng kết thúc 52

3.2.5 Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sửa chữa lỗi 53

PHẦN KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Dạy học làm văn trong nhà trường Trung học phổ thông được hiểu là dạy xây dựngvăn bản, tạo lập văn bản, học sinh được học và rèn luyện các kĩ năng để có thể xây dựng cácloại văn bản khác nhau Làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt, vì vậy giờhọc làm văn được xem là giờ học thực hành tổng hợp các năng lực và kiến thức Văn học,Tiếng Việt cho học sinh “Học sinh học Văn học và Tiếng Việt cuối cùng phải thể hiện nănglực cảm thụ ngôn ngữ và văn chương, mọi thông báo, thông tin bằng tiếng Việt trên các lĩnhvực khác nhau, nhất là các lĩnh vực về con người và xã hội, khoa học và văn hoá trên đất nướcmình và trong thời đại mình” [46, tr.86]

Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, người học được rèn bốn kĩ năng:Nghe, nói, đọc, viết ngôn ngữ nói là ngôn ngữ gợi được cảm xúc trực tiếp người nói, ngườinghe có thể nắm bắt được những nội dung cần trao đổi và để đạt được mục đích của giao tiếp.Tuy nhiên, nhận thấy rằng kĩ năng nói vẫn chưa được chú trọng nhiều trong quá trình giảngdạy

Dạy và học trong nhà trường đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện từ phươnghướng, mục tiêu đến nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học Nghị

quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “ Đ ổ i m ớ i m ạ n h m ẽ

l ự c ” Do đó, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu khách quan, chính xác trong nội dung dạy

học là vô cùng cần thiết Đe thực hiện điều đó, việc xây dựng các kĩ năng đối với học sinhđóng một vai trò vô cùng quan trọng Chính điều này sẽ giúp học sinh nắm bắt nội dung mộtcách đúng đắn và khoa học nhất

Cùng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của ngành giáo dục, bộ môn Ngữ văn

đã có những chuyển biến cơ bản Trong đó phân môn Làm văn có nhiệm vụ quan trọng trong

Trang 8

việc hình thành các kĩ năng và năng lực cho học sinh Có thể nói, kĩ năng làm văn là thước đonăng lực ngôn ngữ, vốn hiểu biết, vốn văn hóa, của học sinh Với sứ mệnh đó, Làm văn cầnphải được quan tâm và đầu tư về nội dung và phương pháp dạy học ở mức cao nhất để nângcao chất lượng của môn Ngữ văn nói chung.

về phía học sinh, qua khảo sát cho thấy năng nói của học sinh rất kém Điều nàythể hiện ở nhiều phương diện như: khi học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên không có tính lậpluận, làm bài tập chưa biết thuyết trình Mặt khác, khi giao tiếp với mọi người trong gia đình,với thầy cô và bạn bè chưa linh hoạt, còn lúng túng, thiếu tự tin

Là một sinh viên sư phạm Ngữ văn, việc nghiên cứu sự phát triển kĩ năng nói cho họcsinh thông qua hệ thống bài tập để giúp phát huy năng lực học sinh là điều vô cùng cần thiết.Bởi vậy, đây là nguyên nhân thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài này

Đồng thời, trước yêu cầu của thời đại, nhu cầu học tập và nghiên cứu trở thảnh điềutất yếu với mỗi sinh viên Do vậy, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu vấn đề này để bổ sung thêmcho vốn kiến thức, hiểu biết và cả năng lực cho chính mình

Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nói trên, xuất phát từ nhu cầu cần tìm

tòi đổi mới phương pháp dạy học làm văn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cúu: Rèn

luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài “Trình bày một vấn đề” (Sách giáo khoa Ngữ văn 10).

2 Lịch sử nghiền cứu vấn đề

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu của các nhà lí luận dạy học về vấn đề kĩ năngnói đã được giới thiệu rộng rãi trên các sách nghiên cứu, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, tạp chíchuyên ngành

Cuốn “ P h ư ơ n g p h á p d ạ y h ọ c V ã n ” t ậ p 2 (Phan Trọng Luận) v à

‘ ‘ P h ư ơ n g p h á p d ạ y h ọ c t i ế n g V i ệ t ” (Lê A) có một phần dành riêng cho việc hướng

dẫn phương pháp dạy học làm văn và xem quan điểm giao tiếp là cơ sở lí thuyết quan trọngđối với hoạt động dạy học phân môn này Tác giả giáo trình cho rằng cần tạo được nhu cầugiao tiếp cho học sinh và tạo được môi trường giao tiếp tốt bởi học sinh luôn muốn được nói,được trình bày, được tranh luận những điều mà mình biết, mình nghĩ Giáo viên phải biết khơigợi nhu cầu đó và tạo một môi trường giao tiếp tự nhiên để các em có điều kiện bộc lộ mình.Những gợi ý trong hai cuốn giáo trình chính là những hướng dẫn quan trọng về mặt phương

Trang 9

pháp thực hành đối với cả sinh viên và những giáo viên trực tiếp đứng lớp Tuy nhiên, cả haicuốn giáo trình mới dừng lại ở những gợi ý về mặt phương pháp chứ chưa có sự triển khai cụthể phương pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh.

Nguyễn Quang Ninh đã bàn đến việc rèn kĩ năng nói theo hướng giao tiếp trong công trình “Một sổ vấn đề dạy học ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp” Tác giả khẳng định “Bất kì một ngôn bản nào cũng phục vụ cho việc giao tiếp Bài tập làm văn của học sinh được giả định phục vụ cho việc giao tiếp cũng phải tỉnh toán đến nhân tố giao tiếp, đổi tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp ” [23;32] Tác giả đã đề cập cụ thể dạy làm văn nói

và viết theo quan điểm giao tiếp.

Hay trong “Rèn luyện kĩ năng nói trong sử dụng tiếng Việt” Nguyễn Quang Ninh cũng đã khẳng định “ Việc xem hoạt động ngôn ngữ trong giao tiếp là mục đích của việc dạy tiếng Việt đã làm cho cách tổ chức giảng dạy phải xây dựng được những tình huống thực” [24;55] Ở đây quan điểm giao tiếp và hướng tới mục đích giao tiếp đã được nhấn mạnh.

Bài viết “ V e v i ệ c d ạ y h ọ c L à m v ă n t h e o đ ị n h h ư ớ n g g i a o t i ế p ” của

tác giả Lê Thị Minh Nguyệt đã hướng đến mục đích cuối cùng nâng cao năng lực sử dụngtiếng mẹ đẻ, giúp học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thành năng lực ngôn ngữ Songquan điểm này chỉ bước đầu khơi gợi việc vận dụng quan điểm giao tiếp vào từng hoạt động

đề tài này, tác giả đã đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng nói như rèn kĩ năng phát âm, rèn

kĩ năng nói độc thoại, hội thoại cho học sinh tiểu học, góp phần thêm một tiếng nói về phương

pháp dạy học Bài báo “ S á c h g i á o k h o a N g ữ v ă n 1 0 , đ ư ợ c c h u ẩ n b ị n h ư t h ế

n à o ? ” của Phạm Văn Trọng đăng trên báo Văn học và Tuổi ữẻ số 1 (91)/2004 Tác giả đã

nêu lên mục đích tạo năng lực nghe, nói, đọc, viết cho học sinh mà chủ yếu là năng lực nói vàviết

Trang 10

Bàn về rèn luyện kĩ năng nói, tài liệu “ K i y ể u h ộ i n g h ị k h o a h ọ c n ă m 2 0 0 8

n â n g c a o n ă n g l ự c g i ả n g d ạ y ” nghiên cứu khoa học trong trường đại học và trường

THPT 2008 của trường Đại Học cần Thơ có bài viết của Đặng Kim Thanh, Trường Đại học

Sài Gòn có “ M ộ t s ố ỷ k i ế n v ề k ĩ n ă n g n ó i c ủ a s i n h v i ê n N g ữ v ã n ” Theo tác

giả việc xác định và rèn luyện kĩ năng nói là một vấn đề thiết thực, yếu tố đầu tiên đối với sinhviên sư phạm Ngữ văn và sinh viên Ngữ văn Tuy nhiên, khi tác giả đề xuất biện pháp thìchưa khả thi, chỉ mang tính tiền đề và cần phải được tiếp tục “nghiên cứu, hoàn thiện” [19,136] trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường

