Luyện từ và câuTiét 2: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I/ Mục đích, yêu cầu: 1/ Phân tích cấu tạo cơ bản của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học 2/ Hiểu thế nào là h
Trang 1Luyện từ và câu
Tiết 1; CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt
2/ Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ vẽ sẳn sơ đò cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các bộ
phận cấu tạo của tiếng
2/ Phần nhận xét:
- Đếm số tiếng trong câu tục ngữ
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Đánh vần tiếng bầu, ghi lại cách đánh vần đó.
GV ghi kết quả làm việc của HS lên bảng
-Phân tích cấu tạo của tiếng bầu
-Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?
-Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại
Theo mẫu:
-Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu ?
-Tiếng Ơi có mấy bộ phận? Đó là bộ phận nào?
GV kết luận:Trong mỗi tiếng,bộ phận vần và thanh bắt
buộc phải có mặt.Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải
có mặt
3/ Phần luyện tập: Treo bảng BT 1
GV yêu cầu
Treo bảng BT 2
Thu vở chấm, nhận xét
4/ Củng cố- Dặn dò:
-Tiếng thường gồm có mấy bộ phận ?
GDTT: Nắm được các bộ phận của tiếng và cách bắt vần
với nhau trong thơ
Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài cho tiết
sau
Nhận xét tiết học
HS nhắc lại
HS theo dõiTất cả HS đếm thầm-1, 2 HS làm mẫu ( đếm 6 tiếng)-8 tiếng
Tất cả HS đánh vần thầmMột HS làm mẫu: đánh vần thành tiếng
Ghi cách đánh vần: bờ – âu – bâu – huyền – bầu (bảng con)
-âm đầu, vần, thanh
HS làm việc theo nhómĐại diện nhóm lên bảng trình bày-HS theo dõi, nhận xét
Thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng , khác, ….-2 bộ phận , vần và thanh
- 3, 4 HS đọc ghi nhớ
HS đọc thầm và xác định yêu cầu
HS làm vở, 1 em làm bảng
HS nhận xét
HS đọc thầm và xác định yêu cầu
HS tự suy nghĩ và giải: sao
HS trả lời
HS đọc ghi nhớ
Trang 2Luyện từ và câu
Tiét 2: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Phân tích cấu tạo cơ bản của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học
2/ Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ vẽ sẳn sơ đò cấu tạo của tiếng, và phần vần
III/ Các hoạt động dạy và học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
-Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu” Lá
lành đùm lá rách”
GV nhận xét tuyên dương
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập các
bộ phận cấu tạo của tiếng, từ đó hiểu thế nào là
những tiếng bắt vần với nhau trong thơ
2/ Hướng dẫn HS làm luyện tập
GV chốt ý đúng : Cặp có vần giống nhau hoàn
toàn: Choắt – thoắt
Cặp vần giống nhau không hoàn toàn: xinh –
nghênh
Treo bảng BT 4
GV yêu cầu
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn
Để nguyên mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường
4/ Củng cố- Dặn dò:
-Tiếng thường gồm có mấy bộ phận ?
Nhận xét tiết học
2 HS thực hiện, HS cả lớp làm vào vở nháp
HS nhận xét
HS theo dõi nhắc lại
HS đọc đề, xác định đềTừng cặp HS thực hiệnphân tích theo mẫu sơ đồ.Đại diện mỗi cặp báo cáo kết quả làm việc
HS theo dõi, nhận xét
- HS làm việc theo nhómĐại diện nhóm lên bảng trình bày Hai tiếng bắt vần với nhau : Ngoài, hoài
- HS đọc đề, xác định đề
HS xung phong lên bảng thực hiện nhanhCác cặp tiếng bắt vần với nhau:Choắt – thoắt; xinh – nghênh
- HS nêu miệng: Hai tiếng bắt vần với nhau là haitiếng có phần vần giống nhau ( giống hoàn toànhoặc không hoàn toàn)
HS đọc đề, xác định đề
HS thi giải đúng, giải nhanh câu đó bằng cáchviết ra giấy
Dòng 1 : Chữ bút bớt đầu thành chữ út Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ
ú Dòng 3, 4: Để nguyên thì đó là chữ bút
HS trả lời
2 em nhắc lại ghi nhớ
Trang 3Luyện từ và câu
TẾT 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
2/ Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán – Việt Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ vẽ sẳn các cột a, b, c, d ở BT 1 ; -Kẻ bảng phân loại để HS làm BT2
III/ Các hoạt động dạy và học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
Tìm những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần
vần có 1 âm, 2 âm ? -GV nhận xét ghi điểm
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được một
số từ ngữ thuộc chủ đề Nhân hậu -Đoàn kết
2/ Hướng dẫn HS làm luyện tập
BT1:Tìm các từ ngữ:
a/ Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương
b/ Nhân hậu hoặc yêu thương.
c/ Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại
d/ Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, tuyên
dương nhóm tìm được nhiều từ
Treo bảng BT 2: Cho các từ sau: nhân dân, nhân
hậu, nhân ái,công nhân, nhân loại, nhân đức,
nhân từ, nhân tài.Hãy cho biết:
a/ Từ nào tiếng nhân có nghĩa là “người”?
b/ Từ nào tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương
người”?
GV yêu cầu
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng,
Câu a : nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
Câu b : nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
Treo bảng BT 3:Đặt câu với một từ ở BT2
Chia lớp thành 2 nhóm : Nhóm 1 nhân có nghĩa là
“người”? Nhóm 2 nhân có nghĩa là “lòng thương
người”? -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng,
4/ Củng cố- Dặn dò:
GDTT: Nắm được các từ ngữ thuộc chủ đề , tính
nhân hậu, đoàn kết trong HS
Dặn HS về nhà học thuộc 3 câu tục ngữù,
2 HS viết bảng lớp, cả lớp làm vào phiếu
HS nhận xét
HS theo dõi nhắc lại
HS đọc đề, xác định đề
HS làm việc theo nhóm Đại diện mỗi nhómlên bảng trình bày
Nhóm khác theo dõi, nhận xét
HS đọc thầm và xác định yêu cầu
HS thảo luận nhóm đôi
2 nhóm làm ở bảng phụCác nhóm khác nhận xét
HS đọc thầm và xác định yêu cầuMỗi HS trong nhóm nối tiếp nhau viết câumình lên phiếu
Đại diện nhóm dán kết quả làm bài trên bảnglớp, đọc kết quả - Nhóm khác nhận xét
HS đọc thầm và xác định yêu cầu
TL nhóm trao đổi nhanh về 3 câu tục ngữ.Đạidiện nhóm diễn giải ND của 3 câu tụcngữ
Nhóm khác nhận xét
HS thi trả lời nhanh
Trang 4Luyện từ và câu
TIẾT 4 : DẤU HAI CHẤM
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói củamột nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
2/ Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết nội dung phần ghi nhớ
III/ Các hoạt động dạy và học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên làm BT1 và BT4
GV nhận xét tuyên dương
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết tác dụng
và cách dùng dấu hai chấm
2/ Phần nhận xét:
GV yêu cầu đọc BT1
- Ở câu a sau dấu hai chấm là nội dung gì?
-ÛTrường hợp này dấu hai chấm phối hợp với dấu
gì?
- Ở câu b sau dấu hai chấm là nội dung gì?
-Câu này dấu hai chấm phối hợp với dấu gì?
- Ở câu c sau dấu hai chấm là nội dung gì?
Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong
đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm:
Dấu hai chấm dùng để giải thích
Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật
GV nhận xét, sửa chữa
4/ Củng cố- Dặn dò:
-Dấu hai chấm có tác dụng gì?
