Kĩ năng kết thúc

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 46)

phát triển cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn có thể chưa đáp ứng được

3.1.3.Kĩ năng kết thúc

3.1.3.1. Khái niệm

Kĩ năng kết thúc là kĩ năng chốt lại vấn đề của người nói nhằm chấm dứt phần trình bày, cuộc trò chuyện, trao đổi sau khi đã đạt được những mục đích nhất định. Thực hiện yêu cầu này, người nói nên lưu ý tránh sự lặp lại đơn thuần những nội dung đã trình bày theo kiểu cắt xén một cách cơ học, cần khái quát cô đọng những vấn đề trọng tâm mà người nghe càn nắm được. Trên đây là những KNN bộ phận mà luận văn đã xác định để thuận tiện cho việc thực hành, luyện tập của học sinh. Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, những kĩ năng này không phải lúc nào cũng tồn tại độc lập. Rất nhiều tình huống, người GV càn phối hợp các KNN bộ phận để có thể thực hiện tốt mục đích của cuộc giao tiếp.

3.1.3.2. Các cách kết thúc

Các tiêu chí đánh giá kĩ năng kết thúc được xác định gồm:

- Ket thúc tự nhiên, nhã nhẵn, lịch sự. Tiêu chí này đánh giá khả năng ứng xử phù hợp khi người nói muốn kết thúc hoạt động giao tiếp và để lại những thiện cảm với người nghe. Bởi bất kì một cuộc đối thoại nào cũng sẽ đến lúc phải dừng lại. Khi chuẩn bị kết thúc người nói nên hoàn tất những nội dung thông tin cần trao đổi đưa ra những lí do phải dừng cuộc hội thoại, tỏ lòng cảm kích với người nghe, khen ngợi người nghe

ở một vài khía cạnh trước khi tạm biệt họ, giúp người nghe có được những cảm xúc tích cực về cuộc giao tiếp.

- Phối hợp với mở đầu, tạo kết cấu hoàn chỉnh, tương xứng. Tiêu chí này đánh giá khả năng tạo ra sự ăn ý giữa hai phần dẫn nhập và kết thúc. Theo tác giả DaleCamegie trong cuốn “ N g h ệ t h u ậ t n ó i t r ư ớ c c ô n g c h ú n g” thì “Người nói phải biết một cách chính xác ý tưởng mình muốn trình bày ở phần kết thúc, nên có sự nối kết nhất định với phần mở đầu để tạo một cảm giác trọn vẹn, đầy đủ với người nghe”. Sự hài hòa, phù hợp giữa các phần dẫn nhập và kết thúc sẽ để lại cho người nghe những ấn tượng tốt.

- Khái quát, quy nạp, nêu bật được những vấn đề quan ữọng, cần lưu ý. Tiêu chí này đánh giá khả năng tổng hợp, nhấn mạnh những nội dung có ý nghĩa cốt lõi trong cuộc trò chuyện, trao đổi giúp cho người nghe nhận thức vấn đề một cách rõ ràng hoàn chỉnh, dễ hiểu.

3.1.3.3. Yêu cầu

Thực hiện yêu cầu này, người nói nên lưu ý tránh sự lặp lại đơn thuần những nội dung đã trình bày theo kiểu cắt xén một cách cơ học, cần khái quát cô đọng những vấn đề trọng tâm mà người nghe cần nắm được.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 46)