Ngoài ra, trong giáo trình “ P h ư ơ n g p h á p d ạ y h ọ c V ă n ” , t ậ p 2 , n ă m

2 0 0 7 , P h a n T r ọ n g L u ậ n (Chủ biên) đã đề xuất một số phương pháp dạy học cho từng

phân môn cụ thể của môn Văn học Tác giả đã nêu lên thực trạng vấn đề và nhận thức đượctầm quan trọng giờ làm văn nói Đó sẽ là cơ hội tốt để rèn luyện học sinh bằng lời nói nhưngkhi tác giả đưa ra cách tổ chức dạy học thì giáo viên cho “cả lớp chuẩn bị một chủ đề nhưnggiáo viên chỉ định một vài học sinh chuẩn bị kĩ và ữình bày trước lớp” [24, 185].Tuy nhiên,những vấn đề này chưa thực hiện được

Thêm vào đó, “ G i á o t r ì n h p h ư ơ n g p h á p d ạ y v à h ọ c k ĩ n ă n g l à m v ă n

” , 2 0 0 9 c ủ a M a i T h ị K i ề u P h ư ợ n g gồm có ba phần: Phương pháp dạy và học kĩ

năng lựa chọn - tư duy và kĩ năng lựa chọn viết trong làm văn của phần 2, 3 Đáng chú ý ở

phần l , tác giả nêu lên những lý thuyết về giao tiếp, tác giả cho rằng nói là một phương tiện,

một công cụ, một phương pháp rất hiệu quả để phục vụ cho việc dạy và học Làm văn Tuynhiên, tác giả trình bày một vấn đề chỉ mang tính khát quát

Vì vậy, điều đó cần phải phân tích cụ thể, rõ ràng hơn và đưa ra những biện pháp đểgiúp giáo viên và học sinh làm sao có thể biết cách xác định mục đích và chủ đề mà mình nói,

từ đó có thể lựa chọn ngôn ngữ lời nói một cách linh hoạt để đảm bảo quá trình luân phiênlượt lời trong giao tiếp Đây là những vấn đề mà chúng tôi sẽ hướng đến trong bài nghiên cứunày

Giáo trình “P h o n g c á c h h ọ c T i ế n g V i ệ t ” , 2 0 0 6 c ủ a Đ i n h T r ọ n g L ạ c

(Chủ biên) đã có những đóng góp thiết thực về nghiên cứu các phong cách chức năng trong lờinói Tiếng Việt Phong cách hành chính, phong cách khoa học, phong cách báo chí, phong

Trang 11

cách chính luận, phong cách khẩu ngữ, phong cách chức năng (lời nói nghệ thuật) Đây là mộttài liệu rất quan trọng cho cả giáo viên và học sinh Vì tìm hiểu các phong cách học tiếng Việt

để có cơ sở để lựa chọn ngôn ngữ lời nói và vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh và mục đích

giao tiếp Bên cạnh đó,tài liệu “ M ộ t s ố k i n h n g h i ệ m d ạ y g i ả n g V ã n ở c ấ p 2 p h ổ

t h ô n g ” , 1 9 7 9 , N X B G i á o D ụ c , tài liệu ghi rõ các giáo viên rất chú trọng tìm ra những

biện pháp để rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong giờ giảng Văn Bên cạnh rèn luyện tưduy thì việc rèn luyện cách diễn đạt được các giáo viên phân tích khá kĩ, rèn luyện kĩ năngdiễn đạt chủ yếu thông qua luyện đọc và luyện phát biểu, bình giảng Giáo viên luyện đọc

bằng cách “мои n ắ n h ọ c s i n h c ó t ư t h ế t h ậ t n g h i ê m c h i n h , đ à n g h o à n g ,

đ ĩ n h đ ạ c N h ấ t t h i ế t p h ả i đ ọ c t o , r õ r à n g ” [27, 25] Song tài liệu này mới chỉ đề

cập đền phạm vi là phần giảng Văn chứ chưa đề cập đến phần tiếng Việt và phần Làm văn

Mặt khác, theo tinh thần đổi mới chương trình và sách giáo khoa, chương trình làmvăn thay đổi nên sách giáo khoa cũng được biên soạn lại Với quan điểm biên soạn sách để

í í h ọ c s i n h t ự h ọ c , đ ề c a o ó c s á n g t ạ o c ủ a h ọ c s i n h ” Sách giáo khoa Ngữ văn

10 thể hiện tính thực hành khá rõ, tuyệt nhiên không coi nhẹ thông hiểu lí thuyết làm văn.Sách giáo viên Ngữ văn 10 đã chỉ ra phương pháp dạy làm văn theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động sáng tạo của học sinh nhưng vẫn chung chung, chưa đi sâu vào vấn đề rènluyện kĩ năng nói cho học sinh qua một tiết học làm văn cụ thể

Cùng bàn về phương pháp phát triển KNN cho HS, nhóm tác giả Sherwyn Morreale,Rebecca B Rubin, Elizabeth Jones cũng cho rằng: “Kĩ năng nói không phải là sở hữu hiểnnhiên với mọi con người, sẽ là sai lầm nếu ta nghĩ rằng một người hoặc được trời cho khiếu ănnói hoặc không có khiếu đó Thực ra kĩ năng nói hiệu quả là một nghệ thuật, giống như việcphát triển bất kì một năng lực nghệ thuật nào khác, đòi hỏi phải được huấn luyện và kỉ luậtthực hành sẽ cải thiện nó Việc không ngừng nhận biết những khiếm khuyết đã hoặc có thểmắc phải cũng giúp phát triển kĩ năng nói”

Thêm một tiếng nói cộng hưởng, đề cao phương pháp thực hành luyện tập trong việcphát triển KNN cho HS, tác giả Nick Morgan khẳng định: “Phát triển kĩ năng nói cho ngườihọc bằng cách dạy người học biết huy động những hiểu biết vốn có và những kiến thức tiếpthu được vào trong một tình huống thực tế mà họ sẽ gặp trong công việc, trong đời sống hàng

Trang 12

ngày Họ được đặt mình vào vị trí mà sau này bản thân sẽ phải đảm nhận, được làm quen với

nó và họ biết được tại sao mình phải học kĩ năng nói”

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đềcập đến vấn đề rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh Trong đó, có những công trình những bàiviết đã chỉ ra được mục tiêu, cách thức, biện pháp để dạy học môn Ngữ văn nói chung và phânmôn Làm văn nói riêng Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể của nhữngcông trình nghiên cứu và những bài viết vừa nêu trên song cũng không thể không nhận thấy tất

cả cũng chỉ mới dừng lại ở những nhận định, quan điểm, nguyên tắc và những phương pháp

dạy học khái quát Đây thực sự là một “ k h o ả n g t r ổ n g k h o a h ọ c ” rất cần những nghiên

cứu chuyên sâu để có thể luận giải thỏa đáng về tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năngnói, những nội dung cụ thể và phương pháp phát triển kĩ năng nói cho học sinh

Vì vậy, chúng tôi thấy cần thiết đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Rèn luyện kĩ năng nói

cho học sinh trong dạy học bài “Trình bày một vấn đề”(Sách giáo khoa Ngữ văn 10) với

hi vọng tìm ra một giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Làm văn trong sách giáo khoa Ngữvăn 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiền cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: Đưa ra cách thức rèn luyện kĩ năng nói trong dạy

học bài “ T r ì n h b à y m ộ t v ẩ n đ ề ” ( S á c h g i á o k h o a N g ữ v ă n 1 0 ) để nâng cao

chất lượng dạy và học làm văn nói chung và dạy học kiểu bài rèn luyện kĩ năng nói cho họcsinh nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi xác định đề tài nghiên cứu với những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu để kế thừa và giải quyết đề tài

- Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

- Đưa ra các phương pháp dạy học kiểu bài rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh

trong dạy học bài “ T r ì n h b à y m ộ t v ẩ n đ ề ”

- Tổ chức thực nghiệm và rút ra kết luận khoa học

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

4.1 Phạm vi nghiên cứu

Trang 13

Nhằm đi sâu vào một vấn đề nên tôi chỉ giới hạn đề tài ở phạm vi nghiên cứu rèn

luyện kĩ năng nói trong dạy học bài “ T r ì n h b à y m ộ t v ấ n đ ề ” (Sách giáo khoa Ngữ văn

10) cho học sinh Trung học phổ thông, với phạm vi nghiên cứu hẹp như vậy, tôi hi vọng sẽthu được nhiều kết quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của một nhà giáo trong giaiđoạn mới

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đưa ra những vấn đề lí luận và các giải pháp rèn

luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài ‘ ‘ T r ì n h b à y m ộ t v ẩ n đ ề ” (Sách giáo

khoa Ngữ văn 10)

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, chúng tôi kết hợp vận dụng tổng hợp cácphương pháp thực nghiệm như sau:

5.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề và phát hiện, rút ranhững kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua tìm hiểu các tư liệu, tạp chí, giáo trình, các

bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực N g ô n n g ữ h ọ c , T â m l í h ọ c , L í l u ậ n v à p h ư ơ n g

p h á p d ạ y h ọ c V ă n , có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài.

