phát triển cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn có thể chưa đáp ứng được
3.1.1. Kĩ năng lập kế hoạch
3.1.1.1. Khái niệm
Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó .
3.1.1.2. Các bước lập kế hoạch
Lập kế hoạch nhằm mục đích xác định mục tiêu cần phải đạt được là cái gì? và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó như thế nào? Tức là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động. Cụ thể như sau:
♦♦♦ Xác định mục đích trình bày
Mục đích trình bày là kết quả mà người nói muốn đạt được sau khi thực hiện cuộc giao tiếp. Nó có thể phân loại thảnh: mục đích tác động về nhận thức, mục đích tác động về tình cảm, mục đích tác động về hành động. Song trong thực tế, nhiều cuộc giao tiếp không chỉ hướng tới một mục đích duy nhất mà có những mục đích kép. Chẳng hạn, người nói vừa muốn truyền đạt thông tin tới người nghe, trao đổi thảo luận với người nghe về một vấn đề nào đó (đích nhận thức) vừa muốn thuyết phục người nghe tin và làm theo ý mình (đích hành động). Mục đích giao tiếp sẽ chi phối cách lựa chọn, thể hiện các thông điệp, và khi nó được đề ra một cách tường minh thì việc đánh giá kết quả đạt được càng khách quan, chính xác. Xác định rõ mục đích giao tiếp là bước đầu tiên trong khâu chuẩn bị của quá trình thực hiện KNN. Theo Nick Morgan, một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông của Mĩ, thì trước khi thực hiện cuộc giao tiếp người nói nên trả lời những câu hỏi sau đây để hiểu rõ được mục đích cần đạt:
- Tôi muốn thông báo, thảo luận hay thuyết phục?
- Tôi muốn người nghe hiểu, học hỏi hay thực hiện một hành động?
- Tôi muốn có cam kết gì từ phía người nghe không? Sau khi đã có câu trả lời, người nói nên suy tính, cân nhắc để lựa chọn nội dung và cách nói nhằm thực hiện được mục đích đã đặt ra, những yếu tố không liên quan, có tính chất rào cản cần phải loại bỏ.
❖ Đối tượng tiếp nhận
Người viết, người nói (người phát) và người đọc, người nghe (người nhận) được gọi chung là những nhân vật giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, nếu người phát luôn luôn là một thì người nhận không phải lúc nào cũng như vậy. Có khi người nhận là một nhưng cũng có khi người nhận là số đông. Hiệu quả giao tiếp không chỉ phụ thuộc vào người phát mà còn phụ thuộc vào người nhận. Vì vậy, khi nói hoặc viết những vấn đề mà người nhận cảm thấy khó hiểu hoặc không phù hợp, không thiết thực thì cuộc giao tiếp rất khó đạt được kết quả như mong muốn. Tìm hiểu về người cùng tham gia giao tiếp là bước thứ hai trong khâu chuẩn bị của quá trình thực hiện KNN. Bởi giao tiếp là cuộc thoại có tương tác giữa các bên cùng tham gia nên việc tìm hiểu người nghe là hết sức quan trọng. Đe thực hiện tốt điều này, người nói cần trả lời các câu hỏi như: Người nghe là ai? Họ có những đặc điểm đáng chú ý gì về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ, tín ngưỡng? Nội dung thông điệp trình bày là quen thuộc hay mới lạ với người nghe? Họ đã biết gì và cần biết gì? Bản thân mình (người nói) và người nghe có mối quan hệ xã hội ra sao (đã biết nhau hay chưa, biết ở mức độ nào, họ cảm thấy thế nào về người nói ...?). Tất cả những hiểu biết cơ bản về người nghe sẽ giúp cho người nói có cơ sở để lựa chọn nội dung, cách thức, xác lập chiến lược giao tiếp đạt hiệu quả.
