Kĩ năng triển kha

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 43)

phát triển cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn có thể chưa đáp ứng được

3.1.2. Kĩ năng triển kha

3.1.2.1. Khái niệm

T r i ể n k h a i tức là phải đưa ra được các ý chính, phân tích chứng minh để làm rõ vấn đề mà mình muốn trình bày, qua đó thể hiện được ý tưởng của mình.

3.1.2.2. Các bước triển khai *1* Kĩ năng mở đầu

Mở đầu là công đoạn khởi đầu có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề và thu hút sự chú ý của người nghe. Phần mở đầu có tính chất “đưa đẩy” “phá vỡ tảng băng” giữa các nhân vật giao tiếp giới thiệu vấn đề sẽ trình bày, phạm vi vấn đề sẽ bàn đến, chuẩn bị “hòa khí” cho cuộc trao đổi, trò chuyện [18]. Phần mở đầu có vai trò rất quan trọng bởi nó ngay lập tức tạo ấn tượng với người nghe. Nếu mở đầu tốt người nghe sẽ có thiện cảm và tập trung chú ý hơn vào những vấn đề người nói trình bày. Ngược lại nếu mở đầu không thành công người nghe dễ có tâm lí thờ ơ với những nội dung được đề cập. Có nhiều cách dẫn nhập, tùy theo tình huống cụ thể chọn một trong các cách sau đây khi mở đầu bài nói:

- D ẩ n n h ậ p t r ự c t i ế p : Nêu thẳng chủ đề và mục đích của bài nói, các vấn đề chính sẽ được trình bày.

Ưu điểm của lối dẫn nhập trực tiếp là đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, người nghe nhanh chóng nắm bắt được chủ đề và những vấn đề chính của bài nói, thích hợp với những buổi trò chuyện mang tính công việc nghiêm túc và quan tâm đến nội dung của bài nói chuyện.

- D a n n h ậ p b ằ n g c á c h đ ặ t c â u h ỏ i: bằng cách đặt ra những câu hỏi ngay ở phần mở đầu để làm người phải suy nghĩ đến chủ đề bài nói.

điểm của cách dẫn nhập này là nó không những thu hút được sự chú ý của người nghe mà còn kích thích họ suy nghĩ theo một hướng nhất định, tạo thuận lợi cho việc tiếp thu nội dung của bài nói.

- D ầ n n h ậ p t h e o l ố i k ể c h u y ệ n ' . Người nói chuyện từ từ dẫn đưa người nghe đến với chủ đề của bài nói chuyện bằng cách nhắc lại một sự kiện trong quá khứ có liên quan đến chủ đề.

Cách dẫn nhập này tuy có hơi rườm rà tí chút, nhưng hấp dẫn lôi cuốn, không đột ngột mà từ từ đưa người nghe vào câu chuyện một cách tự nhiên.

- D ẩ n n h ậ p t ư ơ n g p h ả n: Người nói chuyện bắt đầu bằng việc nhấn mạnh một mâu thuẫn nào đó để gây sự chú ý.

Lối dẫn nhập này thường được sử dụng trong những tình huống có nhiều thử thách và người nói chuyện muốn kêu gọi người nghe huy động sức mạnh của mình, đoàn kết, nhất trí để vượt qua thử thách.

- D ầ n n h ậ p b ằ n g c á c h t r í c h d ẫ n ỉ ờ i n ó i c ủ a d a n h n h â n : Một câu trích dẫn thích hợp có thể là một cách mở đầu thú vị.

Ngoài những cách mở đầu nêu trên còn có thể có cách mở đầu khác. Tùy theo tình huống, đặc điểm của người nghe và sở thích của bạn mà chọn một cách mở đầu cho phù hợp.

Dù mở đầu theo cách nào, cần lưu ý một số điểm sau: - Mở đầu quá dài dễ làm giảm hứng thú của người nghe. - Tránh mở đầu không ăn nhập với chủ đề của bài nói chuyện.

- Tránh cách mở đầu thiếu tự tin, bằng những lời biện hộ hoặc bằng lời xin lỗi. - Hình thức: chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, cánh tay,trang phục....

Kĩ năng triển khai

P h ầ n t r i ể n k h a i là phần quan trọng nhất của một bài nói, một cuộc giao tiếp. Phần này có nhiệm vụ triển khai những nội dung chính được giới thiệu ở phần mở đầu. Neu phần mở đầu cung cấp những thông tin khái quát, thì phần phát triển có nhiệm vụ cụ thể hóa những thông tin đó, thuyết phục người nghe bằng những chi tiết cụ thể, đáng tin cậy. Đe đáp ứng yêu cầu tiếp nhận thông tin từ phía người nghe, phần phát triển thường phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức thể hiện, bám sát mục đích nói.

Nếu mục đích nói là trao đổi thông tin thì người nói phải có được kĩ năng hỏi đáp (biết cách đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng...). Neu mục đích nói là cung cấp thông tin, thì người nói phải có được kĩ năng thông báo (biết cách truyền đạt thông tin chính xác, kịp thời giúp người nghe lĩnh hội được trọn vẹn, đầy đủ...).

Neu mục đích nói là bàn bạc để tìm ra cách giải quyết, xử lí vấn đề tốt nhất, thì người nói phải nắm vững được kĩ năng trao đổi thảo luận (biết chọn vấn đề để phát biểu, biết khơi gợi ý kiến của người khác, biết phản hồi lại ý kiến một cách hợp lí, hiệu quả...). Neu mục đích nói là muốn cho người nghe tin vào điều mình nói, hành động theo đề xuất mình đưa ra thì người nói phải làm chủ được kĩ năng thuyết phục (biết bảo vệ quan điểm của mình với bằng chứng cụ thể, biết lựa chọn thông tin có khả năng thuyết phục người nghe, biết nhân rộng sự đồng tình...). Phần triển khai của một bài trình bày hay một cuộc thoại có thể chỉ hướng tới một mục đích, cũng có thể hướng tới nhiều mục đích. Và đôi khi muốn đạt đích cuối cùng, người nói cần thiết lập nhiều đích khác nhau, ứng với từng nội dung cụ thể. Vì

vậy, để thực hiện tốt phần phát triển của một cuộc thoại hay một bài trình bày, người nói cần làm chủ được những kĩ năng như hỏi đáp, thông báo, thảo luận, thuyết phục...

Có nhiều cách triển khai: Theo trật tự lôgic, theo trật tự khác nhau hoặc theo nguyên nhân- kết quả....

Đe bài nói chuyện có sức thuyết phục, chúng ta không nên nói chung chung kiểu “hô khẩu hiệu”, mà phải đưa ra được những ví dụ, những số liệu cụ thể minh họa cho mỗi ý, mỗi luận điểm của mình.

Tùy theo tính chất của buổi nói chuyện, có thể chuẩn bị thêm những câu chuyện vui, khôi hài để làm cho không khí của buổi nói chuyện đỡ căng thẳng và duy trì sự chú ý của người nghe. Tuy nhiên, sự khôi hài cũng phải có giới hạn. Một buổi nói chuyện với quá nhiều tiếng cười thì nhiều khi, sau khi kết thúc, trong người nghe chỉ đọng lại những tiếng cười, những câu nói dí dỏm của bạn mà thôi.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w