Các em hãy tìm đọc tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài , tập truyện sẽ cho các em thấy nhiều điều thú vị về Dế Mèn và cảvề thế giới loài vật.. KTBC: -Gọi 3 HS lên bảng , y
Trang 1CHỦ ĐIỂM THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
TẬP ĐỌC DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I Mục tiêu:
1 Đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
- Phía bắc (PB) : cánh bướm non , chùn chùn , năm trước , lương ăn ,
Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữacác cụm từ ,
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm
Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung
II Đồ dùng dạy học
1 Tranh minh họa bài tập đọc trang 4 , SGK
2 Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc
3 Tập truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Kí - Tô Hoài
III Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Mở đầu
-GV giới thiệu khái quát nội dung
chương trình phân môn tập đọc của học
kì I lớp 4
- Yêu cầu HS mở mục lục SGK và đọc
tên các chủ điểm trong sách
-GV : Từ xa xưa ông cha ta đã có câu :
Thương người như thể thương thân , đó là
truyềng thống cao đẹp của dân tộc VN
Các bài học môn tiếng việt tuần 1 , 2 , 3
sẽ giúp các em hiểu thêm và tự hào về
- HS cả lớp đọc thầm , 1 HS đọcthành tiếng tên của các chủ điểm :
Thương người như thể thương thân , Măng mọc thẳng , Trên đôi cánh ước
mơ , Có chí thì nên , Cánh sáo diều
Tuần 1
Trang 2truyền thống cao đẹp này
2 Bài mới
a) Giới thiệu bài
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi
HS : Em có biết 2 nhân vật trong bức
tranh này là ai, ở tác phẩm nào không ?
- HS trả lời
Tranh vẽ Dế Mèn và chị Nhà Trò Dế Mèn là nhân vật chính trong tác phẩm
Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài
-GV đưa ra tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài và giới
thiệu : Tác phẩm kể về những cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn Nhà văn TôHoài viết truyện từ năm 1941 được in lại nhiều lần và được đông đảo bạn đọcthiếu nhi trong nước và quốc tế yêu thích Gìơ học hôm nay chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Đây là một đoạn trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
bài
* Luyện đọc
- Yêu cầu HS mở SGK trang 4, 5 sau đó
gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp
( 3 lượt )
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ
khó được giới thiệu về nghĩa ở phần chú
giải
- Đọc mẫu lần 1 Chú ýgiọng đọc như
sau:
- HS đọc theo thứ tự : + Một hôm …bay được xa + Tôi đến gần …ăn thịt em + Tôi xoè cả hai tay …của bọnnhện
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp ,
HS cả lớp theo dõi bài trong SGK
- 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp
HS cả lớp theo dõi trong SGK
- Theo dõi GV đọc mẫu
Lời kể của Dế Mèn đọc với giọng chậm , thể hiện sự ái ngại , thương xót đối với Nhà Trò Lời Dế Mèn nói với Nhà Trò đọc với giọng mạnh mẽ , dứt khoát , thể hiện sự bất bình , thái độ kiên quyết
Lời của Nhà Trò kể về gia cảnh đọc với giọng kể lể , đáng thương của kẻ yếu ớt đang gặp hoạn nạn
Nhấn giọng các từ ngữ : tỉ tê , ngồi gục đầu , bé nhỏ , gầy yếu quá , bự những phấn , thâm dài, chấm điểm vàng , mỏng như cánh bướm non , ngắn chùn chùn , mất đi , thui thủi , ốm yếu , chẳng đủ , nghèo túng , đánh em , bắt em , vặt chân , vặt cánh , ăn thịt em , xòe cả , đừng sợ , cùng với tôi đây , độc ác , cậy khoẻ ăn hiếp
* Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn
Trang 3- Truyện có những nhân vật chính nào ?
- Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai ?
- Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà
Trò ? Chúng ta cùng tìm hiểu câu
chuyện để biết điều đó ?
* Đoạn 1 :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
- Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn
cảnh như thế nào ?
- Đoạn 1 ý nói gì ?
- Vì sao chị Nhà Trò lại gục đầu ngồi
khóc tỉ tê bên tảng đá cuội ? Chúng ta
cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2
* Đoạn 2 :
- Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2
- Hãy đọc thầm lại đoạn trên và tìm
những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất
yếu ớt
- Sự yếu ớt của chị Nhà Trò được nhìn
thấy qua con mắt của nhân vật nào ?
- Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi
nhìn Nhà Trò ?
- Vậy khi đọc những câu văn tả hình
dáng, tình cảnh của chị Nhà Trò , cần
đọc với giọng như thế nào ?
- Gọi 2 HS lên đọc đoạn 2 , sau đó nhận
xét về giọng đọc của từng HS
- Đoạn này nói lên điều gì ?
-GV ghi lại ý chính đoạn 2 và nhờ HS
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò
- 1 HS đọc thành tiếng , HS cả lớptheo dõi bài trong SGK
- HS cả lớp đọc thầm và tìm theoyêu cầu,
có thể dùng bút chì vừa đọc vừatìm Sau đó , một vài HS nêu ý kiến
trước lớp cho đủ các chi tiết : Chị Nhà Trò có thân hình bé nhỏ , gầy yếu , người bự những cánh như mới lột Cánh mỏng như cánh bướm non , ngắn chùn chùn , lại quá yếu và chưa quen mở Vì ốm yếu nên chị Nhà Trò lâm vào cảnh nghèo túng , kiếm bữa chẳng đủ
- Của Dế Mèn
- Thể hiện sự ái ngại , thông cảm
- Đọc chậm thể hiện sự yếu ớt củachị Nhà Trò qua con mắt ái ngại ,thông cảm của Dế Mèn
- 2 HS đọc
- Đoạn này cho thấy hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò
Trang 4- Yêu cầu HS đọc thầm và tìm những
chi tiết cho thấy chị Nhà Trò bị nhện ức
hiếp đe dọa ?
- Đoạn này là lời của ai ?
- Qua lời kể của Nhà Trò , chúng ta thấy
được điều gì ?
- Khi đọc đoạn này thì chúng ta nên đọc
như thế nào để phù hợp với tình cảnh
của Nhà Trò ?
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn trên , chú ý
để sữa lỗi , ngắt giọng cho HS
* Đoạn 3 :
- Trước tình cảnh đáng thương của Nhà
Trò , Dế Mèn đã làm gì ? Chúng ta cùng
tìm hiểu đoạn 3
+ Lời nói và việc làm đó cho em biết
Dế Mèn là người như thế nào ?
+ Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về
điều
gì ?
- GV tóm lại ý chính đoạn 3
- Trong đoạn 3 có lời nói của Dế Mèn ,
theo em chúng ta nên đọc với giọng như
thế nào thể hiện được thái độ của Dế
Mèn
- Gọi HS đọc trước lớp đoạn 3
- Qua câu chuyện tác giả muốn nói với
chúng ta điều gì ?
- HS đọc thầm và dùng bút chì đểtìm Sau đó , một vài HS nêu ý kiếntrước lớp cho đủ các chi tiết : Trướcđây mẹ Nhà Trò có vay lương ăncủa bọn nhện chưa trả được thì đãchết Nhà Trò ốm yếu , kiếm ănkhông đủ Bọn nhện đã đánh NhàTrò, hôm nay chăng tơ ngang đườngdọa vặt chân , vặt cánh ăn thịt
- Lời của chị Nhà Trò
- Tình cảnh của Nhà Trò khi bị nhệnức hiếp
- Đọc với giọng kể lể , đáng thương
- 1 HS đọc , cả lớp nhận xét và tìm
ra cách đọc đúng , đọc hay
- HS đọc thầm đoạn 3 , sau đó trả lời: Dế + Mèn đã xòe 2 càng và nóivới Nhà Trò :
Em đừng sợ Hãy trở về cùng với tôi đây Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu
+ Là người có tấm lòng nghĩa hiệp ,dũng cảm , không đồng tình vớinhững kẻ độc ác cậy khoẻ ức hiếpkẻ yếu
+ Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
- Giọng mạnh mẽ , dứt khoát , thểhiện sự bất bình
- 2 HS đọc to trước lớp , cả lớp nhậnxét và tìm ra cách đọc hay nhất
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu , xóa bỏ những bất công
Trang 5- Đó chính là nội dung chính của bài
- Gọi 2 HS nhắc lại và ghi bảng
- Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân
hóa em thích hình ảnh nào nhất ? Vì
sao ?
