c) Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
3.1.2. Thực trạng vi phạm
Trong khi xã hội ngày càng tiến bộ, song song với sự phát triển của nền kinh tế thì ngày càng nảy sinh nhiều những vi phạm đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ thể hiện bởi các khiếu nại về xâm phạm đối với quyền SHCN nói chung và đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ nói riêng.
Ví dụ, trong lĩnh vực nhãn hiệu hàng hóa, chỉ tính riêng số vụ khiếu nại về xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH được giải quyết với sự tham gia của Cục Sở hữu trí tuệ là 1.954 vụ (trong vòng từ năm 1997 đến 2005). Ngoài ra, các đơn vị có thẩm quyền như công an, quản lý thị trường, tòa án cũng xử một số lượng không nhỏ hơn là bao so với Cục Sở hữu trí tuệ bằng Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hoặc với các tội danh được quy định trong luật hình sự Việt Nam.
Còn trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý:
Đối với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Trước khi có Luật SHTT 2005, do cơ chế bảo
hộ của nước ta hiện nay là bảo hộ tự động, khi có xâm phạm quyền, việc chứng minh các điều kiện để hưởng sự bảo hộ thuộc nghĩa vụ của chủ thể quyền và thường là việc rất khó khăn và tốn kém. Mặt khác, các chủ thể có quyền lại chưa nhận thức, ý thức rõ về quyền của mình và bảo vệ quyền nên thực tế, hiệu quả của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là rất ít. Thực tế có rất ít các vụ tranh chấp vi phạm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý ở nước ta do đến
nay chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ còn chưa nhiều, mới chỉ có 6 chỉ dẫn được bảo hộ đó là: nước mắm Phú Quốc, rượu Cognac Pháp, thanh long Bình Thuận, chè Shan Tuyết Mộc Châu (2001); cà phê Rubota Buôn Ma Thuột (2005); bưởi Đoan Hùng (2006). Hiện nay với quy định cụ thể hơn về cơ chế bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý trong Luật SHTT 2005, việc thực hiện quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý đã được cải thiện phần nào, hiện nay đã có thêm những chỉ dẫn đang được xem xét bảo hộ đó là: bưởi Phúc Trạch, quýt Lai Vu, gạo nàng thơm chợ Đào, vải thiều Thanh Hà, bưởi Năm Roi và nhãn lồng Hưng Yên.
Đối với việc bảo hộ tên thương mại, các chủ thể vẫn chưa thực sự ý thức được
quyền của mình, hiện tượng vi phạm sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại vẫn còn khá phổ biến đặc biệt là trong khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp vẫn có thói quen đặt tên thương mại của mình na ná hoặc gần giống với tên của những doanh nghiệp đã có uy tín nhất định trên thị trường, chẳng hạn tại thị trường Hải Phòng, một số doanh nghiệp sản xuất nhựa vẫn lấy tên thương mại của mình là Tiến Phong hay Tiên Phong, rất dễ gây nhầm lẫn với Nhựa Tiền Phong, vốn là một doanh nghiệp đã có uy tín lâu năm trên thị trường.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
Thứ nhất, cơ chế thực thi và áp dụng pháp luật chưa được đảm bảo, hoàn thiện và
phát huy đúng mức. Cho tới nay các vụ việc được giải quyết trước Tòa án là hết sức ít ỏi, chủ yếu các vi phạm được xử lý bằng biện pháp hành chính, điều này là minh chứng cho cơ chế thực thi không phát huy được tác dụng. Mặt khác, việc thực thi các biện pháp chế tài còn gặp một số vướng mắc như: ranh giới áp dụng các biện pháp hành chính và hình sự chưa rõ ràng; khả năng và trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các bên hay khả năng Tòa án yêu cầu cung cấp chứng cứ chưa được làm rõ; không có sự phân biệt rạch ròi về việc người bị xử lý có được thông báo trước hay là bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; khả năng áp dụng các biện pháp tạm thời; cách tính toán thiệt hại và hậu quả và thực hiện trách nhiệm đền bù.
hiệu lực bị phân tán và trở nên phức tạp hóa. Trong khi đó, năng lực chuyên môn về quyền sở hữu công nghiệp của hệ thống đảm bảo thực thi chưa đáp ứng được với sự đòi hỏi của thực tiễn, tình trạng lệ thuộc vào các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ khiến cho việc đảm bảo thực thi bị chậm trễ, bị động đồng thời đẩy cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ vào tình trạng thái quá.
Thứ ba, nguyên nhân từ chính toàn xã hội. Sự hiểu biết của toàn xã hội đối với
vấn đề về sở hữu trí tuệ nói chung và các vấn đề liên quan đến các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ nói riêng còn hạn chế. Hầu như các doanh nghiệp chưa đánh giá được đúng giá trị của các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ, rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực này hoặc đều chưa coi đó là bộ phận của chiến lược phát triển của mình.Thông tin sở hữu công nghiệp đang là khâu yếu nhất trong hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam. Thực tế, chúng ta mới chỉ có hệ thống thông tin về sở hữu công nghiệp mà chủ yếu là bao gồm các tư liệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa. Năng lực tài nguyên thông tin của chúng ta đứng ở mức trung bình, chưa được phát huy đầy đủ. Mặt khác, hệ thống thông tin vừa chậm vừa không kịp thời đã phần nào làm nản lòng các doanh nghiệp và những người sử dụng nó.