Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự có thể được hiểu là sự ghi nhận và bảo vệ bằng các chế tài pháp lý hình sự của quốc gia đối với quyền sở hữu công nghiệp khi các quyền này bị hành vi phạm tội gây nên (hoặc đe dọa gây nên) thiệt hại. Theo Luật SHTT 2005 thì: "Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự" (Điều 212).
ở các quốc gia khác nhau, việc áp dụng pháp luật hình sự để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp có những điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, cơ sở lý luận cho việc quy định và áp dụng chế tài hình sự cho hành vi xâm phạm là giống nhau. Việc bảo vệ một cách hữu hiệu quyền SHCN bằng pháp luật hình sự thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Nhà nước đối với quyền công dân trên thực tế. Bên cạnh đó còn khuyến khích tính tích cực và tiềm năng trí tuệ của họ trong quá trình sáng tạo các sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Với nội dung là sự tước bỏ, hạn chế nhất định quyền và lợi ích của người bị kết án theo quy định của pháp luật, hình phạt áp dụng đối với tội phạm trong lĩnh vực SHCN tác động trực tiếp lên người phạm tội, không chỉ trừng trị mà còn nhằm cải tạo giáo dục họ không phạm tội mới. Bên cạnh đó, hình phạt còn ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các thành viên khác trong xã hội thông qua việc kiềm chế, ngăn ngừa không cho con người đi vào con đường phạm tội đồng thời cũng nâng cao ý thức pháp luật, tích cực tham gia vào quá trình đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực này.
Một trong những yếu tố cấu thành tội phạm trong lĩnh vực này là hành vi đó phải là hành vi xâm phạm trên quy mô lớn và phải mang mục đích thương mại. Một hành vi
hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể khác đồng thời làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích quốc gia. Trong nền kinh tế hiện nay, kinh tế tri thức đang là vấn đề được quan tâm và bảo hộ, các quốc gia cần phải trừng trị nghiêm minh các hành vi xâm phạm đó để các thành viên của xã hội có sự tin tưởng vào xã hội - nơi mình đang sống và cống hiến.
Việc bảo vệ quyền SHCN bằng pháp luật hình sự cũng góp phần tăng cường uy tín của nước ta trên trường thế giới, mặt khác nó cũng phản ánh quan điểm đấu tranh kiên quyết của Nhà nước ta đối với loại tội phạm này. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà loại tội phạm này đang ngày càng phổ biến đồng thời xu thế hội nhập khu vực và thế giới đòi hỏi Việt Nam đang ngày càng phải thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc đấu tranh và phòng chống tội phạm liên quan đến bảo vệ quyền SHCN.
Có thể nói, tội phạm xâm phạm đến quyền SHCN ngày càng gia tăng. Điều này thể hiện tại các quy định của Bộ luật hình sự. Nếu như Bộ luật hình sự 1985, các hành vi xâm phạm quyền SHCN điều được xử lý về tội làm hàng giả quy định tại Điều 167 và tội phạm quy định tại Điều 126 (tội phạm xâm phạm quyền tác giả, sáng chế, phát minh) thì đến Bộ luật hình sự 1999 đã bổ sung hai tội mới trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại Điều 171 và 172.
Như vậy, đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh: xâm phạm quyền SHCN (Điều 171) và các tội phạm liên quan bao gồm: Tội sản xuất và buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội sản xuất và buôn bán hàng giả là thức ăn để chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); Tội vi phạm về cấp văn bằng bảo hộ (điều 170).
Nhưng chế tài đối với việc thực hiện tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hệ thống hình phạt. Nhưng chủ yếu hình phạt áp dụng đối với loại tội phạm này là hình thức phạt tiền. Hay nói một cách khác: đối với tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mục đích trừng phạt không được đặt lên hàng đầu mà chủ yếu là mang tính giáo dục và khôi phục cao. Ví dụ như:
Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự 1999 quy định: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 2 năm. Như vậy, hình phạt ở mức cao nhất là 200 triệu đồng đối người phạm tội nhằm đánh vào yếu tố kinh tế của họ phần nào khôi phục lại một phần giá trị kinh tế bị giảm sút của chủ thể quyền do hành vi phạm tội gây ra.