Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng triển kha

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 50)

phát triển cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn có thể chưa đáp ứng được

3.2.3. Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng triển kha

3.2.3.1. Bài tập nhận diện

Bài tâp 1: Dưới đây là những câu trích từ các bài trình bày khác nhau. Hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày.

- Bắt đầu trình bày

- Trình bày nội dung chính - Chuyển qua chủ đề khác

- Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích hững thuận lợi, khó khăn của từng phương án

- Giờ chúng ta hãy chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí phế thải

- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu - Chào các bạn.Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn

- Trước khi bắt đầu, cho phép được nói đôi điều về bản thân. Tôi làm việc ở công ty... trong...năm...

Bài tâp 2: Anh/chị xác định ý lớn, ý nhỏ cho bài ữình bày sau đây:

“Trong cuộc sống này, chủng ta có nhiều chỗ dựa tinh thần. Ngoài gia đình , chỗ dựa tinh thần thứ hai của ta chỉnh là những người bạn, họ ỉà người cùng ta trên các nẻo đường cuộc đời để giúp đỡ ta, động viên ta những lúc khó khăn. Phải chăng “Bạn ” là một từ để chi người có thời gian gắn bó ta trong một thời gian dài và giữa ta và họ cỏ một sợi dây ràng buộc được gọi ỉà “tình bạn ” cỏ thể nỏ sinh ra chi đơn giản như C.S.Lewis đã nói: "Tình bạn nảy sinh ngay khi người này nói với kia”. Họ có thể nghe thấy bài ca từ trong tim ta, để rồi hát lại cho ta khi ta không còn nhớ gì về nó nữa . Và nếu bạn làm sai điều gì thì những người bạn sẽ giúp cho bạn thấy rõ điều đó. Bạn là người luôn đồng hành với ta để có thể nắm lấy đôi tay ta mỗi khi ta vấp ngã và có thể cũng là người cuối cùng để làm điểm tựa để ta đứng lên. Đừng thấy lạ nếu bạn bắt gặp cảnh một người cõng người bạn dị tật trên lưng để đến trường mặc dù đỏ là việc không dễ ỉàm chút nào, động lực để người đỏ ỉàm được điều như thế chính là tình bạn chân thành, vì người đỏ nghĩ rằng hạnh phục được đi học của bạn cũng chỉnh là hạnh phúc của mình. Trong cuộc sống có lắm khỏ khằn, chông gai đôi khi ta phải vượt bằng chính đôi chân của mình nhưng cũng có lúc phải có sự chấp cánh từ người bạn thân, không cần ta gọi, họ cũng luôn ở cạnh. Những tình bạn dựa trên những lợi ích cá nhân, lòng ích kỷ sẽ cho ta những người bạn giả tạo. Bạn như thế chi mang lại cho cuộc sống của ta thêm những vết đau mà thôi, sẽ đau hơn nếu họ còn lấy tình bạn ra làm trò đùa. Chúng ta cần lên án và tránh những tình bạn như thể. Những tình bạn như vậy thiêng ỉỉêng hơn bao giờ hết, tình cảm này sẽ nới rộng niềm hạnh phúc và buộc nhỏ lại nỗi buồn của ta.

Erik Orsenna đã từng nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng : ‘‘Đừng nhầm lẫn giữa tình bạn và nhu cầu tâm sự”. Hãy có những sự ỉựa chọn đủng đan trong việc chọn bạn vì điều đổ sẽ giúp cho cuộc sống bớt nhạt nhẽo hơn, để đến khi ta đi trên đường vào buổi tối sẽ có những ngôi sao soi rọi cho ta vững bước đi về phía trước. Vậy nên việc hoàn thiện bản thân của chính mình cũng vô cùng cần thiết vì điều tốt với ta cũng là niềm vui với những người bạn của ta

3.2.3.2. Bài tập vận dụng

Bài tâp 1: Từ ví dụ về lời giới thiệu cho trước, hãy tìm ra 3 ví dụ khác nhau cho lời giới thiệu bản thân trong buổi ngoại khoá “Vấn đề tự tin trước đám đông”?

1/ Chào các bạn. Tôi rất vui trước sự hiện diện của các bạn trong buổi hoạt động ngoại khoá ngày hôm nay. Tôi xin tự giới thiệu tôi tên là... đến từ chi Đoàn lớp ...

Bài tâp 2: Dựa vào dàn ý đề tài “Thời trang và tuổi trẻ”( SGK Ngữ văn 10, tập 1, trang 148), em hãy lập dàn ý cho đề tài: “Gia đình là tế bào của xã hội”?

Bài tâp 3: Vận dụng lí thuyết về triển khai vấn đề trình bày, anh chị hãy tập nói trong nhóm với dung lượng 300 từ về đề tài: “ P h ư ơ n g p h á p h ọ c t ậ p c ỏ h i ệ u q u ả " !

Bải tâp 4: Anh/chị hãy tập nói trước lớp phần mở đầu trực tiếp và gián tiếp cho đề tài: “Tác hại của ma tuý đối với con người”?

3.2.3.3. Bài tập tạo ỉập(sáng tạo)

Bài tâp 1: Giả định dưới đây là một số đề tài trong cuộc hội thảo sẽ tổ chức ở trường. Anh (chị) hãy dự kiến triển khai đề tài và trình bày trước lớp:

- Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày - Thần tượng của tuổi học trò.

Bài tâp 2: Anh/chị hãy giới thiệu trong khoảng từ 3-5 phút về Kĩ năng giao tiếp hiệu quả của học sinh THPT.

Bài tâp 3: Anh/chị hãy tập nói trước lớp trong khoảng thời gian 15 phút về đề tài sau: “An toàn giao thông là an toàn của mỗi người”.

Bài tâp 4: Đe tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho việc trình bày phần triển khai về đề tài “Sống thử”, anh chị hãy dẫn một câu chuyên hoặc một danh ngôn, hoặc một tấm gương người thực việc thực?

Bài tâp 5: Anh/chị hãy ừình bày phần ữiển khai cho đề tài: “Bạo lực học đường” trong đó có kết hợp thêm các phương tiện trực quan bằng tranh ảnh, clip.. qua công nghệ thông tin?

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w