Thực trạng xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ thưo quy định của luật pháp Việt Nam (Trang 72 - 75)

c) Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

3.1.3. Thực trạng xử lý vi phạm

Cho tới nay, số vụ việc vi phạm quyền SHCN trước Tòa án là rất khiêm tốn. Tính từ năm 1995 đến 2001, tổng số vụ việc về SHTT được giải quyết trước Tòa án tỉnh và Tòa án thành phố giải quyết là 45 vụ trong đó chủ yếu là các vụ kiện xâm phạm về quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp. Hiện nay, không có số liệu thống kê chính thức về số vụ án hình sự liên quan đến vi phạm quyền sở hữu công nghiệp được Tòa án giải quyết. Trong thực tế, các đơn vị như Thanh tra, Quản lý thị trường và Cảnh sát kinh tế và Hải quan thực hiện là tương đối lớn.

Từ tháng 1.2000 đến tháng 6.2003, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã xử lý khoảng 1.500 vụ hàng giả có yếu tố xâm phạm quyền SHCN liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa. Năm 2000, một đợt thanh tra trên toàn quốc do lực lượng thanh tra khoa học - công nghệ trong toàn quốc đã tiến hành với chủ đề sở hữu công nghiệp đã phát hiện

lý vi phạm hành chính đối với 252 cơ sở trong đó áp dụng hình thức phạt tiền đối với 111 cơ sở, doanh nghiệp, số tiền phạt là 750 triệu đồng và cảnh cáo 141 cơ sở, doanh nghiệp khác.

Lực lượng Hải quan cũng đã đẩy mạnh việc kiểm tra về sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và xử lý gần 400 vụ xuất nhập khẩu hàng hóa có sự vi phạm sở hữu trí tuệ (từ năm 1999 đến 2003).

Nạn làm hàng giả ngày càng tràn lan trên thị trường và đang trở thành vấn nạn của xã hội, hậu quả của nó ai cũng có thể nhìn thấy được. Hàng giả xuất hiện từ hàng tiêu dùng đến đồ uống thậm chí đến cả thuốc. Hàng giả xuất hiện ngày càng nhiều.

Khi tiến hành kiểm tra Xí nghiệp ắc quy Cửu Long và Chi nhánh Công ty Pinaco tại số 2 Đặng Thái Thân và Cửa hàng 289A phố Huế, Hà Nội, lực lượng quản lý thị trường đã thu giữ 4857 bình ắc quy vi phạm - các đơn vị này đã sản xuất và kinh doanh bình ắc quy có gắn chữ "Use for Honda" "Dream 100"- Made in Thailand (900 cái) ở mặt sau sản phẩm gây nhầm lẫn với chính hiệu. Đội Quản lý thị trường 3A- Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện ở một cơ sở buôn bán phụ tùng xe máy tại Quận 5 có nhiều mặt hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu của Honda như: Nhãn hiệu "Neo, use for Honda"- Made in Thailand; Mobil lửa mang nhãn hiệu Honda (120 cuộn) [46].

Đây chỉ là một trong vô vàn những hành vi vi phạm đang diễn ra hàng ngày. Con số các vụ xâm phạm dưới đây có thể minh chứng cho nhận định trên: "Số liệu các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đề nghị thẩm định tình trạng pháp lý của các đối tượng nghi ngờ xâm phạm quyền là 48 vụ năm 1994, năm 2002 là 399 vụ, năm 2003 là 326 vụ" [36]. Các hành vi vi phạm này xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ sản xuất, chế biến đến lưu thông và xuất hiện từ nông thôn tới thành thị, từ những quầy hàng nhỏ tới các siêu thị lớn và sang trọng. Đã đến lúc cần phải báo động về tình trạng này.

Trên thực tế khi có hành vi xâm phạm, hầu hết các chủ sở hữu công nghiệp thường lựa chọn phương pháp giải quyết mềm dẻo thông qua hòa giải., thương lượng với các mong muốn giải quyết một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, hạn chế chi phí. Chủ sở hữu hoặc đại diện pháp lý thường gửi các khuyến cáo của mình về quyền sở hữu

hay quyền sử dụng hợp pháp về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bên xâm phạm. Tất nhiên, hình thức này chỉ phát huy tác dụng đối với những vụ việc xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa có chứng cứ, tiêu chí đánh giá phạm vi rõ ràng, bên vi phạm thường ngại sự can thiệp của cơ quan Nhà nước nên mọi việc diễn ra tương đối rõ ràng.

Việc Tòa án không được tham gia nhiều vào các xâm phạm này là bởi vẫn bị hạn chế bởi các vấn đề sau:

Thứ nhất, Thời hạn giải quyết vụ việc tại Tòa án kéo dài thủ tục phức tạp. Đây là

thực trạng chung của việc giải quyết theo thủ tụng tố tụng dân sự tại Tòa án. Thời gian giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến quyền SHCN thường kéo dài từ 2-3 năm, có thể phải giải quyết qua nhiều thủ tục khác nhau, ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực thi quyền SHCN. Trong khi đó, pháp luật hiện hành chưa quy định các biện pháp chế tài hữu hiệu để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong suốt thời gian kể từ khi có hành vi xâm phạm đến Toà án thụ lý và giải quyết, do đó nhiều chủ thể xâm phạm đã lợi dụng thời cơ để kéo dài thời gian vi phạm để tìm kiếm lợi nhuận, tẩu tán hàng vi phạm.

Thứ hai, chế tài bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của Tòa án là không khả thi.

Các yêu cầu về bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu khi ra tòa là khó thực hiện được là bởi các quy định về xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại chưa được hướng dẫn cụ thể trong tranh chấp về quyền SHCN.

Thứ ba, là yếu tố con người. Năng lực chuyên môn của thẩm phán trong lĩnh vực

này chưa được thực sự chú trọng. Hơn nữa, cán bộ tại Tòa án không được tổ chức tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực này. Đây là hạn chế đáng kể cần được khắc phục nhanh chóng cho phù hợp với việc gia nhập WTO của Việt Nam trong thời gian gần nhất.

Thứ tư, bản thân doanh nghiệp, khi phát hiện xâm phạm cũng có tâm lý ngại theo

kiện bởi các doanh nghiệp rất sợ mất nhiều thời gian khi tham gia tranh tụng tài tòa cũng như sợ mang tiếng có tranh chấp phải đưa ra tòa. Bởi vậy công tác xét xử tại tòa cần phải được rút ngắn thời gian, chế tài mạnh hơn và chất lượng xét xử cao hơn.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ thưo quy định của luật pháp Việt Nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w