* Thi đọc diễn cảm
Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân 1 đoạn
trong bài , hoặc cho các nhóm thi đọc
theo vai
- 2 HS nhắc lại
- Nhiều HS trả lời , ví dụ :+ Hình ảnh Dế Mèn xòe 2 càngđộng viên Nhà Trò Hình ảnh nàycho thấy Dế Mèn thật dũng cảm vàkhỏe mạnh , luôn đứng ra bênh vựckẻ yếu
+ Hình ảnh Dế Mèn dắt Nhà Trò đicho thấy Dế Mèn thật anh hùng
3 Củng cố, dặn dò:
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích Cho biết vì sao em thích ?
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- GV kết luận : Câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , bênh
vực kẻ yếu Các em hãy tìm đọc tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn
Tô Hoài , tập truyện sẽ cho các em thấy nhiều điều thú vị về Dế Mèn và cảvề thế giới loài vật
- GV nhận xét tiết học , tuyên dương những HS tích cực học tập , nhắc nhởnhững HS còn chưa chú ý
CHÍNH TẢ DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I Mục tiêu:
1 Nghe – viết chính xác , đẹp đoạn văn từ : “Một hôm vẫn khóc” trong
bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
2 Viết đúng , đẹp tên riêng : Dế Mèn , Nhà Trò
3 Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l / n hoặc an / ang và tìm đúng tên vật chứa tiếng bắt đầu bằng l / n hoặc có vần an / ang
II Đồ dùng dạy học:
1 Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a hoặc 2 b
III Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Trang 61 Giới thiệu:
Ở lớp 4 , một tuần các em sẽ học 1 tiết
chính tả Mỗi bài chính tả có độ dài 80
đến 90 tiếng được trích từ bài tập đọc
hoặc các văn bản khác để các em vừa
luyện đúng chính tả , vừa có thêm hiểu
biết về cuộc sống , con người Việc làm
các bài tập sẽ làm cho các em tư duy ,
kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
2 Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
- Bài tập đọc các em vừa học có tên gọi
là gì ?
- Tiết chính tả này các em sẽ nghe cô
đọc để viết lại đoạn 1 và 2 của bài “Dế
Mèn bênh vực kẻ yếu ”và làm các bài
tập chính tả
b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả
* Trao đổi về nội dung đoạn trích
- Gọi 1 HS đọc đoạn từ : một hôm …vẫn
khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Đoạn trích cho em biết về điều gì ?
* Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi
viết chính tả
- Yêu cầu HS đọc , viết các từ vừa tìm
được
* Viết chính tả
- Đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải
( khoảng 90 chữ / 15 phút ) Mỗi câu
hoặc cụm từ được đọc 2 đến 3 lần : đọc
lượt đầu chậm rãi cho HS nghe , đọc
nhắc lại 1 hoặc 2 lần cho HS kịp viết với
tốc độ quy định
* Soát lỗi và chấm bài
-Dế Mèn bên vực kẻ yếu
- PB : Cỏ xước xanh dài , tỉ tê , chùn chùn ,
- PN : Cỏ xước , tỉ tê , chỗ chấm điểm vàng, khỏe ,
- 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớpviết vào vở nháp
- Nghe GV đọc và viết bài
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau đểsoát
lỗi , chữa bài
Trang 7- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi
- Thu chấm 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
-GV cho Hs làm bài
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK
- Gọi HS nhận xét , chữa bài
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng
Bài 3
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự giải câu đố và viết vào
vở nháp , giơ tay báo hiệu khi xong để
GV chấm bài
- Gọi 2 HS đọc câu đố và lời giải
- Nhận xét về lời giải đúng
-GV có thể giới thiệu qua về cái la
bàn
3 Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2b vào
vở HS nào viết xấu , sai 3 lỗi chính tả
trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài
sau
- 1 HS đọc
- 2 HS lên bảng làm
- Nhận xét , chữa bài trên bảng củabạn
- Chữa bài vào SGK
- Lời giải : lẫn – nở nang – béo
lẳn , chắc nịch , lông mày , lòa
xòa , làm cho
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Lời giải : cái la bàn
LUYỆN TỪ VÀ CÂU CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I Mục tiêu:
-Biết được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận : âm đầu , vần , thanh -Biết nhận diện các bộ phận của tiếng Biết tiếng nào cũng phải có vần và thanh
-Biết được bộ phận vần của các tiếng bắt vần với nhau trong thơ
II Đồ dùng dạy học:
1 Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng , có ví dụ :
Trang 8
Tiếng Âm đầu Vần thanh
2 Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh (GV có thể sử dụng các chữ cái viết nhiều màu sắc cho hấp dẫn : âm đầu - màu đỏ , vần – màu xanh , thanh – màu vàng )
III Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài:
Những tiết luyện từ và câu sẽ giúp các
em mở rộng vốn từ , biết cách dùng từ
nói , viết thành câu đúng và hay Bài
học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về
cấu trúc tạo tiếng
2 Bài mới:
a) Tìm hiểu ví dụ
- Yêu cầu HS đọc thầm và đếm xem câu
tục ngữ có bao nhiêu tiếng .GV ghi
bảng câu thơ :
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một
+ Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc
+ Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại
cách đánh vần tiếng bầu
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh
vần HS dưới lớp ghi cách đánh vần
+ 1 HS lên bảng ghi , 2 đến 3 HSđọc
+ HS quan sát
- Có 3 bộ phận
+ 3 HS trả lời , 1 HS lên bảng vừatrả lời , vừa chỉ trực tiếp vào sơ đồtừng bộ phận
Trang 9- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp
đôi câu hỏi : Tiếng bầu gồm có mấy bộ
phận ?
Đó là những bộ phận nào ?
+ Gọi HS trả lời
+ Kết luận : Tiếng bầu gồm có 3 bộ
phận : âm đầu , vần , thanh
- Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại
của câu thơ bằng cách kẻ bảng GV có
thể chia mỗi bàn HS phân tích 2 đến 3
tiếng
+GV kẻ trên bảng lớp , sau đó gọi HS
lên chữa bài
+ HS lắng nghe
- HS phân tích
+ HS lên chữa bài
+ Tiếng do những bộ phận nào tạo
thành ? Cho ví dụ
+ Trả lời :
∗ Tiếng do bộ phận : âm đầu , vần ,
thanh Ví dụ : tiếng thương
∗ Tiếng do bộ phận : Vần , dấu
Trang 10+ Trong tiếng bộ phận nào không thể
thiếu ?
Bộ phận nào có thể thiếu ?
- Kết luận : Trong mỗi tiếng bắt buộc
phải có vần và dấu thanh Thanh ngang
không được đánh dấu khi viết
b) Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
trong SGK
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ vào sơ đồ
và nói lại phần ghi nhớ
+ Kết luận : Các dấu thanh của tiếng
đều được đánh dấu ở phía trên hoặc
phía dưới âm chính của vần
c ) Luyện tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu mỗi bàn 1 HS phân tích 2
tiếng
- Gọi các bàn lên chữa bài
- Nhận xét bài làm của HS
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải câu đố
- Gọi HS trả lời và giải thích
- Nhận xét về đáp án đúng
3 Củng cố, dặn dò:
-Tiếng do những bộ phận nào tạo
thành ? Cho ví dụ?