5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát

Phương pháp này được sử dụng để thu thập những tư liệu thực tế về tình hình dạy họcLàm văn đang diễn ra ở trường THPT

5.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Trang 14

Phương pháp này được dùng để xem lại những thành quả của hoạt động thực tiễntrong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

6 Bố cục của khoá luận

Gồm có ba phần như sau:

Phần mở đầu: Phần này trình bày những vấn đề khái quát về đề tài nghiên cứu, đốitượng nghiên cứu, nêu rõ lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung: phàn nội dung của khoá luận được chúng tôi triển khai trong 3

chương cụ thể như sau :

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói của học sinh Trung học phổ thông

Chương 3: Chúng tôi đã đề ra những giải pháp của việc rèn luyện kĩ năng nói cho họcsinh Đặc biệt, xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài

‘ ‘ T r ì n h b à y m ộ t v ẩ n đ ề ” ( S G K N g ữ v ă n 1 0 )

Phần kết luận: Tóm tắt lại vấn đề và nêu hướng dẫn áp dụng để rèn luyện kĩ năng nói

cho học sinh Trung học phổ thông

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Kĩ năng

Năng lực có quan hệ chặt chẽ với tri thức, kĩ năng để phát triển một năng lực nào đó,con người cần có một số kĩ năng nhất định Tri thức, kĩ năng tạo điều kiện thuận lợi và thúcđẩy năng lực phát triển Ngược lại, năng lực lại giúp con người nắm vững kĩ năng, tri thức cầnthiết Từ những kiến thức được trang bị, người học cần phải có khả năng vận dụng chúng vào

thực tế, khả năng vận dụng đó gọi là k ĩ n ă n g

Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về kĩ năng và đưa ra nhiều khái niệm

khác nhau về nó Theo “ t ừ đ i ể n T â m l í h ọ c ” của tác giả A.V.Petrovxki: “Kĩ năng là

giai đoạn nắm vững các hành động dựa trên quy tắc nào đó và hành động phù hợp với quy tắc

ấy trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đã xác định” Theo “ T ừ đ i ể n t i ế n g V i ệ t ” kĩ năng

là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế Theo “ T â m l í

h ọ c l ứ a t u ổ i v à t â m l í h ọ c s ư p h ạ m ” kĩ năng là “khả năng vận dụng kến thức (khái

niệm, cách thức, phương pháp ) để giải quyết một nhiệm vụ mới” [11, tr.90]

Trang 15

Thực chất của việc hình thành kĩ năng là hình thành cho học sinh nắm vững một hệthống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng ữong bàitập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với các hành động cụ thể.

Các nhà giáo dục học phân tích kĩ năng thành hai loại: kĩ năng bậc một và kĩ năng bậchai

- Kĩ năng bậc một là kĩ năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với nhữngmục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù hành động cụ thể hay hành độngtrí tuệ Loại kĩ năng này thông qua luyện tập tới mức hoàn hảo, các thao tác được diễn ra hoàntoàn tự động hóa không cần có sự hiện diện của ý thức hoặc sự tham gia của ý thức rất ít thìbiến thành kĩ xảo

- Kĩ năng bậc hai là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo,linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau Trong kĩnăng bậc hai yếu tố linh hoạt sáng tạo là yếu tố cơ bản, đó là cơ sở cho mọi hoạt động đạt hiệuquả cao

Theo Lê A - Nguyễn Trí, quan niệm về kĩ năng được hiểu như một khả năng của conngười có thể hoàn thành các nhiệm vụ trong những điều kiện mới, dựa trên những ừi thức vàkinh nghiệm đã được tích lũy và một loạt các kĩ xảo trong mối quan hệ mật thiết với nhau.Trong quá trình lĩnh hội và sáng tạo văn bản, kĩ năng và kĩ xảo luôn có mối quan hệ biệnchứng với nhau

Như vậy k ĩ n ă n g là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực

nào đó vào thực tế

Với tinh thần đó, mục tiêu của chương trình Ngữ văn đổi mới tiếp tục hình thành và rènluyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết Như vậy, kĩ năng nói đóng vaitrò quan trọng trong dạy học Ngữ văn

1.2 Kĩ năng giao tiếp

1.2.1 Khái niệm kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng giao tiếp là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài vàdiễn biến tâm lí bên trong, đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách địnhhướng và điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đích nhất định

Trang 16

Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng chủ đạo của chiến lượcdạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng quanđiểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt độngngôn ngữ mà cụ thể là năng lực giao tiếp gồm bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết.

1.2.2 Các kĩ năng giao tiếp

1.2.2.1 Kĩ năng nghe

N g h e là hoạt động tiếp nhận thông tin bằng thính giác, nghe một cách có ý nghĩa là

nghe và hiểu được nó, phản hồi được một cách sáng tạo cái điều chúng ta nghe thấy Như vậynghe không phải là hoạt động thụ động mà là một kĩ năng cần sử dụng để nhận biết nội dung,mục đích, ý đồ của người nói Có ba cách nghe khác nhau: nghe chủ động, nghe thụ động,nghe với định kiến

Những kĩ năng cần rèn luyện khi nghe:

- Biết phát hiện những vấn đề chính

- Biết ghi nhanh, ghi đúng, ghi đầy đủ

- Duy trì sự chú ý liên tục trong suốt quá trình nghe

1.2.2.2 Kĩ năng nói

N ó i là hoạt động tạo lập ngôn bản bằng lời, nói một cách có ý nghĩa là nói với sự hiểu

biết của mình về một kinh nghiệm hay sự việc nào đó mà người nghe hiểu được điều mìnhmuốn nói Hoạt động nói chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: Nhân vật giao tiếp, đối tượnggiao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp

Những điều kiện để nói hiệu quả:

- Nội dung bài nói tốt

- Hiểu biết sâu rộng, kĩ càng về nội dung cần trình bày

- Xác định đúng đối tượng nói và mục đích nói

- Người nói phải có uy tín

- Giọng nói tốt

Những kĩ năng cần rèn luyện khi nói:

- Xác định đúng nội dung cần trình bày

- Biết giao tiếp với người nghe, biết tuân thủ những nguyên tắc giao tiếp bằng ngônngữ

Trang 17

- Biết làm chủ lời nói của mình, cần khiêm tốn, thẩn trọng, trách nhiệm

- Biết sử dụng ngôn ngữ nói một cách tinh tế (nói uyển chuyển, khi dí dỏm, khi vuitươi, )

1.2.2.3 Kĩ năng đọc

Đ ọ c là hoạt động tiếp nhận thông tin bằng mắt và có hoặc không sử dụng bộ máy phát

âm Trong nhà trường, học sinh đọc các tài liệu học tập, qua việc tiếp xúc với các loại văn bảntrong chương trình học, vốn kiến thức ngôn ngữ, văn học, khoa học, nghệ thuật của học sinhcũng sẽ tăng dần lên vốn từ vựng và ngữ pháp của các em ngày một phong phú, vững vàng, cótác dụng tích cực cho việc rèn luyện tư duy, rèn kĩ năng diễn đạt gọn gàng, trong sáng

C á c d ạ n g đ ọ c \ Đọc thầm, đọc thảnh tiếng, đọc đồng thanh và đọc diễn cảm

V i ế t là hoạt động tạo lập ngôn bản bằng chữ viết Viết một cách có ý nghĩa là viết để

trao đổi những ý kiến, suy nghĩ, những nội dung thông tin nào đó

Trước khi viết cần chú ý: Viết về chủ đề gì? Viết nhằm mục đích gì ? Viết như thế nào ? Nên cho học sinh tập nói trước khi viết thảnh bài cần xây dựng dàn ý, đặt vẩn đề, giải quyết vẩn đề và kết thúc vấn đề cần giúp học sinh sử dụng được các kiểu câu, các loại vãn bản.