GDTT: Nắm được tác dụng của dấu hai chấm
Dặn HS về nhà, chuẩn bị bài cho tiết sau
Nhận xét tiết học
2 HS thực hiện, HS cả lớp làm nháp
HS nhận xét
HS theo dõi nhắc lại
3 HS nối tiếp nhau đọc BT
HS đọc đề, xác định đề-Lời nói của Bác Hồ
- ngoặc kép
Lời nói của Dế Mèn-Gạch đầu dòng
Giải thích rõ những điều lạ
HS đọc ghi nhớ
Từng cặp HS thực hiện việc thảo luậnĐại diện mỗi cặp báo cáo kết quả -Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng dẫn ølời nói của nhân vật
- Dấu hai chấm có tác dụng giải thích chobộ phận đứng trước ,
HS đọc đề, xác định đề
HS làm việc cá nhân vào vở
HS đọc bài làm của mình
HS theo dõi, nhận xét
HS trả lời
HS nhắc lại ghi nhớ
Trang 5Luyện từ và câu
TIẾT 5: TỪ ĐƠN – TỪ PHỨC
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Hiểu được sự khác nhau gữa tiếng và từ: tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nêncâu, tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa
2/ Phân biệt được từ đơn và từ phức
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẳn nội dung cần ghi nhớ và BT ; -Một số tờ giấy trắng khổ to để các nhóm làm BT3III/ Các hoạt động dạy và học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
Nêu ghi nhớ của bài Dấu hai chấm
GV nhận xét
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được thế
nào là từ đơn , từ phức
2/ Phần nhận xét
BT1:Tìm các từ ngữ:
GV yêu cầu
GV chốt ý đúng: Từ đơn: nhờ, bạn, lại, có, chí, …
Từ phức:Giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
Tiếng dùng để cấu tạo từ Từ dùng để cấu tạo câu
- BT2 : GV nêu yêu cầu
GV nhận xét bổ sung
3/ Phần luyện tập:
BT1: GV treo bảng
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Rất /công bằng/ rất /thông minh/
Vừa /độ lượng /lại /đa tình/ đa mang
Hướng dẫn HS sử dụng từ điển để tìm từ
GV nhận xét, tuyên dương bạn tìm nhanh, đúng
Treo bảng BT3:
Đặt câu với 1 từ đơn hoặc với 1 từ phức vừa tìm
được ở BT2
4/ Củng cố- Dặn dò:
Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài
cho tiết sau - Nhận xét tiết học
HS nêu
2 HS viết bảng lớp
HS nhận xét
HS theo dõi nhắc lại
HS đọc đề, xác định đề phần nhận xét
HS thảo luận nhóm bàn
Đại diện nhóm trình bày
2 HS đọc ghi nhớCả lớp đọc thầm
HS đọc thầm và xác định yêu cầu
HS thảo luận nhóm đôi
2 nhóm làm ở bảng phụ
HS nhận xét
HS xác định yêu cầu
HS trong nhóm viết từ lên phiếu
Đại diện nhóm dán kết quả làm bài trên bảnglớp, đọc kết quả
Nhóm khác nhận xét
HS đọc và xác định yêu cầu
HS thi tìm nhanh TL trước lớp
HS đọc câu vừa đặt
HS khác nhận xét, nhắc lại
HS đọc ghi nhớ
Trang 6Luyện từ câu
TIẾT 6: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết
2/ Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ trên
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ để HS làm BT2
- Một số tờ giấy trắng khổ to để các nhóm làm BT3
III/ Các hoạt động dạy và học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
-Tiếng dùng để làm gì? Cho ví dụ
-Từ dùng để làm gì? Cho ví dụ
GV nhận xét, ghi điểm
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục mở rộng
thêm vốn từ thuộc chủ điểm Nhân hậu -Đoàn kết
2/ Hướng dẫn HS làm luyện tập
BT1:Tìm các từ :
a/ Chứa tiếng hiền
b/ Chứa tiếng ác.
GV yêu cầu HS làm việc với thời gian 3 phút
GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều
Giảng một số từ khó
Treo bảng BT 2: Xếp các từ sau vào ô thích hợp
trong bảng: nhân ái, tàn ác, bất hòa, lục đục, hiền
hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung
ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân
từ,
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng,
Treo bảng BT 3:
Chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn ( đất, cọp,
bụt, chị em gái) điền vào ô trống để hoàn chỉnh các
thành ngữ dưới đây?
a/ Hiền như ……… ; b/ Lành như………;c/ Dữ
như………
GV yêu cầu
GV kết luận nhóm thắng cuộc
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
4/ Củng cố- Dặn dò:
-GDTT: Nắm được các từ ngữ thuộc chủ đề , tính
nhân hậu, đoàn kết trong HS
Nhận xét tiết học
1 HS nêu
1 HS nêu
HS nhận xét
HS theo dõi, nhắc lại
HS đọc đề( đọc cả mẫu)Xác định yêu cầu đề
HS làm việc theo nhóm
Đạidiện mỗi nhóm lên bảng TLNhóm khác theo dõi, nhận xét
HS đọc thầm và xác định yêu cầu
HS thảo luận nhóm đôi
2 nhóm làm ở bảng phụCác nhóm khác nhận xét
HS nhận xét
HS đọc thầm , xác định yêu cầu
HS thảo luận nhóm đôiĐại diện nhóm dán kết quả làm bài trên bảnglớp, đọc kết quả
Nhóm khác nhận xét
HS đọc thuộc các thành ngữ đã hoàn chỉnh
HS hoàn thành bài tập ở nhà
Trang 7Luyện từ và câu
TIẾT 7: TỪ GHÉP – TỪ LÁY
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt
2/ Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản, II/Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẳn nội dung cần ghi nhớ và BT 1-Một số tờ giấy trắng khổ to để các nhóm làm BT2III/ Các hoạt động dạy và học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở
BT3,4
-Từ phức khác từ đơn ở điểm nào? Ví dụ
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được thế nào là
từ ghép , từ láy
2/ Phần nhận xét
BT1:Tìm các từ ngữ:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Các từ phức: truyện cổ, ông cha, lặng im do các tiếng có
nghĩa tạo thành
Từ phức thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ do các
tiếng có âm đầu, vần, hoặc cả âm đầu và vần lặp lại
nhau tạo thành
GV giải thích nội dung ghi nhớ
3/ Phần luyện tập:
BT1: GV treo bảng và yêu cầu
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Từ ghép: ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi,tưởng nhớ, dẻo dai,
vững chắc, thanh cao.
Từ láy: nô nức, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp
- Treo bảng BT2:
Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây: ngay,
thẳng, thật
Thảo luận nhóm
GV nhận xét, sửa chữa
4/ Củng cố- Dặn dò:
-GDTT: Nắm được các từ ngữ từ ghép, từ láy, biết dùng
từ đặt câu
Nhận xét tiết học
2 HS lên bảng
HS theo dõi nhắc lại
HS đọc đề, xác định đề
HS thảo luận tổĐại diện nhóm trình bày
2 HS đọc ghi nhớCả lớp đọc thầm
HS đọc thầm và xác định yêu cầu
HS thảo luận nhóm đôi
2 nhóm làm ở bảng phụCác nhóm khác nhận xét
HS nhận xét, nhắc lại
HS xác định yêu cầu
HS trong nhóm viết từ lên phiếu
Đại diện nhóm dán kết quả làm bài trênbảng lớp, đọc kết quả
Nhóm khác nhận xét
HS đọc lại ghi nhớ
Trang 8Luyện từ và câu
TIẾT 8 : LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I/ Mục đích, yêu cầu:
Bước bầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bàiII/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ để HS làm BT2, 3; Một số tờ giấy trắng khổ to để các nhóm làm BT3
-Từ điển Tiếng Việt hoặc các trang photo
III/ Các hoạt động dạy và học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ?
- Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ?