- Đánh x vào ô trống trước ý đúng :
x Tiếng nào cũng phải có vần và
thanh
thanh tạo thành Ví dụ : tiếng ơi.+ Vần và dấu thanh không thể thiếu, âm đầu có thể thiếu
- HS nghe
- HS đọc thầm
+ 1 HS lên bảng vừa chỉ vừa nêu
phần ghi nhớ
1 Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận
Thanh
2 Tiếng nào cũng phải có vần và thanh Có tiếng không có âm đầu
+ HS nghe
- 1 HS đọc
- HS phân tích vào vở nháp
- HS lên chữa bài
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS suy nghĩ
- HS lần lượt trả lời đến khi có câu
trả lời đúng : Đó là chữ sao Để
nguyên là ông sao trên trời Bỏ âm
đầu s thành chữ ao là chỗ bơi cá
hàng ngày
Trang 11x Có tiếng không có âm đầu
Không có tiếng nào chỉ có vần và
thanh
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi
nhớ và làm bài tập , chuẩn bị bài sau
KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
2 Biết theo dõi , nhận xét , đánh giá lời của bạn kể
3 Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Giải thích sự hình thành của hồ BaBể Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng địnhnhững người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng
II Đồ dùng dạy học:
1 Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK
2 Các tranh cảnh về hồ Ba Bể hiện nay
III Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Giới thiệu bài:
- Trong chương trình TV lớp 4 , phân
môn kể chuyện giúp các em có kĩ năng
kể lại 1 câu chuyện đã được đọc , được
nghe Những câu chuyện bổ ích và lý
thú sẽ giúp các em thêm hiểu biết về
cuộc sống con người , những sự vật ,
hiện tượng quanh mình và thấy mối
quan hệ tốt đẹp giữa người với người ,
giữa con người với thiên nhiên
2 Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Trong tiết kể chuyện hôm nay , các em
sẽ kể lại câu chuyên gì ?
- Tên câu chuyện cho em biết điều gì ?
- Câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể ”
- … giải thích về sự hình thành củahồ Ba Bể
Trang 12-GV cho HS xem tranh ( ảnh ) về hồ Ba
Bể
hiện nay và giới thiệu : Hồ Ba Bể làmột
cảnh đẹp của tỉnh Bắc Cạn hiện nay
Khung cảnh ở đây rất nên thơ và sinh
động
Vậy hồ có từ bao giờ ? Do đâu mà có ?
Các em cùng theo dõi câu chuyện “sự
tích hồ Ba Bể ”
b) GV kể chuyện
-GV kể lần 1 : giọng kể thong thả rõ
ràng , nhanh hơn ở đoạn kể về tai họa
trong đêm hội , trở lại khoan thai ở đoạn
kết Chú ý nhấn giọng ở những từ gợi
cảm , gợi tả về hình dáng khổ sở của bà
lão ăn xin , sự xuất hiện của con Giao
Long , nỗi khiếp sợ của mẹ con bà góa ,
nỗi kinh hoàng của mọi người , khi đất
dưới chân rung chuyển , mọi vật đều
rung chuyển , nhà cửa , mọi vật đều
chìm nghỉm dưới nước …
-GV kể lần 2 : Vừa kể vừa chỉ vào
tranh minh họa trên bảng
-GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ : cầu
phúc , giao long , bà góa, làm việc thiện
, bâng quơ Nếu HS không hiểu ,GV có
thể giải thích
- Dựa vào tranh minh họa , đặt câu hỏi
để HS nắm được cốt truyện
+ Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào ?
Bâng quơ : không đâu vào đâu ,
không tin tưởng
- HS nối tiếp nhau trả lời đến khi cócâu trả lời đúng
+ Bà không biết đến từ đâu Trôngbà gớm ghiếc , người gầy còm , lởloét , xông lên mùi hôi thối Bàluôn miệng kêu đói
+ Mọi người đều xua đuổi bà
+ Mẹ con bà góa đưa bà về nhà , lấycơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại
Trang 13+ Mọi người đối xử với bà ra sao ?
+ Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ ?
+ Chuyện gì đã xảy ra trong đêm ?
+ Khi chia tay , bà cụ dặn mẹ con bà
góa điều gì ?
+ Trong đêm lễ hội , chuyện gì đã xảy
ra ?
+ Mẹ con bà góa đã làm gì ?
+ Hồ Ba Bể được hình thành như thế
nào ?
c) Hướng dẫn kể từng đoạn
- Chia nhóm HS , yêu cầu HS dựa vào
tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu ,
kể lại từng đoạn cho các bạn nghe
- Kể trước lớp , yêu cầu các nhóm cử
đại diện lên trình bày
+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể
d) Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện
trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể
hay nhất lớp
- Cho điểm HS kể tốt
3 Củng cố, dặn dò:
- Hỏi :
+ Câu chuyện cho em biết điều gì ?
+ Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rựclên Đó không phải là bà cụ mà làmột con giao long lớn
+ Bà cụ nói sắp có lụt và đưa chomẹ con bà góa một gói tro và haimảnh vỏ trấu
+ Lụt lội xảy ra , nước phun lên Tất cả mọi vật đều chìm nghỉm + Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏtrấu đi khắp nơi cứu người bị nạn + Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể , nhà haimẹ con thành một hòn đảo nhỏ giữahồ
- Chia nhóm 4 HS (2 bàn trên dướiquay mặt vào nhau) , lần lượt từng
em kể từng đoạn
- Khi 1 HS kể , các HS khác lắngnghe , gợi ý, nhận xét bài làm củabạn
- Đại diện các nhóm lên trình bày ,mỗi nhóm chỉ kể một tranh
+ Nhận xét lời kể của bạn theo cáctiêu chí: Kể có đúng nội dung , đúngtrình tự không ? Lời kể đã tự nhiênchưa ?
- Kể trong nhóm
- 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyệntrước lớp
Trang 14+ Ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba
Bể , câu chuyện còn mục đích nào
khác ?
- GV kết luận : Bất cứ ở đâu con người
cũng phải có lòng nhân ái , sẵn sàng
giúp đỡ những người gặp khó khăn ,
hoạn nạn Những người đó sẽ được đền
đáp xứng đáng và gặp nhiều may mắn
trong cuộc sống
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho
người thân nghe
- Dặn HS luôn có lòng nhân ái , giúp đỡ
mọi người nếu mình có thể
con người giàu lòng nhân ái , biếtgiúp đỡ người khác sẽ gặp nhiềuđiều tốt lành
TẬP ĐỌC MẸ ỐM
I Mục tiêu:
1 Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
- Phía bắc ( PB ) : lá trầu , khép lỏng , nóng ran , cho trứng ,
- Phía nam ( PN ) :giữa cơi trầu , trời đổ mưa ,kể diễn kịck , khổ đủ
3 Học thuộc lòng bài thơ
II Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 9 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) -Bảng phụ viết sẵn khổ 4 – 5
-Tập thơ Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa
III Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Trang 151 KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng , yêu cầu HS chọn
đọc một đoạn trong bài Dế Mèn bênh
vực kẻ yếu , sau đó yêu cầu HS trả lời
câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc
HS1: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc ?
HS2: Tìm những chi tiết cho thấy chị
Nhà Trò rất yếu ớt ?
HS3: Những lời nói và cử chỉ nào nói
lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
- Nhận xét và cho điểm HS
2 Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi
HS : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm và
qua đó cho ta thấy tình cảm sâu sắc của
mọi người với nhau Bài thơ Mẹ ốm của
Trần Đăng Khoa giúp các em hiểu thêm
được tình cảm sâu nặng giữa con và
mẹ , giữa những người hàng xóm láng
giềng với nhau
-GV ghi tên bài lên bảng
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
bài:
* Luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 9 , sau đó
gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp GV kết hợp sửa lỗi và phát âm ,
ngắt giọng cho HS
- Gọi 2 HS khác đọc lại các câu sau , lưu
ý cách ngắt nhịp :
Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn / khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm
trưa
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu ,cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc ,câu trả lời của các bạn
- Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bịốm , mọi người đến thăm hỏi , embé bưng bát nước cho mẹ
- Hs nhắc lại
- HS tiếp nối đọc bài , mỗi HS đọc 1khổ thơ
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp
HS cả lớp theo dõi bài trong SGK
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
Trang 16Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay
hương.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ
mới được giới thiệu ở phần Chú giải
-GV đọc mẫu lần 1 : Chú ý toàn bài đọc
với giọng nhẹ nhàng , tình cảm
Khổ 1 , 2 : giọng trầm buồn
Khổ 3 : giọng lo lắng
Khổ 4 , 5 : giọng vui
Khổ 6 , 7 : giọng thiết tha
- Nhấn giọng ở các từ ngữ : khô , gấp lại
, lặn trong đời mẹ , ngọt ngào , lần
giường , ngâm thơ, kể chuyện , diễn
kịch , múa ca , cả ba , …
* Tìm hiểu bài:
- Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì ?
- Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ
Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ Lúc mẹ
ốm , chú Khoa đã làm gì để thể hiện
tình cảm của mình đối với mẹ? Chúng ta
cùng tìm hiểu
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu
và trả lời câu hỏi : “ Em hiểu những câu
thơ sau muốn nói điều gì ? ”
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm
trưa
+ Em hãy hình dung khi mẹ không bị
ốm thì lá trầu , Truyện Kiều , ruộng
vườn sẽ như thế
nào ?
- Giảng bài : Những câu thơ : “ Lá trầu
….sớm trưa ” gợi lên hình ảnh không
bình thường của lá trầu , Truyện Kiều ,
- Theo dõiGV đọc mẫu
- Cho chúng ta biết chuyện mẹ bạnnhỏ bị ốm , mọi người rất quan tâm ,
lo lắng cho mẹ , nhất là bạn nhỏ
- Lắng nghe
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi :Những câu thơ trên muốn nói rằngmẹ Khoa bị ốm : lá trầu nằm khôgiữa cơi trầu vì mẹ ốm không ănđược , Truyện Kiều gấp lại vì mẹkhông đọc , ruộng vườn vắng bóngmẹ, mẹ nằm trên giường vì rất mệt
+ Khi mẹ không bị ốm thì lá trầuxanh mẹ ăn hằng ngày , TruyệnKiều sẽ được mẹ lật mở từng trangđể đọc , ruộng vườn sớm trưa sẽ cóbóng mẹ làm lụng
- Lắng nghe
Trang 17ruộng vườn , cánh màn khi mẹ ốm Lá
trầu xanh mọi khi giờ để khô vì mẹ ốm
không ăn được Lúc khoẻ mẹ hay đọc
Truyện Kiều nhưng nay những trang
sách đã gấp lại , rồi việc đồng áng cũng
chẳng có người chăm nom Cánh màn
khép lỏng cả ngày làm cho mọi vật
thêm buồn hơn khi mẹ ốm
+ Hỏi HS về ý nghĩa của cụm từ : lặn
trong đời mẹ
"Lặn trong đời mẹ" có nghĩa là những
vất vả ruộng đồng qua ngày tháng đã để
lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời
câu hỏi: “ Sự quan tâm chăm sóc của
xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được
thể hiện qua những câu thơ nào ? ”
- Những việc làm đó cho em biết điều gì
?
- Tình cảm của hàng xóm đối với mẹ
thật sâu nặng Vậy còn tình cảm của
bạn nhỏ đối với mẹ thì sao ? Các em
hãy đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời
câu hỏi :
+ “ Những câu thơ nào trong bài thơ bộc
lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ
đối với mẹ ? Vì sao em cảm nhận được
điều đó ? ”
+ Sau mỗi ý kiến phát biểu của HS ,GV
có thể nhận xét ý kiến của các em cho
đầy đủ hơn
+ HS trả lời theo hiểu biết củamình
- HS nhắc lại
- Đọc và suy nghĩ
Những câu thơ : Mẹ ơi ! Cô bác xóm làng đến thăm ; Người cho trứng , người cho cam ; Và anh y sĩ đã mang thuốc vào
- Cho thấy tình làng nghĩa xóm thậtđậm đà , sâu nặng , đầy nhân ái
- HS tiếp nối nhau trả lời , mỗi HSchỉ nói 1 ý
+ Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
+ Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụngvất vả từ những ngày xưa Nhữngvất vả nơi ruộng đồng vẫn còn hằn
in trên khuôn mặt , dáng người mẹ
+ Cả đời đi gió đi sương Hôm nay mẹ lại lần giường tập
đi
Bạn nhỏ xót thương khi nhìn thấymẹ yếu phải lần giường để đi chovững
+ Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Bạn nhỏ thương xót mẹ đã vất vảđể nuôi mình Điều đó hằn sâu trênkhuôn mặt mẹ bằng những nếp nhăn
+ Mẹ vui , con có quản gì Ngâm thơ kể chuyện , rồi thì múa
ca
Bạn nhỏ không quản ngại , bạn
Trang 18- Vậy bài thơ muốn nói với các em điều
gì ?
- Gv: Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng
: tình xóm làng , tình máu mủ Vậy
thương người trước hết là phải biết yêu
thương những người ruột thịt trong gia
đình
c) Học thuộc lòng bài thơ
- Gọi 6 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ
( mỗi em đọc 3 khổ thơ , em thứ 3 đọc 3
khổ thơ cuối ) , yêu cầu HS cả lớp theo
dõi để phát hiện ra giọng đọc hay và vì
sao đọc như vậy lại hay ?
+ Gọi HS phát biểu
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
+ Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và tìm
ra cách ngắt giọng , nhấn giọng hợp lý
+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp
+ Yêu cầu HS đọc , nhận xét , uốn nắn ,
giúp HS đọc hay hơn
làm tất cả mọi điều để mẹ vui
+ Con mong mẹ khoẻ dần dần Ngày ăn ngon miệng , đêm nằm ngủ say
Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe
+ Mẹ là đất nước , tháng ngày của con …
Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ýnghĩa to lớn đối với mình
- Bài thơ thể hiện tình cảm củangười con đối với người mẹ , tìnhcảm của làng xóm đối với một người
bị ốm , nhưng đậm đà , sâu nặnghơn vẫn là tình cảm của người conđối với mẹ
+ Ví dụ về khổ thơ :
Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín / ngọt ngào bayhương.
Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Trang 19- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng bài
thơ
- Nhận xét , cho điểm HS
3 Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Trong bài thơ , em thích nhất khổ thơ
nào ? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học , tuyên dương những
HS học tốt , động viên những HS còn
yếu cố gắng hơn
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài
thơ và soạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
.
- GDTT: luôn biết thể hiện tình cảm yêu
thương của mình đối với người thân
trong gia đình và mọi người sống xung
+ Thi đọc từng bài cá nhân
- Bài thơ viết theo thể thơ lục bát + Em thích khổ 3 vì khổ thơ thể hiệntình cảm hàng xóm , láng giềng vớinhau
+ Em thích khổ 5 vì khổ thơ thể hiệntình cảm của chú Khoa đối với mẹbằng những việc làm mẹ vui
Tập làm văn THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I Mục tiêu:
1 Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện
2 Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác
3 Biết xây dựng một bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn
II Đồ dùng dạy học:
1 Giấy khổ to và bút dạ
2 Bài văn về hồ Ba Bể ( viết vào bảng phụ )
III Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Trang 201 Mở đầu
Trong các giờ tập đọc , kể chuyện các
em đã thấy được vẻ đẹp của con người ,
thiên nhiên qua các bài văn , câu
chuyện Trong giờ Tập làm văn các em
sẽ được thực hành viết đoạn văn , bài
văn để thể hiện các mối quan hệ với
con người , thiên nhiên xung quanh
mình
2 Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Tuần này các em đã kể lại câu
chuyện nào ?
-Vậy thế nào là văn kể chuyện ? Bài
học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu
chuyện đó
b) Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Gọi 1 đến 2 HS kể tóm tắt câu chuyện
Sự tích hồ Ba Bể
- Chia HS thành các nhóm nhỏ , phát
giấy và bút dạ cho HS
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và thực
hiện các yêu cầu ở bài 1
- Gọi các nhóm dán kết quả thảo luận
lên bảng
- Yêu cầu các nhóm nhận xét , bổ sung
kết quả làm việc để có câu trả lời đúng
-GV ghi các câu trả lời đã thống nhất
vào một bên bảng
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
* Các nhân vật
- Bà cụ ăn xin
-Mẹ con bà nông dân
- Bà con dự lễ hội ( nhân vật phụ )
* Các sự việc xảy ra và kết quả của
các sự việc ấy
-Sự việc 1 : Bà cụ đến lễ hội xin ăn,
- HS trả lời : Sự tích hồ Ba Bể
- Lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- 1 đến 2 HS kể vắn tắt , cả lớp theodõi
- Chia nhóm , nhận đồ dùng họctập
- Thảo luận trong nhóm , ghi kết quảthảo luận phiếu
- Dán kết quả thảo luận
- Nhận xét , bổ sung
Trang 21không ai cho
- Sự việc 2 : Bà cụ gặp mẹ con bà nông
dân Hai mẹ con cho bà và ngủ trong
nhà mình
- Sự việc 3 : Đêm khuya Bà hiện hình
một con giao long lớn
- Sự việc 4 : Sáng sớm bà lão ra đi , cho
hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu
rồi ra đi
- Sự việc 5: Trong đêm lễ hội , dòng
nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm
- Sự việc 6 : Nước lụt dâng lên , mẹ con
bà nông dân chèo thuyền cứu người
* Ý nghĩa của câu chuyện
Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể
Truyện còn ca ngợi những con người có
lòng nhân ái , sẵn lòng giúp đỡ mọi
người Những người có lòng nhân ái sẽ
được đền đáp xứng đáng
Bài 2
-GV lấy ra bảng phụ đã chép bài Hồ Ba
Bể
- Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng
-GV ghi nhanh câu trả lời của HS
+ Bài văn có những nhân vật nào ?