Như vậy, những kĩ năng này luôn đi cùng nhau và hỗ trợ cho nhau Trong đó, kĩ năngnói liên quan chặt chẽ với kĩ năng nghe, đọc, viết Muốn nói và viết tốt người nói cần có kĩnăng tiếp nhận thông tin (nghe, đọc) Kĩ năng nói hiệu quả là khả năng biểu đạt bằng lời nói,

là một loại năng lực được thể hiện qua khẩu ngữ để truyền đạt thông tin, biểu đạt tư tưởng,tình cảm một cách chính xác, sinh động, có sức thuyết phục Kĩ năng nói được quyết định bởi

3 yếu tố s ự p h á t â m , k h ả n ă n g d i ễ n đ ạ t v à s ự p h á t â m c h í n h x á c Sự phát

âm có các đặc trưng về cao độ, trường độ, cường độ Khả năng diễn đạt liên quan đến cách

Trang 18

phát âm và sự bất cần trong khi nói cũng như điểm mạnh và yếu của tiếng địa phương Phát

âm chính xác liên quan đến từ khó phát âm, phát âm lẫn lộn một số chữ ở các vùng lấy tiếngphổ thông của một quốc gia làm chuẩn Sử dụng ngôn từ tốt sẽ giúp truyền đạt thông tin vàgiải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả Tạo mối quan hệ tốt đẹp trong giao tiếp, giúp conngười nâng cao uy tín bản thân, tự khẳng định và là công cụ ảnh hưởng đối với người khác

Quá trình hình thành kĩ năng có nhiều ý kiến khác nhau, một số nhà tâm lí học nhưV.A Crechet xki, Phạm Minh Học, N.D Leevitor, A.V.Petropxki, Trần Quốc Thành cho rằngquá trình hình thảnh kĩ năng hành động gồm ba bước:

Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động.

Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu.

Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện hành động nhằm đạt được mục đích đề ra.

Theo các tác giả, việc nhận thức mục đích và cách thức điều kiện hành động là quantrọng nhất Nhưng nếu chỉ dừng lại ở bước này thì chưa có kĩ năng vì nó chỉ thể hiện ở mặt líthuyết, tri thức về hành động chứ chưa có mặt kĩ thuật, thao tác thực tiễn của hành động để đạtmục đích đề ra Giai đoạn làm thử theo mẫu cũng không kém phần quan trọng Ở giai đoạnnày, con người một mặt thực hiện các thao tác theo mẫu để hình thảnh kĩ năng, một mặt conngười đối chiếu với tri thức về hành động và điều chỉnh các thao tác hành động nhằm đạt kết

Trang 19

quả, giảm bớt những sai xót trong quá trình hành động Sau khi làm thử để nắm vững các cáchthức hành động, người ta phải tiến hành luyện tập để hoàn thiện kĩ năng Ở giai đoạn này cáctri thức về hành động được củng cố nhiều hơn, các tri thức hành động cũng được ôn luyện có

hệ thống làm cho người ta nắm chắc hành động hơn Đến đây có thể nói kĩ năng được hìnhthành Tuy nhiên đến đây kĩ năng vẫn chưa ổn định Kĩ năng chỉ thực ổn định khi người tahành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau Tâm lí học hiện đại đã khẳng định

C h ỉ t r o n g h ọ a t đ ộ n g t h ì k ĩ n ă n g m ớ i h ì n h t h à n h v à p h á t t r i ể n [7, tr.112].

Như vậy bài tập là một tập hợp yêu càu hoạt động để đạt tới kết quả nào đó Neu làm một kiểubài tập cùng kiểu lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết thì sẽ hình thành được kĩ năng tương ứng.Tóm lại, trong các bài học hình thành có thể nói bài tập là phương tiện, kĩ năng là mục đíchtrọng yếu cần đạt tới

1.4 Trình bày một vấn đề

1.4.1. Khái niệm

Khái niệm “ T r ì n h b à y ” , Đại từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1999 do Nguyễn

Như Ý chủ biên đã định nghĩa như sau “Nói ra một cách rõ ràng, cụ thể cho người khác hiểu”[48, 1709] Theo chúng tôi đây là một khái niệm gần với đề tài này

Còn “ T ừ đ i ể n t i ế n g V i ệ t ” của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 1997, định nghĩa khái niệm t r ì n h b à y là “Nêu lên theo thứ tự và đến chi tiết một cách hệ thống sự việc,

số liệu” [33, 1090]

Theo từ điển tiếng Việt, “ V ấ n đ ề ” là điều được xem xét, nghiên cứu và giải quyết.

Vậy trình bày một vấn đề là gì?

Trong SGK Ngữ văn nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, do Trần Đình Sử chủ biên đã

đưa ra định nghĩa sau “ T r ì n h b à y m ộ t v ấ n đ ề ” là dùng ngôn ngữ nói nhằm mục đích

truyền đạt thông tin, nêu lên suy nghĩ và bày tỏ thái độ tình cảm của mình trước mọi ngườimột vấn đề nào đó đang đặt ra trong cuộc sống” [26,168] Đây là một khái niệm được đưa vàogiảng dạy ở trường THPT và cũng được nhiều người sử dụng khái niệm này

Từ khái niệm trên, ta thấy có các nội dung sau:

- Phương tiện trình bày vấn đề: Ngôn ngữ nói

- Nội dung: Những vấn đề trong cuộc sống đã, đang xảy ra trong cuộc sống

Trang 20

- Đối tượng: người nghe

- Mục đích: Truyền đạt thông tin, thể hiện những suy nghĩ và bày tỏ tình cảm thái độcủa mình với người nghe

Đó có thể xem là một khái niệm tương đối hoàn chỉnh, khoa học Trong cuộc sốnghàng ngày, trình bày vấn đề là một việc thường xuyên, phổ biến mà chúng ta phải thực hiện

1.4.2. Phân loại

Trong thực tế, những tình huống có thể biết trước, người nói có sự chuẩn bị kĩ càng.Tuy nhiên không phải lúc nào, cũng có tình huống để người nói chuẩn bị trước chu đáo, cũng

có lúc gặp những tình huống không có sự chuẩn bị trước Dựa vào sự chuẩn bị vấn đề, chúng

ta có thể chia làm hai dạng là trình bày vấn đề có sự chuẩn bị trước và trình bày vấn đề không

có chuẩn bị trước

T r ì n h b à y v ấ n đ ề c ó s ự c h u ẩ n b ị t r ư ớ c là nội dung trình bày được sự

chuẩn bị trước, được thông báo trước, theo một chủ đề, đề tài nào đó Dạng trình bày vấn đềnày có thể thời gian chuẩn bị một, hai, hoặc có thể là hàng tháng tùy theo yêu cầu của tìnhhuống, hoàn cảnh yêu cầu Đồng thời, trình bày vấn đề này thường mang tính độc thoại nghĩa

là một người nói, nhiều người khác cùng nghe Chẳng hạn như Hãy chuẩn bị bài phát biểutrong ngày khai trường, hay phát biểu về việc tuyên truyền HIV AIDS, phát biểu về an toàngiao thông Hoặc là một yêu cầu của GV chuẩn bị bài luyện nói trên lớp

T r ì n h b à y v ấ n đ ề k h ô n g c ó s ự c h u ẩ n b ị t r ư ớ c là trình bày một cách tức

thời, không có sự chuẩn bị trước đề tài, chủ đề được biết trước nhưng nội dung trình bày phụthuộc vào nhiều nhân tố khác Bên cạnh đó, trình bày vấn đề không có sự chuẩn bị trước mangtính đối thoại, tức là người nói vừa là người nghe, vừa là đối tượng, vừa là chủ thể giao tiếp

