c) Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
3.1.1. Thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Nhu cầu đối với việc bảo hộ quyền SHCN đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ là rất lớn do vai trò to lớn của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với các doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội nhất là ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp nói chung và hoạt động xác lập quyền SHCN đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ ở nước ta vẫn còn chưa thực sự hiệu quả mặc dù đã có những bước tiến đáng kể đặc biệt trong những năm gần đây việc này thể hiện qua số đơn đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý và số Giấy chứng nhận được cấp. Riêng với nhãn hiệu, trong vòng 15 năm từ năm 1990 đến 2005 đã có 110.014 đơn trong đó số đơn của người Việt Nam là 63.182 đơn. Trong khi đó số giấy chứng nhận đã được cấp mới chỉ là 67.670 giấy và trong đó số giấy chứng nhận được cấp cho người Việt Nam là 36.630 giấy. Với chỉ dẫn địa lý, cho đến thời điểm hiện nay mới có 6 chỉ dẫn địa lý được đăng bạ về bảo hộ, đó là: nước mắm Phú Quốc, rượu Cognac Pháp, thanh long Bình Thuận, chè Shan Tuyết Mộc Châu (2001); cà phê Rubota Buôn Ma Thuột (2005); bưởi Đoan Hùng (2006) và một số chỉ dẫn đang được xem xét bảo hộ đó là: bưởi Phúc Trạch, quýt Lai Vu, gạo nàng thơm chợ Đào, vải thiều Thanh Hà, bưởi Năm Roi và nhãn lồng Hưng Yên.
Hoạt động xét nghiệp đơn, vấn đề giải quyết khiếu nại, phản đối liên quan đến xác lập quyền SHCN đối với nhóm đối tượng này cũng còn nhiều vấn đề tồn tại như vấn
đề giải quyết khiếu nại còn chậm, kém hiệu quả vẫn còn tồn tại những vụ khiếu nại mà việc xử lý kéo dài thậm chí tới hơn 2 năm [31].
Bên cạnh đó, chính những doanh nghiệp Việt Nam cũng không có những kỹ năng trong việc thực hiện quyền của mình, điều này thể hiện qua chất lượng đơn đăng ký SHCN của người Việt Nam, có rất nhiều đơn không có đầy đủ nội dung, yêu cầu liên quan đến việc xác lập quyền mô tả đối tượng yêu cầu bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ... điều này cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động xác lập quyền SHCN đối với nhóm đối tượng này, mặc dù cho đến nay, công tác tuyên truyền về sở hữu công nghiệp nói chung và với nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý nói riêng đã được triển khai khá rộng rãi.