GV nhận xét
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục luyện
tập về từ ghép và từ láy
2/ Hướng dẫn HS làm luyện tập
BT1:So sánh 2 từ ghép sau
Bánh trái
Bánh rán
GV nhận xét, kết luận; Bánh trái ( nghĩa tổng
hợp)Bánh rán ( nghĩa phân loại)
Treo bảng BT 2:
Viết các từ ghép được in đậm trong những câu
dưới đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ
ghép
GV yêu cầu
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng,
Treo bảng BT 3:
Xếp các từ láy trong đoạn sau vào nhóm thích hợp
a/ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu
b/ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần
c/ Từ láy có 2 tiếng giống nhau cả âm đầu và vần
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
4/ Củng cố- Dặn dò:
GDTT: Nắm được các từ ghép và từ láy trong khi sử
dụng nói và viết
Nhận xét tiết học
1 HS nêu
1 HS nêu
HS nhận xét
HS theo dõi nhắc lại
HS đọc đề( đọc cả mẫu)Xác định yêu cầu đề
HS làm việc cá nhân
HS nêu kết quả
HS theo dõi, nhận xét
HS đọc thầm và xác định yêu cầu
HS thảo luận nhóm đôi
2 nhóm làm ở bảng phụCác nhóm khác nhận xét
Phân loại: xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường
ray, máy bay
Tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm
Núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màusắc
HS đọc thầm , xác định yêu cầu
HS thảo luận nhóm đôia/ giống nhau ở âm đầu: nhút nhátb/ giống nhau ở vần : lạt xạt, lao xaoc/ giống nhau cả âm đầu và vần: rào rào
HS hồn thành bài tập ở nhà
Trang 9Luyện từ và câu
TIẾT 9 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
2/ Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán – Việt Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ vẽ sẳn các cột a, b, c, d ở BT 1 ; -Kẻ bảng phân loại để HS làm BT2
III/ Các hoạt động dạy và học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
Tìm 3 từ láy, 3từ ghép nói về học tập
GV nhận xét
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được một số
từ ngữ thuộc chủ đề trung thực- tự trọng
2/ Hướng dẫn HS làm luyện tập
BT1:Tìm các từ ngữ:
a/ Trái nghĩa với trung thực
b/ cùng nghĩa với trung thực
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, tuyên dương
nhóm tìm được nhiều từ
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng,
- Cây ngay khơng sợ chết đứng
4/ Củng cố- Dặn dò:
-Hỏi HS tựa bài học
GDTT: Nắm được các từ ngữ thuộc chủ đề , tính nhân
hậu, đoàn kết trong HS
Dặn HS về nhà học thuộc 3 câu tục ngữù, chuẩn bị bài
cho tiết sau
Nhận xét tiết học
2 HS viết bảng lớp, cả lớp làm vào phiếu
HS nhận xét
HS theo dõi nhắc lại
HS đọc đề, xác định đề
HS làm việc theo nhóm đơi Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày.Nhóm HS theo dõi, nhận xét
HS thi đặt nhiều câu đúng vào phiếu HT
2 em gắn câu trả lời lên bảng
HS đọc lại
TL nhĩm bàn
HS tìm từ đúng nghĩa với từ tự trọng
HS đọc lại
HS đọc thầm và xác định yêu cầu
HS thảo luận nhóm đôi
2 nhóm làm ở bảng phụCác nhóm khác nhận xét
HS nhận xétĐại diện nhóm diễn giải nội dung của câutục ngữ
Nhóm khác nhận xét
HS trả lời
HS hồn thành BT
Trang 10Luyện từ và câu
TIẾT 10: DANH TỪ
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Hiểu danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
2/ Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm; biết đặt câu với danh từ.II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ BT1,2 ( phần nhận xét)
-Tranh ảnh về một số sự vật ( sông , rặng dừa, …)
III/ Các hoạt động dạy và học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên làm BT1 và BT2
GV nhận xét tuyên dương
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học sẽ giúp các em hiểu thế nào là danh từ
2/ Phần nhận xét:
GV yêu cầu đọc BT1
GV chốt lời giải đúng
Dòng 1:truyện cổ, Dòng 2:cuộc sống, tiếng, xưa
Dòng 3:cơn, nắng, mưa, Dòng 4:con, sông, rặng, dừa ,
Dòng 5:đời, cha ông , Dòng 6:con, sông, chân trời ,
Dòng 7: truyện cổ , Dòng 8: ông cha
GV yêu cầu đọc BT2
GV chốt lời giải đúng
Từ chỉ người: ông cha,cha ông
Từ chỉ vật: sông,dừa,chân trời
Từ chỉ hiện tượng: mưa,nắng
Từ chỉ khái niệm: cuộc sống,truyện cổ
Tiếng,, xưa,đời, Từ chỉ đơn vị: cơn,con,, rặng
GV giải thích thêm về từ ngữ chỉ đơn vị, khái niệm
GV yêu cầu
3/ Phần luyện tập :
Treo bảng BT 1
GV nhận xét chốt lời giải đúng
Danh từ chỉ khái niệm:điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm,
cách mạng
Treo bảng BT 2
GV yêu cầu đặt câu đủ chủ ngữ, vị ngữ
4/ Củng cố- Dặn dò:
GDTT: Nhận biết được danh từ và đặt câu với danh từ
Dặn HS về nhà, chuẩn bị bài cho tiết sau
Nhận xét tiết học
2 HS thực hiện, HS cả lớp làm nháp
HS nhận xét
HS theo dõi, nhắc lại
HS nối tiếp nhau đọc BT
HS đọc đề, xác định đề
HS trao đổi, thảo luậnĐại diện nhóm trình bày
HS nhắc lại
HS nối tiếp nhau đọc BT
HS đọc đề, xác định đề
HS trao đổi, thảo luậnĐại diện nhóm trình bày
HS đọc ghi nhớ
HS đọc đề, xác định đề
HS làm việc cá nhân
HS nhắc lại
HS đọc đề, xác định đề
HS thảo luận theo cặpTừng cặp nêu câu văn vừa đặt
HS theo dõi, nhận xét
HS đọc ghi nhớ
Trang 11LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT11; DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I/ MỤC TIÊU
1.Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng dựa trên các khái niệm về nghĩa khái quát của chúng.2.Nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng và vận dụng qui tắc vào thực tế
II/ ĐỒ DÙNG DAY HỌC
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long) Tranh (ảnh) vua Lê Lợi
- Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1( phần nhận xét)
- Một số phiếu nội dung BT1( phần luyện tập)và kẻ bảng
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Ổn định : hát
2 KTB cũ: 2 HS
HS1: Tìm 3 danh từ chỉ sự vật
HS2: đọc phần ghi nhớ
- GV nhận xét, ghi điểm
3 Bài mới :
GTB: Bài học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết
được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu
hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng
HĐ 1: Phần nhận xét
- Y/c HS đọc BT1
- GV nhận xét và cho xem bảng đồ tự nhiên
VN( có sông Cữu Long) và tranh ảnh vua Lê Lợi
HĐ 2: Treo bảng BT2
- GV nhận xét, chốt ý:
+ So sánh nghĩa của từ sông với sông Cửu Long
Sông: tên của những dòng nước chảy tương đối
nhỏ , - Cửu Long: tên riêng của một dòng sông
+ So sánh nghĩa của từ vua với vua Lê Lợi:
- Vua: tên gọi những người đứng đầu nhà nước
phong kiến -Vua Lê Lợi: tên riêng của một vị
vua
HĐ 3: Treo bảng BT3, yêu cầu
+ So sánh a với b, So sánh c với d
- Gọi HS đọc ghi nhớ
HĐ 4: Luyện tập
BT1: Y/c HS gạch 1 gạch dưới danh từ chung, gạch
2 gạch dưới danh từ riêng
- GV nhận xét, sửa chữa
- Treo bảng BT2
- Chấm chữa bài
4/ Củng cố – dặn dò
-Học thuộc ghi nhớ
- Nhận xét tiết học
- 2 HS thực hiện
- HS lắng nghe, nhắc lại
- HS thảo luận
- HS trình bày kết quả
- HS nhóm khác nhận xét
- Dòng sông, Sông Cửu Long, Vua.,Vua Lê Lơị
- HS đọc BT2
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày kết qua.û
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc BT3
- Tên riêng ( Cửu Long)
- Tên chung ( vua) không viết hoa
- Tên riêng ( Lê Lợi) viết hoa
- HS đọc ghi nhớ
- 2 HS đọc yêu cầu BT
