một học phần cụ thể trước khi xây dựng hệ thống bài tập Neu không việc rèn luyện, phát triển kĩ năng sẽ thành lan
2.2.3. về nội dung dạy học
Qua khảo sát SGK Ngữ văn THPT, chúng tôi nhận thấy hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nói có một số ưu điểm và hạn chế sau đây:
Ở một chừng mực nào đó, các bài tập này đảm bảo tính hướng đích. Hầu hết các mô hình bài tập được giới thiệu trong sách giáo khoa là những mô hình có giá trị cả về mặt khoa học và về mặt sư phạm. Các bài tập trong sách giáo khoa về cơ bản đã thể hiện được các khía cạnh khác nhau của việc rèn luyện kĩ năng nói một cách hiệu quả, kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh Trung học phổ thông.
Sách giáo khoa Ngữ văn ở Trung học phổ thông nói chung và bài rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học bài “ T r ì n h b à y m ộ t v ẩ n đ ề ” nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lí: Mặc dù sách giáo khoa đã chú trọng đến phương pháp thực hành nhưng số lượng bài tập chưa thực sự phong phú, những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, kiến thức dạy học sinh còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khó. Cụ thể: Trong bài tập 1(SGK trang 150) mới chỉ dừng lại ở mức độ bài tập nhận diện các bước ữình bày một vấn đề. Bài tập 2 và bài tập 3(SGK trag 151) đã chú trọng đến phương pháp thực hành sáng tạo cho học sinh nhưng số lượng bài tập ít.
Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, chúng tôi nhận thấy nội dung rèn luyện kĩ năng nói được thể hiện tích hợp qua các phân môn, cụ thể như sau: Phân môn Tiếng Việt: Nếu chương trình trước năm 2000 ưu tiên hơn cho hệ thống tri thức cơ bản về ngôn ngữ học cấu trúc, thì nội dung dạy học trong chương trình hiện hành đã chú ý nhiều hơn tới những tri thức về ngôn ngữ học chức năng (ngữ dụng học). Những thay đổi này thể hiện sự đổi mới theo xu hướng hòa nhập với thế giới, tăng tính thiết thực hữu ích của môn học đối với cuộc sống con người thời đương đại. Cụ thể là học sinh được học về Ngôn ngữ dạng nói và dạng
viết; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt; Hoạt động giao tiếp, Đặc điểm cơ bản; Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (lớp 10) Hoạt động giao tiếp - Ngữ cảnh; Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (lớp 11); Hoạt động giao tiếp - Nhân vật giao tiếp; Giữ gìn sự ữong sáng của tiếng Việt (lớp 12). Tuy nhiên, những bài học trên chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp kiến thức nền tảng cho học sinh về các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (trong đó có kĩ năng nói) mà chưa tập trung dạy KNN cho người học. Trước những hiện tượng như một bộ phận học sinh (nhất là ở các thành phố lớn) tỏ ra thích học tiếng Anh hơn tiếng Việt, thông thạo tiếng Anh hơn tiếng Việt; học sinh nói viết tiếng Việt lệch chuẩn ngày càng phổ biến, thì việc rèn luyện, phát triển kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Phân môn Làm văn: Chương trình hiện hành đang chú trọng tới việc rèn luyện kĩ năng viết (tạo lập một số loại văn bản: thuyết minh, nghị luận và một số kiểu văn bản khác như: phỏng vấn, bản tin, tóm tắt tiểu sử) mà chưa chú trọng tới việc rèn luyện kĩ năng nói. Biểu hiện rõ nhất là thời lượng phân phối cho hai nội dung này có một sự chênh lệch rất lớn. Sau khi thống kê số tiết dành cho những bài học học độc lập về kĩ năng nói trong bộ sách Ngữ văn theo chương trình chuẩn, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau: N g ữ v ă n 1 0 , 1 b à i - 1 t i ế t ( T r ì n h b à y m ộ t v ẩ n đ ề , T ậ p 1 ) ; N g ữ v ă n 1 1 , 1 b à i - 2 t i ế t ( P h ỏ n g v ẩ n v à t r ả l ờ i p h ỏ n g v ẩ n , T ậ p 1 ) ; N g ữ v ă n
1 2 , 2 b à i - m ỗ i b à i 1 t i ế t ( P h á t b i ể u t h e o c h ủ đ ề , T ậ p 1 ; P h á t b i ể u t ự d o , T ậ p 2 ) . Tổng cộng cả ba khối lớp cấp Trung học phổ thông là 5 tiết/94 tiết. Một số bài học này đã thể hiện cách tiếp cận độc lập về nội dung rèn luyện kĩ năng nói. Mặc dù số lượng chưa nhiều, nội dung thực hành luyện nói chưa được phong phú nhưng đây thực sự là những “ đ ố m s á n g” tạo tín hiệu đáng mừng trong phân môn Làm văn, hé mở sự đột phá về một hướng đi mới, đúng đắn, tiến gần với xu thế của thời đại. Song nếu nhìn vào tỉ lệ bài học rèn luyện, phát triển kĩ năng nói và kĩ năng viết, chúng ta dễ dàng nhận thấy một sự vênh lệch đáng lo ngại.