❖ Xác định nội dung trình bày
Nội dung trình bày chính là các vấn đề được đề cập trong cuộc giao tiếp. Sau khi đã xác định rõ mục đích giao tiếp, tìm hiểu nhân vật giao tiếp một cách thấu đáo, người nói cần phải xem xét, lựa chọn, triển khai nội dung giao tiếp. Nội dung giao tiếp phải xuất phát từ mục đích giao tiếp. Việc xác định, triển khai nội dung giao tiếp giúp người nói tránh sa vào những vấn đề không cần thiết. Khi cân nhắc để giới hạn nội dung giao tiếp cần đặc biệt lưu ý
tới kiến thức, mối quan tâm và lợi ích của người nghe. Xác định thông điệp chính và những luận cứ bổ trợ cho thông điệp. Neu những thông điệp chính đưa ra không có lí lẽ hoặc bằng chứng hỗ trợ thì khả năng tác động đến người nghe sẽ rất hạn chế. Việc lựa chọn, giới hạn nội dung giao tiếp là bước thứ ba trong khâu chuẩn bị của quá trình thực hiện KNN. Người nói không những cần lựa chọn nội dung (nói những gì), mà còn phải giới hạn nội dung (nói đến đâu). Khi lựa chọn và giới hạn nội dung giao tiếp cũng phải tính đến những ràng buộc về thời gian nói (nếu có). Người nói phải cân nhắc xem, mình có bao nhiêu thời gian để thực hiện việc này. Mình có thể truyền đạt xong thông điệp trong thời gian đó hay không? Nếu không, mình có thể thay đổi nội dung như thế nào cho phù hợp mà vẫn đạt hiệu quả? Nên dự kiến những điểm cần lược bỏ trong khi trình bày nếu thời gian bị rút ngắn. Như chúng ta đã biết, nội dung giao tiếp không phải hoàn toàn do phía người phát quyết định. Trong một số tình huống giao tiếp, người nhận có thể đưa ra ý kiến từ chối vấn đề này và đề nghị được trao đổi vấn đề khác (có liên quan) tùy thuộc vào nhu cầu, mức độ quan tâm của họ. Chính điều này tạo nên áp lực buộc người nói phải có những hiểu biết sâu rộng về phạm vi của nội dung giao tiếp, có khả năng điều chỉnh, bổ sung nội dung giao tiếp cho phù hợp với thực tiễn. ❖ Hoàn cảnh trình bày
Hoạt động giao tiếp cũng như mọi hoạt động khác của con người bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định. Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm các yếu tố không gian, thời gian, xã hội, tâm lí, văn hóa mà ở đó hoạt động giao tiếp diễn ra. Xét ở phạm vi rộng thì hoàn cảnh giao tiếp bao gồm từ hoàn cảnh xã hội đến hoàn cảnh tự nhiên, từ hoàn cảnh tâm lí chung đến bối cảnh lịch sử, thời đại, kinh tế, chính trị của cộng đồng. Xét ở phạm vi hẹp thì hoàn cảnh giao tiếp bao gồm những hiểu biết và cách ứng xử về thời gian, địa điểm, hình thức giao tiếp, tình trạng sức khỏe, tâm lí của người tham gia giao tiếp, những sự việc xảy ra xung quanh quá trình giao tiếp. Tìm hiểu về hoàn cảnh giao tiếp là bước thứ tư trong khâu chuẩn bị của quá trình thực hiện KNN. Điều này có vai trò quan trọng, chi phối đến việc tiếp nhận các thông điệp của người nghe. Vì vậy, người nói cần xác định xem hoàn cảnh đó có tính chất trang trọng hay thân mật; ở thời điểm này, có thuận lợi, khó khăn gì cho việc truyền tải thông điệp? cần phải điều chỉnh những gì trong việc lựa chọn và giới hạn chủ đề để phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp? Việc thích ứng, điều chỉnh các chủ đề phù hợp với bối cảnh
giao tiếp có nghĩa là người nói đã biết chủ động tạo ra những thuận lợi cho người nghe khi tiếp nhận nội dung thông tin và hướng tới hiệu quả của cuộc giao tiếp.
❖ Phương tiện và cách thức trình bày
Ngôn ngữ với tư cách là phương tiện đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Neu thiếu đi phương tiện này, hoạt động giao tiếp rất khó để đạt được kết quả như mong muốn. Bản thân ngôn ngữ lại mang phong cách khác nhau và có biên độ phân biệt nhất định. Vì vậy tùy từng phạm vi, từng lĩnh vực hoạt động của các đối tượng giao tiếp, người nói cần lựa chọn phương tiện ngôn ngữ phù hợp với người nghe (bao gồm cách diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ...). Cách thức giao tiếp là hình thức thực hiện hoạt động giao tiếp: trực tiếp (mặt đối mặt trong một không gian cụ thể) hay gián tiếp (thông qua những đường kênh khác như điện thoại, ghi âm, chat...). Ngoài ra, nên sử dụng công nghệ thông tin trong khi trình bày bởi bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ cần kết hợp với những hình ảnh, âm thanh sinh động gây hứng thú cho người nghe.Lựa chọn phương tiện giao tiếp và cách thức giao tiếp là bước cuối cùng trong khâu chuẩn bị của quá trình thực hiện KNN. Việc lựa chọn này cũng cần tính đến sự phù hợp với nhân vật giao tiếp về ngôn ngữ (có những người ưa cách nói bóng bẩy, văn hoa; có những người thích mộc mạc, giản dị, sâu sắc...), về hoàn cảnh giao tiếp (nói trực tiếp, hay gián tiếp); bởi đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả giao tiếp. Sau khâu chuẩn bị của quá trình thực hiện KNN, là việc tiến hành thực hiện KNN. Người nói cần lưu ý để diễn đạt nội dung thông tin một cách hiệu quả, sử dụng tốt nhất các phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, nụ cười,...), xử lí các phản hồi từ phía người nghe, vận dụng những kĩ thuật lôi cuốn người nghe vào cuộc giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.