+ Bài văn có những sự kiện nào xảy ra
với các nhân vật ?
+ Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba
Bể ?
+ Bài hồ Ba Bể với bài Sự tích hồ Ba Bể
, Bài nào là văn kể chuyện ? vì sao ?
( có thể đưa ra kết quả bài 1 và các
câu )
+ Theo em , thế nào là văn kể chuyện ?
- 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp theodõi
- Trả lời tiếp nối đến khi có câu trảlời đúng
+ Bài văn không có nhân vật + Bài văn không có sự kiện nào xảy
ra
+ Bài văn giới thiệu về độ cao , vịtrí , chiều dài , địa hình , cảnh đẹpcủa hồ Ba Bể
+ Bài Sự tích hồ Ba Bể là văn kể
chuyện , vì có nhân vật , có cốttruyện , có ý nghĩa câu chuyện Bài
Hồ Ba Bể không phải là văn kể
chuyện , mà là bài văn giới thiệuvề hồ Ba Bể
+ Kể chuyện là kể lại một sự việccó nhân vật , có cốt truyện , có cácsự kiện liên quan đến nhân vật .Câu chuyện đó phải có ý nghĩa
- Lắng nghe
Trang 22- Kết luận : Bài văn Hồ Ba Bể không
phải là văn kể chuyện , mà là bài văn
giới thiệu về hồ Ba Bể như một danh lam
thắng cảnh , địa điểm du lịch Kể
chuyện là kể lại một chuỗi sự việc , có
đầu có cuối , liên quan đến một số nhân
vật Mỗi câu chuyện phải nói lên được
một điều có ý nghĩa
c) Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về các câu
chuyện để minh họa cho nội dung này
d) Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài
- Gọi 2 đến 3 HS đọc câu chuyện của
mình Các HS khác vàGV có thể đặt
câu hỏi để tìm hiểu rõ nội dung
- Cho điểm HS
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần
Ghi nhớ.
- 3 đến 5 HS lấy ví dụ :
+Truyện Sự tích hồ Ba Bể có nhân
vật , có các sự kiện và có ý nghĩa câuchuyện
+Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu :
có nhân vật Dế Mèn , Nhà Trò , câuchuyện về Nhà Trò làm Dế Mèn bấtbình Ý nghĩa câu chuyện ca ngợitấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn +Truyện Cây Khế : có nhân vậtngười anh, người em , con chim , câuchuyện về lòng tham và tính ích kỉcủa người anh Ý nghĩa câu chuyệnlà khuyên ta nên sống ngay thẳng ,thật thà
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trongSGK
- HS làm bài
- Trình bày và nhận xét
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trongSGK
- 3 đến 5 HS trả lời : Câu chuyện emvừa kể có những nhân vật : em vàngười phụ nữ có con nhỏ Câuchuyện nói về sự giúp đỡ của emđối với người phụ nữ Sự giúp đỡ ấy
Trang 23- Kết luận : Trong cuộc sống cần quan
tâm giúp đỡ lẫn nhau Đó là ý nghĩa
của câu chuyện các em vừa kể
3 Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi
nhớ
- Dặn HS về nhà kể lại phần câu
chuyện mình xây dựng cho người thân
nghe và làm bài tập vào vở
tuy nhỏ bé nhưng rất đúng lúc , thiếtthực vì cô đang mang nặng
-Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ
II Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng
-Bộ xếp chữ HVTH
-Hoặc bảng cấu tạo của tiếng viết ra giấy khổ lớn để HS làm bài tập
III Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 KTBC:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng phân tích cấu
tạo của tiếng trong các câu :
Ở hiền gặp lành
Uống nước nhớ nguồn
-GV kiểm tra và chấm bài tập về nhà
của một số HS
- Nhận xét , cho điểm HS làm bài trên
bảng
- HS 1 : Em hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của
- 2 HS lên bảng làm
Tiếng Ở hiền gặp
lành
Âm đầu h g l Vần ơ iên ăp
Trang 24tiếng ? Tìm ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ
phận , 2 ví dụ về tiếng không có đủ 3 bộ
phận ?
- HS 2 : Tiếng Việt có mấy dấu thanh ?
Đó là những dấu thanh nào ?
2 Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Tiếng gồm mấy bộ phận ? Gồm những
bộ phận nào ?
- Giới thiệu : Bài học hôm nay sẽ giúp
các em luyện tập , củng cố lại cấu tạo
của tiếng
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
- Chia HS thành các nhóm nhỏ
- Yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu
- Phát giấy khổ to đã kẻ sẵn cho các
nhóm
- Yêu cầu HS thi đua phân tích trong
nhóm GV đi giúp đỡ , kiểm tra để đảm
bảo HS nào cũng được tham gia
- Nhóm làm xong trước sẽ dán bài lên
bảng Các nhóm khác nhận xét , bổ
sung để có lời giải đúng
- Nhận xét bài làm của HS
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ
- Tiếng gồm 3 bộ phận : âm đầu ,vần , thanh , tiếng nào cũng phải cóvần và thanh Có tiếng không cóâm đầu
- Lắng nghe
- 2 HS đọc trước lớp
- Nhận đồ dùng học tập
- Làm bài trong nhóm
- Nhận xét
Tiếng cùng một mẹ chớ
hoài
Âm đầu c m m ch h
Vần ung ôt e ơ oai
Thanh huyền nặng nặng sắc huyền
- 1 HS đọc trước lớp + Câu tục ngữ được viết theo thể thơ
Trang 25nào ?
+ Trong câu tục ngữ , hai tiếng nào bắt
vần với nhau ?
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét và chốt lời giải
đúng
Bài 4
- Qua 2 bài tập trên , em hiểu thế nào là
2 tiếng bắt vần với nhau ?
- Nhận xét câu trả lời của HS và kết
luận : 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng
có phần vần giống nhau – giống nhau
hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
- Gọi HS tìm các câu tục ngữ , ca dao ,
thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau
- 2 HS đọc to trước lớp
- Tự làm bài vào vở , gọi 2 HS lênbảng làm bài
- Nhận xét và lời giải đúng là :+ Các cặp tiếng bắt vần với nhaulà :
loắt choắt – thoăn thoắt , xinh xinh , nghênh nghênh
+ Các cặp có vần giống nhau hoàntoàn là:
choắt – thoắt
+ Các cặp có vần giống nhau không
hoàn toàn là: xinh xinh –nghênh nghênh
- HS tiếp nối nhau trả lời cho đếnkhi có lời giải đúng : 2 tiếng bắt vầnvới nhau là 2 tiếng có phần vầngiống nhau – giống nhau hoàn toànhoặc không hoàn toàn
- Lắng nghe
- Ví dụ :
+ Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
+ Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan + Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Trang 26- Yêu cầu HS tự làm bài HS nào xong
giơ tay ,GV chấm bài
- Nếu HS gặp khó khăn trong việc tìm
chữGV có thể gợi ý
+ Đây là câu đố tìm chữ ghi tiếng
+ Bớt đầu có nghĩa là bỏ âm đầu , bỏ
đuôi có nghĩa là bỏ âm cuối
-GV nhận xét
3 Củng cố, dặn dò
- Tiếng có cấu tạo như thế nào ? Lấy ví
dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận và tiếng
không có đủ 3 bộ phận
-Gọi 2 HS lên bảng thi nhau phân tích
nhanh cấu tạo của tiếng “ nghiêng và
uống”
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập và tập
tra từ điển để biết nghĩa của các từ ở bài
Dòng 2 : Đầu đuôi bỏ hết thì chữ
bút thành chữ ú Dòng 3, 4 : Để nguyên thì là chữ bút
TẬP LÀM VĂN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I Mục tiêu:
1 Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của văn kể chuyện
2 Nhân vật trong truyện là con người hay con vật , đồ vật được nhân hoá
Tính cách
của nhân vật được bộc lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ của nhân vật
3 Biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản
II Đồ dùng dạy học:
1 Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ( đủ dùng theo nhóm 4 HS ) , bút dạ
Tên truyện Nhân vật là
người
Nhân vật là vật( con người , đồ vật , câycối ,…)
2 Tranh minh hoạ câu chuyện trang 14 , SGK
III Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Trang 271 KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Bài
văn kể chuyện khác bài văn không phải
là văn kể chuyện ở những điểm nào ?
