Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài: “Trình bày một vấn đề” (SGK Ngữ văn 10)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 47)

phát triển cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn có thể chưa đáp ứng được

3.2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài: “Trình bày một vấn đề” (SGK Ngữ văn 10)

bài: “Trình bày một vấn đề” (SGK Ngữ văn 10)

3.2.1.Các bài tập thường gặp

3.2.1.1. Bài tập nhận diện

- Miêu tả bài tập

Đây là loại bài tập cho sẵn một ngữ liệu và yêu cầu học sinh xác định, nhận diện, chỉ ra ngữ liệu đó. Có thể trong ngữ liệu cho sẵn của bài tập, khái niệm được biểu hiện trong nhiều dạng, nhiều vẻ. Học sinh cần phải dựa vào những đặc trưng cơ bản của khái niệm, có thể bỏ qua những biểu hiện chi tiết để nhận diện và phân tích các khái niệm. Loại bài tập này thường gồm hai phần: phần trình bày yêu cầu và phần dẫn ngữ liệu

T á c d ụ n g c ủ a l o ạ i b à i t ậ p: Đây là bài tập yêu cầu thấp nhất nhưng lại góp phần làm học sinh nhớ lại những tri thức đã được học, mang tính khởi động khơi gợi khả năng ghi nhớ kiến thức cơ bản. Loại bài tập này còn làm sáng tỏ, củng cố và khắc sâu một số khái niệm, đồng thời phát triển những khái niệm về kĩ năng trình bày một vấn đề. Dạng bài tập này không chỉ giúp giáo viên và học sinh củng cố tri thức mà còn giúp học sinh có thêm những kĩ năng cơ bản trong quá trình nói và viết về một vấn đề nào đó trong văn chương cũng như trong đời sống.

- Ví dụ minh hoạ

Dưới đây là bản kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Mùa thi nghiêm túc, chất lượng”. Anh(chị) hãy cho biết bản kế hoạch đã đầy đủ nội dung chưa?

Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiều cực trong thi cử và bệnh thành tích trong học tập ” của Bộ giáo dục và đào tạo. Trường THPT Lê Quỷ Đôn tổ chức cuộc vận động “Mùa thi nghiêm túc, chất lượng” nhằm góp phần rèn luyện tốt cho học sinh và hướng đến mục tiêu, hình thành ỷ thức trung thực, chấp hành nội quy nhà trường theo tinh thần “Đạo đức thi cử hôm nay - Đạo đức nghề nghiệp tương lai’’ cụ thể như sau:

Thành phần bao gồm:Tất cả học sinh đang học tại trường THPTLê Quỷ Đôn.

Học sinh chủ động ôn tập riêng cho mình,nghiên cứu tài liệu, tập trung ôn thỉ, thi nghiêm túc, đạt chất lượng cao, tích cực tham gia diễn đàn học tập, chổng tiêu cực trong thi cử, chủ động hình thành các học tập, trao đổi vẩn đề bài tập, bạn học tốt giúp đỡ bạn học kém cùng nhau tiến bộ, nêu cao tinh thần học tập và tuyệt đối trung thực trong thi cử.

3.2.1.2. Bài tập vận dụng

- Miêu tả bài tập

Đây là dạng bài tập cho trước ngữ liệu và yêu cầu học sinh tìm ra ngữ liệu mới, phân tích chỉ ra vai trò của kĩ năng trình bày một vấn đề ở trong ngữ liệu đó. Trước hết, học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, từ đó nhận thấy được giá trị hiệu quả của kĩ năng trình bày một vấn đề. Loại bài tập này thường có hai phần, thể hiện được rõ năng lực của học sinh trong việc vận dụng thấp và vận dụng cao.

T á c d ụ n g c ủ a l o ạ i b à i t ậ p n à y . giúp học sinh có khả năng cảm thụ văn học, rèn luyện kĩ năng nói, tự tin trước đám đông.

- Ví dụ minh hoạ

Căn cứ vào các bước lập kế hoạch, anh(chị) hãy lập bản kế hoạch quan điểm sau và trình bày trước lớp từ 3 - 5 phút:

“Các nhà giáo dục nhận ra tầm quan trọng của việc nhận xét phản hồi cho việc học tập của học sinh: đó ỉà một trong những thủ pháp quan trọng nhất để nâng cao thành tích học tập của học

3.2.1.3. Bài tập tạo lập (sáng tạo)

- Miêu tả bài tập

Bài tập tạo lập là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo nên (nói hoặc viết) sản phẩm ngôn ngữ về kĩ năng trình bày một vấn đề, mức độ bài tập từ thấp (tạo lập theo mẫu) đến cao (tạo lập chỉ dựa vào yêu nhất định). Việc thực hiện bài tập này gần giống với hoạt động nói hàng ngày của học sinh nhưng vẫn ở dạng luyện tập theo yêu cầu.

T á c d ụ n g c ủ a b à i t ậ p n à y . phát huy tính sáng tạo của học sinh, vừa củng cố lí thuyết về rèn luyện kĩ năng trình bày vấn đề. Đây cũng là quá trình học sinh đi từ lí thuyết đến thực hành một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

- Vỉ dụ minh hoạ

Em hãy lập kế hoạch cho một đề tài tự chọn, sau đó trình bày trước lớp?

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w