Ví dụ: Tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài học, bàn bạc, thảo luận vấn đề nào đócủa tổ, lớp, chi đoàn, phỏng vấn, trả lời câu hỏi

1.4.3. Yêu cầu

Bác Hồ nhắc nhở chúng ta, khi nói cần phải suy nghĩ và trả lời những câu hỏi N ó i

v ớ i a i ? N ó i đ ể l à m g ì ? N ó i c á i g ì ? N ó i n h ư t h ể n à o ? Đó là những yêu cầu cơ

bản mà tất cả những người tham gia giao tiếp phải trả lời những câu hỏi trên Thật vậy, bất kì

Trang 21

tình huống nào trong cuộc sống, muốn trình bày một vấn đề nào đó có hiệu quả cũng cần phảichú ý những yêu cầu sau:

- Xác định vấn đề cần trình bày: Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với người nói Bởi vìhiệu quả giao tiếp phụ thuộc vào người nghe, người tiếp nhận Neu người trình bày nói nhữngvấn đề mà người nghe không hiểu hoặc không muốn nhận, hoặc những vấn đề không liên quanthì không đạt được mục đích giao tiếp Xác định vấn đề trước khi trình bày giúp cho người nóitránh lạc đề, xa đề, lan man không đi sâu vào vấn đề cần nói

- Xác định nội dung cần trình bày: Một vấn đề có rất nhiều nội dung khác nhau, vậynên người nói cần phải lựa chọn những vấn đề trọng tâm mà tình huống đặt ra Bên cạnh đó,nội dung của vấn đề không trùng với nội dung của người trước Vì vậy, người nói phải nắmvững nội dung cần trình bày để đạt được kết quả cao trong trình bày vấn đề

- Đối tượng người nghe: Tức là người nói sẽ ữả lời câu hỏi: N ó i v ớ i a i ? “Việc xác

định đối tượng giao tiếp, người nghe, người nhận thông tin của mình trong cuộc thoại” [35,63] giúp chúng ta lựa chọn ngôn ngữ, nội dung, phương thức trình bày cho phù hợp Khi tìmhiểu đối tượng bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, sở thích Điều này rất quantrọng với người trình bày, là một yếu tố không kém phần quan trọng cả trong quá trình giaotiếp

- Người trình bày phải tự tin, mạnh dạn: Bất kì làm một việc gì nói chung và trình bàynói riêng, người nói phải tự tin, mạnh dạn nói những điều mình nghĩ một cách rõ ràng, tựnhiên, để thuyết phục người nghe Đó là cơ sở để thành công trong trình bày vấn đề

- Lời nói trong trình bày vấn đề phải sinh động và truyền cảm đối với người nghe,người nhận Hơn nữa, người nói cần sử dụng ngữ điệu kết hợp với phi ngôn ngữ nhằm tăngnội dung biểu đạt và sự hấp dẫn của vấn đề được trình bày

- Bố cục của bài trình bày: Gồm có 3 phần: Phần mở đầu, phần thân bài, phần kết bài

Bố cục rõ ràng sẽ giúp người nghe dễ dàng nắm bắt nội dung và những vấn đề trọng tâm củabài nói

1.4.4.Các giai đoạn cửa trình bày một vẩn đề

♦♦♦ Bắt đầu trình bày một vấn đề

- Bước lên diễn đàn một cách đàng hoàng, tự tin, lịch sự và không vội vàng, hấp tấp

Trang 22

- Giới thiệu bản thân.

- Nêu lí do trình bày

❖ Trình bày nội dung chính của vấn đề

- Nêu nội dung ừình bày của vấn đề

- Cảm ơn người nghe

1.4.5 Một số điều cần lưu ý khi trình bày một vấn đề

1.4.5.1 Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ lời nói

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” qua câu ca dao củaông bà xưa đã nhắc nhở người nói nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói điều gì Hay nói cáchkhác, khi phát ngôn người nói phải biết lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ lời nói Đây là yêu cầucần thiết trong trình bày vấn đề nhằm giúp người nói truyền đạt tư tưởng, tình cảm một cáchhiệu quả trong những tình huống khác nhau Trước khi tìm hiểu cách lựa chọn và sử dụngngôn ngữ lời nói, chúng ta cần biết tiêu chuẩn của một lời nói tốt Đó là cơ sở cho việc lựa

chọn và sử dụng ngôn ngữ lời nói có hiệu quả Giáo trình “ P h o n g c á c h h ọ c t i ế n g

V i ệ t ” của Đinh Trọng Lạc và quyển “ L à m v ã n ” của Mai Thị Kiều Phượng đều cho rằng

lời nói tốt có 3 tiêu chuẩn: Tính chính xác, tính đúng đắn (tính chuẩn mực) và tính thẩm mỹ

- Tính chính xác: Tính chính xác của lời nói tốt được thể hiện ở sự hài hòa về hìnhthức ngữ âm và nội dung ngữ nghĩa với hiện thực khách quan Tính chính xác của lời nói cònđược thể hiện bằng việc phản ánh thực tế đúng đắn nhất, phản ánh được chủ quan của ngườinói một cách thích hợp nhất

- Tính đúng đắn: Tính đúng đắn của lời nói có thể được hiểu là sự tuân thủ chuẩn mựccủa ngôn ngữ văn hóa Những chuẩn mực này có thể có thay đổi dần theo thời gian trong xãhội Những phương tiện ngôn ngữ coi là đúng phải tuân theo chuẩn mực của ngôn ngữ của văn

Trang 23

hóa hiện đại bao gồm các quy tắc về phát âm, dùng từ đặt câu, cấu tạo đoạn, kết cấu toàn bộngôn bản mà mọi người trong cộng đồng sử dụng và thừa nhận.

- Tính thẩm mỹ: Tính thẩm mỹ của lời nói tốt được hiểu một cách khái quát ở chỗ sửdụng lời nói để diễn đạt một cách chính xác, đúng chuẩn mực và đúng phong cách hài hòatrong một chỉnh thể thống nhất trong một hoàn cảnh ngôn ngữ nhất định thì sẽ tạo ra lời nóiđẹp, hay, có sức hấp dẫn

Cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ ỉờỉ nói

Việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ lời nói là một công việc thường xuyên, phổ biếntrong trình bày vấn đề và cả trong giao tiếp Vì ngôn ngữ mang tính đa dạng, phong phú và tồntại nhiều biến thể cùng nghĩa Do vậy, người nói phải lựa chọn ngôn ngữ lời nói bằng cách

“huy động vốn ngôn ngữ của mình để tập hợp các hình thức biểu đại cùng nghĩa, đối chiếuchúng với nhau nhằm tìm ra một từ thích hợp nhất, cách diễn đạt phù hợp nhất cho nội dungthông báo của mình” [34, 12]

Lựa chọn ngôn ngữ có thể cụ thể hơn các bước sau:

- Xác định nội dung cần biểu đạt

- Xác định phong cách cho lời nói

- Liên hội những hình thức biểu đại cùng nghĩa

- Thử nghiệm và lựa chọn những hình thức biểu đạt cùng nghĩa cần thiết

- Kiểm tra lại phát ngôn đã lựa chọn

Trong công việc lựa chọn này, người phát ngôn càng nắm vững thao tác bao nhiêu thìviệc thực hiện hóa ý tưởng giao tiếp hiện thực hóa bấy nhiêu Thao tác lựa chọn này diễn ratrong đầu óc, một cách trừu tượng, tự nhiên

Như vậy, nếu không có việc lựa chọn này thì sẽ không đạt được mục đích cũng nhưhiệu quả trong giao tiếp Vì vậy, để diễn đạt thông tin suy nghĩ bằng những lời nói hay, đẹpthể hiện được phong cách của người nói thì đòi hỏi người nói phải nắm vững các thao tác,nhân tố quy định sự lựa chọn và vận dụng lời nói phù hợp, đạt hiệu quả cao trong trình bàyvấn đề

1.4.5.2 Sử dụng giọng nổi

Giọng nói là phương tiện trình bày một vấn đề Giọng nói tác động trực tiếp đến ngườinghe bằng âm thanh, là nhân tố quyết định mức độ hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin mà

Trang 24

còn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người nói truyền đạt đến người nghe Khi trình bày mộtvấn đề, giọng nói nên chuẩn mực rõ ràng và mạch lạc để giúp người nge dễ dàng tiếp nhậnthông tin Âm lượng của giọng nói vừa đủ nghe để người nghe tiếp nhận thông tin nhanhchóng và chính xác Để giọng nói hấp dẫn và truyền cảm không bị đơn điệu nhàm chán thìngười nói phải sử dụng ngữ điệu của giọng nói cho phù hợp Trong khi trình bày một vấn đề,người nói cần chuyển từ giọng này sang giọng khác một cách thoải mái, đa dạng làm cho bàinói có sức sống.