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao ở
tiết trước
- Nhận xét và cho điểm từng HS
2 Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Đặc điểm cơ bản nhất của văn kể
chuyện là gì ?
- Giới thiệu : Vậy nhân vật trong truyện
chỉ đối tượng nào ? Nhân vật trong
truyện có đặc điểm gì ? Cách xây dựng
nhân vật trong truyện như thế nào ? Bài
học hôm nay sẽ giúp các em điều đó
b) Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Các em vừa học những câu chuyện
nào ?
Chia nhóm , phát giấy và yêu cầu HS
hoàn thành
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng , các
nhóm khác nhận xét , bổ sung để có lời
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Truyện : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , Sự tích hồ Ba Bể
- Làm việc trong nhóm
- Dán phiếu , nhận xét , bổ sung Lời giải :
Tên truyệnNhân vật là ngườiNhân vật là vậtSự tích hồ BA Bể
- Hai mẹ con bà nông dân
- Bà cụ ăn xin
- Những người dự lể hội
- Giao long Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Dế Mèn
- Nhà Trò
Trang 28- Nhân vật trong truyện có thể là ai ?
- Giảng bài : Các nhân vật trong truyện
có thể là người hay các con vật , đồ vật ,
cây cối đã được nhân hóa Để biết tính
cách nhân vật đã được thể hiện như thế
nào , các em cùng làm bài 2
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- Nhận xét đến khi có câu trả lời đúng
- Nhờ đâu mà em biết tính cách của
nhân vật ấy ?
- Giảng bài : Tính cách của nhân vật bộc
lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ , …
của nhân vật
c) Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ
- Hãy lấy ví dụ về tính cách của nhân
vật trong những câu chuyện mà em đã
được đọc hoặc nghe
- Bọn Nhện
- Nhân vật trong truyện có thể làngười , con vật
- Lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận
- HS tiếp nối nhau trả lời đến khi cócâu trả lời đúng là :
+ Dế Mèn có tính cách : khảng khái , thương người , ghét áp bức bất công , sẵn sàng làm việc nghĩa bênh vực kẻ yếu Căn cứ vào hành động :
“ xòe cả hai càng ra ” , “ dắt Nhà Trò đi ” ; lời nói : “ em đừng sợ , hãy trở về cùng với tôi đây Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ
yếu ”
+ Mẹ con bà nông dân có lòng nhânhậu , sẵn sàng giúp đỡ mọi ngườikhi gặp hoạn nạn Căn cứ vào việclàm : cho bà lão ăn xin ăn , ngủtrong nhà , hỏi bà cách giúp người bịnạn , chèo thuyền cứu giúp dân làng
- Nhờ hành động , lời nói của nhânvật nói lên tính cách của nhân vậtấy
Trang 29+ Nhìn vào tranh minh họa, em thấy ba
anh em có gì khác nhau ?
- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và
trả lời câu hỏi
+ Bà nhận xét tính cách của từng cháu
như thế nào ? Dựa vào căn cứ nào mà
bà nhận xét như vậy ?
+ Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như
vậy ?
+ Em có đồng ý với những nhận xét của
bà về tính cách của từng cháu không ?
Vì sao ?
- Giảng bài : Hành động của các nhân
vật đã bộc lộ tính cách của mình
Ni-ki-ta : ích kỉ , chỉ nghĩ đến ham thích
của mình , ăn xong là chạy tót đi chơi
Gô-ra : láu cá, lén hắt những mẫu bánh
vụn xuống đất để không phải dọn
Chi-ôm-ca : thì chăm chỉ và nhân hậu
Em biết giúp bà lau bàn và nhặt mẩu
bánh vụn cho chim bồ câu
• Rùa là con vật khiêm tốn , kiêntrì , bền bỉ khi trả lời và chạy thi vớiThỏ
• Ngựa con trong truyện Cuộc chạy đua trong rừng có tính chủ quan khi
không nghe lời ngựa cha
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp Cảlớp theo dõi
+ Câu chuyện có các nhân vật : ki-ta , Gô-ra , Chi-ôm-ca , bà ngoại + Ba anh em tuy giống nhau nhưnghành động sau bữa ăn lại rất khácnhau
Ni 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảoluận
- HS tiếp nối nhau trả lời Mỗi HSchỉ nói về 1 nhân vật
• Ni-ki-ta ham chơi , không nghĩđến người khác , ăn xong là chạy tót
+ Nhờ quan sát hành động của baanh em mà bà đưa ra nhận xét nhưvậy
+ Em có đồng ý với những nhận xétcủa bà về tính cách của từng cháu
Vì qua việc làm của từng cháu đãbộc lộ tính cách của mình
- Lắng nghe
Trang 30Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận về tình huống
để trả lời câu hỏi :
+ Nếu là người biết quan tâm đến người
khác , bạn nhỏ sẽ làm gì ?
+ Nếu là người không biết quan tâm đến
người khác , bạn nhỏ sẽ làm gì ?
-GV kết luận về hai hướng kể chuyện
Chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu
mỗi nhóm kể chuyện theo một hướng
- Gọi HS tham gia thi kể Sau mỗi HS
kể ,GV gọi HS khác nhận xét và cho
điểm từng HS
3 Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi
nhớ
- Dặn dò HS về nhà viết lại câu chuyện
mình vừa xây dựng vào vở và kể lại cho
người thân nghe
- Nhắc nhở HS luôn quan tâm đến người
khác
- 2 HS đọc yêu cầu trong SGK
- HS thảo luận trong nhóm nhỏ vàtiếp nối nhau phát biểu
+ Nếu là người biết quan tâm đếnngười khác , bạn nhỏ sẽ : chạy lại ,nâng em bé dậy , phủi bụi và bẩntrên quần áo của em, xin lỗi em , dỗ
em bé nín khóc , đưa em bé về lớp( hoặc về nhà ) , rủ em cùng chơinhững trò chơi khác ,…
+ Nếu là người biết quan tâm đếnngười khác , bạn nhỏ sẽ bỏ chạy đểtiếp tục nô đùa , cứ vui chơi màchẳng để ý gì đến em bé cả
- Suy nghĩ và làm bài độc lập
- 7 HS tham gia thi kể
CHỦ ĐIỂM THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
Trang 31 Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
- Phía bắc ( PB ) : sừng sững , nặc nô , co rúm lại , béo múp béo míp , quang hẳn ,
- Phía nam ( PN ) : sừng sững giữa lối , lủng củng , phóng càng , béo múp béo míp , quang hẳn ,
Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm , đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật
2 Đọc - Hiểu
Hiểu các từ ngữ khó trong bài : sừng sững , lủng củng , chóp bu , nặc nô ,
kéo bè kéo cánh , cuống cuồng , …
Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức bấtcông , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh
II Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện )
Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc
III Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài
thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài
HS1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa
của bài “ Mẹ ốm ”
HS2: Sự quan tâm chăm sóc của xóm
làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể
hiện qua những câu thơ nào ?