- HS làm phiếu theo nhóm( 3 nhóm)
- HS đính kết qủa lên bảng HS khác nhận xét
- 1 HS đọc, cả lớp làm vở BT
Trang 12LUYỆN TỪ VÀ CÂUTIẾT 12: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I/ MỤC TIÊU
1 Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trọng
2 Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1
- Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển( 1 vài trang photo) để HS làm BT2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Trang 13LUYỆN TỪ À CÂU TIẾT 13: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LIÙ VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU :
1 Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
2 Biết vận dụng những hiểu biếtvể quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí VN để viết đúng 1 sốtên riêng VN
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn bảng sơ đồ ho, tên riêng, tên đệm của người
- Một số tờ phiếu để HS làm BT3( phần luyện tập)
- Bản đồ có tên các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặcthành phố của em( nếu có)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 Oån định :
2 KTB cũ :
- Yêu cầu 3 HS lên bảng mỗi HS đặt
câu với 2 từ : tự tin , tư trọng, tự kiêu, tự hào,
tự ái
- Gọi HS đọc bài tập 1 và điền từ
- GV nhận xét ghi điểm
3 Bài mới :
GTB: Các em còn viết sai chính tả khi viết
tên người, tên địa lí Việt Nam Bài học hôm
nay sẽ giúp các em nắm được quy tắc viết
hoa tên người, tên địa lí Việt Nam qua
bài:Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
- GV ghi tựa
HOẠT ĐỘNG 1
- Phần nhận xét( 2 ý a,b)
- Y/c HS đọc phần nhận xét
- GV cho HS suy nghĩ trong vòng 2
phút Sau đó, yêu cầu HS phát biểu
- GV nhận xét, chốt ý: Khi viết tên người,
tên địa lí VN, cần viết hoa chữ cái đầu của
mỗi tiếng tạo thành tên đó
+ Hãy nêu cách viết tên người, tên địa lí
VN
- Dựa vào ý vừa trả lời, GV rút ra ghi
nhơ để viết bảng
- Cho học sinh làm phiếu giao việc viết
5 tên người 5 tên địa lý Việt Nam
- Thu phiếu giao việc kiêm tra
HOẠT ĐỘNG 2
- Treo bảng BT1
- Yêu cầu
- Hát
- HS lên bảng làm theo yêu cầu
- HS khác theo dõi, nhận xét
- Học sinh nhắc lại
- 1 HS đọc
- HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS lần lượt phát biểu
- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu
- 3 HS đọc ghi nhớ
- HS làm phiếu giao việc
- 1 HS đọc
Trang 14- GV phát 4 phiếu khổ to cho 4 HS, HS
còn lại làm nháp
* Nhóm 1 và nhóm 2 thảo luận câu 3 a
- Nhóm 3 và 4 thảo luận câu 3 b
- Y/c đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét
4/: Củng cố
- Y/c HS nêu 2 cách viết hoa tên người,
tên địa lí VN
Trò chơi: Cho đại diện mỗi nhóm 3 em lần
lượt viết tên riêng của các bạn trong tổ
GDTT:Nắm được cách viết hoa danh từ riêng
5/ Dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học phần ghi nhớ
- Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu các
thành viên trong gia đình mình
- HS viết ra giấy nháp
- Một số HS lên bảng viết tên mình và địa chỉ của gia đình mình
- HS khác nhận xét
- HS khác nhận xét
- Nhóm thắng là nhóm viết nhanh và viết đúng
- Học sinh lắng nghe
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I/ MỤC TIÊU
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúngmột số tên riêng Việt Nam
II/ Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC :
- 3 tờ phiếu khổ to, mỗi tờ 4 dòng của bài ca dao ở BT1( bỏ 2 dòng đầu)
- Một bản đồ địa lí VN cở to(để GV treo trên bảng lớp); và bản đồ cở nhỏ( có tên các tình,thànhphố, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử) mấy tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Trang 15Hoạt động GV Hoạt động HS
1 Ổn định : hát
2 KTB cũ : 2 HS
Em hãy nhắc lại quy tắc viết tên người, tên
đại lí VN
Em hãy lấy ví dụ về cách viết tên người, 1
VD về cách viết tên địa lí VN
- GV nhận xét, ghi điểm
3 Bài mới :
GTB:Các em đã được học về cách viết hoa
tên người và tên địa lí VN ở tiết trước Trong
tiết học hôm nay, các em vận dụng những
hiểu biết về quy tắc viết hoa đó để làm một
số BT
HOẠT ĐỘNG 1
- Treo bảng BT1
- GV: Em hãy nêu yêu cầu BT1
-Y/c HS sửa lại những từ sai vào nháp
GV chọn ngẩu nhiên 3 em HS để phát phiếu
cở to, mỗi tờ viết 4 dòng của bài ca
dao( không viết 2 dòng đầu)
- Y/c 3 HS dán phiếu lên bảng lớp và
trình bày – đọc lần lượt từng dòng thơ, chỉ
- Treo bảng BT2.Yêu cầu
- GV treo bản đồ địa lí VN lên bảng lớp
- GV giải thích rõ cách chơi du lịch trên
bản đồ VN
- GV phát phiếu to và bản đồ địa lí VN
cở nhỏ cho 4 nhóm để thi nhau làm
- Y/c 4 nhóm dán kết quả lên bảng
- GV nhận xét, kết luận nhóm những
nhà du lịch giỏi nhất tìm được đúng nhanh
tên các địa danh
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc thành tiếng
- 1 HS đọc, lớp theo dõi
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS quan sát và làm theo y/c BT2,
HS phải thực hiện nhanh
- HS dán kết quả
- HS nhóm khác nhận xét, HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
Trang 165/ Dặn dò:
- Về nhà nhớ ghi tên địa danh vừa tìm
được và tìm hiểu tên của 10 tỉnh trên đất
nước Việt Nam
- Nhận xét tiết học
- Học sinh lắng nghe
Trang 17TUẦN 8: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I/ MỤC ĐÍCH TÊU CẦU :
1 Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài
2 Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến,quen thuộc
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần luyện tập)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 Ổn định :
2 KTB cũ : Y/c 2 HS lên bảng viết
Muối Thái Bình ngược thời gian
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
Tố Hữu
- GV nhận xét
Chiều Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
Tố Hữu
- GV nhận xét về cách viết hoa tên
riêng và cho điểm từng học sinh
3.Bài mới :
GTB : Các em đã biết viết tên người, tên địa
lí VN Tiết học hôm nay giúp các em nắm
được quy tắc viết tên người,tên địa lí nước
ngoài phổ biến, quen thuộc qua bài:cách viết
tên người,tên địa lí nước ngoài
- GV ghi tựa bài
HĐ 1: Phần nhận xét
- GV đỉnh nội dung BT1 lên bảng lớp
- Y/c HS đọc BT1
GV nhận xét
Treo bảng BT2 Yêu cầu
- GV chia lớp 4 nhóm
- GV đính câu hòithảo luận
- Nội dung câu hỏi thảo luận
Nhóm 1 và nhóm 3: Hãy nêu nhận xét về
cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên
người
Nhóm 2 và nhóm 4: Hãy nêu nhận xét về
cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên
địa lí
- Y/c HS đặt câu hỏi thảo luận
- 1 HS lên bảng viết ( GV đọc)
- HS khác nhận xét
- 1 HS viết bảng
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tựa bài
- HS đọc trong nhóm đôi , đọc đồngthanh tên người và tên địa lý trên bảng
- HS khác nhận xét
- HS trình bày kết quả
- HS khác nhận xét
Trang 18Cách viết một số tên người, tên địa lí nước
ngoài ở BT3 có gì đặt biệt?
- GV nhận xét
- GV chốt ý 2 của phần ghi nhớ
- Y/c lấy VD để minh hoạ cho nội dung
- Y/c HS làm việc cá nhân
- Y/c HS đọc đoạn văn phát hiện từ viết
sai, chữa lại cho đúng
- Y/c HS lên bảng viết lại những từ sai
cho đúng
- GV nhận xét
+ Đoạn văn viết về ai ?
GV bổ sung: Lu – I pa – xtơ là nhà bác học
nổi tiếng thế giới đã chế tạo ra các loại văc
– xin trị bệnh, trong đó có bệnh than Bệnh
dại
- Treo bảng BT2.