1.4.5.3 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Trình bày một vấn đề, người nói không chỉ lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ mà còn sửdụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt thông tin của mình cho người tiếp nhận Ngôn ngữ cơ thể làhình thức diễn đạt ý và truyền đạt thông tin bằng động tác, biểu hiện tình cảm, tư thế của thânthể tồn tại song song với ngôn ngữ lời nói và tồn tại một cách có ý thức lẫn vô thức Ngôn ngữ

cơ thể tuy là một ngôn ngữ không âm thanh nhưng nó có hàm ý và khả năng như ngôn ngữ cótiếng Nhờ ngôn ngữ cơ thể mà người trình bày có thể hiểu được tính cách, khí chất, tâm trạngcủa người nghe để điều chỉnh cho bài nói hấp dẫn và có hiệu quả vừa có thể sử dụng nó nhưphương tiệp hỗ trợ cho lời nói Ngôn ngữ cơ thể bao gồm ánh mắt, nụ cười, khuôn mặt, cử chỉ,trang phục Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể có nhiều mục đích khác nhau

T ó m l ạ i , muốn sử dụng ngôn ngữ cơ thể có hiệu quả cao trong trình bày một vấn đề

thì ngôn ngữ cơ thể phải phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, nội dung trình bày mà còn phảixuất phát từ những cảm xúc chân thành của người nói Không chỉ các bộ phận của ngôn ngữ

cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng mà còn phải kết hợp với các hình thức ngôn ngữ khác Nhưvậy, ngôn ngữ cơ thể mới có thể phát huy lợi thế của nói

- Ánh mắt

Người ta thường nói “ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn” chính vì thế mà ánh mắt thiết lậpcác mối quan hệ rất tốt, tạo được sự thiện cảm, gần gũi giữa người nói và người nghe Thôngqua ánh mắt người nói sẽ biểu lộ nhiều cảm xúc, suy nghĩ khác nhau “Ánh mắt nhìn chầmchầm, độ mở to của đôi mắt, mức độ mở to của con người và một số thay đổi của đôi mắt cóthể truyền đạt thông tin nhỏ nhất” [9, 318]

Khi trình bày một vấn đề, người nói không chỉ nhìn một người mà hướng nhìn phảibao quát về phía tất cả mọi người Có như vậy, người nghe mới cảm nhận được người nói

Trang 25

đang dành sự quan tâm, tôn trọng đối với họ và người nói mới biết được phản ứng của ngườinghe đối với vấn đề được trình bày Ngôn ngữ ánh mắt là một trong những bộ phận ngôn ngữ

cơ thể rất quan trọng Bởi vì, ánh mắt luôn sử dụng xuyên suốt trong khi trình bày một vấn đề

- Nụ cười

Cùng với ánh mắt, nụ cười là một trong những ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quantrọng trong khi trình bày một vấn đề Nụ cười thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau Thôngthường, nụ cười thể hiện những cảm xúc tích cực Nụ cười giúp rút ngắn khoảng cách giữa haingười trò chuyện Hơn nữa, nó thể hiện sự nhiệt tình, thân thiện và sự gần gũi đối với ngườinghe Nụ cười phải luôn nở ữên môi trong suốt quá trình trình bày một vấn đề, phải giữ nụcười khi gặp mặt, khi trò chuyện, khi trò chuyện, khi tạm biệt Đe nụ cười thật sự có giá trịtrong trình bày vấn đề người trình bày phải biết mỉm cười chân thật và tự nhiên

Cử chỉ

“ T ừ đ i ể n t i ế n g V i ệ t ” định nghĩa cử chỉ như sau: “Cử chỉ là điệu bộ, chuyển

động của tay, của bàn tay hoặc đầu, bất giác hay có ý thức, qua đó thể hiện một thái độ, mộttâm trạng hay một ý thức hay một ý định muốn biểu lộ hoặc thực hiện một điều gì” [33, 295]

Cử chỉ là một một cách biểu đạt nhằm nhấn mạnh ý, truyền đạt thông tin một cáchhiệu quả Tùy theo từng trường hợp, mà người nói có thể và phải sử dụng những cử chỉ chophù hợp Khi đồng ý, chấp nhận, nghiêng người về phía trước, khi không tán đồng, khôngmuốn, nghiêng người về phía sau Quay mặt đi thể hiện sự ghê tởm, sợ hãi Đặc biệt, cử chỉbàn tay và cánh tay được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả cao Theo kết quả nghiên cứu,lượng thông tin thể hiện qua bàn tay là 12% Đe cử chỉ tương xứng với lời nói người trình bày

Trang 26

phải thấm nhuần nội dung cần nói Đồng thời, cử chỉ phải hài hòa về số lượng và chất lượng.Người nói cần phải tìm hiểu những cử chỉ để vừa có thể sử dụng một cách hiệu quả vừa để cóthể nắm bắt những cử chỉ của người nghe để điều chỉnh cách nói cho phù hợp.

Tư thể

Tư thế cũng là ngôn ngữ cơ thể đem lại hiệu quả cao ữong ữình bày một vấn đề Do tưthế tạo nên cảm xúc thẩm mỹ với người nghe lần đầu tiên khi tiếp và nó sẽ tạo một ấn tượngsâu sắc đối với người nghe nên người trình bày cần phải có một tư thế đẹp Người xưa chorằng tư thế đẹp phải là “Đứng như cây tùng, cây bách, đi như mây, ngồi đỉnh đạc như tượng”[10, 72] Đây cũng là một yêu cầu của người nói khi trình bày một vấn đề Khi trình bày vấn

đề, chúng ta nên đứng để trình bày vấn đề Bởi đứng nói sẽ tạo cho chúng ta cảm giác thoảimái, cách diễn đạt cũng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn

1.5 Khái niệm về bài tập và vai trò của hệ thống bài tập

1.5.1 Bài tập

Xoay quanh khái niệm về bài tập cũng có những quan niệm, định nghĩa khác nhau.Theo Nguyễn Hữu Châu: “Bài tập (Assigment) là những nhiệm vụ, công việc được giao chomỗi nhóm hoặc mỗi cá nhân trong khuôn khổ một chương trình học tập nhằm rèn luyện kĩnăng hay tăng cường kiến thức cho người học” Trong sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu thamkhảo, thuật ngữ bài tập xuất hiện rất nhiều như: bài tập Toán, bài tập Tiếng Việt, bài tập TiếngAnh Theo nghĩa này, bài tập được hiểu là dạng bài học mô phỏng lại kiến thức và thao tácthực hành đã được giới thiệu nhằm mục đích vận dụng lí thuyết và rèn luyện kĩ năng cần thiếttheo chương trình môn học Theo đó, bài tập được sử dụng chủ yếu trong hoạt động thực hành

mà nhiệm vụ giải bài tập là một hình thức thực hành Tuy nhiên, trước xu hướng đổi mớiphương pháp dạy học nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo ữong nhận

Trang 27

thức của người học thì phạm vi ứng dụng của bài tập rộng hơn nhiều Nhiều quan điểm hiệnnay cho rằng, bài tập không chỉ được dùng với mục đích giúp người học vận dụng những trithức đã học, rèn luyện kĩ năng tương ứng mà còn giúp họ hình thành tri thức mới và phát triểncác kĩ năng khác Kế thừa và chọn lọc từ những quan niệm trên đây, tác giả luận án cho rằng:Bài tập là các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt ra cho người học thực hiện, được trình bàydưới dạng câu hỏi hay những yêu cầu hoạt động buộc người học tái hiện những kiến thức, giảiquyết vấn đề trên cơ sở những điều đã biết hoặc kết nối những kiến thức, giải quyết vấn đềdựa trên việc tìm kiếm phương pháp mới qua đó nắm vững tri thức, rèn luyện và phát triển kĩnăng.