HS3: Em hiểu những câu thơ sau muốn
nói điều gì ?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc ngày sớm
trưa
- Gọi 2 HS đọc lại truyện Dế Mèn bênh
vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý chính của
phần 1
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu ,cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc ,câu trả lời của các bạn
Trang 322.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi
HS : Nhìn vào bức tranh , em hình dung
ra cảnh gì ?
- Giới thiệu : ở phần 1 của đoạn trích ,
các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế
Mèn và Nhà Trò Dế Mèn đã biết được
tình cảnh đáng thương , khốn khó của
Nhà Trò và dắt Nhà Trò đi gặp bọn
nhện Dế Mèn đã làm gì để giúp đỡ
Nhà Trò , các em cùng học bài hôm nay
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
bài:
* Luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 15 sau đó
gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp
( 3 lượt )
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ
khó được giới thiệu về nghĩa ở phần
Chú giải
- Đọc mẫu lần 1 Chú ýgiọng đọc như
sau:
Đoạn 1 : Giọng căng thẳng , hồi hộp
Đoạn 2 : Giọng đọc nhanh , lời kể của
Dế Mèn dứt khoát , kiên quYết
Đoạn 3 : Giọng hả hê , lời của Dế Mèn
rành rọt, mạch lạc
Nhấn giọng ở các từ ngữ : sừng sững ,
lủng củng, im như đá , hung dữ , cong
chân , nặc nô , quay quắt , phóng càng ,
co rúm , thét , béo múp béo míp , kéo bè
kéo cánh , yếu ớt , đáng xấu hổ, phá
hết
* Tìm hiểu bài:
- Em hình dung cảnh Dế Mèn trừngtrị bọn nhện độc ác , bênh vực NhàTrò
- HS đọc theo thứ tự : + Bọn Nhện …hung dữ + Tôi cất tiếng ….giã gạo + Tôi thét ….quang hẳn
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp ,
HS cả lớp theo dõi bài trong SGK
- 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp
HS cả lớp theo dõi trong SGK
- Theo dõi GV đọc mẫu
+ Bọn nhện + Để đòi lại công bằng , bênh vựcNhà Trò yếu ớt , không để kẻ khỏeăn hiếp kẻ yếu
Trang 33- Hỏi :
+ Truyện xuất hiện thêm những nhân
vật nào ?
+ Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì ?
- Dế Mèn đã hành động như thế nào để
trấn áp bọn nhện , giúp đỡ Nhà Trò ?
Các em cùng học bài hôm nay
* Đoạn 1 :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời
câu hỏi : Trận địa mai phục của bọn
nhện đáng sợ như thế nào ?
+ Với trận địa mai phục đáng sợ như
vậy bọn nhện sẽ làm gì ?
+ Em hiểu “ sừng sững ” , “ lủng củng ”
nghĩa là thế nào ?
- Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì ?
- Tóm ý chính đoạn 1
* Đoạn 2 :
- Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả
lời câu hỏi :
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện
đi trong khe đá lủng củng nhữngnhện là nhện rất hung dữ
+ Chúng mai phục để bắt Nhà Tròphải trả nợ
+ Nói theo nghĩa của từng từ theohiểu biết của mình
∗ Sừng sững : dáng một vật to lớn ,
đứng chắn ngang tầm nhìn
* Lủng củng : lộn xộn , nhiều ,
không có trật tự ngăn nắp , dễ đụngchạm
- Cảnh trận địa mai phục của bọnnhện thật đáng sợ
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
+ Dế Mèn chủ động hỏi : Ai đứng chóp bu bọn này ? Ra đây ta nói chuyện Thấy vị chúa trùm nhà nhện
, Dế Mèn quay phắt lưng , phóngcàng đạp phanh phách
+ Dế Mèn dùng lời lẽ thách thức “chóp bu bọn này , ta ” để ra oai + Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũngngang tàng , đanh đá , nặc nô Sauđó co rúm lại rồi cứ rập đầu xuốngđất như cái chày giã gạo
- Lắng nghe
Trang 34Mèn ?
- Giảng : Khi gặp trận địa mai phục của
bọn nhện , đầu tiên Dế Mèn đã chủ động
hỏi , lời lẽ rất oai , giọng thách thức của
một kẻ mạnh : Muốn nói chuyện với tên
nhện chóp bu , dùng các từ xưng hô : ai ,
bọn này , ta Khi thấy nhện cái xuất
hiện vẻ đanh đá , nặc nô Dế Mèn liền
ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh :
quay phắt lưng lại , phóng càng đạp
phanh phách
- Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì ?
- Tóm ý chính đoạn 2
* Đoạn 3
- Yêu cầu 1 HS đọc
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu
hỏi :
+ Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện
nhận ra lẽ phải ?
- Giảng : Dế Mèn đã phân tích theo lối
so sánh bọn nhện giàu có , béo múp với
món nợ bé tẹo đã mấy đời của Nhà Trò
Rồi chúng kéo bè kéo cánh để đánh đập
một cô gái yếu ớt Những hình ảnh
tương phản đó để bọn nhện nhận thấy
chúng hành động hèn hạ , không quân tử
Dế Mèn còn đe doạ : “ Thật đáng xấu
hổ ! Có phá hết các vòng vây đi không ?
”
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn ,
bọn nhện đã hành động như thế nào ?
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cho em
cảnh gì ?
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ?
- Dế Mèn ra oai với bọn nhện
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
+ Dế Mèn thét lên , so sánh bọnnhện giàu có , béo múp béo míp màcứ đòi món nợ bé tí tẹo , kéo bè kéocánh để đánh đập Nhà Trò yếu ớt Thật đáng xấu hổ và còn đe dọachúng
- Lắng nghe
+ Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cảbọn cuống cuồng chạy dọc , chạyngang phá hết các dây tơ chăng lối
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cảnh
cả bọn nhện rất vội vàng , rối rít vìquá lo lắng
+ Dế Mèn giảng giải để bọn nhệnnhận ra lẽ phải
Trang 35- Tóm ý chính đoạn 3
- Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong SGK
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời
+GV có thể cho HS giải nghĩa từng
danh hiệu hoặc viết lên bảng phụ cho
HS đọc
Võ sĩ : Người sống bằng nghề võ
Tráng sĩ : Người có sức mạnh và chí khí
mạnh mẽ , đi chiến đấu cho một sự
nghiệp cao cả
Chiến sĩ : Người lính , người chiến đấu
trong một đội ngũ
Hiệp sĩ : Người có sức mạnh và lòng
hào hiệp , sẵn sàng làm việc nghĩa
Dũng sĩ : Người có sức mạnh , dũng
cảm đương đầu với khó khăn nguy hiểm
Anh hùng : Người lập công trạng lớn
đối với nhân dân và đất nước
- Cùng HS trao đổi và kết luận
- GV kết luận : Tất cả các danh hiệu
trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song
thíich hợp nhất đối với hành động mạnh
mẽ , kiên quyết , thái độ căm ghét áp
bức bất công , sẵn lòng che chở , bênh
vực , giúp đỡ người yếu trong đoạn trích
là danh hiệu hiệp sĩ
- Đại ý của đoạn trích này là gì ?
- Ghi đại ý lên bảng
* Thi đọc diễn cảm
- Gọi 1 đến 2 HS khá đọc lại toàn bài
- Để đọc 2 đoạn trích này em cần đọc
như thế nào ?
- Kết luận : Dế Mèn xứng đáng nhận
danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ , kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức , bất công , bênh vực Nhà Trò yếu đuối
- Lắng nghe
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh
- HS nhắc lại đại ý
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp
- Đoạn 1 : Giọng chậm , căngthẳng , hồi hộp Lời của Dế Mèngiọng mạnh mẽ , đanh thép , dứtkhoát như ra lệnh
Đoạn tả hành động của bọn nhệngiọng hả hê
- Đánh dấu cách đọc và luyện đọc
Ví dụ đoạn văn sau :
Trang 36-GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc
Yêu cầu HS lên bảng đánh dấu cách
đọc và luyện đọc theo cách hướng dẫn
đúng
Từ trong hốc đá , một mụ nhện cái cong chân nhảy ra , hai bên có hai nhệnvách nhảy kèm Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện Nom cũng đanh đá , nặcnô lắm Tôi quay phắt lưng , phóng càng , đạp phanh phách ra oai Mụ nhện corúm lại / rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo Tôi thét
- Các ngươi có của ăn của để , béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí teo nợđã mấy đời rồi Lại còn kéo bè kéo cánh / đánh đập một cô gái yếu ớt thế này Thật đáng xấu hổ ! Có phá hết vòng vây đi không
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm GV uốn
nắn , sữa chữa cách đọc
- Cho điểm HS
3 Củng cố, dặn dò
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài
- Qua đoạn trích em học tập được Dế
Mèn đức tính gì đáng quý ?