- Y/c HS thảo luận và viết lại cho đúng
vào nháp, chọn ngẩu nhiên 3 HS để phát
phiếu khổ to cho 3 em đó
- Y/c HS có giấy khổ to đính kết quả
lên bảng
- GV nhận xét
- GV giải thích thêm về tên người, tên
địa danh như SGK( trang 176)
- Treo bảng BT3,
- Quan sát tranh minh hoạ trong SGK
để hiểu yêu cầu của bài
- GV giải thích cách chơi( SGK)
- GV nêu cách chơi như sau:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, sau đó dán 4 tờ
phiếu( có nội dung không giống nhau) lên
bảng
- Được viết hoa
- Có gạch nối
- HS nêu ý 1 phần ghi nhớ
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi
- Cách viết giống như tên riêng VN:tất cả các tiếng đều viết hoa
- HS khác nhận xét
- HS nêu ý 2 của phần ghi nhớ
* 1 –2 HS cho VD
- HS đọc đề, xác đụnh đề
- HS thực hiện nháp
- 2 HS thực hiện
- HS khác nhận xét
- Đoạn văn viết về nơi gia đình Lu –
- HS đọc và quan sát tranh
- HS ngồi theo nhóm quan sát, phiếu theo chỉ định của GV
- Mỗi nhóm 5 HS lên bảng thực hiện( tiếp sức)
- HS nhóm khác nhận xét
Trang 19+ Các nhóm nhìn phiếu, thực hiện.
- GV nhận xét
4/ Củng cố :
- Nêu ghi nhơ.ù
- GDTT: Nắm được quy tắc viết tên
người, tên địa lí nước ngoài
5/ Dặn dò : Xem bài tiết sau.
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh nêu ghi nhớ
- Học sinh lắng nghe
DẤU NGOẶC KÉP
I/ MỤC TIÊU
1 Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép
2 Biết vận dụng những hiểu biết để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu khổ to viết nội dung BT1 (Phần nhận xét)
- 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3( phần luyện tập)
- Tranh ảnh con tắc kè
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC :
1 Ổn định: hát
2 KTB cũ :
Nêu ghi nhớ, lấy VD làm rõ nội dung ghi nhớ
Viết 4 –5 từ tên người, tên địa lí (GV đọc)
- GV nhận xét
3 Bài mới:
GTB:Trong tiết học hôm nay, sẽ giúp các em
thấy được tác dụng của dấu ngoặc kép trong khi
viết qua bài: “Dấu ngoặc kép”
- GV ghi tựa bài
- Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
- GV: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
(Câu hỏi này yêu cầu HS thảo luận theo bàn)
- Y/c HS trình bày
- 1 HS nêu ghi nhớ
- 1 HS lên bảng viết
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa
- HS quan sát
- 1 HS đọc nội dung BT1
” Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”,”đầy tớ trung thành của nhân dân”
- Lời của Bác Hồ
- HS thảo luận
- HS trình bày: Dấu ngoặc kép dùng
Trang 20 GV nhận xét bổ sung
Treo bảng BT2
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
+ Khi nào dấu ngoặc kép được phối hợp với dấu
- GV treo tranh, ảnh: Con tắc kè
- Tắc kè một con vật nhỏ, hình dạng hơi
giống thạch sùng, thường kêu tắc … kè…
- Yêu cầu
* Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì ?
Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng
làm gì?
- Y/c HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, rút ý 2 của ghi nhớ
Treo bảng BT2, yêu cầu
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm
đôi, sau đó trả lời
- GV nhận xét
- Treo bảng BT3 Yêu cầu
- Y/c đại diện của mỗi nhóm lên bảng thi
- GDTT: Biết vận dụng những hiểu biết để
dùng dấu ngoặc kép trong khi viết
- Đọc trước nội dung bài Mở rộng vốn từ
ước mơ
- Nhận xét tiết học
để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc đề, xác định đề
- Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ
- Khi dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn
- HS nhận xét
- HS đọc ý 1 của ghi nhớ
- 1 HS đọc đề, xác định đề
- Chỉ ngôi nhà tầng cao, to,
- Tắc kè xây tổ trên cây – tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc ý 2 của ghi nhớ
- 2 HS đọc ghi nhớ
- 1 HS đọc BT1
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc đề, xác định đề
- HS trình bày
- HS khác nhận xét
HS đọc nội dung BT3
- Các nhóm thi đua thực hiện
HS nhận xét bài làm của 4 nhóm trên bảng
- 2 học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh lắng nghe
Trang 21TUẦN 9 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I/ MỤC TIÊU
1 Củng cố mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trên đôi cách ước mơ
2 Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh hoạ
3 Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2, 3 + từ điển hoặc một vài trang phôto từ điển( nếu có)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 Ổn định : hát
2 KTB cũ : 3 HS
- Nêu nội dung ghi nhớ tuần 8
- Cho ví dụ về sử dụng dấu ngoặc kép
trường hợp:dẫn lời nói trực tiếp
- Cho ví dụ về sử dụng dấu ngoặc kép
trường hợp:
+ Dấu ngoặc kép đánh dấu những từ ngữ được
dùng với ý nghĩa đặc biệt
- GV nhận xét
3.Bài mới :
-GTB: Các bài học trong hai tuần qua đã giúp
các em biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ
điểm Trên đôi cách ước mơ Hôm nay sẽ giúp
các em mở rộng vốn từ ngữ, thành ngữ thuộc
chủ điểm này
- GV ghi tựa bài
- GV nhận xét, chốt ý
- GV hỏi nghĩa từ: Mơ tưởng, mong ước
- HS nhắc tựa bài
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi
- 3 HS thực hiện vào phiếu
HS còn lại dùng bút chì gạch chân những từ cùng nghĩa với từ “Ước mơ” trong SGK
- HS trình bày kết quả
- HS khác nhận xét
- HS giải nghĩa từ
HS đọc đề, xác định yêu cầu
- HS nhận phiếu thực hiện
Trang 22- GV phát 4 phiếu để sau khi thảo luận HS
ghi kết quả vào
Ước Ưùớc muốn
- GV nhận xét
HOẠT ĐỘNG 3 :
- Treo bảng BT3
- Yêu cầu
+ Hãy nêu những từ ngữ thể hiện sự đánh giá
cao về ước mơ
+ Hãy nêu những từ ngữ thể hiện sự đánh giá
không cao về ước mơ
+ Hãy nêu những từ ngữ thể hiện sự đánh giá
thấp về ước mơ
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi tìm nghĩa
của các câu thành ngữ và em dùng thành ngữ
đó trong tình huống nào?
a) Cầu được ước thấy
b) Ước sao được vậy
c) Ước của trái mùa
d) Đứng núi này trông núi nọ
4/Củng Cố – Dặn Dò
Hỏi tựa bài học
- Học thuộc lòng các thành ngữ
Nhận xét tiết học:
- HS trình bày kết quả
- HS khác nhận xét
HS đọc đề, xác định yêu cầu
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
- Ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng
- Ước mơ nho nhỏ
- Ước mơ viễn vông, ước mơ
kì quặc, ước mơ dại dột
- 1 học sinh đọc bài
- HS thảo luận
- HS trình bày kết quả
- HS khác nhận xét
- HS đọc đề, xác định yêu cầu
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi đoạn văn BT III, 2b ( Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuân….Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa !
- Một số tớ phiếu khổ to viết nội dung BTI, 2 BT II, 1 và 2
Trang 23III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 Ổn định : Hát
2 KTB cũ : 2 HS
- Làm lại BT4( Bài MRVT: Uớc mơ)
- Gạch 1 gạch dưới danh từ chung chỉ người,
vật Gạch 2 gạch dưới danh từ riêng chỉ người
trong đoạn văn sau:
“ Thần Đi-ô-ni-dôt…sung sướng hơn thế nữa
- GV nhận xét
3.Bài mới:
GTB: Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm
được ý nghĩa của động từ và nhận biết động từ
trong câu
- GV ghi tựa bài lên bảng
HOẠT ĐỘNG 1
- Phần nhận xét
- Treo bảng BT1 và 2
- GV phát phiếu để HS thực hiện BT2
Nội dung phiếu:
*Tìm các từ:
Chỉ hoạt động:
- Của anh chiến
sĩ: - Của thiếu
nhi: - Chỉ trạng thái của các sự vật:
- Của dòng
thác: - Của lá
cờ: - GV nhận xét, ghi kết quả vào phiếu khổ
to để HS dễ theo dõi
Hãy nêu ý nghĩa của các từ vừa tìm được
GV: Những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự
vật là động từ
- GV phát phiếu cho HS
Nội dung phiếu:
Các hoạt động ở nhà Quét nhà;
Các hoạt động ở
- Yêu cầu
- HS thực hiện
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
- HS đọc đề, xác định yêu cầu
- HS nhận phiếu
- HS trình bày kết quả
- HS khác nhận xét
- Chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật
- HS lắng nghe
- Động từ là từ chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc đề, xác định đề
- HS nhận phiếu
- 4 HS thực hiện vào phiếu
- HS còn lại làm vào P
- 4 HS lên bảng dán phiếu
- HS khác nhận xét
Trang 24- GV treo tranh phóng to( như SGK) và
giải thích y/c của BT
- Y/c 2 HS thực hiện mẫu
- GV nêu y/c: ( hình 1)
- Sau khi xem 2 HS làm mẫu, GV mời 2
tốp HS (mỗi tốp 5 HS)
*GV nêu nguyên tắt chơi:
- Lần lượt từng bạn trong nhóm A làm
động tác, lần lượt từng bạn trong nhóm B phải
nêu đúng tên hoạt động Sau đó, đổi vai cho
nhau
- Các nhóm trao đổi, thảo luận về các
động tác kịch câm sẽ biểu diễn trước khi tham
gia cuộc chơi
*Các nhóm thi biểu diễn:
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc
4/ Củng cố – dặn dò:
Hỏi tựa bài học
- Đọc ghi nhớ
- GDTT: Nắm được ý nghĩa của động từ
Nhận xét tiết học:
- HS đọc đề, xác định đề
- HS nhận phiếu thực hiện
- HS khác làm vào nháp
- 2 HS dán phiếu lên bảng
- HS khác nhận xét
- Học sinh lắng nghe
TUẦN 10 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU
1 Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cách ước mơ
2 Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT1, 2 + Một số phiếu kẻ bảng để HS các nhóm làm BT1 Mẫu
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Trang 25+ Từ đầu năm học đến nay, các em đã được
học những chủ điểm nào?
- GV ghi tên các chủ điểm lên bảng lớp,
giới thiệu: Các bài học TV trong 3 chủ điểm
ấy đã cung cấp cho các em một số từ, thành
ngữ, tục ngữ, một số hiểu biết về dấu câu
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ hệ thống
lại vốn từ ngữ, ôn lại kiến thức và dấu câu
- Gạch chéo từ không thuộc chủ điểm
Ghi tổng số từ đúng dưới từng cột
- GV hướng dẫn cả lớp soát lại, sửa sai
HOẠT ĐỘNG 2:
- Treo bảng BT2
- Yêu cầu
GV nêu:
- Nếu chọn thành ngữ thì các em đặt câu
với thành ngữ đó
- Nếu chọn tục ngữ, các em nêu hoàn
cảnh sử dụng tục ngữ đó
4.Củøng cố – dặn dò :
- Thương người như thể thươngthân
- Măng mọc thẳng
- Trêân đôi cách ước mơ
- HS theo dõi và lắng nghe
GV giới thiệu
- HS đọc đề, xác định yêu cầu
HS xem lướt lại 5 bài MRVT thuộc
3 chủ điểm trênNhân hậu- Đoàn kết (tuần 2, 3)Trung thực- Tự trọng
Ước mơ
HS ngồi theo nhóm để thảo luận – nhóm trưởng phân công bạn đọc bài
HS trình bày kết quả
- HS làm theo lệnh của nhóm trưởng
- Từng HS trình bày nhanh phần chuẩn bị của mình Cả nhóm nhận xét, bổ sung Thư kí ghi kết quả vàophiếu
- HStrình bày kết quả
- HS đọc đề, xác định đề
HS thảo luận nhóm ( 4 nhóm)
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi
- HS thảo luận
HS trình bày kết quả
- HS đọc đề, xác định đề
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày kết quả
- HS khác nhận xét
Trang 26- Hỏi tựa bài học
- GDTT: Nắm được tác dụng của dấu hai
chấm và dấu ngoặc kép
- Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung
cho tiết ôn tập sau
Nhận xét tiết học
- 1 HS nêu
Trang 27ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU
1 Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình âm tiết đã học
2 Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ cảu âm tiết
- Một số tờ giấy kgổ to viết nội dung BT2
- Một số tờ giấy viết nội dung BT3,4( GV hoặc HS chuẩn bị)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 Ổn định :
2 Bài mời :
GTB: Những tiết học LTVC đã học thời gian
qua đã giúp các em biết cấu tạo của tiếng, hiểu
thế nào là từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ và
động từ Bài học hôm nay giúp các em làm
một số bài tập để ôn lại các kiến thức đó
HOẠT ĐỘNG 1:
- Treo bảng BT1 và BT2
- Yêu cầu
Những tiếng chỉ có vần và thanh?
Những tiếng có đủ âm dầu, vần và thanh?
HOẠT ĐỘNG 2:
- Treo bảng BT3
+ Thế nào là từ đơn?
+ Thế nào là từ láy?
+ Thế nào là từ ghép?
- GV phát phiếu giao việc và yêu cầu HS
Thế nào là danh từ ?
Thế nào là động từ ?
- HS lắng nghe
- HS đọc đề, xác định yêu cầu
- HS thảo luận
- Tất cả các tiếng còn lại
HS đọc đề, xác định yêu cầu
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi
- Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếngcó nghĩa tạo thành
- Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau
- Từ ghép là từ được ghép cáctiếng có nghĩa lại với nhau
- HS nhân phiếu làm bài vào phiếu
- HS trình bày kết quả
- HS khác nhận xét
HS đọc đề, xác định yêu cầu
Trang 28- Y/c HS thảo luận theo bàn để thực hiện
BT4
- Yêu cầu 3 HS làm bài vào phiếu
GV nhận xét
4/ Củng Cố – dặn dò :
- Hỏi HS tựa bài học
- Chuẩn bị giấy để kiểm tra giữa HKI
Nhận xét tiết học:
- HS lần lượt trả lời
- HS thảo luận
- HS trình bày kết quả
- HS khác nhận xét
HS nêu
- HS lắng nghe tiếp thu
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I Mục tiêu:
Hiểu được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ
Biết sử dụng các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ
II Đồ dùng dạy học:
Bài tập 2a hoặc 2b viết vào giấy khổ to và bút dạ
Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn của BT 1 và đoạn văn kiểm tra bài cũ
III Hoạt động trên lớp:
1 KTBC:(5phút)
-Gọi HS lên bảng gạch chân những động
từ có trong đoạn văn sau:
Những mảnh lá mướp to bản đều cúp
uốn xuống để lộ ra cách hoa màu vàng
gắt Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con
ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi
cây chanh.
-Hỏi: +Động từ là gì? Cho ví dụ
-Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng
-Nhận xét chung và cho điểm HS
2 Bài mới:
a Giới thiệu bài:
Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các
em sẽ luyện tập về từ bổ sung ý nghĩa
cho động từ và biết cách dùng những từ
đó
b Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:(10phút)
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu HS gạch chân dưới các động từ
được bổ sung ý nghĩa trong từng câu
-2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp viết vàovở nháp
-2 HS trả lời và nêu vói dụ
-Lắng nghe
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung
-2 HS làm bảng lớp HS dưới lớp gạchbằng chì vào SGK
+Trời ấm lại pha lành lạnh Tết sắp đến +Rặng đào lại trút hế lá.
+Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho
Trang 29-Hỏi: +Từ Sắp bổ sung cho ý nghĩa gì cho
động từ đến? Nó cho biết điều gì?
+Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ
trúc? Nó gợi cho em biết điều gì?
-Kết luận: Những từ bổ sung ý nghĩa thời
gian cho động từ rấp quan trọng Nó cho
biết sự việc đó sắp diễn ra hay đã hoàn
thành rồi
-Yêu cầu HS đặt câu và từ bổ sung ý
nghĩa thời gian cho động từ
-Nhận xét, tuyên dương HS hiểu bài, đặt
câu hay, đúng
Bài 2:(10phút)
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu HS trao đổi và làm bài.GV đi
giúp đỡ các nhóm yếu Mỗi chỗ chấm chỉ
điền một từ và lưu ý đến nghĩa sự việc
của từ
-Gọi HS nhận xét, chữa bài
-Kết luận lời giải đúng
a/ Mới dạo nào những cây ngô non còn
lấm tấm như mạ non Thế mà chỉ ít lâu
sau, ngô đã biến thành cây rung rung
trước gió và nắng.
b/ Sao cháu không về với bà
Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na
Hết hè, cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót, mùa na sắp tàn.
