Về phía học sinh

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 37)

một học phần cụ thể trước khi xây dựng hệ thống bài tập Neu không việc rèn luyện, phát triển kĩ năng sẽ thành lan

2.2.2. về phía học sinh

Thứ nhất, do điều kiện kinh tế cũng như sự quan tâm của phụ huynh chưa cao, cùng với ý thức học tập của các em còn thấp lười học, không chịu suy nghĩ động não.... Chính vì thế nên chưa đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, đa số học sinh xem thường việc rèn luyện kĩ năng trình bày một vấn đề bởi chúng ta thấy rằng chủ yếu thi cử là hình thức viết, còn hình thức kiểm tra nói chỉ là lấy điểm 15 phút, tối thiểu nhất là điểm kiểm ữa một tiết. Nên các em không có ý thức rèn luyện, lên lớp không chịu phát biểu chỉ thích ngồi nghe giảng hết tiết thì về. Chỉ cần có kiến thức và viết tốt là học giỏi. Có một số học sinh có thành tích học tập giỏi, xuất sắc nhưng khi nói trước đám đông run, không nói trôi chảy, lưu loát được.

Thứ ba, do một phần thầy cô có khuynh hướng gò ép, áp đặt một chiều cách cảm, cách hiểu chủ quan của bản thân. Như chúng ta biết, đối với một tác phẩm văn chương thì mỗi người đều có những cách cảm cách hiểu, có quan điểm, thái độ khác nhau, không ai giống ai. Vì vậy, giáo viên phải tạo mọi điều kiện, mọi tình huống để học sinh phát biểu, trình bày ý kiến, suy nghĩ, tình cảm riêng của mình chứ không nên gò ép, áp đặt một chiều cách cảm, cách hiểu chủ quan của bản thân người dạy. Đồng thời, giờ dạy học của thầy cô chưa thu hút và lôi cuốn học sinh gây ra tâm lí chán nản không thiết tha với môn học này.

Bên cạnh đó, với việc HS phụ thuộc vào sách tham khảo, làm theo văn mẫu thậm chí là không đọc văn bản, không chịu suy nghĩ đã làm tư duy thụt lùi và hạn chế khả năng phản

ứng nhạy bén, linh hoạt trong mọi tình huống khác nhau của học sinh. Mặt khác, học sinh bị ảnh hưởng bởi gia đình và xã hội hiện đại. Trước hết, trong gia đình các thành viên bận rộn với công việc, ít quan tâm trò chuyện, tâm sự với nhau làm khả năng trao đổi, đối thoại của HS kém phát triển. Hơn nữa, bạn bè cũng ít gặp nhau mà chủ yếu là giao tiếp với nhau qua điện thoại, chat, nhắn tin, facebook.... nên học sinh cũng gặp khó khăn trong việc bày tỏ, chia sẻ tình cảm của mình với người một cách trực tiếp.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w