1.5.2 Hệ thống bài tập

Trong cuốn “ T ừ đ i ể n T ừ v à n g ữ H á n V i ệ t ” , khái niệm h ệ t h o n g được hiểu

là: tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau; thứ tự sắp xếp có quy củ; sự liên tục

Bản chất cốt lõi của khái niệm h ệ t h ố n g được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất là mối

quan hệ nội tại có tính lôgic rất rõ của từng thành tố riêng biệt với những thành tố khác trongmột dãy các thành tố; thứ hai là tính chất tổng thể, hợp thành của một đối tượng từ những

thành tố bộ phận cùng loại hay có cùng chức năng Như vậy, khái niệm h ệ t h ố n g được hiểu

là tập hợp những thành tố có liên hệ, quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên một chỉnhthể mới Và hệ thống bài tập là một tập hợp với nhiều bài tập khác nhau được xếp thành cácnhóm (trong mỗi nhóm có thể có những nhóm nhỏ hơn) theo một trình tự có chủ đích nhấtđịnh Thông thường để đảm bảo tính khoa học về quá trình nhận thức của người học, hệ thốngbài tập sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp từ những kiến thứcđơn lẻ đến những kiến thức tổng hợp nhằm rèn luyện, phát triển những kĩ năng cụ thể chongười học

1.5.3 Vai trò cửa hệ thống bài tập đối với việc phát triển kĩ năng nỗi cho học sinh

Rèn luyện và phát triển kĩ năng cho người học là một mục tiêu rất quan trọng ữong quátrình dạy học Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, để nâng cao năng lực cho bản thân, ngườihọc cần lĩnh hội những tri thức đã tiếp thu được và chuyển hóa chúng thành các kĩ năng.Những kĩ năng này sẽ được vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ, các tình huống xuất hiệntrong thực tế cuộc sống Người làm chủ được kĩ năng phải vừa nắm vững những kiến thức líthuyết về hành động, phương pháp hành động vừa phải biết vận dụng những điều đó vào thực

Trang 28

tế một cách hiệu quả Vì kĩ năng được thực hiện dựa trên tri thức về công việc, khả năng vậnđộng và những điều kiện của cá nhân (tâm lí, sinh học), thể hiện trình độ các thao tác tư duy,năng lực hành động nên muốn phát triển kĩ năng cho người học phải bám vào thao tác củahành động, cách thức thực hiện hành động và các tình huống trong thực tế Con đường hiệuquả nhất để phát triển kĩ năng là thực hành, luyện tập Các hoạt động này được cụ thể hóabằng một hệ thống bài tập và khi thực hiện tốt những yêu cầu của mỗi bài tập người học sẽđược trải nghiệm để nắm vững lí thuyết hơn, sẽ có thêm kinh nghiệm, sự khéo léo trong quátrình thực hiện để đạt được quả nhất định Giải quyết toàn bộ những yêu cầu của hệ thống bàitập sẽ giúp cho người học phát ữiển được các kĩ năng tương ứng vấn đề đặt ra là phải xácđịnh chính xác, khoa học những kĩ năng cần phát triển cho học sinh ừong một học phần cụ thểtrước khi xây dựng hệ thống bài tập Neu không việc rèn luyện, phát triển kĩ năng sẽ thành lanman, lệch trọng tâm do thiếu định hướng Ngược lại nếu đã xác định được những kĩ năng cầnthiết nhưng lại chưa có hệ thống bài tập để thực hành thì những kĩ năng hữu ích được kì vọngcũng trở nên èo uột, không thể phát triển Như vậy hệ thống bài tập góp phần rèn luyện kĩnăng nói cho học sinh phổ thông.

Chương 2 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1 Khảo sát thực trạng dạy học rèn luyện kĩ năng trình bày một vấn đề của học sinh

ở trường THPT Lý Nhân Tông

2.1.1 Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm thu nhập số liệu và thu nhập thông tin từ thực tế về thực trạng rènluyện kĩ năng trình bày một vấn đề trong dạy học môn Ngữ văn của HS ở trường THPT LýNhân Tông, tỉnh Bắc Ninh Qua quá trình khảo sát, chúng tôi sẽ phân tích thực trạng, kế tiếptìm ra nguyên nhân của thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm góp phần rèn luyện kĩ năngtrình bày một vấn đề cho HS ở trường THPT

2.1.2 Đối tượng khảo sát

Trang 29

Trong phạm vi đề tài, đối tượng mà chúng tôi hướng đến là học sinh lớp 10, ở trườngTHPT Lý Nhân Tông, tỉnh Bắc Ninh.

Trường THPT Lý Nhân Tông là một ngôi trường được thảnh lập khá lâu đời, do đónhà trường có một đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trong giảng dạy Vì vậy, hàng năm nhàtrường có nhiều giáo viên đạt thành tích dạy giỏi cấp cơ sở và cấp tỉnh nên trường cũng nhậnđược sự quan tâm đúng mức của chính quyền đoàn thể địa phương Đồng thời, nhà trườngcũng đi đầu về các phong trào văn - thể - mỹ, bên cạnh những thuận lợi thì nhà trường cũngkhông gặp ít khó khăn

2.1.3 Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề:

- Tình hình rèn luyện kĩ năng nói

- Phương pháp dạy học của GV

- Phương pháp học của HS

- Hình thức kiểm tra

- Đe xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng trình bày một vấn đề

2.1.4 Phương pháp khảo sát

2.1.4.1 Khảo sát qua phiếu điều tra thăm dò

Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu thăm dò ý kiến và tiến hành khảo sát 3 GV đangtrực tiếp giảng dạy ở trường THPT Lý Nhân Tông, 130 HS lớp 10 Phiếu khảo sát được xâydựng dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan và có một câu tự luận (Phiếu điều tradành cho GV) Mặc dù kết quả nhận được chưa phải là chính xác 100% nhưng phần nào đánhgiá khái quát thực trạng dạy và học của HS trường THPT Lý Nhân Tông tỉnh Bắc Ninh

2.1.4.2 Khảo sát qua dự giờ

Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng cách dự một số giờ dạy của GV Ngữ văn ở trườngTHPT Lý Nhân Tông Trong những tiết dự giờ này, chúng tôi đi vào cách tổ chức dạy học của

GV và hoạt động học của HS

2.1.5 Kết quả và đánh giá kết quả khảo sát

2.1.5.1 Ket quả và đánh giá kết khảo sát qua phiếu thăm dò ỷ kiến ♦♦♦

Ket quả và đánh giá khảo sát từ học sinh.

Trang 30

Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra thăm dò ý kiến dành cho HS gồm có 10 câu (Phụ lụcB) số phiếu phát ra 130 dành cho khối lớp 10 ở trường THPT Lý Nhân Tông tỉnh Bắc Ninhnội dung phiếu điều tra như sau:

Với câu hỏi 1: T r o n g g i ờ h ọ c L à m v ă n , b ạ n c ó t h ư ờ n g x u y ê n g ặ p k h ỏ

k h ă n t r o n g d i ễ n đ ạ t k h ô n g ? Neu không chuẩn bị bài trước ở nhà thì HS thụ động

trong giờ học Tuy nhiên, vấn đề là HS hiểu, nắm được vấn đề thầy cô giáo đặt ra mà khôngnói thành lời chiếm tỉ lệ rất cao (70,7%) Không biết cách nói như thế nào để người khác hiểuthì HS gặp nhiều khó khăn trong việc học tập lẫn trong cuộc sống Vì vậy, đây là một thựctrạng cần phải được khắc phục ngay khi từ khi HS còn ngồi trên ghế nhà trường Nhằm tìmhiểu những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình phát biểu, trình bày ý kiến của mình