-Hỏi HS : Tại sao chỗ trống này em điền
từ (đã, sắp, sang)?
-Nếu HS nào làm sai, GV giảng kĩ cho
các em hiểu ý nghĩa thời gian của từng từ
qua sự việc trong đoạn văn, đoạn thơ
Bài 3(8phút):
-Gọi HS đọc yêu cầu và truyện vui
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Gọi HS đọc các từ mình thay đổi hay bỏ
động từ đến Nó cho biết sự việc sẽ gầndiễn ra
+Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian chođộng từ trút Nó gợi cho em đến những sựviệc được hoàn thành rồi
-Lắng nghe
-Tự do phát biểu
+Vậy là bố em sắp đi công tác về.
+Sắp tới là sinh nhật của em.
+Em đã làm xong bài tập toán.
+Mẹ em đang nấu cơm.
+Bé Bi đang ngủ ngon lành.
-2 HS nối tiếp nhau đọc từng phần
-HS trao đổi, thảo luận trong nhóm 4 HS Sau khi hoàn thành 2 HS lên bảng làmphiếu HS dưới lớp viết bằng bút chì vàovở nháp
-Nhận xét, sửa chữa bài cho bạn
-Chữa bài (nếu sai)
-Trả lời theo từng chỗ trống ý nghĩa củatừ với sự việc (đã, đang, sắp) xảy ra.-Lắng nghe
-2 HS đọc thành tiếng
-HS trao đổi trong nhóm và dùng bút chìgạch chân, viết từ cần điền
-HS đọc và chữa bài
Đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽhoặc thay sẽ bằng đang
-2 HS đọc lại
Trang 30bớt từ và HS nhận xét bài làm của bạn.
-Nhận xét và kết luận lời giải đúng
-Gọi HS đọc lạn truyện đã hoàn thành
Đãng trí
Một nhà bác học đang làm việc trong
phòng Bỗng nhiên người phục vụ bước
vào, nói nhỏ với ông:
-Thưa giáo sư, có trộm lẽn vào thư viện
của ngài.
Giáo sư hỏi:
-Nó đọc gì thế? (nó đang đọc gì thế?)
-Hỏi HS từng chỗ: Tại sao lại thay đã
bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ)?
+Truyện đáng cười ở điểm nào?
3 Củng cố- dặn dò:(5phút)
-Hỏi: +Những từ ngữ nào thường bổ sung
ý nghĩa thời gian cho động từ ?
-Gọi HS kể lại truyện Đãng trí bằng lời
kể của mình
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài
TÍNH TỪ
I Mục tiêu:
Hiểu thế nào là tính từ
Tì được tính từ trong đoạn văn
Biết cách sử dụng tính từ khí nói và viết
II Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp kẻ sẵn từng cột ở BT2
III Hoạt động trên lớp:
1 KTBC:(5ph)
-Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có các từ bổ
sung ý nghĩa cho động từ
-2 HS lên bảng viết
Trang 31-Gọi 3 HS tiếp nối đọc bài tập 2,3 đã
hoàn thành
-Gọi HS nhận xét về câu các bạn đọc trên
bảng, có từ bổ sung ý nghĩa cho động từ
nào chưa? Câu văn có đúng ngữ pháp
không? Lời văn của bạn có hay không?
-Nhận xét chung và cho điểm HS
2 Bài mới:
a Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về
tính từ và cách sử dụng tính từ để khi nói,
viết câu văn có hình ảnh hơn, lôi cuốn và
hấp dẫn người đọc, người nghe hơn
b Tìm hiểu ví dụ:(10phút)
-Gọi HS đọc truyện cậu HS ở Aùc-boa.
-Gọi HS đọc phần chú giải
+Câu chuyện kể về ai?
-Yêu cầu HS đọc bài tập 2
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và làm
bài
-Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn
-Kết luận các từ đúng
a/ Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i:
chăm chỉ, giỏi
b/ Màu sắc của sự vật:
-c/ Hình dáng, kích thước và các đặc điểm
khác của sự vật
-Những tính từ chỉ tính tình, tư chất của
cậu bé Lu-I hay chỉ màu sắc của sự vật
hoặc hình dáng, kíchthước và đặc điểm
của sự vật được gọi là tính từ
Bài 3:(8ph)
-GV viết cụm từ: đi lại vẫn nhanh nhẹn
+Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ
nào?
-Từ nhanh nhẹn diễn tả dáng đi như thế
nào?
-Những từ miêu tả đặc điểm tính chất của
-3 HS đứng tại chỗ đọc bài
-Nhận xét bài của bạn trên bảng theo cáctiêu chí đã nêu
-1 HS đọc yêu cầu
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổ, viết nhữngtừ thích hợp 2 HS lên bảng làm bài.-Nhận xét, chữa bài cho bạn trên bảng
Những chiếc cầu trắng phao
-Mái tóc của thấy Rơ-nê: xám
Thị trấn: nhò
-Vườn nho: con con
-Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính
-Dòng sông hiền hoà
Da của thầy Rơ-nê nhăn nheo
-Lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng
-Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đilại
+Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bátnhanh trong bước đi
-Lắng nghe
Trang 32sự vật, hoạt động trạng thái của người vật
được gọi là tính từ
-Thế nào là tính từ?
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ
-Yêu cầu HS đặt câu có tính từ
-Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu
bài và đặt câu hay, có hình ảnh
d Luyện tập:(10ph)
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu HS trao đổi và làm bài
-Gọi HS nhận xét, bổ sung
-Kết luận lời giải đúng
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Hỏi: +Người bạn và người thân của em
có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư cách
như thế nào?
-Gọi HS đặc câu, GV nhận xét chữa lỗi
dùng từ, ngữ pháp cho từ em
-Yêu cầu HS viết bài vào vở
3 Củng cố – dặn dò:(5ph)
-Hỏi: +thế nào là tính từ? Cho ví dụ
-Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà học ghi ghớ và chuẩn bị
-Chữa bài (nếu sai)
-1 HS đọc thành tiếng
+Đặc điển: cao gầy, béo, thấp…
+Tính tình: hiền lành, dịu dàng, chăm chỉ, lười biếng, ngoan ngoãn,…
+Tư chất: thông minh, sáng dạ, khôn, ngoan, giỏi,…
Trang 33 Biết được một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ nói về ý chí, nghị lực
Biết cách sử dụng từ thuộc chủ điểm trên một cách sáng tạo, kinh hoạt
Hiểu ý nghĩa của một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người
II Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết nội dung bài tập 3
Giấy khổ to kẻ sẵn nội dung và bút dạ
III Hoạt động trên lớp:
1 KTBC:(5ph)
-Gọi 3 HS lên bảng đặt 2 câu có sử dụng
tính từ, gạch chân dưới tính từ –Gọi 3 HS
dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là tính
từ, cho ví dụ
-Gọi 3 HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế
nào là tính từ , cho ví dụ
-Gọi HS nhận xét câu bạn viết trên bảng
-GV nhận xét và cho điểm từng HS
2 Bài mới:
a Giới thiệu bài:
Trong tiết học này, các em sẽ được hiểu
một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị
lực của con người và biết dùng những từ
này khi nói, viết
b Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Gọi HS nhận xét, chữa bài
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 2:
- Yêu cầu
-Yêu cầu
-Gọi HS phát biểu và bổ sung
-Hỏi HS : +Làm việc liên tục, bền bỉ là
nghĩa như thế nào?
+Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là
nghĩa của từ gì?
-3 HS lên bảng đặt câu
-3 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
-Nhận xét câu bạn viết trên bảng
-Lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng
-2 HS lên bảng làm trên phiếu
HS dưới lớp làm vào vở nháp
HS đọc yêu cầu và nội dung
HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi
-Nhận xét, bổ sung bài của bạn trên bảng.-Chữa bài (nếu sai)
kiên trì
Chí có nghĩa là
rất, hết sức (biểuthị mức độ caonhất)
Chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công.
Chí có nghĩa là ý
muốn bền bỉ theođuổi một mục đíchtốt đẹp
ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
Trang 34+Có tình cảm rất chân tình sâu sắc là
nghĩa của từ gì?
