Về phía giáo viên

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 36)

một học phần cụ thể trước khi xây dựng hệ thống bài tập Neu không việc rèn luyện, phát triển kĩ năng sẽ thành lan

2.2.1.về phía giáo viên

Một số giáo viên khi dạy các bài rèn luyện kĩ năng nói còn gặp nhiều khó khăn, nhiều tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao như: dạy chưa hết bài, hướng dẫn học sinh một cách chung chung, chưa tỉ mỉ, bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh chưa nhiều so với rèn luyện kĩ năng viết. Học sinh không tự tin khi nói trước đám đông. Thời gian luyện nói lại có hạn (45 phút) không tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Và sách giáo viên cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kĩ năng nói. Do vậy mà trong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn những học sinh lười sẽ thụ động, không phát huy được. Dù có hoạt động thảo luận nhóm thì những em yếu cũng ngồi im. Ket quả yếu vẫn yếu, lười vẫn lười. Tâm lý chung, giáo viên rất ngại dạy tiết luyện nói, nhất là trình độ học sinh ở vùng sâu vùng xa. So với yêu cầu của phương pháp dạy mới và những định hướng của sách giáo viên thì tiết dạy “luyện nói” và hoạt động nói của HS qua tiết dạy còn nhiều lúng túng chưa đạt yêu cầu.

Trong thực tế giảng dạy ở trường thuộc địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa đa số học sinh chưa có KNN trước tập thể, rất ngại nói, không tự tin khi nói trước đông người. Đối với HS ở vùng sâu vùng xa, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, khả năng nói và hiểu tiếng phổ thông còn hạn chế.

Nhiều giáo viên có chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh song còn lúng túng trong khâu soạn giảng cũng như quy trình các hoạt động lên lớp. Một phần cũng do sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể. Khi GV có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho HS chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh luyện nói trong tiết luyện nói đạt hiệu quả cao. Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi giáo viên thuyết giảng. Ở các em lộ rõ sự thích thú, tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả, cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắt lọc rút ra từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc

giáo viên có điều kiện để điều chỉnh và phấn khích các em học tập, thực tế niềm vui đựợc giáo viên quan tâm sẽ cho các em thêm sự tự tin vào khả năng của mình là phải học tập tốt hơn, cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau.

Đe tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ văn của các em trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích khả năng nói để học sinh nói ra được những điều mình tư duy, cảm thụ trong giờ học văn bản cũng như trong tiết luyện nói. Đây cững là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trứơc tập thể. Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục đựơc những khó khăn, thực ừạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 36)