Chính vì thế, chúng tôi thiết kế câu hỏi 2: B ạ n c ó t h ư ờ n g g ặ p k h ổ k h ă n g ì

k h i p h ả i d i ễ n đ ạ t n h ữ n g đ i ề u m ì n h m u ố n n ó i ? Và kết quả mức độ gặp khó khăn

khi diễn đạt của HS là 52, 3% thường xuyên gặp khó khăn trong diễn đạt Qua kết quả nàycho thấy rất nhiều HS gặp khó khăn trong diễn đạt, số lượng HS không gặp khó khăn trongquá trình diễn đạt thì rất ít Với việc gặp khó khăn này thì sẽ gây ra cản trở HS trao đổi, thảoluận trên lớp Bởi nếu biết diễn đạt những điều mình muốn nói một cách trôi chảy thì HS sẽphấn khởi, hứng thú, thoải mái hơn trong quá trình học tập Thêm vào đó, về đánh giá mức độcủa việc khó về lựa chọn ngôn ngữ để diễn đạt lời nói của mình Từ thực tế khảo sát, chúng tathấy rằng HS không chỉ đang gặp khó khăn ữong việc diễn đạt lời nói của mình mà đối với đa

số HS việc lựa chọn ngôn ngữ cũng là một điều khó khăn (67,7%) Vậy cần phải có nhữngbiện pháp giúp HS biết cách lựa chọn ngôn ngữ để có thể trình bày ý kiến của mình chính xác,mạch lạc và tự nhiên

Ở câu hỏi 3 với nội dung: B ạ n t ự t i n , m ạ n h d ạ n t r ì n h b à y ỷ k i ế n c ủ a

m ì n h t r ư ớ c đ ả m đ ô n g ? Để xác định tâm lí của HS khi trình bày một vấn đề thì kết quả

thật đáng lo ngại có tới 64,61% HS thỉnh thoảng và 13,84 % HS không bao giờ tự tin, mạnh

dạn ở trước đám đông trình bày ý kiến của mình Neu HS không có sự tự tin, mạnh dạn tronggiờ học thì không dám nói bất cứ những gì mình nghĩ, điều này làm cho các em trở nên thụđộng, nhút nhát, sợ hãi trước mọi sự việc, tình huống Không những thế, tư duy phê phán củacác em ngày càng thụt lùi bởi không tự tin và mạnh dạn vào bản thân mình Đây là một trởngại trong việc tham gia xây dựng bài và trao đổi thảo luận của HS ở trên lớp Từ đó, gây khó

Trang 31

khăn cho GV trong việc đánh giá năng lực học tập của các em Chính điều này ảnh hưởng trựctiếp đến kết quả học tập của các em.

Để xác định một số lỗi của HS mắc phải khi trình bày ý kiến, chúng tôi đặt ra câu hỏi

4 : N h ữ n g ỉ ỗ ỉ m ắ c p h ả i c ủ a b ạ n k h ỉ p h á t b i ể u ỷ k i ế n ? (Có thể lựa chọn nhiều

35 hơn một đáp án), kết quả thu được như sau: 13,07% ý kiến HS mắc lỗi phát âm,

11, 53% HS lặp từ, 58,46% thiếu ý, 19,23% không sắp xếp được ý, 30,76% không biếtcách trình bày vấn đề Với kết quả trên, có thể thấy rằng đó là những lỗi phổ biến đối với HShiện nay Tuy nhiên, số HS khi trình bày ý kiến mắc lỗi thiếu ý chiếm tỉ lệ cao Và đặc biệt30,76% HS không biết cách trình bày một vấn đề Như vậy, có thể thấy rằng HS vẫn còn mắclỗi khi trình bày vấn đề, chưa có sự khắc

Ngày đăng: 25/09/2015, 15:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, 1997, P h ư ơ n g p h á p d ạ y h ọ c t i ế n g V i ệ t , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: P h ư ơ n g p h á p d ạ y h ọ c t i ế n gV i ệ t
Nhà XB: NXB Giáo dục
2. Nguyễn Viết Chữ, 2006, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Viết Chữ, 2006, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, NXB Đại
Nhà XB: NXB Đại"học Sư phạm
3. Nguyễn Văn Đường, 2007, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Bộ cơ bản, bộ nâng c a o , T ậ p 1 , 2 , NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Đường, 2007, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Bộ cơ bản, bộ nângc a o , T ậ p 1 , 2
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
4. K ỷ y ế u H ộ i n g h ị k h o a h ọ c n ă m 2 0 0 8 , Đại học cần Thơ, Khoa Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: K ỷ y ế u H ộ i n g h ị k h o a h ọ c n ă m 2 0 0 8
5. Cao Xuân Hạo, 2001, T i ế n g V i ệ t v ẫ n v i ệ t n g ư ờ i v i ệ t , NXBTrẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: T i ế n g V i ệ t v ẫ n v i ệ t n g ư ờ i v i ệ t
Nhà XB: NXBTrẻ
6. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy,(1997), G i á o d ụ c h ọ c đ ạ i c ư ơ n g 2 , NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: G i á o d ụ c h ọ c đ ạ i c ư ơ n g 2
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1997
7. Lê Văn Hồng (chủ biên), 2007, Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Hồng (chủ biên), 2007, Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB
Nhà XB: NXB"ĐHQG Hà Nội
8. Vũ Thị Kim Hồng, 2012, Tổ chức cho học sinh thuyết trình trong dạy đọc hiểu v ă n b ả n , Luận văn thạc sĩ, Đại học cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Thị Kim Hồng, 2012, Tổ chức cho học sinh thuyết trình trong dạy đọc hiểuv ă n b ả n
9. Thần Hi, 2003 C ẩ m n a n g p h ỏ n g v ấ n (Ngô Diệu Linh dịch), NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: C ẩ m n a n g p h ỏ n g v ấ n
Nhà XB: NXB Trẻ
10. Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), 2005, G i á o t r ì n h n g h ệ t h u ậ t p h á t b i ể u m i ệ n g , NXB chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: G i á o t r ì n h n g h ệ t h u ậ t p h á t b i ể u m i ệ n g
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia Hà Nội
11. Nguyễn Minh Hừng, 2003 V ă n c h ư ơ n g n h ì n t ừ g ó c s â n t r ư ờ n g NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: V ă n c h ư ơ n g n h ì n t ừ g ó c s â n t r ư ờ n g
Nhà XB: NXB Văn học
12. Lê Quang Huy, 2006 K ĩ n ă n g & n g h ệ t h u ậ t t h u y ế t t r ì n h (Song ngữ Việt - Anh), NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: K ĩ n ă n g & n g h ệ t h u ậ t t h u y ế t t r ì n h
Nhà XB: NXB Trẻ
13. Nguyễn Huy (người dịch), 2007 N g h ệ t h u ậ t n ó i h a y , NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: N g h ệ t h u ậ t n ó i h a y
Nhà XB: NXB Phương Đông
14. Lý Chủ Hưng, 2007, T ư v ẩ n t ă m l ỷ h ọ c đ ư ờ n g , NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: T ư v ẩ n t ă m l ỷ h ọ c đ ư ờ n g
Nhà XB: NXB Phụ nữ
16. GS. Vũ Ngọc Khánh, 2004 Đ ể d ạ y v à h ọ c t ố t m ô n V ă n , NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đ ể d ạ y v à h ọ c t ố t m ô n V ă n
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
17. Đinh Trọng Lạc (Chủ biên), 2006 G i á o t r ì n h P h o n g c á c h h ọ c t i ế n g V i ệ t , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: G i á o t r ì n h P h o n g c á c h h ọ c t i ế n g V i ệ t
Nhà XB: NXB Giáo dục
18. Phan Trọng Luận (Chủ biên), 2007, P h ư ơ n g p h á p d ạ y h ọ c V ã n , t ậ p 1 v à t ậ p 2 , NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: P h ư ơ n g p h á p d ạ y h ọ c V ã n , t ậ p 1 v à t ậ p 2
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
19. Trần Thị Hiền Lương “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói cho học sinh tiểu học ở môn Tiếng Việt” của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Hiền Lương “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói cho học sinhtiểu học ở môn Tiếng Việt
20. Dương Thị Liễu (Chủ biên), 2009 K ĩ n ă n g t h u y ế t t r ì n h , NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: K ĩ n ă n g t h u y ế t t r ì n h
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
22. Nguyễn Quang Ninh “Một số vẩn đề dạy học ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp” (NXB ĐHSP Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Ninh “Một số vẩn đề dạy học ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w