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở HS luôn sẵn lòng bênh vực ,
giúp đỡ những người yếu , ghét áp bức
bất công
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Dế
Mèn phiêu lưu kí
I Mục tiêu:
-Nghe – viết chính xác , đẹp đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học
-Viết đúng , đẹp tên riêng : Vinh Quang , Chiêm Hóa , Tuyên Quang , Đoàn Trường Sinh, Hanh
-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s / x hoặc ăn / ăng và tìm đúng các
ăn / ăng hoặc âm đầu s /x
II Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a
Trang 37III Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết
vào vở nháp những từ doGV đọc
- Nhận xét về chữ viết của HS
2 Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
- Tiết chính tả này các em sẽ nghe cô
đọc để viết lại đoạn văn “Mười năm
học ”.
b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả
* Tìm hiểu về nội dung đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn
+ Bạn Sinh đã làm điều gì để giúp đỡ
Hanh ?
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở
điểm nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi
viết chính tả
- Yêu cầu HS đọc , viết các từ vừa tìm
được
* Viết chính tả
-GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu
* Soát lỗi và chấm bài
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK
- PB : Nở nang , béo lắm , chắc
nịch , lòa xòa , nóng nực , lộn xộn …
- PN : Ngan con , dàn hàng ngang , giang , mang lạnh , bàn bạc ,…
- 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi
+ Sinh cõng bạn đi học suốt mườinăm
+ Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã chẳngquản ngại khó khăn , ngày ngàycõng Hanh tới trường với đoạnđường dài hơn 4 ki-lô-mét, quađèo , vượt suối , khúc khuỷu , gậpghềnh
- PB : Tuyên Quang , ki-lô-mét ,khúc khuỷu, gập ghềnh , liệt ,
- PN : ki-lô-mét , khúc khuỷu , gập ghềnh , quản , …
- 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớpviết vào vở nháp
Trang 38- Gọi HS nhận xét , chữa bài
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng
- Yêu cầu HS đọc truyện vui Tìm chỗ
ngồi
- Truyện đáng cười ở chi tiết nào ?
Bài 3
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Yêu cầu HS giải thích câu đố
3 Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại truyện vui Tìm
chỗ ngồi và chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trongSGK
- 2 HS lên bảng , HS dưới lớp làmvào SGK
(Lưu ý cho HS dùng bút chì gạchcác từ không thích hợp vào vở BàiTập nếu có )
- Nhận xét , chữa bài
sau – rằng – chăng – xin – băn khoăn – sao – xem
- 2 HS đọc thành tiếng
- Truyện đáng cười ở chi tiết : Ôngkhách ngồi ở hàng ghế đầu tưởngngười đàn bà giẫm phải chân ông đixin lỗi ông , nhưng thực chất là bà tachỉ đi tìm lại chỗ ngồi
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- HS tự làm bài
Lời giải : chữ sáo và sao Dòng 1 : Sáo là tên một loài chim Dòng 2 : bỏ sắc thành chữ sao
LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU , ĐOÀN KẾT
I Mục tiêu:
-Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm : Thương người như thể thương thân
-Hiểu nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ theo chủ điểm
-Hiểu nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt có trong bài và biếtcách dùng các từ đó
II Đồ dùng dạy học:
1 Giấy khổ to kẽ sẵn bảng + bút dạ ( đủ dùng theo nhóm )
III Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Trang 391 KTBC:
- Yêu cầu HS tìm các tiếng chỉ người
trong gia đình mà phần vần :
+ Có 1 âm : cô ,
+ Có 2 âm : bác ,
- Nhận xét các từ HS tìm được
2 Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Tuần này , các em học chủ điểm gì ?
- Tên của chủ điểm gợi cho các em điều
gì ?
- Trong tiết luyện từ và câu hôm nay ,
các em sẽ mở rộng vốn từ theo chủ
điểm của tuần với nội dung : Nhân hậu
– đoàn kết và hiểu nghĩa cách dùng một
số từ Hán Việt
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng , mỗi HS tìm một loại , HS dưới lớp làm vào giấy nháp
+ Có 1 âm : cô , chú , bố , mẹ , dì , cụ ,
+ Có 2 âm : bác , thím , anh , em , ông ,
- Thương người như thể thương thân
- Phải biết yêu thương , giúp đỡ người khác như chính bản thân mìnhvậy
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu trongSGK
- Chia HS thành nhóm nhỏ , phát giấy
và bút dạ cho trưởng nhóm Yêu cầu
HS suy nghĩ , tìm từ và viết vào giấy
- Yêu cầu 4 nhóm HS dán phiếu lên
bảng GV và HS cùng nhận xét , bổ
sung để có một phiếu có số lượng từ tìm
được đúng và nhiều nhất
- Phiếu đúng , các từ ngữ :
- Hoạt động trong nhóm
- Nhận xét , bổ sung các từ ngữ mànhóm bạn chưa tìm được
Thể hiện lòng
Thể hiện tinhthần đùm bọc ,giúp đỡ đồng loại
Trái nghĩa vớiđùm bọc hoặcgiúp đỡ
M : lòng thương
người , lòng nhân
ái , lòng vị tha ,
M : độc ác , hungác, nanh ác , tàn ác ,tàn bạo , cay độc ,
M : cưu mang ,cứu giúp , cứu trợ, ủng hộ , hổ trợ ,
M : ức hiếp , ănhiếp, hà hiếp ,bắt nạt , hành hạ
Trang 40tình nhân ái , tình
thương mến , yêu
quý , xót thương ,
đau xót , tha thứ ,
độ lượng , bao
dung , xót xa ,
thương cảm …
độc địa , ác nghiệt ,hung dữ , dữ tợn , dữdằn , bạo tàn , caynghiệt , nghiệt ngã ,ghẻ
lạnh ,
bênh vực , bảo vệ, chở che , chechắn , che đỡ ,nâng đỡ , nângniu , …
, đánh đập , ápbức , bóc
lột , chèn ép ,…
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Kẻ sẵn một phần bảng thành 2 cột với
nội dung bài tập 2a , 2b
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp , làm
vào giấy nháp
- Gọi HS lên bảng làm bài tập
- Gọi HS nhận xét , bổ sung
- Chốt lại lời giải đúng
+ Hỏi HS về nghĩa của các từ ngữ vừa
sắp xếp Nếu HS không giải nghĩa được
GV có thể cung cấp cho HS
Công nhân : người lao động chân tay ,
làm việc ăn lương
Nhân dân : đông đảo những người dân ,
thuộc mọi tầng lớp , đang sống trong
một khu vực địa lý
Nhân loại : nói chung những người sống
trên trái đất , loài người
Nhân ái : yêu thương con người
Nhân hậu : có lòng yêu thương người và
ăn ở có tình nghĩa
Nhân đức : có lòng thương người
Nhân từ : có lòng thương người và hiền
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu trongSGK
- Trao đổi , làm bài
- 2 HS lên bảng làm
- Nhận xét , bổ sung bài của bạn
- Lời giải Tiếng “ nhân ” có nghĩa là “ người ”Tiếng “ nhân ” có nghĩa là “ lòngthương người ”
Nhân dân công nhân nhân loại nhân tài
Nhân hậunhân đức nhân ái nhân từ
+ Phát biểu theo ý hiểu của mình + “ nhân ” có nghĩa là “ người ”:nhân chứng , nhân công , nhândanh , nhân khẩu, nhân kiệt , nhânquyền , nhân vật , thương nhân ,bệnh nhân , …
+ “nhân” có nghĩa là “lòng thươngngười”: nhân nghĩa …