Bài 3:(7ph)
- Yêu cầu
-Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng
-Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh
Bài 4:
- Yêu cầu
- Giải nghĩa đen cho HS
a/ Thử lửa vàng, gian nan thử sức.
Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng
thật hay giả, người phải thử thách trong
gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng.
b/ Nước lã mà vã nên hồ.
Từ nước lã mà làm thành hồ (bột loãng
hoặc vữa xây nhà), từ tay không (không có
gì) mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài ba, giỏi
giang.
c/ Có vất vã mới thành nhàn.
… Phải vất vả lao động mới thành công.
Không thể tự dưng mà thành đạt, được
kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn, cầm
lọng che cho.
-Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung cho
đúng ý nghĩa của từng câu tục ngữ
-Nhận xét, kết luận về ý nghĩa của từng
câu tục ngữ
3 Củng cố – dặn dò:(5ph)
Hỏi tựa bài học
GDTT: nói về ý chí, nghị lực của con
người
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm
được và các câu tục ngữ
kiên cố chí tình
HS đọc yêu cầu
HS tự làm bài
Các từ cần điền: nghị lực, nản chí, Quyết tâm
kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng
-2 HS đọc thành tiếng
HS đọc yêu cầu và nội dung
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thao luận
và trả lời câu hỏi
-Tự do phát biểu ý kiến
Trang 35 Biết cách dùng những tính từ chỉ mức độ của đặc điểm, tính chất.
II Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn 6 câu ở bài tập 1, 2 phần nhận xét
Bảng phụ viết BT1 luyện tập
Từ điển (nếu có)
III Hoạt động trên lớp:
1 KTBC:(5ph)
-Gọi 3 HS lên bảng đặt 2 câu với 2 từ về
ý chí và nghị lực của con người
-Gọi 3 HS dưới lớp đọc 3 câu tục ngữ và
nói ý nghĩa của từng câu
-Nhận xét và cho điểm từng HS trả lời
2 Bài mới:
a Giới thiệu bài:
-Gọi HS nhắc lại thế nào là tính từ ?
-Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu
và sử dụng các cách thể hiện mức độ thể
hiện của tính chất
b Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu
-Gọi HS phát biểu, nhận xét đến khi có
câu trả lời đúng
+Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc
điểm của tờ giấy?
-Giảng bài: Mức độ đặc điểm của tờ giấy
được thể hiện bằng cách tạo ra các từ
ghép: trắng tinh, hoặc từ láy: trăng trắng,
từ tính từ trắng đã cho ban đầu
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu
-Gọi HS phát biểu, nhận xét đến khi có
câu trả lời đúng
-3 HS lên bảng đặt câu
-3 HS đứng tại chỗ trả lời
-Nhận xét câu văn bạn viết trên bảng
-Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái…
-Lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới trao đổi, thảoluận để tìm câu trả lời
a/ Tờ giấy màu trắng: Mức độ trắng bìnhthường
b/ Tờ giấy màu trăng trắng: mức độ trắngít
c/ Tờ giấy màu trắng tinh: mức độ rấttrắng
+Ở mức độ trắng trung bình thì dùng tínhtừ trắng Ởû mức độ ít trắng thì dùng từ láytrăng trắng Ở mức độ trắng phau thì dùngtừ ghép trắng tinh
-Lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi
ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:+Thêm từ rất vào trước tính từ trắng = rấttrắng
Trang 36-Kết luận: có 3 cách thể hiện mức độ của
đặc điểm, tính chất
+Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã
Bài 1:- yêu cầu
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Gọi HS chữa bài và nhận xét
-Gọi HS đọc lại đoạn văn
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ
-Gọi HS dán phiếu lên bảng và cử đại
diện đọc các từ vừa tìm được
-Gọi HS nhóm khác bổ sung
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS đọc câu và trả lời đọc yêu
cầu của mình
3 Củng cố – dặn dò:(5ph)
Hỏi tựa bài học
GDTT: Biết cách dùng những tính từ chỉ
mức độ của đặc điểm, tính chất
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
+Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từhơn, nhất với tính từ trắng = trắng hơn,trắng nhất
-Lắng nghe
-2 HS đọc thành tiếng
HS lấy các ví dụ về các cách thể hiện
-1 HS đọc thành tiếng
-1 HS dùng phấn màu gạch chân những từngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tínhchất, HS dưới lớp ghi vào phiếu
-Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.-2 HS đọc thành tiếng
-1 HS đọc thành tiếng
-HS trao đổi, tìm từ, HS ghi các từ tìmđược vào phiếu
-2 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từvừa tìm được
-Bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có
-cách 1: đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, …….
-Cách: rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ rực, đỏ vô cùng,…
-Cách 3: (tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son,…
-1 HS đọc thành tiếng
- Lần lượt đọc câu mình đặt:
HS nêu
TUẦN 13: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC
Trang 37I/ Mục đích yêu cầu:
1 Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm có ý chí thì nên
2 Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số tờ phiếu kẻ sẵn các cột a,b( theo nội dung BT1), thành các cột DT/
ĐT / TT (theo nội dung BT2)
III/ Hoạt động dạy học:
1 Ổn định : Hát, điểm danh
2 KTB cũ :
- 1 HS đọc ghi nhớ( trang 123)
3 Bài mới:
GTB: Trong tiết LTVC hôm nay, các em tiếp tục tìm
hiểu thêm 1 số từ ngữ để MRVT: Yù Chí- Nghị Lực
- GV ghi tựa bài
Nói lên ý chí, nghị lực
của con người Quyết chí……
Nêu lên thử thách, đ.n ý
- Y/c HS đọc BT2 vào nháp
- Y/c đại diện mỗi nhóm 1 em lên bảng viết câu đã
đặt được
- GV nhận xét
Hoạt động 3: BT3
- Y/c HS đọc BT3
- Y/c HS tự làm bài vào nháp, sau khi đã được
chỉnh sữa HS viết vào vở BT
- Y/c vài HS đọc bài làm
- GV nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò:
H: Nêu 1 số từ ngữ nói lên Yù Chí- Nghị Lực của con
- HS đọc bài làm
- HS khác nhận xét
- Vài HS nêu
Trang 38- Về học bài
- Xem bài: Câu hỏi và dấu chấm câu
Nhận xét tiết học:
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I/ Mục đích yêu cầu:
1 Hiểu được tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ ghi vấn và dấu chấm hỏi
2 Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường
II/ Đồ dùng dạy học:
- bảng phụ kẻ các câu: câu hỏi – của ai – hỏi ai – dấu hiệu theo nội dung BT1, 2,3( phần nhận xét)
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1( phần luyện tập)
III/ Các hoạt động dạy học:
Trang 39GTB: Hằng ngày khi nói và viết,
chúng ta thường dùng 4 loại câu: câu
kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến
Trong tiết học hôm nay, các em tìm
hiểu kỉ tác dụng của một trong 4 loại
câu đã kể trên Đó là câu hỏi
- GV ghi tựa bài
Hoạt động 1: Phần nhận xét
- Y/c HS đọc bài: Người tìm đường
lên các vì sao và 2 HS đọc nối tiếp BT
2 và 3 GV phát phiếu cho 4 nhóm
thảo luận:
Câu
hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu
- Y/c HS thảo luận điền k.q vào các
cột cho sẵn
- Y/c HS trình bày k.q
- GV nhận xét, chốt lại ghi nhớ
Hoạt động 2:Luyện tập
BT1:
- Y/c HS đọc BT1
- Y/c 1 HS đọc thầm bài: Thưa
chuyện với mẹ( tr 85, SGK), Hai bàn
- GV nêu y/c cho HS rõ:
* Dãy A nêu câu văn
- 2 HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tựa bài
- HS thực hiện
- 4 nhóm dán k.q lên bảng
- HS khác nhận xét
- HS đọc ghi nhớ
- 2 HS lần lượt đọc BT1
- HS làm việc cá nhân BT1
- HS lắng nghe
Trang 40* Dãy B dựa vào nội dung câu văn
của dãy A vừa nêu trên để đặt câu
hỏi Sau đó, GV cho đổi ngược lại
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò
- Đọc lại ghi nhớ
nhận xét tiết học